Hôm nay,  

Từ Seneca, Vùng Quê Hẻo Lánh...

26/11/200200:00:00(Xem: 206203)
Người viết: Hồ Thị Triều-Lam

Bài tham dự số 77\VBST

Tác giả quê quán Mỹ Tho, tới Mỹ năm 1975, hiện cư ngụ tại Downey, California.
Nghề ngiệp: Computer Operator.


Cùng như những người Việt Nam bỏ nước ra đi ngày 30-4-75, chúng tôi, đôi vợ chồng trẻ, được tạm cư ở Subic Bay, Phi Luật Tân, sang đảo Guam và cuối cùng là trại tị nạn Fort Chaffee, Arkansas.

Sau khi đắn đo suy nghĩ cẩn thận, chúng tôi quyết định về Seneca, một làng nhỏ khoảng 1,000 dân, thuộc tiểu bang Kansas. Người bảo trợ chúng tôi là vị Bác Sĩ của làng nhưng những người đại diện trong làng mới thật sự là người lo cho chúng tôi mọi phương diện gồm: chủ nhà bank, ông Darrel và bà Jeanette Franklin; chủ chợ, ông Duane và bà Lois Crosier và chủ bảo hiểm, ông John và bà Neva Cardwell.

Ngày rời trại tị nạn lên máy bay về Seneca, Kansas, tôi đã chọn chiếc áo dài màu vàng đẹp nhất để lên đường nhưng tôi quên rằng tôi đang ở xứ Mỹ. Chiếc áo dài tôi đang mặc không thích hợp đi đường xa và về làng quê hẻo lánh, nơi mà dân bản xứ chưa bao giờ có dịp tiêp xúc với người ngoại quốc.

Khi cửa phi cơ mở ra, trước mắt tôi là ba cặp vợ chồng Mỹ cao lớn, tuổi trung niên, vồn vã chào hỏi chúng tôi và mời chúng tôi ra xe để tiếp tục chạy thêm đoạn đường 135 miles nữa mới về đến làng Seneca.

Trên đường đi, đâu đâu cũng là những nông trại trồng lúa mì phì nhiêu thẳng tắp làm tôi bồi hồi nhớ đến Ba Má, anh chị em và quê ngoại tôi, Phú Túc, Kiến Hòa với những cánh đồng ruộng lúa vàng tươi thơm ngát.

Về đến Seneca thì trời đã tối, thành phố thật vắng lặng như đã ngủ yên. Lúc đó là mùa hè nên khí hậu về đêm rất mát làm tôi cảm thấy thoải mái dễ chịu, tinh thần bớt căng thẳng vì lo lắng khi nghĩ đến dân chúng trong làng mà chúng tôi sắp sửa đối diện.

Ông bà John Carwell chở chúng tôi về nhà ông bà trong khi chờ những vị bảo trợ sắp xếp chỗ ở mới cho chúng tôi. Đó là ngôi nhà rất khang trang, đầy đủ tiện nghi với máy lạnh chạy suốt ngày đêm và thảm lót màu xanh nhạt đi rất êm chân. (Sau nầy tôi mới biết hầu hết nhà Mỹ nào cũng đều có máy lạnh và lót thảm.)

Hai ông bà có một người con gái và hai người con trai. Con gái ông bà khoảng tuổi tôi, đã có gia đình và ở riêng. Hai ông bà rất tốt, xem chúng tôi như con và thường thăm hỏi chúng tôi, nhưng vì Anh Văn là sinh ngữ hai, tôi chỉ nghe, hiểu tiếng Mỹ một ít mà không thể nói được nhiều nên tôi thường tránh né không dám đàm thoại với những người bảo trợ.

Sau đó ông Darrel tặng tôi quyễn tự điển Anh-Việt màu cam chữ to rất đơn giản, có lẽ ông đã mua nó trong tiệm sách Mỹ, dành riêng cho sinh viên du học ngày xưa và ông tặng chồng tôi tờ báo của làng, trong đó ông viết về việc làng bảo trợ chúng tôi và đón mừng chúng tôi đã chọn Seneca làm quê hương thứ hai.

Tuần lễ sau đó chúng tôi dọn ra một căn gác nhỏ, trên lầu hai ông bà chủ tiệm chụp hình không con, ông Bob và bà Alma. Bà Neva và bà Jeanette đại diện làng chở chúng tôi xuống phố mua sắm quần áo và dụng cụ nhà bếp. Thật là ngạc nhiên vì con phố nầy cách nhà tôi vài block đường và nơi đây chỉ có một con đường Main duy nhất là phố chính.

Tôi sanh ra và lớn lên trong một làng nhỏ, dân cư đông đúc, trong nhà không có đèn điện phải đốt bằng đèn dầu, nhưng nơi đây, quê hương mới của tôi, dân chúng sống rải rác không thấy bóng người ngược lại có rất đầy đủ tiện nghi.

Tôi tò mò nhìn quanh và nhận thấy sau những cửa kính của tiệm có những cặp mắt lén quan sát chúng tôi, vì có lẽ chúng tôi là hai người Á Đông trẻ tuổi, nhỏ con, mắt đen, tóc đen duy nhất mà lần lầu tiên trong cuộc đời họ nhìn thấy.

Có thể là làng nhỏ hình như ai cũng quen biết nhau nên tôi thấy hai bà Neva và Jeanette luôn chào hỏi những người chung quanh. Bà Neva dẫn chúng tôi vào tiệm bán quần áo. Tôi chọn những bộ đồ thích hợp nhưng đều rất rộng, chồng tôi cũng vậy, chúng tôi đành mua những bộ đồ size trẻ con.

Thấy tôi có vẻ thất vọng, bà Neva mua tặng tôi chiếc bàn máy may để tôi có thể sửa lại một số quần áo khác do họ quyên góp.

Mỗi ngày chồng tôi đi bộ từ nhà đến bệnh viện, cách nơi tôi ở một con đường, để học hỏi và làm việc với ông Bác Sĩ. Còn lại tôi ở nhà một mình cũng không yên vì các bà Neva, Jeanette, Lois thay phiên nhau chở tôi đi thăm những người bạn khác của họ.

Bà Neva thường chở tôi đến tiệm Donuts uống cà phê với các bà khác, thật khổ cho tôi khi được các bà phát cho cái bánh donut thật ngọt và ly cà phê đen có vị chua mà tôi cố gắng nuốt trong khi tôi tưởng tượng đến tô hủ tiếu Phánh Ký Mỹ Tho thơm ngon nơi quê nhà.

Có khi bà Neva dẫn tôi thăm nông trại nuôi bò với những con bò to lớn mập mạp. Bà đã chỉ tôi cách họ lấy sữa tươi từ bò mẹ đến cách bỏ sữa tươi vào chai để giao từng nhà mà chúng ta thường thấy trong phim. Chung quanh nông trại là những cánh đồng trồng bắp lại đúng mùa nên bà Neva đã hái những trái bắp tươi đem luộc và chỉ tôi thoa butter lên bắp để ăn. Bà ngạc nhiên khi thấy tôi lấy những trái bắp đem nướng xong thoa mỡ hành lên và ăn một cách ngon lành, tôi không tưởng tượng tôi đang thưởng thức bắp nướng mỡ hành trên mảnh đất tạm dung nầy!

Sát bên nhà tôi là đôi vợ chồng hưu trí, hai ông bà thường tặng chúng tôi rau cải mà họ tự trồng lấy. Có một bàø cụ khác mời chúng tôi đến nhà ăn tối, sau đó bà dẫn chúng tôi xuống xem hầm đồ hộp lưu trữ và cho tôi tự do lựa những đồ hộp tôi thích.

Tôi rất cảm động khi bà trải lên bàn những tờ giấy bạc $100, $50, $20, $10, $1, 50 cents, 10 cents, 5 cents, 1 cents và bà cẩn thận chỉ cho tôi cách xử dụng những loại tiền nầy, sau đó bà nhét tất cả tiền vào tay tôi để tôi đi chợ.

Đôi khi đi chơi với các bà, về đến nhà, tôi đã thấy ai đã để sẵn những trái cà chua, khoai tây, squash, cà rốt... trước cửa với những lời chúc tốt đẹp.

Tôi ít khi gặp ông bà chủ nhà, ông Bob và bà Alma Vardy, vì sáng sớm họ đã ra tiệm chụp hình đến tối về nhà.

Có lần cần ủi đồ, tin tưởng tài nói tiếng Anh của mình, tôi đã mạnh dạn gõ cửa nhà bà chủ nhà mượn bàn ủi. Bà chủ khoảng 60 tuổi đã vất vả nhìn miệng tôi để đoán mà vẫn không hiểu tôi muốn nói gì dù tôi cố gắng nói tiếng Anh thật rõ ràng từng câu. Cuối cùng tôi lấy giấy vẽ hình cái bàn ủi thì bà hiểu ngay. Về sau các bà thường ôm bụng cười lăn khi nhắc đến chuyện nầy!

Ba năm sau tôi đã cho ra đời một bé gái. Ngày đó cả bịnh viện xôn xao dành nhau chạy xem em bé Việt Nam nhỏ như con mèo con có thật nhiều tóc đen.

Đã 25 năm trôi qua, những người bảo trợ chúng tôi giờ đây đã hưu trí. Ông Bob và bà Alma đã nằm sâu trong lòng đất. Mỗi khi nhìn những hình ảnh từ Kansas, những nụ cười thân thương của các ông bà Mỹ năm nào đã gợi lại cho tôi lòng cảm xúc sâu xa, thầm cám ơn các vị đã hết lòng giúp đỡ gia đình tôi những ngày đầu tiên đến Mỹ.

Seneca, một vùng quê hẻo lánh nhưng đầy tình nhân loại.

Hồ Thị Triều-Lam


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,063,242
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”