Hôm nay,  

Đến Mỹ Bằng Diện Con Lai

13/03/200100:00:00(Xem: 203251)
Bài tham dự số: 179-VB1119

Tôi đến nước Mỹ bằng cái diện mà đa số người Việt tỵ nạn nào khi nghe đến hoặc là e dè hoặc là trề môi.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi vừa đặt chân tới 1 trại mà nghe người ta gọi là transit gì đó. Sau nầy mới hiểu ra đây là trại chuyển tiếp, đón những người mới đến ngủ một đêm sáng mai tiếp tục vào trại lớn để học Anh văn 6 tháng.

Vừa mới đến tôi nhận thấy những người đến trước họ xôn xao. Lúc đó tôi cũng quên đi bởi vì lúc nầy tôi có vấn đề khác làm tôi hoảng hơn, là bận lo cho những thùng đồ. Đó là tất cả tài sản của vợ chồng tôi dành dụm mua để qua đến đất Phi bán lấy tiền sống trong 6 tháng, nào là đèn pin, gà mên, tỏi, tiêu, mì gói và quan trọng nhất là sữa của con gái tôi. Tôi có đứa con gái lúc đó được 18 tháng .

Màn đêm buông xuống, phải ngồi quạt muỗi cho con. Mọi lo âu cũng tạm lắng vì lúc đó trên tay tôi còn cầm khoảng 1 kg lạp xưởng bán lại cho những người tới đây trước và đang chờ nước thứ ba nhận. Bán được 42 peso, tôi còn nhớ. Bây giờ chồng tôi mới hỏi "Em có biết tại sao lúc mình mới đến họ ồn ào và lăng xăng không"" Chồng tôi hỏi rồi trả lời luôn "Họ thấy con lai đến đó. Họ lo gom đồ đạc, giầy dép và kêu vợ chồng, con cái nắm chặt cái túi xách." Lòng không buồn nhưng đôi mắt bỗng cay cay, tự an ủi rằng có lẽ nhiều con sâu đã làm rầu nồi canh.

Suốt một thời gian dài từ 57 đến 90, từ ấu thơ cho đến trưởng thành sống ở VN đối với tôi chỉ là nước mắt, tủi thân và buồn bã. Có điều an ủi tôi rất nhiều là tôi còn một bà me,ï một đứa em giống như tôi và một ông anh khác cha. Họ là niềm sống của tôi.

Ngay những ngày đầu tiên của tháng tư năm 75, gia đình tôi từ Sài Gòn lánh nạn về quê ở Long An. Chúng tôi cùng sống chung với ông Ngoại sau của tôi. Lúc đó tôi khoảng 8 tuổi, có ông bộ đội gặp tôi ông ấy nói "Mầy là kẻ thù của tao." Tôi sợ quá chạy vào nhà khóc thét. Cái sợ đó đến giờ nầy sau hai mươi mấy năm, ngồi viết lại những dòng nầy tôi vẫn còn ngó quanh quất.

Kể từ đó đầu tóc của 2 chị em tôi được mẹ tôi chiếu cố rất tận tình. Bởi vì tóc chúng tôi không đen mà nó luốt luốt giống như con chó vện. Lại thêm một đề tài nữa đề các bạn cùng trang lứa trêu chọc nhất là bọn con trai.

Ngày đó đi học đối với tôi là cực hình không phải vì tôi học kém mà chán tại vì bị "kì thị" dữ quá (qua đến Mỹ nầy tôi mới biết được chử kỳ thị).

Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thương mẹ tôi hơn. Nếu không có những trận đòn quằn đít, những cây roi mây hãi hùng thì ngày hôm nay tôi không có đủ sức viết nỗi những hàng chữ nầy.

Ngày xưa đi học ngoài cái chuyện bị bạn học trêu chọc, còn bị các cô giáo đì. Các cô trước 75 thì nhìn bằng ánh mắt thương hại, các cô sau 75 nhất là các thầy cô tốt nghiệp trường "bình dân học vụ" thì đì phải biết.

Chỉ tội cho Mẹ tôi ngày tháng nào cũng có giấy mời vào trường gặp Hiệu Trưởng vì cái tội đánh lộn của tôi.

Rồi có một ngày khi mà chính phủ Mỹ đồng ý cho con lai được đi Mỹ thì ôi thôi lúc bây giờ con lai vụt sáng lấp lánh như những cây vàng. Đen trắng gì cũng có giá miền là đi Mỹ được là "năm bờ oăn".

Điều nầy không làm cho tôi vui bởi vì Mẹ tôi không bao giờ chịu nhường chúng tôi cho ai và hơn nữa tôi đã có người yêu là chồng tôi bây giờ.

Những vụ mua bán con lai để đi Mỹ đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt mà tôi chứng kiến ở bên Phi nhưng thôi đây không là đề tài tôi muốn viết hôm nay.

Cuối cùng rồi sau 6 tháng học Anh văn và học về đời sống của nước Mỹ, chúng tôi cũng được lên xe trở lại nơi đầu tiên mình đến ngủ một đêm, sáng hôm sau ra Manila lên máy bay. Đêm đó chúng tôi không ngủ được, cộng thêm anh chị em những người rớt thanh lọcc vây quanh xin tất cả những vật dụng không cần thiết, từ quần áo, giầy dép kể cả tiền peso, chỉ chừa lại bộ đồ để bước lên máy bay.

Từ Manila đến Sanfan thì chia ra chỉ còn có 3 gia đình về Texas. Chuyến từ Manila - Cali thì thật là vương giả mặc dù tất cả những người tị nạn như chúng tôi đều được xếp ngồi ở phía đuôi của máy bay. Chuyến nầy thì chồng tôi cùng mấy anh bạn tha hồ thoải mái chiêu đãi viên hỏi "quát you ring" thì cứ "Bia" cho ta.

Đến chuyến cuối cùng từ Seattle về Dallas. Các ông cũng ăn quen khi chiêu đãi viên hỏi "quát you ring" "Bia". tôi để ý thấy cô vừa mời hỏi đến xù xì cái gì đó với cô lớn hơn và quay trở lại "3 dollars" các ông tiu nghỉu như mèo mắc mưa nín khe.

Đến Dallas không có bắt tay, không có ôm thắm thiết kiểu "got 3 job" ôm Lê đồng chí. Chỉ có nghe thấy "Hi mấy ông mấy bà mới đến Mỹ, xin mời mấy ông bà theo tôi."

Chúng tôi được đưa bên một chiếc xe bít bùng vuông vức như cái hộp, không băng ghế, ngồi bệt xuống sàn xe co ro vì lạnh. Quần áo đã cho hết khi rời khỏi Phi rồi. Hồi còn ngồi trên máy bay nhìn xuống thấy đất Mỹ quả là thiên đường, đèn đuốc sáng choang, như hội hoa đăng, bây giờ xuống đây ngồi co ro dở khóc dở cười.

Chúng tôi đến Mỹ vào lúc nư\a đêm và còn mấy ngày nữa thì đến Giáng Sinh. Gia đình tôi được đưa vào nhà sau cùng, hai gia đình kia mỗi gia đình một nơi và cho đến ngày hôm nay, hơn 9 năm ở Mỹ tôi chỉ liên lạc được có một.

Vào trong nhà, nói đúng hơn là "chung cư" Hội mướn cho chúng tôi 2 phòng. Vợ chồng tôi và đứa con chiếm ngay một phòng lớn, mẹ và em tôi mộtphòng nhỏ hơn. Nền phòng lót thảm, tường sơn trắng sạch sẽ và sang trọng gấp 10 lần cái nhà tranh của vợ chồng tôi bên VN. Tuy nhiên nhìn trống rổng bởi vì trong mỗi phòng chỉ có 1 nệm ngủ, phía ngoài phòng khách có 1 bàn ăn và 4 cái ghế xếp bằng sắt. Trong tủ dưới nhà bếp thấy có 1 thùng mì, 1 bao gạo, 1 chai nước mắm. Trong tủ lạnh thì có 2 vỉ trứng, 2 vỉ đùi ga. Đã quá, thật là sung sướng.

Tuy là thức ăn có nhưng khuya đó gia đình tôi chịu đói đi ngủ. Một phần là nôn nao trông trời sáng để coi nước Mỹ, một phần thì quá khuya, cái ông hướng dẫn lại là người Lào, chúng tôi thì vốn liếng tiếng Anh bập bẹ cho nên khi vào đến nơi thì ông nói ngày mai có người đến rồi ông "bai".

Sáng hôm sau cả nhà dậy sớm khoảng 5:30 hoặc 6 giờ nghe bên ngoài bước chân rộn rã và tiếng gọi nhau ơi ới giống như ở quê mình gọi nhau đi cấy sớm.

Hé màn nhìn ra, thấy người nào người nấy nón trùm đầu kín mít áo đôi áo ba thấy ngán. Trời sáng tỏ nhìn ra ngoài thì thật là vỡ mộng, xung quanh cây cối chỉ có chà giơ lên trời trụi lủi, hình ảnh thật là thê lương.

Lúc đó tôi nghĩ trong đầu có lẽ nước Mỹ là một nước phát triển mạnh về công nghiệp nặng, có rất nhiều nhà máy cho nên khói và các chất hóa học mà nhà máy thải ra làm cho cây rụng lá. Chớ có biết đâu là mùa đông thì cây rụng lá bởi vì từ cha sanh, mẹ đẻ đến giờ đây là lần đầu tiên tôi mới được thấy mùa đông.

Lúc bấy giờ tôi đang mang bầu 6 tháng. Nay thằng con trai của tôi được gần 9 tuổi rồi. Nói đến cái bầu, đến giờ nầy tôi vẫn còn ấm ức.

Qua đến Mỹ tôi mới biết có bầu là cực, bởi vì phải đi khám bầu 2 tuần một lần mà lúc đó mới qua có xe đâu mà đi. Nhờ nhân viên của hội chở mình đến cửa bệnh viện, viết cho mình tờ giấy tên của Bác sĩ và số phòng rồi mình tự vào đấy tìm.

Nói nghe dễ thiệt có biết đâu nhà thương Mỹ nó lớn quá sá, đâu có giống cái bệnh xá ở quê mình, báo hại tôi đi cầu thang máy một bữa đã đời. May nhờ gặp ông Mỹ đen, có lẽ là người quét dọn. Tôi chìa đại tờ giấy là ông dẫn tôi ngay đến nơi.

Có lần vì phải ngồi nhà chờ nhân viên của hội đến chở đi khám bầu hoài cho nên tôi làm bạo đi bộ đến nhà thương. Lúc nầy qua Mỹ gần 2 tháng rồi, ông xã được Anh bạn ở kế bên giới thiệu cho đi làm rồi ở nhà 1 mình cũng buồn.

Ra khỏi nhà được đâu độ 15 phút sao nhìn trước nhìn lui thấy đâu đâu cũng là mấy ông Mỹ đen không hà. Hoảng quá tôi không biết làm sao tại vì nghe nói Mỹ đen ghét Mỹ trắng mà tôi lại nhìn giống Mỹ trắng. Chợt thấy có chiếc xe đề chử và có đèn bên trên, biết là xe cảnh sát tôi ngoắc đại (sau nầy mới biết cái kiểu ngoắc của tôi lúc đó là cái kiểu ngoắc chó của người Mỹ).

Thấy tôi ngoắc xe cảnh sát dừng lại, tôi nhìn vào thấy 2 ông cảnh sát vẻ mặt không vui (sau nầy tôi kiểu có lẽ tại cái kiểu ngoắc của tôi). Tuy nhiên họ cũng hỏi tôi cần giúp đở gì" Bây giờ tôi cũng biết tiếng Anh chút đỉnh nhưng không thể nào hiểu và nghe nổi ông cảnh sát nói cái gì. Tôi bèn dở áo ra chỉ vào cái bụng.

Khi nhìn thấy cái bụng thè lè của tôi, ông cảnh sát có lẽ hiểu lầm là tôi sắp sanh, nên cuống quít, mở cửa xuống xe và ân cần dìu tôi lên xe, lên xong rồi mới hỏi giấy tờ của tôi sau đó xe vừa chạy vừa gọi điện đàm.

Xe chở thẳng tôi đến cửa cấp cứu luôn, Bởi vì cảnh sát đã gọi điện nên y tá đã sẳn sàng ngay cửa với xe băng ca dài chờ đợi. Tôi thì có biết khỉ gì đâu, đến nơi xuống xe, lí nhí hai tiếng cám ơn trong miệng rồi ung dung đi thẳng vô cửa. Báo hại các cô y tá phải đẩy xe theo tôi tò tò!

Không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Nhưng việc làm của cảnh sát và y tá ở đấy cũng khiến tôi suy nghĩ, so sánh lại ở quê nhà mình.

Cái đứa con này suýt chút nữa đã làm tôi mất mạng. Cũng tại vì không biết tiếng Anh và mới qua không có phương tiện để người nhà theo dõi tôi kỹ lưỡng. Nhưng mọi việc rồi cũng qua, thằng con nay cũng đã học lớp 3.

Ở Mỹ được khoảng gần 2 năm, lúc này 2 vợ chồng dành dụm mua được một chiếc xe khoảng hơn 1 ngàn. Ối giời! ông chồng tôi ổng cưng chiếc xe đó còn hơn tôi nữa, chỉ còn thiếu là ôm mền ra ngủ ngoài xe thôi. Lau chùi thì khỏi nói cuối tuần nào cũng rủ bạn bè đi nghĩa địa xe, tìm kiếm các thứ đem về thay thế cho xe của ông, chỉ có cái tội tôi kêu chở đi đâu là ông cằn nhằn.

Kêu ông tập cho lái xe thì chưa tới một giờ đồng hồ, ổng chửi tưới hột sen. Giận quá và tự ái nữa cho nên mỗi lần ông đi nhậu bỏ xe ở nhà là tôi lén lấy xe chạy vòng vòng độ vài ba tháng, nhờ người quen chở đi thi đậu được cái bằng lái xe mừng hết lớn.

Có bằng lái rồi có biết đường xá nhiều đâu mà đi đây đi đó, nhìn bản đồ thì nó như cái tổ nhện vậy chẳng biết đâu mà mò. Chỉ biết từ nhà ra chợ, hoặc từ nhà đến trường học của con.

Một hôm, có bà bạn gọi xuống lấy mớ pizza về ăn, lúc bây giờ nhà đã dọn đến một chỗ khác xa hơn chỗ cũ khoảng 20 phút lái xe. Chỗ ở mới này gần hãng của ông xã và gần chợ Việt Nam hơn. Nghe bà ấy gọi thì mình rất muốn đi lắm nhưng còn chần chờ vì không rành đường cho lắm mặc dù ông xã đã chở đi đôi ba lần rồi.

Cuối cùng thì cũng bậm gan lái xe chở con đi. Bởi vì cái món pizza này mình và con gái mình thích lắm hơn nữa nó lại free. Sống ở Mỹ hơn một năm rồi, mình biết ở Mỹ này không có cái gì free. Nếu mà free thì thích phải biết chớ.

Đường đi thì không khó lắm chỉ cần dám chạy xa lộ là quất một lèo đến exit mà mình đã nhớ tên quẹo vào chạy một đỗi là tới.

Đi thì không có gì xảy ra, đến nơi xã giao đôi ba chuyện lấy bánh, lái trở về, trên đường về xe chạy ngon, nhưng đường nó tẻ hai mình không để y,ù càng chạy càng thấy con đường nó lạ lạ, biết là bị lạc rồi quẹo lại chạy được một đoạn thì ô hay con đường cũ hồi nãy của mình chạy đâu mất rồi.

Bao nhiêu lần quay lui, bao nhiêu lần trở đầu, tôi không còn nhớ. Trời bắt đầu sụp tối, lại thêm mưa lất phất. Đứa con gái tôi bắt đầu mếu máo, "mẹ mẹ mình lạc rồi hả mẹ."

Sở dĩ tôi bị lạc lâu đến thế là tại vì tôi sợ người Mỹ lắm mặc dù ngoại hình của tôi không khác họ bao nhiêu. Cuối cùng rồi tôi cũng phải liều ghé vào một quán ăn bên đường, bước vào trong nhìn quanh chỉ thấy có một căp vợ chồng Mỹ và một đứa con nhỏ ngồi ăn. Tôi rụt rè tiến lại, chỉ nói được một câu. Sorry. I'm lost, rồi tịt. Người vợ hỏi tôi cái gì đó mà tôi không hiểu nên chị lắc đầu. Ông chồng thì đứng dậy, chạy ra xe lấy bản đồ, mặc dù đang ăn dở dang rồi họ hỏi bằng lái của tôi. Họ muốn biết địa chỉ của tôi trên bằng lái họ chỉ chỏ rồi xổ một tràng tôi chỉ biết lắc đầu.

Có lẽ họ thấy tôi ngơ ngác như người từ hành tinh khác xuống. Cho nên ông chồng mới ra dấu là họ sẽ lái xe tôi lái theo sau. Họ ân cần đưa tôi đến con đường mà tôi quen thuộc. Họ dừng xe lại đến bên tôi vừa nói vừa ra dấu, tôi hiểu lờ mờ là họ hỏi tôi có thể chạy về được chưa"

Không có gì để diễn tả cái sự vui mừng và lòng biết ơn của tôi đối với gia đình người Mỹ lạ hoắc lạ huơ kia. Chỉ biết nói thank you lia lịa.

Về đến nhà còn bị ông xã cằn nhằn "Bà mới biết lái xe đi đâu mà lâu quá vậy, ba bốn tiếng đồng hồ".

Đó nước Mỹ đối với tôi là như thế đó. Quí vị đọc đến đây có lẽ sẽ cho rằng tôi không có thiện cảm lắm đối với nơi chốn mà tôi đã được chôn nhau cắt rốn phải không" Trả lời rằng không. Bởi vì hằng đêm sau một ngày cày mệt mỏi nằm thao thức tôi vẫn nhớ tiếng ếch, nhái, và ễnh ương kêu. Vẫn thèm những buổi trưa hè êm ả nghe tiếng cu gáy trên cây me sau nhà, vẫn nhớ tiếng hát đưa em của con Bìu nhà bên "ầu ơ, vì đâu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra, ầu ơ... bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Và tôi rất ghét những ai chê người Việt Nam, mặc dù tôi không giống người Việt Nam chút nào.

Garland 11-7-00
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến