Hôm nay,  

911

15/01/200100:00:00(Xem: 177456)
Bà Tư sang đây hồi đầu thập niên 80 theo con đường vượt biên. Góa chồng chỉ sau 1975 vài năm, bà ở vậy nuôi hai đứa com gái và dành dụm tiền bạc xuống ghe một sống một chết mới sang được đất nước Hoa Kỳ.

Hồi mới sang Mỹ, hai đứa con bà còn nhỏ lắm. Đứa lớn, Hồng, chỉ mới 6 tuổi. Đứa nhỏ, Hạnh, 4 tuổi. Sang đây là bà đưa hai đứa đi học ngay. Hai đứa thật là dễ thương, dễ dạy. Học hành thi giỏi dang. Việc nhà cũng giúp đỡ bà rất nhiều. Cuộc sống tài chánh thoạt tiên của gia đình bà thật là vất vả. Những đồng tiền trợ cấp của chính phủ ở cái thành phố đắt đỏ New York thật chả thấm vào đâu. Tuổi tác bà thì đã xấp xỉ năm mươi, xin việc làm gì cũng khó khăn. Cho đến cuối thập niên 80, bước qua năm 90, phong trào làm móng tay nở rộ. Như con lũ thời đại, bà cũng lao vào đó. Đúng vào thời điểm hai đứa con gái của bà bước lên trung học. Hai đứa bắt đầu giã từ tuổi thơ, bước vào tuổi "teenage", cái tuổi mà người Mỹ thường ví là cái tuổi bộc phá về cả thể chất lẫn tinh thần cảu thiếu niên, cái tuổi mà các em bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của chính mình trên nền tảng của tự do và độc lập, cái tuổi mà các em bắt đầu thích hòa mình vào xã hội hơn là bốn bức tường gia đình. Như đã nói, bà vớ được thời cơ nhảy vào cái nghề làm "neo" chứ không thì với cái tuổi xồn xồn của bà cộng thêm thời gian qua Mỹ chậm chạp thì có nước chết dở với ba cái đồng tiền trợ cấp của chính phủ. Bà cứ ngẫm nghĩ hoài, may mà còn có đồng ra đồng vào để nuôi hai đứa ăn học, chứ không thì khốn đốn. Bà thì thuộc loại lỡ cờ lỡ vận, vì thế bà quyết phải cho hai đứa con bà học hành tới nơi tới chốn. Thuộc gốc gác gia đình khoa bảng, bà quan niệm giáo dục là trên hết, tiền bạc mới là thứ yếu. Vì vậy bà chưa hề bắt buộc con cái phải làm việc nhà nhiều, hoặc làm thêm hè như bao gia đình khác. Nhưng nhu cầu của hai đứa đâu phải chỉ đơn giản ở ăn mặc sơ sài hàng ngày. Phải nói đến thời trang. Mà thời trang ở New York thì khỏi phải nói. Bà đã cố cản lại mà cũng chỉ có chừng mực thôi. Quần áo thì phải toàn là hiệu Gap, DKNY, CK, Tommy Hilfiger...Giầy dép thì phải Nike, Adidas...cả trên trăm bạc một đôi. Có như thế mới khỏi xấu hổ với bạn bè trang lứa. Bà cũng chả eo hẹp gì với con cái. Có điều, bà muốn những cái phiếu điểm nhà trường gửi về mỗi học kỳ phải thật là xuất sắc. Đó mới là niềm vui duy nhất của bà.

Bà không chỉ đóng vai một người Mẹ, mềm mỏng khuyên răn. Bà con phải đảm nhiệm cả vai trò một người cha, cứng rắn và quả quyết. Cái kỷ luật bà áp dụng không cay nghiệt nhưng rất sắc thép. Bao nhiêu là cám dỗ ở cái xã hội vật chất này. Thời giờ bà tiêu pha trong môi trường "nail" rất nhiều, nhưng bà vẫn không bao giờ quên đi bổn phận với hai đứa con gái đang lớn. Những năm đầu trung học trôi qua một cách tương đối êm thắm. Dù cũng có những lúc căng thẳng xung đột giữa hai thế hệ khác biệt, nhưng cuối cùng xuề xòa qua đi.

Bước vào cấp hai trung học, Hồng và Hạnh không chỉ là "teenagers" mà còn bắt đầu đi vào tuổi dậy thì. Những suy nghĩ và biến đổi về sinh lý kéo theo những thay đổi về nề nếp trong sự suy tưởng của tuổi mới lớn. Những khám phá và va chạm hàng ngày giữa cuộc sống gia đình và xã hội. Nền giáo dục Hoa Kỳ thấm dần vào tim óc của Hồng và Hạnh. Bà mơ hồ thoáng thấy một điều gì đó không phải trong môi trường mà con bà đang hấp thụ. Con bà đâu có được dạy dỗ những lớp về công dân giáo dục, đạo đức học, tâm lý học như bà hồi xưa. Làm gì có chuyện Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Con bà được giáo dục trên nền tảng sòng phẳng giữa con người với cong người. Sẽ chẳng bao giờ có chuyện thờ cha kính mẹ mới là đạo con. Những phiên tòa gia đình xử công khai trên TV hàng ngày chẳng phải là con cái thưa cha mẹ vì những chuyện tài sản nhỏ nhặt hay sao. Những đứa con có bao giờ nhớ được khi còn bé cha mẹ chúng đã phải hy sinh bao nhiêu thứ để nuôi chúng nó có được ngày hôm nay.

Đó là cái quỹ đạo mà hai đứa con gái của bà đang đi, quỹ đạo của giáo dục Mỹ. Hai đứa đã được nhồi nhét từ những năm ở bậc tiểu học và tiếp tục cho đến nay. Chúng chỉ biết là cha mẹ không được đụng chạm đến cơ thể của con cái. Còn thì mục đích của sự đụng chạm đó là gì đi chăng nữa cũng là childabuse. Phải rồi. Những đứa trẻ ở đây được dậy như thế. Và rồi thế nào đây để đối phó. Ngoài gia đình ra, trẻ em con được giáo dục rằng chúng còn có xã hội và pháp luật. Đó là sự thẳng thắn của nền văn minh. Đó là 911. Con số nghiệt ngã đã gây ra bao đau thương cho bao gia đình.

Chuyện đó đã đến với gia đình bà Tư. Chuyện đã xảy ra vào một đêm đứa con gái thứ hai của bà đúng 16 tuổi ngọt ngào sweet sixteen. Hạnh đã xin phép mẹ được tổ chức sinh nhật ở nhà bạn. Bà đã đồng ý trên căn bản với điều kiện Hạnh phải chấm dứt và về nhà trước nữa đêm 12 giờ. Bà không muốn bạn bè con tụ tập ở nhà vì căn chung cư bà ở rất khó khăn. Đó là cái quyền năng còn sót lại khi bà đặt điều kiện bắt con phải về nhà sớm trước nữa đêm. Mà tuổi trẻ đang trong cơn vui có bao giờ biết giờ giấc ra sao. Bà trằn trọc ngũ không được cả đêm và mở cửa. Hạnh đứng đó, phía sau là chân trời đã ững sáng. Vừng đông đang ló dạng. Vậy là con bà đã đi suốt đêm. Bà cố nén lại cơn giận đã dồn nén tích tụ lại cả đêm. Hạnh e dè bước vào nhà nhưng không có một nét gì thật là sợ sệt. Bà cũng nhận ra điều đó. Bà miên man suy nghĩ, rồi nó đã làm gì suốt đêm qua. Tuổi trẻ tụ tập lại với nhau. Rượu chè, hút sách. Có gì ngoài những cái đó ra. Bà thấy nghẹn ở cổ. Hạnh dơm bước vào trong. Bà nhìn con gái từ phía sau và chợt thấy con mình thật sự đã lớn. Vai nở, ngực căng, eo thon, và cặp mông tròn trịa. Thức ăn và xã hội Mỹ đã thổi Hạnh phồng to thật nhanh. Đứa con gái bé bỏng của bà chỉ còn ở trong trí tưởng. Hạnh đã nẩy nở toàn vẹn. Bà cố nén giận:

" Con ngồi xuống để mẹ nói chuyện với con một lát" Hạnh trở lại và nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế sofa ở phòng khách. " Con trả lời cho biết, tại sao"" Bà vẫn nhỏ nhẹ. "Thì con, ...chỉ vui với bạn..." "Con hứa là 12 giờ..." Bà gặng hỏi.

Hạnh hơi cảm thấy cái tự do riêng mà nàng được giáo dục bị xâm phạm. Nàng trả lời dấm đẳng, đấm ngang, "Thì con cũng biết, nhưng mà lâu lâu một lần, má làm gì dữ vậy"" Bà Tư bắt đầu thấy điên tiết lên. Vậy là Hạnh bắt đầu một sự phản kháng. Cơn giận bà nén xuống nảy giờ bắt đầu bùng lên. Đó không phải là câu trả lời bà mong đợi. Bà chỉ muốn Hạnh tỏ ra một chút ăn năn rồi xin lỗi bà. Có lẽ như vậy là xong. Bà nhớ lại kết quả học hành năm vừa qua của Hạnh. Chỉ toàn là điểm xấu. Một sự đi xuống thảm hại. Có cái gì không phải trong sự lơ là học hành của đứa con gái. Bà cảm thấy lo lắng thật sự trong cái trách nhiệm lớn lao này. Hồng, đứa con gái lớn, thì trong một sự chừng mực nào đó đã đi vào cái kỷ luật khắt khe của bà, chỉ năm sau là vào đại học.

Hạnh nói xong thì vùng vằng bỏ đi, "Con đi ngủ đây, má nói hoài..." Bà Tư lúc này chỉ phán đoán hành động bằng cái lý trí xuông. Bà chận Hạnh lại, mặt bà nóng bừng, bàn tay bà vung lên "Bốp". Cái bạt tai bất ngờ nẩy lửa giáng lên gò má Hạnh. Hạnh chưa bao giờ ngờ điều đó xảy ra. Hạnh lảo đảo, gò má rát bỏng.

" Má đánh con hả!...con kêu cảnh sát 911..." Hạnh lắp bắp. Nàng chỉ trả lời bằng phản ứng nhất thời. Hành động nhập tâm nàng đã được dạy dỗ từ nền giáo dục Hợp Chủng Quốc.

Bà Tư lúc này như đỉa phải vôi, như ngồi phải bửa. Bà cứng hàm không biết nói gì trong giây lát. Bà cũng có nghe nói đến sự việc con nít ở đây được dậy dỗ là phải gọi cảnh sát can thiệp khi bị cha mẹ đánh. Nhưng bà không ngờ hôm nay việc đó lại đến với bà. Còn đâu cái đạo đức thánh hiền. Còn đâu cái nên nếp, tôn ti trật tự. Bà vùng lên, giang tay bồi thêm một bạt tai nữa. Hạnh không kịp đỡ, té bật ngữa lên chiếc ghế sofa.

Bà lắp bắp, giọng lạc đi: "Trời ơi, con tôi nó đòi kêu cảnh sát tôi nè trời...".Bà chợt nảy ra một ý định, trong khi Hạnh vẫn chưa hoàn hồn. Bà chụp ngay điện thoại, bấm 911. Giọng điện thoại viên bên kia đầu dây:

"Emergency."

Bà cô moi móc cái vốn tiếng Anh ít ỏi của mình, vắn tắt sự việc: "Có đứa trẻ bị hành hung. Vui lòng cho cảnh sát tới ngay. Địa chỉ là..." Nói xong bà cúp ngay sợ nói nhiều, họ hỏi vặn bà lại không hiểu. Hạnh trong cơn đau vẫn trố mắt nhìn bà Tư, không hiểu bà có ý gì. Không lâu, chỉ độ năm phút là có tiếng hụ của xe cảnh sát đậu trước nhà. Bà Tư nhìn ra. Trời đã hoàn toàn sáng. Sinh hoạt đã bắt đầu tấp nập. Kẻ đi người lại thỉnh thoảng có ghé mắt nhìn thoáng qua tại sao xe cảnh sát lại đậu ở lại đây, xong bỏ đi ngay, chẳng có vấn đề tụ tập vì hiếu kỳ. Ai lại chả biết dân New York nhiều lúc lạm dụng số 911. Có người bấm 911 vì phòng kế bên mở nhạc quá lớn hoặc phòng trên lầu chạy rầm rầm ngủ không được. Ôi thôi thì mười cái bấm 911, chỉ có độ hai ba cái thật sự khẩn cấp như ăn cướp hoặc bị đau tim cấp thời mà thôi.

Hai ngài cảnh sát hối hả đi vào, hy vọng cứu được đứa trẻ nào đó nghe nói đang bị hành hung.

Bà Tư mở cửa đón và mời hai ngài vào ngồi. Bà cố dằn cơn nóng xuống và cố gắng diễn tả câu chuyện bằng thứ tiếng Anh chấp nối của mình. Hạnh vẫn ngồi thu lu ở một góc, thút thít khóc. Bà gọi hai người bạn dân bằng ông cảnh sát. Đúng vậy, bà gọi họ là "mister police". Giọng bà đứt quãng từng hồi vì thiếu từ ngữ, nhưng cũng hiểu được.

"Cú điện thoại vừa rồi là tôi gọi đó", bà mở lời trước.

"Hai ông cảnh sát nghĩ coi...nó là con tôi...vậy mà nó đi chơi cả đêm, tôi mới bạt tai nó một cái, nó dọa kêu cảnh sát bắt tôi. Việc học hành nó bỏ bê. Tôi đánh nó là để dạy dổ nó, chớ không phải ghét bỏ mà hành hung nó gì đâu. Tôi thương nó mà phải đánh nó. Hai ông cảnh sát nghĩ phải không."

"Nhưng bà..." một người cảnh sát toan lên tiếng. Bà cắt ngang:

"Hai ngài cảnh sát im lặng. Chắc tôn trọng người đàn bà trong có vẻ đứng tuổi và cũng để coi sự việc ra sao.

"Bây giờ hai ông đặt trường hợp như tôi coi, con ông nó gọi cảnh sát đòi bắt ông vô tù. Ông nghĩ sao""

Bà lại quay qua nhìn Hạnh, rồi quay lại hai người cảnh sát:

"Có mặt hai ông đây, để tôi nói với con tôi một lần. Cảnh sát bắt tôi cũng được đi. Nhưng mà rồi họ cũng đâu có để nó ở với tôi nữa phải không" Rồi nhà nước sẽ đưa mấy đứa như vậy vào viện mồ côi hoặc kiếm cha mẹ nuôi."

"Con nghĩ lại đi." Bà quay hẳn sang Hạnh,"...con ở viện mồ côi hoặc cha mẹ nuôi, ai sẽ cho con tiền sắm sửa mặc sức, ai sẽ mua cho con đôi giầy cả hai trăm đồng, cái quần gin cả trăm đồng. Mẹ chỉ muốn con học hành tới nơi tới chốn. Còn thì con muốn gì được nấy. Ở nhà người ta, con có đi cả đêm, họ cũng chẳng màng, họ có thể sợ cảnh sát bắt nên không dám động tới con. Rồi tương lai con sẽ đi tới đâu..."

"Hai ông cảnh sát nghe tôi nói có phải không""

"Hai ông nên nhớ, tôi đến từ Á Châu, ít nhiều đó cũng là cái cách giáo dục con cái của thế hệ tôi. Hai ông phải nhìn vào mục đích của sự việc. Tôi nhắc lại là tôi đánh con để dạy dỗ chúng chứ không phải thù hằn gì. Ở một mức độ nào đó, tôi tin là lời nói không đủ để dạy dỗ con trẻ nên người..."

Bà còn nói nhiều lắm. Hai người bạn dân chỉ người đực ra nghe. Làm sao họ có thể hiểu được cái triết lý đông phương mà người đàn bà nhỏ thó ngồi trước mặt đang thao thao bất tuyệt.

Một người cảnh sát lên tiếng: "Thôi thì sự việc cũng chưa trầm trọng lắm, bà cũng cố gắng dùng lời nói để khuyên bảo con cái. Chúng tôi cũng đồng ý với bà, nhưng luật là luật. Bà phải tôn trọng luật pháp ở đây..."

Người cảnh sát kia nói với Hạnh: "Cô cũng cố gắng học hành trở lại đi. Mẹ cô nói rất đúng, cô mà vào viện mồ côi thì khó sống với đám trẻ bụi đời trong đó. Tương lại rồi chẳng ra gì đâu.Thôi thì xin lỗi mẹ đi..."

Hạnh tự nãy giờ ngồi nghe và suy nghĩ rất nhiều, dù cái trí óc non nớt của tuổi mới lớn còn đang bồng bột. Hạnh chợt thấy mẹ mình có già đi rất nhiều so với hồi mới sang đây. Hạnh nghĩ lại, mẹ chưa bao giờ eo hẹp với mình trong vấn đề tiền bạc. Tình mẫu tử một thoáng chợt sống dậy trong Hạnh. Nàng òa khóc và chạy lại ôm bà: "Con xin lỗi mẹ, con sẽ không bao giờ..."

Hai người cảnh sát nói nhỏ với bà: "Thôi hai mẹ con tâm sự với nhau đi. Hy vọng chúng tôi sẽ không phải trở lại vì sự việc tương tự như vậy nữa..."

....Đó là câu chuyện của tám năm trước. Bây giờ cả Hồng và Hạnh đều đã lập gia đình và đều tốt nghiệp đại học. Hồng là một kỹ sư điện toán, cái nghề thịnh hành của thế kỷ 21. Cô Hạnh, có lần đã toan gọi cảnh sát bắt mẹ mình vào tù, là một dược sĩ đang làm viêc cho dược phòng ở New Jersey. Cả hai đều ra ở riêng. Bà Tư vẫn ở lại cái căn chung cư ở New York và vẫn theo đuổi cái nghề làm móng tay. Dù lưng bà có hơi cong hơn một chút, nhưng bà vẫn còn sức ngày này qua ngày nọ ôm tay ôm chân Mỹ, mà đa số là Mỹ đen...

Câu chuyện trên đây là một phần đời của bà Tư mà tôi có dịp nghe kể nhân dịp ngồi chờ khám bệnh ở một phòng mạch bác sĩ. Bà nói thêm với tôi:

"Chú Nam biết không, hai đứa nó nói, thôi tôi đừng có đi làm nữa về ở chung với đứa nào cũng được. Tụi nó sẽ chu cấp tiền cho tôi xài. Mà đâu phải vậy. Tụi nó còn có tự do nữa chớ, tụi nó đã thành đạt rồi, muốn làm gì thì làm. Còn riêng tôi, tôi phải đi làm mới được, ở không chắc tôi chết sớm..."

Tôi hỏi bà: "Vậy chớ bà có hay về Việt Nam không""

"Trời ơi năm nào mà tôi chẳng về, mỗi lần vài ba tháng. Hai đứa nó mua vé máy bay và dằn túi cho tôi lần nào cũng dăm ba ngàn và nói là để giúp đỡ bà con ở lại. Chớ tôi thì có xài bao nhiêu..."

Câu chuyện của bà Tư đến hồi kết thúc thì cũng là lúc người y tá gọi:

"Ông Nam, mời ông vào!"

Tôi quay lại nói với bà, "Thôi tôi vào trước nghe, bà về Việt Nam kỳ này mạnh giỏi."

"Cám ơn Chú Nam..."

Vũ Phương Nam
New York mùa thu năm 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến