Hôm nay,  

Tự Mãn

13/03/200100:00:00(Xem: 177507)
Bài tham dư ïsốï: 185-VB1125


Có ngưới hỏi tôi: "Mặt mũi trông không đến nỗi nào, mà sao bị gọi là Ngố""
Lại có kẻ, kể tích rằng, hắn đã từng phục kích ngay cửa sổ hồi tôi mới cưới vợ và nghe cô dâu riết róng trong bóng đêm: "Trời hỡi trời! Nó ở chỗ này cơ mà ngố ơi!!"
Chỉ đành phải lắc đầu và nói: "Phịa!"

Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài viết của một vị tiến sĩ ở Úc, ông viết rằng: Người Việt mình có cái tật rất lớn là tự mãn. Cho mình là nhất, con em mình thông minh, giỏi giang v v..Nhưng trên thực tế, so với những sắc dân khác, người Việt chỉ đứng hạng trung bình, có khi kém nữa là khác.
Đọc xong, tôi buồn hết mấy ngày, vì ông ấy nói đúng. Suốt bao năm qua, tôi rất ít khi thấy báo Mỹ dương danh người Việt, mà chỉ toàn là những chuyện dài ỏNhân dân tự vệõ làm mất mặt cộng đồng.
Vẫn biết rằng ở khu Little Sài gòn, có rầt nhiều hàng quán, văn phòng bác sĩ, luật sư của người Việt, nhưng chủ của những building, những ngôi chợ to lớn kia lại không phải là người Việt trăm phần trăm, dù họ vẫn gọi chúng ta là đồng hương.
Còn ở những công,tư sở, những công ty có hàng trăm công nhân trở lên, thì người Việt chỉ leo lên đến chức cai, cai xếp mà thôi. Chứ những chức vụ then chốt, quyết định thì không thấy ngươì mình.
Phải công tâm mà nói, thanh niên VN học các ngành nghề ở đại học bốn năm ra trường rất đông. Nhưng rồi họ kiếm được việc làm đủ sống, cưới vợ, mua xe, mua nhà, mua hột xoàn cho vợ, thế là thỏa mãn. Không mấy ai chịu khó học lên cao nữa, chuyên về một ngành nào để có thể gọi là nhà bác học,hay khoa học gia.
Cái chuyện khoe của, khoe chức vụ trước 75, giờ coi có vẻ lạc điệu,nên bây giờ người ta xoay qua khen con mình. Có bà nói con mình đang học thuốc, nhưng khi hỏi ra mới biết con bả mới xong trung học năm ngoái, như vậy chắc là đang học thuốc lá, hay drug gì đó thôi.
Còn một số người cứ cho rằng sinh viên học ở trường college hai năm, rồi chuyển vào trường đại học là xoàng. Nên họ quyết tâm cho con vào trường lớn, để cho oai, cho dù có hao tốn đến đâu. Nhưng qua kinh nghiệm cuả rất nhiều bậc cha mẹ có con học tranfer, tôi biết rằng họ tiết kiệm được rất nhiều tiền trong hai năm đó. Và khi ra trường, những sinh viên kia đều kiếm được công việc lương cao, vì họ được tính từ trường đã tốt nghiệp, chứ không ai hỏi mấy năm trước họ học ở đâu.
Tâm trạng chung của cha mẹ là luôn luôn nhìn thấy con mình đẹp đẽ, giỏi giang. Tôi cũng chẳng thoát được thông lệ ấy.
Ngày nhìn thấy đứa con thứ ba mớI chào đời, là tôi tiên đoán ngay thằng này rồi sẽ khá, vì nó giống tôi như hệt. Và qủa nhiên, mới lên ba mà thằng nhỏ đã ỏtinh anh phát tiết ra ngoàiõ.
Tôi ngồi ở phòng khách, quát:
-Bư, lấy cho ba đôi giầy.
Nó dạ lớn rồi khệ nệ xách ra cho tôi đôi giầy một chiếc đen, một chiếc trắng.Tôi hỏi :
-Sao lấy cho ba đôi giầy kỳ thế này"
Cặp mắt nó nhướng lên, đảo tròn rồi đáp:
-Dạ ở trong kia còn một đôi giống hệt đôi này, cũng một chiếc đen, một chiếc trắng.
Thế rồi, như tôi đã nói, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, năm mới học lớp một, cô giáo bỗng đề nghị cho nó lên học lớp năm. Bà hiệu trưỏng lấy làm thắc mắc, thì cô giáo trả lời là vì thằng nhỏ này thông minh lắm. Bà hiệu trưởng vẫn còn không tin, nên cô giáo đưa bà xuống lớp và hỏi :
-Bư, em hãy cho cô biết,có hành động nào mà con chó nó làm khi đứng ba chân, còn con người cũng làm điều đó khi đứng hai chân"
-Dạ thưa cô, đó là khi bắt tay ạ.
-Em có biết cái gì cuả ba em, mà má em thích nhất không"
-Thưa cô: tiền.
Bà hiệu trưởng kéo cô giáo ra ngoài rồi nói nhỏ :
-Tôi đề nghị cô cho thằng nhỏ này lên thẳng Highschool, vì hai câu hỏi vừa rồi của cô, chính tôi đây cũng trả lời sai bét.
Thằng Bư tới trường làm bạn thầy nể, về nhà anh em nó cũng sợ. Một bữa kia tôi nghe nó chỉ bài cho em nó :
-Một kí lô sắt, với một lí lô bông gòn, kí nào nặng hơn"


Con em tỏ ra sành sõi:
-Đã là một kí, thì hai thứ đó nặng bằng nhau.
-Bằng sao được. Bây giờ mày lấy một kí bông gòn liệng vào đầu tao, còn tao lấy một kí sắt chọi vào đầu mày thì đứa nào bị nặng hơn"
Hết khoe con, bây giờ tới khoe bạn. Tôi có người bạn giỏi lắm, anh ta thường tự hào rằng :
-Nếu mà bây giờ tôi nghỉ, thì hãng sẽ khốn đốn ngay.
Một người bạn khác hỏi lại :
-Thế hãng anh làm, thành lập được lâu chưa"
-Sáu chục năm rồi.
-Mẹ, nói thối thế mà cũng nói. Giả dụ anh không đến xứ này, thì hãng đó nó vẫn tồn tại và phát triển, đừng có nói dóc. Sao cái câu ỏ Hãng này không dám cho tôi nghỉ đâu, tôi mà nghỉ là hãng xập tiệm liềnõ có nhiều anh Mít phun ra thế. Mấy anh đó cứ tưởng mình là cái rốn lõm của vũ trụ.Rốn lồi kia mà mấy ngày không tắm đã hôi rình, huống hồ rốn lõm.
Nhưng tụi Mỹ rõ ràng xỏ lá.
Chơi cái trò đá cá lăn dưa
(Thơ Cuồng Phong)
Cho nên, anh bạn thiệt giỏi cuả tôi mới vừa được bằng khen thưởng cuả hãng tuần trước, thì tuần sau bị lay-off. Anh ta cay đắng lắm. Chủi Mỹ đểu. Mãi mấy tháng sau mới xin vô làm người bán hàng ở Drug store. Tiệm bán thuốc Tây ở xứ này hơi giống tiệm chạp phô, nghĩa là bán đủ thứ chứ không chỉ là thuốc Tây. Bởi thế người bán hàng phải biết nhiều thứ lắm,( bạn tôi bảo thế ) để khách hàng có hỏi thì còn biết mà trả lời. Bữa nọ, thấy một ông Mít lớ ngớ đi vô cửa tiệm, anh bạn giỏi giang của tôi liền xông ra hỏi:
-Ông ở VN mơí qua phải không" Ông cần mua gì đấy ạ"
-Dạ tôi muốn mua kem đánh răng.
-Đây này hiệu Crest là tốt nhất ông ạ. Ông còn cần gì nữa không"
-Tôi muốn mua ít lưỡi lam cạo râu.
-Bàn cạo của ông hiệu gì"
-Gillette.
-Đây. Từ nay ông có cần gì,cứ ra đây hỏi tôi,tôi là người ỏknow everythingõ.
Mấy hôm sau, vừa thấy ông khách ngu ngơ bước vào, Mr. Know everything hỏi liền :
-Ông cần hỏi gì đấy"
Ông kia chưa kịp trả lời, mới đưa ra một hũ nhỏ như hũ baby food, anh ta vội vàng chụp lấy mở nắp đưa lên mũi ngửi và kêu lên :
-Mẹ, mùi gì giống shit vậy"
-Thưa ông, đúng vậy, ông đã ngửi cứt tôi rồi, xin ông làm ơn chỉ dùm tôi phải mua giấy đi cầu hiệu gì.
Bị vố đó anh bạn tôi chừa luôn cái tật huênh hoang.
Ôi, ở cuộc đời này ai cũng muốn làm xếp sòng, làm big boss. Ông leader muốn tỏ ra mình có quyền uy như ông supervice, ông cai lại muốn mình to hơn ông chủ.v.v..
Mà ngay cả trong thân thể con người cũng vậy, cơ phận nào cũng nhận mình là tối quan trọng.Cặp mắt nói :
-Không có tôi, các anh chẳng thấy đường mà làm ăn gì cả.
Hai tay nói:
-Không có đôi bàn tay này làm ra đồ ăn, thì các anh sống được không"
Thế rồi tai, mũi, họng,phổi, phèo, tịm, cật nhao nhao lên kể công. Lúc đó anh Óc mới lên tiếng :
-Im hết đi, tôi đây mới là xếp sòng của mấy anh, thử hỏi nếu không có tôi chỉ huy, thì các anh sẽ ra thế nào"
Tất cả đều thầm công nhận anh Óc nói phải. Bỗng anh Đít lên tiếng :
-Dạ,em xin có ý kiến. .
Cả bọn quay lại la rầm lên :
-Shut up, chưa mở miệng đã thấy thúi.
Bị nạt, anh Đít giận đỏ mặt lên, lùi lũi trở về nhà đóng cửa lại, chơi cái màn ỏNội bất xuất, ngoại bất nhậpõ. Một tuần lễ sau, tay chân uể oải, miệng nhai nuốt không vô, mắt vàng khè, óc đờ đẫn. Tất cả các cơ phận bèn họp nhau lại, tranh luận một hồi rồi kéo nhau đi theo anh Óc, xuống xin lỗi và đồng thanh tôn xưng anh Đít là Big Boss, và khẩn khoản xin xếp mở cửa cho chúng em nhờ.

Thế mới biết chúng ta sống trong xã hội này, giống như một guồng máy, cơ phận này dựa cơ phận kia. Hẵy cố gắng làm tròn phận sự của mình. Nếu chúng ta muốn chơi trội bằng cách nói xấu, hay hại người khác, thì hoặc là chúng ta làm cả guồng máy xấu đi, hoặc là chúng ta sẽ bị guồng máy nghiền nát.
Nghĩ đến thân phận hèn kém của mình, tôi chẳng dám khuyên bảo ai, chỉ tự nhủ, nếu mình không làm được gì nêu cao danh dự người Việt, thì ít nhất cũng không làm những gì tai tiếng cho hai chữ Việt Nam.

TÂN NGỐ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến