Hôm nay,  

Hai Mùa Tạ Ơn

13/03/200100:00:00(Xem: 159913)
Bài tham dự số: 167-1106

Nhiều mùa tạ ơn đã lần lượt đi qua đời tôi, trên quê hương mới nhưng chỉ có mùa tạ ơn đầu tiên và năm ngoái ở tiểu bang miền Đông là còn để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

Ngày mới đến Mỹ tôi được làm quen với lễ ma Halloween vào ngày 31 tháng 10 thì đến đầu tháng 11 khi bước vào học lớp ESL tôi đã thấy cô giáo và cô phụ giáo gỡ các posters hình ma quỷ để gắn vào đó những ap-phich khác có màu vàng úa màu lá cây in hình những chú gà tây, những trái bắp, trái bí rợ, chiếc thuyền buồm lớn. Ởû cửa ra vào của lớp còn có tấm biểu ngữ "banner" với hàng chữ "Happy Thanksgiving.

Tôi chẳng hiểu ý nghĩ của những ngày lễ này cho đến tuần lễ thứ tư của tháng 11 năm đó vào ngày thứ hai đầu tuần. Trước khi dạy, các cô giáo hỏi các học viên ESL những ai đã mừng lễ tạ ơn ở Mỹ" Có rất ít cánh tay đưa lên. Bà biết là đa số học viên mới đến Mỹ rồi bà cho biết lễ tạ ơn là ngày thứ năm, tất cả các học viên được nghỉ nên thứ tư là buổi học cuối cùng của tuần bà muốn học viên biết về lịch sử và ý nghĩa của ngày này. Sau bài học sẽ có một party chung cho các lớp ESL. Ai muốn tham dự thì đóng $2.00 không mấy ai từ chối vì nghĩ rằng đây là dịp để cho mình làm quen với phong tục tập quán cùng thức ăn của người Mỹ cùng thưởng thức tài nấu ăn của các cô giáo Mỹ. Đây là một lễ thuần túy của người Mỹ, không như lễ Giáng Sinh nên các cô giáo Mỹ tự nguyện phụ trách nấu nướng.

Sáng thứ tư hôm đó, mỗi cô đẩy vào lớp một cái nồi lớn, hay một cái lò điện lớn trong đó đựng một con gà tây quay theo kiểu Mỹ với nhiều công thức "Recipes" khác nhau để vào phòng học dành cho party.

Các lớp ESL dồn lại một phòng. Buổi học bắt đầu muộn, không có những bài thường lệ mà là bài in được phát và giảng về lịch sữ và giảng về ý nghĩa lễ tạ ơn. Thời gian không cho phép nên cô giáo tôi chỉ tóm gọn trong mấy ý chính như sau:

Ngày lễ tạ ơn của Mỹ có từ năm 1862 khi mà những người hành hương "Pilgrims" đến cảng Plymouth bang Massachusettes trên chiếc thuyền Mayflower sau hai tháng lênh đênh trên mặt biển.

Vì đói khát và thời tiết giá lạnh nên một số phân nửa đã chết. Số còn lại cập bến được thổ dân da đỏ dạy cho họ trồng trọt và được mùa. Để tỏ lòng biết ơn thổ dân da đỏ và thượng đế, họ đã tổ chức ngày lễ tạ ơn từ đó.

Lúc đầu lễ không qui định ngày mà thay đổi tùy theo thống đốc từng tiểu bang. Trải qua nhiều thay đổi mãi đến 1941, quốc hội Mỹ mới chính thức công bố ngày lễ tạ ơn hàng năm trên toàn nước Mỹ là ngày thứ năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11.

Sau đó cô giáo nóùi tiếp về ý nghĩa của lễ này: lễ tạ ơn là một dịp để người Mỹ tạ ơn Thượng Đế sinh ra muôn loài, còn cho lương thực và nước uống để muôn loài tồn tại. Lễ tạ ơn là một sự kết hợp hài hòa những yếu tố vật chất và tinh thần: nhà thờ và những người giàu lòng hảo tâm thường cung cấp những bữa ăn miễn phí cho nguời nghèo và vô gia cư. Thiết tưởng không có một lễ nào trong năm có một Long Weekend không bi gián đoạn như lễ này từ thứ năm cho đến chủ nhật. Đây là một dịp chúng ta có thể đi du lịch xa thăm gia đình, bạn bè, ăn uống ...và nhất là có lý do chính đáng để tạm gác những công việc hàng ngày.

Sau nửa giờ, bài giảng chấm dứt, các học viên có nữa giờ để bày tỏ cảm nghĩ của mình trong dịp lể nầy.

Một học viên Việt Nam vào Mỹ theo diện H.O đã phát biểu. Ông nhắc đến truyền thống nhớ ơn của người Việt Nam qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" được thể hiện trong ngày sinh nhật, cúng giổ, mùa Vu Lan báo hiếu, Tết. Nhưng Việt Nam không có ngày Tạ Ơn. Thì đây cũng là một dịp để ông bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Bằng một giọng xúc động ông ta bày tỏ lòng cảm ơn người vợ hiền đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để thăm nuôi, chờ đợi và chung thủy trong 10 năm ông đi tù trong trại "Cải Tạo" của Việt Cộng không có ngày về. Rồi ông cám ơn chính phủ Mỹ đã cho ông quyền tự do cư trú, ngôn luận, tính ngưỡng, quyền làm việc, học hành... Đó là những quyền căn bản của con người mà gia đình ông cũng như hàng triệu gia đình khác có liên hệ với chế độ cũ đã bị tước đoạt nơi quê hương của mình.

Cuối cùng ông cũng không quên cảm ơn tất cả thầy cô giáo ESL đã tận tâm dạy anh ngữ, ông được học miễn phí mà ở bên nhà ông không có tiền ăn, nói chi đến chuyện học. Ông hy vọng với việc học này giúp cho ông có cơ hội tìm việc làm và mau chóng hội nhập vào xã hội mới.

Lời phát biểu chân thành của ông đã gây xúc động cho cả lớp. Một vài cô giáo Mỹ không cầm được nước mắt.

Còn vài phút nữa là đến giờ ẩm thực, các cô giáo giới thiệu qua vài thức ăn truyền thống trong ngày tạ ơn gồm có gà tây quay, nhồi "stuffing" thường là cornbread, xốt cranberry màu tím, khoai lang hầm, khoai tây nghiền cùng bánh nướng bí rợ.

Các thức ăn này đi với nhau mang một ý nghĩa gần gũi với thiên nhiên, gợi nhớ quá khứ, ước mong một cuộc sống hiền hòa và ngụ ý khen tặng người phụ nữ Mỹ trong gia đình.

Đúng 11 giờ chúng tôi xếp hàng sang phòng bên cạnh để lấy thức ăn. Các cô giáo và phụ giáo choàng tấm "Apron" phía trước và trở thành người phục vụ cho học viên.

Bàn học được kê thành hình chữ U. Các học viên xếp hàng từ ngoài vào lần lượt lấy dĩa giấy, dao, muỗng, nĩa, ly bằng plastic, khăn ăn. Các cô giáo múc thức ăn cho họ, hoặc họ tự chọn. Lối selfserve rất phổ biến ở Mỹ. Con gà tây lớn được lạng thành những miếng mõng rất khéo tay, chúng tôi bỏ thêm nhồi khoai lang tây, xốt, tráng miệng thành một dĩa đầy, gần 12 giờ ai cũng cảm thấy đói.

Lối bày biện bàn ăn của Mỹ thay đổi tùy theo ý nghĩa của buổi lễ, nhìn vào là biết họ đang mừng lễ gì, khăn trãi bàn, napkin, đều có hình gà tây xòe lông. Rãi rác trên các bàn là mấy giỏ đan thô bằng lá cỏ trong có đựng mấy trái bắp khô, trái bí rợ, hạt dẻ cùng tấm thiệp Happy Thanksgiving có hình con gà tây hay những cảnh vàng úa của một chiều thu tàn tạ.

Lấy thức ăn xong, chúng tôi trở về lớp học, vừa ăn vừa làm quen các học viên đến từ các nước khác bằng một thứ Anh ngữ bập bẹ, nhưng cũng chính nhờ ngôn ngử này và các thầy cô giáo đã giúp cho chúng tôi xích lại gần nhau hơn...

Các học viên khác đã bắt đầu cạn dĩa có lẽ thức ăn của nước họ không khác xa với thức ăn của Mỹ. Còn tôi bụng đói meo nhưng dĩa chỉ cạn có 1/3. Các cô giáo Mỹ xã giao hỏi học viên enjoy thức ăn như thế nào" Chúng tôi ai cũng khen là các cô nấu ăn rất ngon! Tuy đối với tôi không thật tình nhưng đó cũng là một lời nói dối vô tội vạ "White lie" những con gà nâu vàng bóng và rất hấp dẫn nhưng nhạt nhẽo vì không được ướp (marinade) như kiểu Á Đông.

Có một điều tôi rất thích là ở Mỹ hễ có lễ lạc gì thì thực phẩm và đồ dùng đều bán hạ giá để mọi người dù giàu hay nghèo ai cũng có dịp mừng lễ chứ không như bên nhà lễ tết là một dịp tủi thân cho người nghèo.

Rồi những mùa lễ tạ ơn cho năm sau, gia đình tôi cũng mừng lễ. Mẹ tôi mua một con gà tây cở chung cũng ướp ngủ vị hương nhồi lá hạt sen, nấm mèo, kim châm, bún tàu...nhưng tôi không ăn khoai lang bí, khoai tây, nó làm cho chúng tôi hồi tưởng cái thời kỳ ăn độn với Việt Cộng mà mẹ tôi nấu sôi dừa, sôi gấc rất thơm, nước xốt cranberry được thay thế bằng tàu vị yểu.

Vào đêm tạ ơn mẹ và chị em chúng tôi quay quần bên nhau chẳng thấy có mùi Mỹ mà là mùi vị Á Đông quen thuộc. Mới năm ngoái đây một người bạn thân rủ tôi đi xuyên bang làm nail khá hơn ở Cali nhiều. Tôi đã bỏ một nơi nắng ấm tình người để đến miền Đông lạnh lẽo xa xôi. Đó là thành phố Huntville, bang Alabama mà khách đa số là Mỹ đen. Tôi cảm thấy bơ vơ lạc lõng như những ngày đầu mới đến Mỹ. Vào dịp lễ tạ ơn, người Mỹ nghĩ việc lamø đẹp tay chân thì chúng tôi lại quá bận, gần nửa đêm mà khách vẫn vào, tiền bạc dư dả mà nào có hạnh phúc, có được nghĩ ngơi"

Thấy thợ nail quá cực, vợ chồng chủ shop thương tình mướn một câu lạc bộ bỏ túi rồi order thức ăn từ một tiệm Mỹ nổi tiếng để đãi chúng tôi.

Hết giờ làm việc chúng tôi tụ lại đây ăn uống, hát Karaoke và nhảy nhót cho đỡ buồn. Ai cũng đói mà thức ăn thì nằm la liệt trên bàn.

Tôi hỏi chị chủ shop" Sao chị chẳng ăn gì cả" Bộ chị không đói hả" Chị Chủ là một người Nam chân chất, nói:

"Ai mà ăn được cái "đồ yêu" đó! thấy mấy con gà to bằng con heo là tôi ngán rồi. Ông mua cho thợ của ông chứ ai mà ăn. Không lẽ mùa tạ ơn người ta ăn gà tây mà mình ăn heo quay, vịt quay. Chứ heo quay, vịt quay ngon hơn nhiều. Hồi chiều tôi đã dằn một bụng cơm với khô sặc nướng, táo xanh chấm nước mắm ướt thế soài tượng. Hết khô mấm là tôi nhấc cái phone biểu chợ Little Saigon đóng thùng gởi qua."

Nghe chị nói mà tôi thèm. Chị đúng là người bảo vệ truyền thống! Em hoan hô chị, hai chị em chúng tôi cùng cười.

Đêm trở về sáng, tiệc tàn, thức ăn còn nhiều, chúng tôi clean bàn và đổ tất cả cái leftover vào thùng rác chứ không mấy ai xin hộp đem về như những lần ăn đám cưới hay tiệc tại các nhà hàng Á Đông.

Đã nhiều năm ở Mỹ mà tôi vẫn chưa lột lưỡi. Tôi nghĩ cùng trong một nước mà trái sầu riêng người thì khen thơm ngon, kẻ thì cho là hôi không ngửi được huống hồ gì mà mình ăn thức ăn của quốc gia khác, chủng tộc khác. Rồi nghỉ đến câu tục ngữ la tinh mà bà giáo ESL đã dạy khi thấy một số học viên không ăn được thức ăn của nước khác : Mùi vị là cái gì không giải thích được: De gustibus non disputandum (There is no accounting for taste). Quả không sai!

Dương Kim Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến