Hôm nay,  

Starbucks

13/03/200100:00:00(Xem: 180893)
Bài tham dự số 182-1122


Mới sáu giờ, lại là sáng chủ nhật mà ai bất lịch sự gọi phôn sớm thế. Lan vừa càu nhàu vừa vói tay cầm ống nghe. Tường cũng khó chịu, anh quay qua phía bên kia, kéo chăn phủ đầu, tính ngủ tiếp.

Sau tiếng hello của Lan, là giọng nói liến láu của bà supervice Mỹ đen. Lan lắc lắc cái đầu, tóc còn đang xù lên như con qụa đánh:

- Cái gì" Trúng số à"

- . . .

- Are you kidding me" Hôm qua tôi nghỉ làm, đâu có góp tiền mua lotto.

- Tao bỏ tiền túi ra cho những đứa nghỉ, nên ghi tên đủ cả 13 đứa tụi mình. Tối hôm qua, tao kêu hoài mà phone nhà mày bận.

- Không thể nào tin được, tôi sẽ đến ngay, nếu mà không thấy nhà báo hoặc đài truyền hình xúm bu ở cửa là bà chết với tui.

Nàng ngồi lên cùng lúc với Tường. Giọng anh hấp tấp:

- Cái gì thế" Em trúng số à"

- Không biết có phải thế không, hay là con mẹ xếp nói dỡn, bả hay đùa lắm.

- Ai đùa kỳ vậy, để anh chở em vào đấy coi ra sao nghen"

- Thôi để em đi một mình, chứ ồn ào vô đó, rồi chẳng có mốc xì gì, chúng nó cười cho.

Lan vào phòng tắm chải răng, rửa mặt, rồi makeup qua quít. Tường thò mặt vào hỏi:

- Anh pha cà phê cho em nghen"

Lan ngạc nhiên, từ ngày lấy nhau đến giờ có bao giờ nàng được chồng săn sóc cho như vậy. Nàng đáp:

- Thôi khỏi cần, làm ở tiệm cà phê mà lo chi chuyện nớ.

Mặc quần áo xong, tay cầm xâu chìa khóa, đang tính mở cửa thì Tường đã nhanh nhẹn mở trước, nàng được chồng đưa ra tận xe với lời dặn : Em lái xe cẩn thận nhen.

Vừa lái xe, Lan vừa ngẫm nghĩ: Chẳng biết vụ trúng số có thật hay không, nhưng nàng đã được hưởng sự săn sóc không bình thường của chồng. Thật vậy, mới mùa đông năm ngoái đây chứ đâu, trời còn tối om, nàng vừa bước ra khỏi cửa, đóng xập cửa lại cái rầm, bỗng từ cái ghế xích đu để trước hàng hiên, một người bỗng ngồi bật dậy. Trong lúc Lan tay chận ngực, miệng tròn o, ú ớ kêu không thành tiếng, thì người đó, một anh Mỹ homeless, quơ vội cái backpack rồi lầm lũi đi vội ra đường.

Sau vụ hết hồn đó, Lan năn nỉ nhờ chồng dẹp ngay cái ghế, và mỗi sáng chịu khó dậy đưa nàng ra xe. Thế mà rồi, chính nàng phải thân chinh kéo lê xềnh xệch cái ghế đi vất, và mỗi sáng, vẫn mắt trước mắt sau ra xe một mình. Còn bây giờ thì có hơi khác... Lái xe cẩn thận nghe em!! Lan bất giác cười thầm.

Thấy nhiều người nhốn nháo trước cửa, Lan biết vụ trúng số là có thật rồi, nàng ngồi yên trong xe với cảm giác tê mê lạ kỳ.Phen này những người quen biết, nhất là những đứa đã từng khi dễ nàng, nào là tiếng Mỹ ăn đong, nào là bồi bàn quán cà phê, sẽ mở mắt ra. Nhưng hôm nay, không biết vì sắp có tiền nên thông minh ra, hay bà nào, cậu nào nhập mà nàng nghĩ ngay ra : Phải dấu. Nếu họ biết mình có tiền, nhất là cái đám Việt Nam, họ sẽ xúm lại xâu xé. Đây này: Cộng đồng đang hô hào tượng đài chiến sĩ, hội người cùi, hội trẻ em khuyết tật, cứu trợ lũ lụt, nhà thờ đang dự tính xây lại..vv.. Rồi thì trăm dâu sẽ đổ đầu tằm, cha mẹ hai bên nội ngoại, bạn bè, họ hàng ở bên Việt Nam sẽ - không xin - nhưng yêu cầu giúp vốn. Không cho thì họ chửi là bần tiện, mà cho thì biết mấy cho vừa. Phải dấu. Chứ còn gì nữa. Dấu là thượng sách.

Nàng quyết định chạy xe vòng ra phía sau, và vào cửa hậu. Bà xếp da đen bóng cuả nàng cười miệng rộng ngoạc ra tới tận mang tai, khoe đủ hai hàm răng trắng nhởn, được viền bằng cặp môi dầy tím ngắt như miếng thịt trâu toi. Lan bước tới ôm chầm lấy bà : Thank you very much.You are so wonderful, bà như bà tiên.

Qủa đúng như vậy, bà xếp đúng là bà tiên đã quơ cây đủa thần trên người nàng. Bà là người quá tử tế, nếu bà không xuất tiền ra, thì nàng làm sao mà trúng số được.Tất cả các đồng sự đều có mặt, gương mặt ai cũng tươi hơn hớn, kể cả những khách uống cà phê quen biết. Mọi người chúc mừng nhau. Con Hellen ngồi két mà thối tiền lộn hoài, nó cười ngỏn ngoẻn : Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ.

Nhưng khi đài truyền hình bắt đầu quay phim và phỏng vấn là Lan chạy vội vào rest room. Đã bảo là dấu mà. Chường mặt ra trên TV thì cũng thích đấy, nhưng lợi bất cập hại.

Đang tính về thì Tường tới tìm. Mặt anh ta rạng rỡ, nhưng Lan vội ra dấu, rồi cả hai cùng lái xe về nhà. Miệng Lan khô khốc cho dù nàng mớí nốc một ly cà phê lớn, uống mà không biết mùi vị gì. Nàng vào nhà khóa cửa kỹ, hắng giọng rồi thì thầm với chồng:

- Phải giữ bí mật nghe không, chừng naò có tiền hẵng hay, cũng không cho ba đứa nhỏ biết, nguy hiểm lắm. Còn anh, đừng có bép xép cái lỗ mồm, bạn bè anh mà biết, họ kéo đến đầy nhà là tốn hao không ít đâu. Cũng đừng cho ba má bên Việt Nam biết vội.

Từ trước đến nay, chưa bao giờ Lan dùng những lời lẽ có vẻ dậy dỗ như vậy với chồng. Kể từ hồi lấy nhau, nàng vẫn là cái bóng mờ bên cạnh chồng. Những quyết định quan trọng như mua xe, mua nhà, ít khi nào Tường cho vợ có ý kiến. Người ngoài thấy vậy hỏi rằng sao không hỏi ý kiến chị ấy, Tường thường nửa đùa nửa thật: Ôi, hỏi làm gì ý kiến đàn bà, cái thứ đái không biết vảy. ..Hoặc : Đàn bà đái không qua ngọn cỏ, thì làm sao có được ý kiến cao xa.

Thế mà bây giờ thần tài có uy đến nỗi đối với những câu có vẻ hỗn xược của vợ, Tường chỉ nhỏ nhẹ:

- Yeah.

Nó có nghiã là ừ, nhưng âm hưởng lễ phép như là tiếng dạ.

Thế rồi cuộc đổi đời bắt đầu. Lan không thể nào đi làm ở tiệm cà phê Starbucks được nữa, vì lương qúa thấp, cho dù nàng vẫn biết nhờ chỗ làm này mà mình trúng số. Cả 12 người kia đều tuyên bố không bỏ việc, nhưng rồi họ cũng đều bị lay- off, vì còn có ai chịu khó làm việc như trước nữa đâu. Tường thì dĩ nhiên vất ngay cái job bỏ báo, cái gì mà gía xăng tăng như hỏa tiễn mà lương cứ ì tại chỗ. Vả lại chồng của người mới trúng lotto mà đi bỏ báo"" Vừa phải thôi cha!

Cuả đáng tội, tám mươi tư triệu, nghe thì nhiều, nhưng chia ra cho mười ba người,trừ thuế, dàn trải ra lãnh 24 năm, mỗi năm có hơn 230,000 đồng. Chẳng biết sở xổ số và sở thuế họ tính cái gì mà kỳ cục vậy.

Tuy rằng số tiền này lớn gấp mười lần lương hàng năm của Lan, nhưng ông bà xưa đã có câu : Thuyền to thì sóng cả. Bỏ ra một trăm ngàn down mua cái nhà coi cho được được, sửa sang đằng trước đằng sau cũng tốn thêm vài chục ngàn. Mua hai cái xe Lexus 400 đi cho nó trẻ trung, chứ ai thèm đi Mercedes như hạng người bần cố nông giả dạng tư bản. Chỉ mới ba cái lặt vặt đó thôi mà trong túi còn có dăm chục ngàn, ấy là mọi thứ đều mua trả góp cả đấy chứ. Số tiền này chắc phải ăn tiêu dè xẻn cho tới sang năm mới lại lãnh được tiền.

Tuy không bằng lòng, nhưng sau cùng Lan cũng đồng ý cho Tường về Việt nam, vì Tường năn nỉ:

- Anh ở nhà buồn quá, muốn ra buôn bán với người ta thì em cứ sợ mất vốn.

- Chứ còn gì nữa, vốn cò con, lại nữa anh có kinh nghiệm buôn bán gì đâu, mình cứ ở nhà xem phim bộ, mỗi năm có hơn hai trăm ngàn thì sợ gì đói khát.

- Nhưng buồn lắm, hay là nhân dịp quê mình đang bị lũ lụt, em cho anh về thăm ba má, rồi nhân thể mình cưú trợ luôn, chứ trời cho mình trúng số thế này mà không chia sớt cho người nghèo là không phải đâu em.

Tường cầm mười ngàn về ngay quê nhà. Quốc lộ 4 về miền Tây lồi lõm ổ gà, con đường này mới được sửa năm ngoái, rộng hai lane. Nhưng vì trình độ kỹ thuật kém, và đất miền Tây là đất phù sa bồi, nên vụ lụt năm nay đã xóa biết bao khoảng đường dưới làn nước đục ngầu, của xe cộ qua lại, của phù sa, của biết bao lều trại thô sơ cất tạm hai ven đường. Dưới mái vải nhựa thấp lè tè đó, biết bao con người đang run lạnh, sống chung với vài ba con gà, con chó, con heo còn sót lại.

Cảnh tượng thật não lòng. Nhưng những người này còn may mắn hơn những người ở sâu trong ruộng, vì họ còn được những phái đoàn cưú trợ, hoặc chính quyền để ý tới. Xe ngừng lại và Tường đi thuyền để vô nhà cách quốc lộ khoảng năm cây số. Nước dâng ngập cây cối, trong nhà, giường chõng đều được treo lên nóc nhà bằng dây thừng, hoặc trên những đà tre. Cuộc sống nơi này mới thật là thê thảm, vì lụt ở đây kéo dài đến mấy tháng. Không như lụt ở miền Trung, do thế đất, một bên là núi, một bên là biển,nước tuy có dâng cao, ngập cây cối, nhưng sau vài ba ngày là nước rút liền, cây cối chưa bị thối rễ, nên vẫn còn sống. Còn lụt ở miền Nam kéo dài lâu quá, nước rút đi rồi, chỉ còn tre trúc, tràm và cây bạch đàn sống mà thôi, các loại cây ăn trái không còn sống sót một loại nào. Năm sau người nông dân phải mua cây con tải từ miền Đông về.

Có điều thê thảm hơn nữa, là trong cánh đồng chung quanh nhà ba má Tường, không có một con cá nào, người dân muốn lưới cá phải đi xa lên hướng Long Xuyên.

Hỏi ra mới biết cớ sự thế này:

Cách đây 10 năm, có một công ty của Tàu đưa giống ốc bưu vàng vào VN. Họ bỏ vốn một phần, liên doanh với nông trường nhà nước, họ nhận sẽ tiêu thụ món hàng này với giá khá cao. Khởi đầu nông trường làm ăn rất khấm khá, những công nhân ra vào nông trường bị khám xét rất nghiêm nhặt, vì sợ giống ốc qúi bị ăn cắp ra ngoài. Nhưng chỉ được một thời gian rồi người Tàu không mua nữa, nông trường vỡ nợ, hàng rào lưới không ai chăm sóc đổ ngả nghiêng, ốc tha hồ bò đi hàng đàn. Nó sinh xôi nảy nở thật nhanh, tràn đến đâu ăn sạch lúa đến đó, còn hơn nạn cào cào châu chấu, không có thuốc nào trị được, mà bắt bằng tay thì không xuể. Đến lúc đó, người Tàu mới đem thuốc diệt ốc sang bán cho dân ta với giá cắt cổ. Ốc cũng không diệt được hoàn toàn, những con nào lúc đang xịt thuốc mà nó đang vùi dưới bùn thì vẫn sống nhăn. Nhưng cá lớn cá bé chết không còn một con, chúng nhảy dựng lên và chết ngay khi bị trúng thuốc. Và mùa lụt năm nay, cả triệu triệu con cá từ Biển Hồ Tonlésap bên Cao Miên theo dòng nước lũ tiến vaò đồng ruộng Kiên Giang, ngửi thấy hơi thuốc ốc còn dư vị, là cá dội ra sông lớn và đi mất, làm cho nỗi khổ cuả người dân tăng lên, mà biết qui lỗi cho ai. Tác dụng của loại thuốc này trên loài vật độc như thế đó, nhưng có ai điều tra về việc nó tác dụng trên sức khỏe con người ra sao, hay là khi bị thuốc mà chết, chỉ biết than thở : Gớm, trúng cơn gió độc quá.

Mười ngàn bạc chẳng thấm vào đâu với nỗi khổ to tát này, và tuy Tường chẳng phải thầy tu, cũng chẳng phải thánh, chàng cũng thích ăn nhậu với bạn bè, thích Karaoke, thích em út. Nhưng đối diện với cảnh não lòng, chàng chẳng còn ham muốn gì, nên từ gĩa gia đình về Mỹ trước hạn kỳ.

Lan thì vui vẻ lắm, vì nhờ trúng số, nàng vừa được tiếng dễ dãi với chồng, vừa có công cưú trợ đồng bào, và nhất là không còn bao giờ nghe cái giọng cà chớn cuả chồng:

- Xời ơi, ra đường thấy vợ con người ta như thế, về nhà thấy vợ mình, muốn hê chó bẹc giê cắn.

Ừ phải rồi, tui mà bị chó bẹc giê cắn chết, là hết lãnh tiền. Vì theo luật hiện nay, tiền trúng số lãnh dài hạn, chết là hết lãnh, không có vụ thừa kế.

Có lẽ chính phủ sợ có kẻ âm mưu giết người để lãnh số tiền này chăng. Thế cũng tốt.

TÂN NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến