Hôm nay,  

Hôm Đó Là Ngày Lễ Tạ Ơn

13/03/200100:00:00(Xem: 161626)
Bài tham dự số: 171-1110

Hôm nay theo chân một nhỏ bạn, tôi cùng ra phi trường Los Angeles để đón gia đình chị nó vừa sang định cư tại nước Mỹ này.

Nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc của chị ấy khi gặp lại người thân sau nhiều năm xa cách, tôi bỗng nhớ thật nhiều về những giọt nước mắt của mình mười năm trước đây, nước mắt của những tháng năm đầu tiên trên xứ lạ.

Tôi đến Mỹ cùng bố mẹ và hai em theo diện đoạn tụ gia đình do một người bác bên họ nội tôi bảo lãnh vào một ngày cuối tháng mười một.

Tôi còn nhớ rõ lắm hôm đó là ngày lễ Thanksgiving, một trong những ngày lễ lớn ở Mỹ mà tất cả mọi người đều chuẩn bị chu đáo các thứ thức ăn với tấm lòng biết ơn đến đất trời đã ban cho họ có một cuộc sống ấm no, sung túc. Gia đình bác tôi cũng không ngoại lệ, tất cả mọi người đều tề tựu về nhà đông đủ, trước là cùng dùng chung bữa cơm thân mật, ấm cúng, sau là để chúc mừng gia đình tôi được bình an đến mảnh đất tự do này.

Nhìn khung cảnh vui vẻ đầm ấm ngày hôm đó tôi những tưởng mình đã thật sự đặt chân lên mảnh đất thần tiên rồi, phải tôi đã chạm chân đến rồi nhưng bằng một cái gái cũng không rẻ lắm mà tôi nghĩ mọi người chúng ta đều phải trả khi bắt đầu một cuộc sống mới nơi quê người.

Đã trôi qua một tuần lễ hàn huyên tâm sự và cũng để cho chúng tôi quen dần với khí hậu và thời gian ở bên này. Bác tôi đưa gia đình tôi đến một căn apartment nhỏ hai phòng mà bác đã mướn trước cho chúng tôi. Lúc đầu tôi lấy làm ngạc nhiên lắm, tại sao chúng tôi lại không thể ở chung với gia đình bác, vừa tiết kiệm được tiền lại được sự bảo ban hướng dẫn của hai bác trong thời gian đầu chúng tôi mới đến đây. Vả lại nhà bác tôi cũng khá rộng rãi và các anh chị lớn có gia đình đều ra riêng cả, tôi thấy mọi việc đâu có gì là bất tiện. Nhưng sau này tôi mới hiểu, chuyện không đơn giản như tôi tưởng. Chúng tôi không thể sống chung như ở bên Việt Nam được, con người bác dâu tôi lại có ít khắt khe nhất là đối với những người mới đến như chúng tôi. Còn các con của bác thì có vẻ như không được gần gũi cho lắm. Họ nói chuyện với nhau toàn bằng tiếng Anh và nhìn chúng tôi bằng những con mắt xa lạ. Có lẽ vì biết chuyện như thế nên bác tôi mới mướn nhà riêng cho chúng tôi để tránh sự đáng tiếc có thể xảy ra sau này. Tôi thật cám ơn bác tôi thật nhiều.

Đêm đầu tiên ở nhà mới, cái cảm giác thật khó mà quên được. Nhìn quanh nhà thấy trống toang trống toác. Ngoài trời thì tối đen, không một bóng người qua, không một tiếng động lạ, cảnh vật im lìm đã làm tăng thêm nỗi lo sợ trong lòng mỗi chúng tôi. Đêm đó tôi không tài nào ngủ được, lo lắng, sợ hãi và tủi thân đã vây chặt lấy tôi. Không biết ngày mai đây chúng tôi phải đương đầu với mọi việc như thế nào đây" Công ăn, việc làm, nhà cửa, xe cộ...mọi thứ sẽ phải bắt đầu từ đâu đây" Tôi thiếp đi trong giấc ngủ muộn đầy nước mắt.

Nhưng rồi việc gì đến thì sẽ đến như là một sự an bài. Những ngày kế tiếp bác tôi đã giúp chúng tôi hoàn tất một số giấy tờ tùy thân và việc học hành của hai em tôi. Ban đầu tôi dự tính sẽ đi làm nhưng thú thật lúc đó tôi tuy đã hai mươi lăm tuổi nhưng vẫn còn ham đi học lắm, và tôi thiết nghĩ ở một nước văn minh tiến bộ như nước Mỹ càng học nhiều thì hiểu biết càng sâu rộng, càng mở mang kiến thức, lại có thể kiếm được một công việc tốt hơn... Nhưng nếu tôi đi học thì làm sao có tiền để chi phí cho sinh hoạt hằng ngày đây" Tôi xin ý kiến của bố mẹ và bác tôi. Chúng tôi cùng bàn thảo và cuối cùng cả ba người đều khuyến khích tôi sẽ đến trường vào ban ngày, buổi tối và cuối tuần có thể kiếm thêm việc để làm thêm như các sinh viên học sinh ở đây. Riêng bố mẹ tôi cũng xin được việc làm từ một shop may gần nhà hầu mong kiếm đủ tiền cho sinh hoạt của cả nhà. Tôi thật lấy làm cảm động vì tấm lòng thương con vô bờ bến của bố mẹ tôi.

Đã tính toán mọi việc như thế chúng tôi ai nấy đều cố gắng hết sức mình để mong ổn định cuộc sống mới. Nhưng chuyện ở đời nói thì thấy đơn giản, nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy rõ nỗi khó khăn vất vả của nó. Vì chưa có xe nên sáng nào tôi và nhỏ em kế cũng dậy thật sớm cho dù trời nóng hay lạnh, trời mưa hay nắng để chạy vội vàng đến trạm xe bus cho kịp giờ lên lớp. Chả trách chi mà ngày nào đến lớp chúng tôi cũng hổn hễn thở như người vừa vượt qua một chặng đường dài. Thêm vào đó chúng tôi còn xin được công việc làm ở trường học, mỗi tuần mười tiếng với mức lương tối thiểu dành cho các sinh viên nghèo.

Thế là vừa học vừa làm suốt cả ngày, khi về đến nhà là người cứ vã ra. Uống một miếng nước hay ăn vội miếng bánh chị em lại dắt díu nhau chạy ra shop may để kiếm thêm được dồng nào hay đồng nấy. Bữa cơm chiều thì đã có thằng em út-năm đó được mười ba tuổi phụ trách. Cho đến tối thì cả gia đình mới lục tục kéo nhau về. Cơm nước, tắm rửa, học bài rồi đi ngủ.

Cuộc sống cứ y như một cái máy quay đều từng ngày từng ngày một. Có đôi lúc vì quá mệt mỏi tôi không thể nào chuẩn bị bài vở cho chu đáo. Tiếng Anh thì có giới hạn, càng lên lớp cao thì bài học càng nhiều và càng khó hơn. Những bài viết của tôi điểm C, D xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đêm nằm nước mắt tôi rơi ướt cả một bên gối. Tôi cảm thấy buồn bã và lo lắng lắm, có lẽ nào mình chịu bỏ cuộc hay sao"

Cái vòng như thế cứ tiếp diễn học, làm, rồi làm, học. Không bạn bè đàn đúm, không giải trí tiệc tùng, tôi cứ thế cắm đầu vào việc học cho đến khi tôi chuyển đến một trường đại học khác cao hơn để đi sâu vào môn học chính của mình. Lúc đó tôi thấy mình đuối sức và nản chí ghê gớm. Không thể nào tiếp tục như vậy được nữa, chắc là tôi phải thôi học quá mặc dù lúc này gia đình tôi đã mua được một cái xe cũ để tiện việc đi lại cho cả nhà. Bài vở ở trường càng lúc càng nhiều, càng khó hơn và đòi hỏi tôi phải có nhiều thời gian hơn mới chu toàn được.

Có lẽ đoán được ý định của tôi, bố mẹ tôi đã khuyến khích giúp đỡ tôi thật nhiều trong việc này. Bố mẹ đã khuyên tôi nên tạm ngưng làm việc và tập trung tinh thần vào những mùa học cuối. Hai người còn nhắc nhở tôi nên họp mặt bạn bè và có một vài giải trí nhẹ nhàng cho tâm trí được thoải mái thì việc học mới có kết quả khả quan.

Bên cạnh đó tôi còn có hai bà thầy người Mỹ đã tận tình chỉ bảo giảng dạy cho tôi rất nhiều điều hay trong trường học cùng cách đối xử,giao tiếp với mọi người ở trường đời. Cái kỷ niệm mà tôi còn nhớ như in đó là vào ngày lễ Valentine. Buổi sáng hôm đó tôi vào văn phòng bà thầy để nhờ bà giảng lại vài điều mà tôi không rõ ràng hiểu hết.

Thấy tôi ngạc nhiên nhìn bình hoa hồng thật to và một hộp lớn kẹo chocolate hình trái tim để trên bàn của bà, bà liền hỏi tôi:

"Em có biết hôm nay là ngày lễ gì không" Và có ai tặng hoa hay kẹo cho em không""

Tôi ngơ ngác trả lời rằng tôi không biết hôm nay là ngày lễ gì và cũng không ai tặng thứ gì cho tôi cả. Bà cười to một tiếng rồi với lấy một bông hồng đỏ thẫm và một viên kẹo chocolate đưa cho tôi, ôm lấy tôi và nói vui: "Happy Valentine, chúc mừng ngày lễ tình yêu" rồi giải thích rõ ràng ý nghĩa của ngày lễ đó cho tôi nghe.

Lúc đó tôi cảm động lắm lúng túng đáp lời cám ơn và viên kẹo ngày hôm đó mãi mại ngọt ngào trong tôi vào mỗi mũa lễ Valentine.

Và hạnh phúc thay cuối cùng tôi đã đội được cái mũ vuông màu đen rồi. Đêm hôm trước ngày làm lễ ra trường tôi hồi hộp không ngủ được, lòng vui sướng vô tả tôi mừng đến rơi nước mắt, giọt nước mắt hạnh phúc của tôi. Cử nhân ngành sinh hóa học, sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với những người khác nhưng với tôi nó là một sự cố gắng không ngừng của bản thân.

Những vòng tay ôm, những đóa hoa tươi cùng những lời chúc mừng tốt đẹp của tất cả những người thân yêu của tôi, của thầy cô và của bạn bè tôi là phần thưởng to lớn và quí báu nhất mà tôi có được sau những năm "ra công mài sắt".

Nhân ngày lễ tạ ơn sắp đến, xin được một lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi người. Xin cám ơn nước Mỹ đất nước đã cho tôi có được cơ hội này.

Tháng 10/2000

Nguyễn Tường Lam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến