Hôm nay,  

Mẹ Ở Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 223680)
Người viết: Ng. P. Vang, Irvine

Bài tham dự số: 82\VBST


Ơi, mẹ ơi! Mẹ Quảng Đà
Qua Irvine ở mẹ già gấp đôi

Mẹ đến phi trường Los Angeles tháng 10 năm 92. Mười bảy năm xa thằng con trai, từ ngày nó hành quân đâu đó rồi đi mất đất! Giờ con đã lớn rồi. Hai mẹ con nhìn nhau bỡ ngỡ. Tóc con lấm tấm đổi màu. Mẹ nửa mái đầu đã bạc!

Tôi và mẹ tôi đó… Trên đường về Irvine, mẹ nhìn xe cộ như mắc cửi. Mẹ nhìn phố xá chọc trời lạ hoắc. Lạ là phải. Ngày ở bên xứ phải hơn nửa đời người mẹ mới biết đến Sàigòn lúc làm giấy tờ đoàn tụ với con ở nước ngoài. Sài gòn đã quá lớn với mẹ rồi. Qua Mỹ, bà cụ chới với là cái chắc. Los Angeles, Orange County, San Diego to tổ chảng!

Cũng may Orange County "thành" quận Cam của người Việt. Nơi đây có phố Bolsa!

Bolsa là của người ta
Buồn buồn mượn tạm là nhà thử chơi
Bolsa đi đứng chờ thời!
Khói thuốc quyện cà phê ngồi ngó nhau

Tuần thứ nhất ở Irvine, tôi nghe mẹ nói nhỏ với mấy thằng em:

"Ở chi cái chỗ buồn thiu. Tao đứng trước nhà ngó ra đường mà chẳng thấy ai. Chẳng thấy 'con ma' nào cả! "

Thì ra vậy mà mẹ buồn! Thế đó, câu chuyện bắt đầu. Vợ tôi cảm thấy nhà "chật hơn"… Càng "nhỏ hơn nữa" khi mẹ "phê" phì phèo thuốc vấn Cẩm Lệ!

"Mẹ ơi! Mẹ hút thuốc ở bên ngoài giùm con. Thằng con nhỏ bị dị ứng và suyễn nặng. Khói nồng nặc kiểu này coi chừng nó phải vào nhà thương! Con sợ lại gọi 'emergency' nữa quá."

Mẹ tôi ngớ ngẩn. Không biết "emergency" là gì!

Tối đó Út lên cơn suyễn. Vợ tôi cho con thở hơi thuốc trị bịnh mà buồn thiu. Thằng Út vốn bị dính "thiên hình" trong lá số… Nên khổ! Từ lúc còn nhỏ, những hôm "trái gió trở trời", những nơi "khói thuốc lá nồng nàn bốc lên" nó chịu không nổi. Con Việt Nam mà cơm với nước mắm ăn không được. Ăn vào là "rớt"! Bố mẹ phải gọi "emergency" bốn năm lần rồi.

Mấy thằng em tôi nghe chuyện không vui.

"Anh khác hồi còn ở bên Việt Nam! Ngay cả giọng nói cũng vậy!"

Thằng khác:
"Làm gì mà khó quá vậy! Hồi còn ở Việt Nam ổng đâu có thế!"

"Chuyện nhỏ mà mấy em! Anh sống với gia đình hết thời trung học. Qua đến xứ người ở tuổi mười chín, hai mươi. Thời gian lưu lạc ở Mỹ đã dài hơn lúc ở bên nhà một khúc rồi. Thắc mắc làm gì!"

Tôi nói tỉnh bơ. Mà biết làm gì hơn "để trả lời một câu hỏi".

Có thằng em cười lớn khi nghe tôi dùng tên bài hát của Trúc Phương "xạo xạo để hạ hỏa giữa mấy anh em". Tụi mày lấy vợ và sống ở đây một thời gian rồi sẽ biết! Bây giờ đầu óc còn "bộ đội, bộ đại" nên cảm thấy khó chịu. Đúng không" Đám nhóc có vẻ bất mãn.

Đại gia đình chia thành hai phe. Mỗi chiều đi làm về tôi cảm thấy không khí nặng hơn. Vợ tôi nấu cơm, kho thịt, bỏ mỡ bỏ da làm mấy đứa em chồng ăn không vừa miệng. Nàng lo sức khoẻ của con và tôi nên không muốn lượng cholesterol trong máu tôi cứ cao thêm khi đi khám tổng quát. Mẹ không ăn được vì quen với thức ăn hồi còn ở Việt Nam. Dâu của mẹ nấu ăn không cần ngon mà "chỉ cần healthy!". Hai người đàn bà, một già một trẻ trong bếp, chỉ "cách nhau đôi đũa mà muôn trùng chia xa". Mẹ tôi chủ trương "ăn càng béo càng ngon". Đây này! Nhìn bát canh thấy mỡ, nhìn thịt kho thấy mỡ. Cái gì cũng mỡ. Mỡ quá trời chắc thằng con trai dám chết trước mẹ vì "tim nghỉ chơi" trong tương lai gần. Rõ khổ!

"Lúc bên nhà tao nấu ăn cho tụi mi mấy chục năm như rứa có sao đâu!"

Lại chuyện cũ. Và lại có sao đâu! Nhưng giờ "có sao" rồi mẹ à. Con thỉnh thoảng bị tức ngực như ai đè. Mẹ cho ăn kiểu này vợ con dám làm "góa phụ ngây thơ" một sớm một chiều chứ chẳng chơi. Mấy đứa cháu nội mới một, ba, năm tuổi. Tội nghiệp tụi nó!

Mẹ không nói gì. Lẳng lặng bỏ lên lầu.

Thế là mẹ nấu ăn riêng cho tụi em tôi. Mẹ cưng tụi nó hơn vì tụi nó còn nhỏ, sống gần với mẹ thêm được đến mười bảy năm. Và cùng chịu khổ, cùng nghe cái "loa tuyên truyền" của tụi "răng đen mã tấu" trong khu phố đến điếc cả tai mỗi ngày!

Dĩ nhiên tôi ăn cơm của đầu bếp số một trong nhà (theo ý tôi) là vợ! Đại gia đình có chín người. Mẹ và ba thằng em gom vào một tụ. Phía tôi, vợ con và chị vú em năm người ở khác chiến tuyến!

Mùa "ngưng bắn da beo" này coi bộ khó thở. Với vợ, tôi nói "mẹ thương em". Với mẹ, tôi ca điệp khúc "vợ con thương mẹ". Một "ngàn lẻ một bài boléro" này tôi mang ra dùng lai rai. Hai tuần đầu có hiệu quả nhưng một hôm mẹ làm quá. Mẹ phê thuốc vấn trong phòng tắm cộng thêm "ông" em trời đánh của tôi vớt đâu một thùng hăm bốn lon Bud nhậu ngay ở phòng ngủ. Ai mua bia cho nó" Mẹ chứ còn ai!

"Bữa ở Little Saigon Super Market mẹ lấy nguyên thùng lớn đó!"

"Sao em không nói ngay là mẹ đừng mua bia."

"Em sợ!."

"Ông Đổng Trác" em tôi quen thói được mẹ chìu, sống bất cần đời dưới chế độ không biết ngày mai nên vòi vĩnh muốn nhậu. Mẹ cưng nó nhất nhà, "tha bia" về làm vui thằng em "tha hương gần tháng nhớ ngày ăn chơi." Biết sao giờ! Vợ tôi hỏi, giọng vẫn còn nhỏ nhẹ:

"Anh làm giấy tờ bảo trợ gia đình hồi nào sao em không biết""

"Lúc còn ở đại học em à. Lúc đó anh mới quen em. Không lẽ cho nhau số điện thoại, địa chỉ nhà, thời khóa biểu lớp học và nói trước công luận luôn… là anh đang bảo trợ gia đình ở Việt Nam sang đoàn tụ!"

Tôi thở dài. Đêm đó hai đứa nằm trằn trọc nghe lá trên hàng cây khuynh diệp sau nhà trăn trở. Có ai rơi rớt vào trường hợp này không. "Welcome to the club!"

Tôi ăn cơm vợ nấu. Và mẹ đã không vui khi thấy những món ăn "nó thích hồi bên nhà" nay bị chê. Không phải bà cụ nấu dở đâu. Tôi quen miệng với cách nấu ăn của mẹ vợ (những ngày ở rể), của vợ (nhừng ngày thương nhau). Cách nấu của người miền Nam làm tôi ghiền từ mười mấy năm nay. Mẹ tôi muốn "lấn đất dành dân" để kéo thằng con lại nên trổ tài làm những món ăn thời thơ ấu tôi ưa thích. Nhưng chịu mẹ à! Con ăn vì sợ mẹ buồn nhưng đến ngày thứ hai con biết mẹ chỉ hơn vợ con ở món mì Quảng và món "cãi". Mẹ gốc Quảng Nam mà!

Một tháng sau mẹ tuyên bố:
"Tao muốn về lại Việt Nam."

"Sao vậy mẹ""

Hai vợ chồng tôi cùng hỏi một câu rồi nín thinh. Giấy đòi nợ của ngân hàng vừa về. Tiền vé phi cơ đang nằm chờ đó. Hai đứa lo chưa xong giờ mẹ tỉnh bơ hỏi thêm cái vé về thăm quê hương. Mẹ tôi lớn tuổi rồi nên tính tình như con nít, vui ở buồn đi! Biết đâu bà cụ về luôn"

Đêm đó hai vợ chồng tôi nhìn nhau trong phòng ngủ:
"Mẹ 'ép' mình thật!"

Vợ tôi không trả lời.
"Em có nghe anh nói gì không""

"Gì là gì" Em chịu hết nổi rồi!"

"Lấy tiền đâu để mua vé phi cơ đây""

"…"

"I told you so [Thì em bảo rồi.] Có mấy người bạn cũng kẹt vào vụ bảo trợ gia đình sang!"

"Làm gì bây giờ đây cô nương""

"Em không biết. Mà cũng không cô nương hay hay cô nường gì hết!"

Vợ tôi nói nhỏ lại nhưng tiếng gằn dầu trầm cũng làm tai tôi lùng bùng. "Con mẹ rượt!" Thấy bạn bè bị vụ này rồi sao không tránh, sao không "chạy đạn" bằng cách vờ "chả thấy và chả nhận được thư nhà." Tưởng đem được mẹ và các em sang cho vui nhà vui cửa nào ngờ. Tôi lỡ dại mua cái nhà ở Irvine để mọi người sống chung. Tình cảnh này chỉ có từ "bị thương tới chết". Hạnh phúc của gia đình nhỏ của tôi lung lay rồi đó.

Mẹ tôi hí hửng ra mặt. Thùng để đựng đồ mang về xứ có sẵn rồi. Ngày nào bà cụ cũng lăng xăng gói ghém.

"Bộ mẹ định về luôn""

Không có tiếng trả lời cho câu hỏi của tôi. Vợ tôi với ba đứa con lánh mặt trên lầu.

"Mi coi săn sóc mấy đứa em mi cho tao."

"Dạ. Nhưng mẹ đừng 'bán cái' cho con. Đứa nào cũng ngoài hai mươi. Làm sao con kềm tụi nó được như lúc ở tiểu học""

"Tao không biết. Mi bảo trợ thì làm sao coi ngó cho được!"

Tôi ức mà không nói được. Đêm qua vợ tôi rầy rà đến hai giờ sáng. Hôm này mẹ tôi lại đẩy thêm mục lo cho mấy thằng em đã qua tuổi vị thành niên và đang muốn quậy bung phố Bolsa. Ức ơi là ức. Số tôi là cái số gì mà quái đản!

Mẹ tôi về xứ. Ba đứa cháu nội buồn thiu vì không còn ai dụ khị tụi nó bằng kẹo nữa. Tôi buồn nhưng những giọt nước mắt của vợ đã an ủi, đã cho tôi biết rằng "giai đoạn hai trong mục bảo trợ gia đình sang đoàn tụ", như lao phổi, vẫn còn thuốc chữa. Mà chữa không được thì đành chịu chứ biết sao giờ. Tôi gồng hết mình rồi. Có cố gắng như thời trước đi Nhảy Dù thì cũng vậy!

Chiều ở phi trường mẹ nói nhỏ vào tai thằng con:
"Tao không qua lại nữa đâu!"

"Ừ thì mẹ về luôn đi. Mấy đứa em con mướn chỗ khác cho tụi nó ở riêng."

Mẹ tôi định dở tính cãi ra nhưng nghĩ sao bà cụ không nói gì hết.

Mẹ lên phi cơ.

"Sao anh lại 'bảo mẹ về luôn'. Anh đối xử với mẹ vậy à""

"Người già tính tình giống như con nít vậy mà." Tôi giải thích cho mấy thằng em để tụi nó khỏi giận. "Tao mà cản, bảo mẹ ở lại là mẹ ở luôn bên xứ! Phải xúi như vậy mẹ mới qua lại!"

Đúng tháng sau tôi nhận được điện tín từ bên nhà. "Mẹ nhớ cháu và con bên Mỹ. Sẽ qua lại". Thì đã bảo mẹ tôi có tính con nít. Ở bên Mỹ thì nhớ mấy đứa con còn kẹt lại Việt Nam; về xứ nhớ đám nhóc đang sống ở Mỹ. Và khi ngồi trên phi cơ thì nhớ cả hai nơi!

Giờ thì mẹ tôi vui rồi với số tiền già chính phủ cho mỗi tháng. Chỉ có tôi "tan hàng cố gắng" (biết được không) với cô nương...

Ng. P. Vang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,211,908
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”