Hôm nay,  

Lấy Vợ Xứ Người

26/11/200200:00:00(Xem: 190951)
Người viết: Võ Đình Long(")

Bài tham dự số 76\ VBST

Tác giả cho biết 34 tuổi, kỹ sư điện toán chuyên trị phần mềm. Hiện cư trú tại Fort Worth, Texas.


Mang trong người hai dòng máu Pháp Ý nhưng được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Rosita có đầy đủ những yếu tố mà môt người con gái đẹp cần phải có.

Từ ngày Rosita vào làm trong sở, bọn đàn ông chúng tôi kể cả mỹ đen, mỹ trắng, việt nam, đại hàn, tàu, rệp tất cả đều nhốn nháo hẳn lên. Nhất là mấy thằng bạn việt nam của tôi bửa ăn trưa nào tụi nó củng đem con bé ra bàn tán.

Thằng thì nói:

"Tao chưa thấy tiên nhưng tao nghỉ tiên củng đẹp cở con bé này là cùng. Thằng khác thì khẳng định thằng nào thấy con Rosita mà không rúng động thì thằng đó không phải là đàn ông."

Bạo nhất là thằng Mai cồ Lê, có một lần nó tuyên bố là nếu con Rosita cho nó ngủ chung một đêm thì nhất định nó sẽ không ngủ. Trong khi cả bọn đang ngơ ngác nhìn thi nó mới từ từ giải thích: "Ngu sao ngủ, tao phải thức suốt đêm," làm cho cả đám cười nghiêng ngả. Riêng tôi thì cũng không ngoại lệ, nhìn con bé mà lòng cũng rạo rực lắm. Có điều nó là sinh viên thực tập làm việc dưới quyền của tôi nên chẳng làm ăn gì được. Nếu tôi có quờ quạng gì thì thiệt là khó làm việc, hơn nửa tôi lại sợ bị kiện về tội sách nhiễu tình dục nên đành giả bộ nghiêm trang.

Tuy đẹp nhưng con bé Rosita không bao giờ tỏ ra kênh kiệu hay hống hách ngược lại tính tình của nó rất dể thương và luôn vui vẻ với mọi người. Riêng với tôi hình như nó có một cảm tình đặc biệt. Có lẽ nó nghỉ là tôi không có trong đầu những ý đồ đen tối nên nó cư xử tự nhiên và thoải mái với tôi hơn.

Nhiều khi đi ngang phòng làm việc thấy tôi có vẻ mệt mỏi nó thường ghé vào trò chuyện và đứng sau ghế dùng tay xoa bóp bả vai tôi. Không biết vô tình hay cố y,ù có lần nó dí nguyên hai trái cam sành vào ót tôi trong khi xoa bóp khiến tôi chết trân như Từ Hải chết giữa loạn quân năm xưa.

Ngày tháng rồi cũng qua đi, con Rosita trở lại trường tiếp tục việc học hành và trả lại sư yên tĩnh chán ngắt trước kia.

Mùa hè năm đó, tôi được hãng bổ nhiệm cùng đoàn nhân sự đi đến các trường đại học để tuyển mộ mấy anh kỹ sư mới ra trường. Tình cờ gặp lại con Rosita, thiệt là mừng mừng tủi tủi. Riêng con bé thì cũng vui vẻ không kém.

Vừa thấy tôi, nó vội chạy lại ôm cứng ngắc như ôm người thân thiết từ xa mới về. Thế là tôi lại thêm một phen nín thở. Tôi nín thở không phải là vì tôi không chịu được cái xiết của nó, mà vì cái mùi thơm trên mái tóc và nhất là hai quả cam năm xưa bây giờ đã dí chặt vào lòng tôi.

Sau giây phút bàng hoàng đó, tôi gợi ý hỏi xem nó muốn về làm lại cho hãng tôi không. Nếu nó muốn thì tôi sẽ đề nghị lên cấp trên nhưng nó mỉm cười và từ chối. Nó thú thật là đả có hãng khác nhận rồi và không có hứng thú về làm hảng cũ. Điều này làm cho tôi thất vọng lắm nhưng bù lại nó hỏi tôi chiều nay có rảnh không vì lâu ngày không gặp nó muốn hai đứa đi ăn tối hay đi chơi đâu đó. Tôi đương nhiên là vui vẻ nhận lời.

Chiều hôm đó tôi đưa em Rosita vào một quán ăn việt nam, thứ nhất là nó gần trường em học thứ hai là muốn giới thiệu với em một tí về văn hoá Viet Nam. Không ngờ em lại tiếp nhận văn hoá mình một cách thật là nồng nhiệt, bằng chứng là em đã uống hết chén nước mắm dùng để chấm chả giò trong món khai vị. Sau đó em chơi nguyên dĩa rau vô tô phở, ăn xong em còn làm thêm một ly sinh tố sầu riêng tráng miệng.

Sau bữa ăn, trời còn sớm nên chúng tôi ghé vào một công viên hóng mát và nói chuyện trên trời dưới đất. Nhờ vậy mà chúng tôi có dịp để chia xẻ cho nhau về cái cuộc đời ba chìm bảy nổi tám cái lênh đênh. Sau cái buổi hội ngộ tình cờ đó, chúng tôi bắt đầu hò hẹn và trở thành một cặp tình nhân từ lúc nào không biết.

Thấm thoát mà đã hai năm, em Rosita bây giờ trừ diện mạo, tính tình không khác gì một em gái Việt Nam chính gốc. Lúc này em có thể ăn cà pháo mắm nêm mà không cần suy nghĩ.

Cứ mỗi cuối tuần là em đến nhà tôi, chúng tôi cùng nhau nấu nướng ăn uống xong xem tivi. Chỉ lâu lâu chúng tôi mới ra ngoài ăn uống xem phim để hâm nóng lại cái lãn mạn thuở ban đầu. Thỉnh thoảng có mấy thằng bạn đến chơi, em cũng lăn vô bếp trổ tài vài món nửa mỹ nửa việt cho bọn tôi nhâm nhi. Vì vậy mấy đứa bạn phục tôi lắm. Tụi nó thường nói: "Mày bí quyết gì mà con bé nó thương và lo cho mày còn hơn vợ tao lo cho tao nữa, vậy thì còn chần chờ gì không cưới đi""

Riêng em Rosita thì tuần trước đòi dọn về ở chung với tôi để chúng tôi có nhiều thời gian hơn mà chăm sóc lẩn nhau. Nhưng tôi thì từ chối và nói với em là người việt mình phải đám cưới rồi mới có thể ở chung. Nghe vậy trông em tươi hẳn lên và nói vậy thì tụi mình làm đám cưới đi anh. Nghe tới đây tui nghe cổ họng mình mặn chát và vội thối thoát là tôi chưa có sẵn sàng cho cuộc sống gia đình. Lúc đó tôi thấy em Rosita buồn lắm, em nhìn ra xa xôi nghỉ ngợi gì đó rồi chuyển qua đề tài khác.

Thật ra tôi đã tính chuyện này từ mấy tháng nay. Lấy được em thật là một diễm phúc. Em vừa đẹp vừa hiền và lại có thu nhập cao, một thằng tị nạn như tôi còn đòi hỏi gì hơn nữa.

Tôi đã gọi điện thoại về Việt Nam để bàn bạc và xin phép với mẹ tôi về việc cưới em nhưng bà nhất quyết phản đối về cuộc hôn nhân dị chủng này. Bà phân tích nào sự bất đồng về ngôn ngữ văn hoá nào sự khác biệt giữa hai phong tục tập quán. Cuối cùng bà còn thòng thêm một câu đau đớn: "Dù con có ở mỹ bao lâu đi nửa, con cũng chỉ là con vịt trong đám gà không thể nào pha trộn được."

Còn thằng em trai cũng nghe lời mẹ tôi nên lên giọng dạy đời:

"Bên mỹ này lấy vợ cũng như mua xe hơi cũ. Mua rồi không được trả lại và cũng không có bảo hành. Nếu không may gặp chiếc xe muốn chạy thì chạy, muốn đứng thì đứng thì coi như tàn đời. Giữ lại thì chịu không nổi tiền bảo trì, còn bán đi thì phải chịu lỗ hơn một nữa. Mà anh biết đó, thường thì xe mỹ chạy hổng có bền ..."

Dallas 7/2000
Võ Đình Long (")

Ý kiến bạn đọc
03/03/202222:39:21
Khách
Cô không lấy ông là cô ấy may mắn lắm :-)
29/09/201815:24:54
Khách
Chắc bà cụ mẹ của nhân vật trong truyện này lớn tuổi rồi nên khó gạt bỏ được những quan điểm hẹp hòi, quá khích về sự khác biệt về văn hóa, phong tục hay chỉ muốn thực hành quyền làm cha mẹ mà viện cớ để phản đối trước đã. (Làm như là cứ hễ lấy một người cùng chủng tộc là mọi điều sẽ hoàn hảo!).

Thời nay thế giới ngày càng rộng mở do sự đi lại dễ dàng, phương tiện truyền thống nhanh chóng và sâu rộng, giao thương giữa những nền văn hóa khác nhau ngày càng phổ biến. Từ đó, trừ những kẻ tự cho chủng tộc của họ là cao cấp hơn tất cả mọi chủng tộc khác (e.g. the white supremacists), đa số chúng ta trở nên hiểu biết hơn, nhìn sự khác biệt như là điều hiển nhiên của bất cứ một tập thế nào (live and let live) hơn là điều để tạo mâu thuẫn và kỳ thị.

Có hai điều mà bà mẹ và người em của nhân vật trong truyện này đã quên là:
1) Tình yêu thật không có biên giới.
2) Không có cái văn hóa nào là hoàn toàn tốt (Những ngày đầu trên xứ Mỹ nhiều người đã lên tiếng chỉ trích nặng nề phong tục tập quán của người Mỹ, hay người tây phương, nhiều nhất là trên 2 vấn để ly dị và bỏ cha mẹ vào viện dưỡng lão.
Ngày nay rất ít nghe ai chỉ trích nữa vì những điều đó cũng đã được thực hành ngay trong cộng đồng chúng ta rồi. Tất cả nói chung là do hoàn cảnh sống...)

Nhân đọc câu chuyện góp vài lời cho vui. Đúng như nhân vật trong truyện đã nói với cô bồ; anh chưa sẵn sàng cho việc lập gia đình. Giản dị vậy thôi. Anh là người con rất có hiệu đã trưởng thành, có sự nghiệp mà vẫn xin phép mẹ khi muốn lấy vợ!!! Chuyện vợ chồng, hôn nhân hạnh phúc không giản dị như cứ đặt những tiêu chuẩn ra (criteria) , hội được những tiêu chuẩn này là hạnh phúc!!! Hôn nhân là việc rất cá nhân thực ra không ai có thể quyết định cho người khác được.
Bà mẹ và người em trai này đã thể hiện tinh thần kỳ thị hay đó là đó mặc cảm tự ti tận đáy lòng chăng? Sao không tập trung vào những cái giống nhau để từ đó tìm sự hòa hợp trong những cái khác nhau (những cái khác nhau sẽ làm cho sự khám phá nhiều khi thú vị hơn là những gì đã quá quen thuộc). Hôn nhân với người cùng chủng tộc không có sự khác biệt à? Không thiếu gì cha mẹ không muốn hay ngay cả không cho phép còn mình lấy người khác miền nữa là khác. Thật là hẹp hòi một cách tội nghiệp!

(Gia đình tôi là gia đình hoàn toàn tạp chủng và so far so good; ai biết đâu ngày mai? Tôi(63 tuổi) hoàn toàn không can dự vào sự chọn lựa của các cháu, tôi chỉ đứng sau lưng, luôn luôn hỗ trợ sẵn sàng góp ý khi được hỏi. Các cháu đã trưởng thành lại có "con tim" và sự phán đoán riêng của chúng, làm sao tôi là "người ngoài" có thể có ý kiến đừng nói chi đến quyết định cho chúng? Tôi là mẹ chúng không có nghĩa tôi là người thông thái hơn, biết đời, biết người hơn như một số cha mẹ hay thường cho con mình dù lớn đến đâu vẫn còn "non nớt" nên "phải" quyết định cho chúng!)
06/06/201804:50:51
Khách
phãi có lương tâm và tình nghĩa ông ơi , mẹ ông kg hiễu và người xưa kg thích con cái lấy người kg cùng giống , nhưng ông phãu giãi thích cho mẹ ông nghe chứ , ông đã ăn ỡ với con người ta bao lâu nay rồi nghe lời mẹ và thằng em trai rồi định xù à ..... ăn ỡ phãi nghĩ đến cái đức , nếu sau này con gái ông bị 1 thằng như ông bay giờ kg chiu cưới thì sao .....hãy nghĩ đến nhân quã
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,020,185
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến