Hôm nay,  

Cái Thuở Ban Đầu Long Đong Ấy

11/01/200100:00:00(Xem: 181328)
Sau 6 ngày đói khát, lênh đênh trên biển khơi đâỳ gian nguy, vơí sự rình mò cuả tử thần, chúng tôi, gia đình gồm 5 ngươì đã an toàn đặt chân lên giàn khoan U Dang Natuna IIB; đó là ngày 13 tháng 9, 1981. Sau đó, chúng tôi được chuyển đến trại tỵ nạn Galang.
Galang là một hòn đảo nhỏ thuộc Nam Dương và ở phiá nam Singapour. Tại đây, mọi người chờ đơị được các phái đoàn của các nước: Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Canada...và Hoa Kỳ phỏng vấn, chấp nhận rồi cho đi định cư.
Đa số dân tỵ nạn đều mong được phái đoàn Hoa Kỳ nhận, để được định cư tại mảnh đất thuộc quốc gia hùng cường nhất thế giới này. Riêng đối với tôi định cư ở bất kỳ quốc gia tự do nào cũng tốt. Tuy nhiên, tôi muốn sang Mỹ để đoàn tụ với cậu em ruột, Võ Thắng, người đã định cư tại đây từ năm 1978 và hy vọng sẽ gặp lại bố mẹ cùng anh chị em khác, trong một tương lai gần.
Cuối năm 1982, gia đình tôi hân hoan khi có tên trong bảng danh sách đi định cư.
Buổi sáng hôm đó, mọi ngươì, được đi định cư, hôì hộp tụ tập tại một địa điểm, chờ đợi xe đến đón. Trên mặt ai nấy đều tỏ vẻ hớn hở, hân hoan.
Đứng trong đám đông vui như chợ tếtù đó, tôi nghĩ: "Mỹ là cái gì" Nó như thế nào" Dân tình làm sao" Mình sang đó làm gì mà nuôi vợ, con"" Bất chợt tôi thở dài.
Xe tới, chở chúng tôi ra bến tâù. Chúng tôi nối đuôi nhau lên tầu rồi đoàn tầu rẽ nước, tiến về phía Singapore. Sau hơn hai giờ di chuyển, chúng tôi tới hải cảng trứ danh này. Nhìn các toà nhà cao vút, nguy nga, tôi chợt thấy tủi cho đất nước mình: chiến tranh tàn phá, dân tình đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Một tuần lễ sau, một đoàn sáu, bẩy trăm người chúng tôi kéo nhau ra phi trường từ lúc 2 giờ sáng, làm thủ tục rồi lên chiếc Boeing 747 khổng lồ để bay đến miền đất hứa.

Quả tình đất nước này vĩ đại thật, từ con đường đến nhà cửa cái gì cũng khác hẳn Việt Nam. Tôi nhìn ngắm các freeway, cao ốc không biết chán.
Sau vài ngày vui vẻ, đoàn tụ với gia đình câụ em ruột, tôi bắt đầu lết bước đi tìm job. Tôi tự nghĩ: "Minh còn chân, còn tay sao lại phải xin wellfare" Một sự hãnh diẹân nhất là mình phải tự lực cánh sinh" Mỗi ngày, tôi cuốc bộ cả chục cây số, xin nơi này, hỏi nơi khác và đôi giày duy nhất đã há mõm, to như mõm con chó nhà hàng xóm, mà chẳng ai mướn cả; có lẽ họ nghe tiếng broken English cuả tôi làm họ không mâý tin tưởng. Cuối cùng, tôi cũng đành đi xin trợ cấp xã hội.
Một buổi sáng, tôi phải đem hai đưá con nhỏ đi khám bác sỹ. Khi ra đến bến xe bus thì trời đổ mưa tầm tã (năm đó có El Nĩno). Tôi tìm chỗ cho bố con trú, nhưng quanh đó không có hàng quán nào khả dĩ che thân. Bất chợt, một chiếc xe truck to lớn ở đâu trờ tới và đậu lại, cách đó không xa. Tôi vội cõng thằng út, tay dắt thằng lơn chạy tới, rồi bố con cùng chui xuống gầm xe ngồi.
Ngồi ôm hai con được một chặp, tôi thâý một chiếc xe Pontiac trắng chạy qua, ngừng lại và lui laị cạnh chỗ bố con tôi.
Cưả xổ hạ xuống, và đầu một thiếu phụ trẻ nhô ra:
- Anh có phải là người Việt Nam không"
Tôi hỏi lại:
- Sao cô biết"
- Taị cái áo ICM cuả anh. Anh đem các chaú đi đâu vậy"
- Đi khám bác sỹ cô ạ.
- Anh đưa các chaú lên xe; em đưa anh đến đó cho.
Khi ngồi trên xe, tôi hỏi:
- Cô đi đâu vậy"
- Em đi làm ở hãng Hughes, gần đây.
- Tôi làm phiền cô quá.
- Không gì anh. Ngươì tớí trước giúp người tới sau anh à.
Thật là một kẻ có lòng, trên đất lạ quê người.

Vài tuần sau, tôi đi ghi tên học ở CSULB, nhưng họ cho biết tôi phải ở đây một năm, để trở thành người thường trú của Cali, thì học phí sẽ hạ xuống. Tôi đành quay về nhà, đi học ESL ban đêm, ở trung học Hawthorne.
Năm ấy, trời nhiều mưa, đêm nhiều sương mù và giá lạnh lắm, nên lúc tôi đi học thường phải mặc một cái aó lạnh cũ rích, xù xì, mà một ngừơi bạn cho lúc mơí sang.
Một hôm, lúc 10 giờ đêm, lớp học tan, tôi ra khỏi lớp, thấy trời đầy sương mù, những ánh đèn điện vàng úa không đủ làm sáng con đường thăm thẳm về nhà. Tôi co người trong ái áo ấm cũ kỹ, hai tay ôm cái bao thơ vàng to tướng chứa mâý quyển sách tiếng Anh, lủi thủi đi bộ về nhà. Lúc âý, tôi còn share nhà với cậu em và nhà cách trường độ gần 1 mile.
Cách trường độ vài trăm thước, tôi thấy phía trước mặt một thanh niên da mâù to con, đang ngồi cột dây giaỳ, còn phiá đối diện bên kia đường, một thanh niên khác đang dựa cột đèn, hút thuốc lá.
Tôi nghĩ bụng, trong khi tiếp tục đi tới trước: "Hình ảnh này giống như ngày trước, lúc mình còn ở Việt Nam và mình đang theo dõi công an, khi tổ chức vượt biên. Nhưng đây là đất tự do, chẳng ai theo dõi ai cả. Ôi hạnh phúc thay cho đất tự do!"
Lúc tôi vượt qua thanh niên ngồi cột giày, đột nhiên thanh niên đó bung người lên như một chiếc lò xo, ôm choàng ngang hông tôi. Biết nguy, với thế tay đang ôm sách, tôi giật mạnh cùi chỏ vào mặt hắn. Vì bất ngờ, hắn bị đau, nên buông tay ra. Tôi định co chân chạy, thì trước mặt đã thấy người hút thuốc dang hai tay chặn lại. Ngay khi âý, tên kia cũng chụp được chân tôi.
Tôi hét:
- Help!
Nhưng quá muộn! Tên to con, cao trên một thước tám, ôm ngang hông tôi và nhắc bổng tôi lên trơì, khiến chân tôi không chạm đất. Trong bóng tối, hai thanh niên khác xuất hịên; chúng đè tôi xuống cỏ, một tên ôm còn mấy tên kia bắêt đầu lục lọi.
Tôi laị hét:
- Help! Please!
Một tên móc ra một con dao bấm, bật dao ra, thọc mũi nhọn vaò cổ tôi rôì gầm gừ:
- Shut up! If you shout, I'll kill you!
Tôi đành im miệng, để chúng tự do làm thịt.
Sau một chặp lục soát, một tên lâý được một đồng quarter và mấy cent lẻ; một tên tuột lâý cái đồng hồ đeo tay; tên còn laị giật bao đựng sách rồi dông mất tiêu. Tên giật được cái đồng hồ cũng tẩu theo.
Tên to con, bị cái cùi chỏ lúc đầu, nói với tên còn lại:
- Hold him tight for me!
Tên này ôm cứng tôi lại, còn hắn dang tay thẳng cánh, dùng hết sức của cái thân hình gần 200 lb, nhằm cằm tôi phóng một trái đấm. Tôi cảm thâý đau lắm, nhưng chưa đến nỗi xỉu. Hắn lại dang tay, sắp sửa vung trái đấm thứ hai, thì tên ôm tôi vùng căng bỏ chạy, vì thế lúc quyền nó tới, tôi lách mình tránh kịp làm hắn đấm hụt. Hắn thâý đồng bạn đã chạy hết, nên cũng đâm đầu chuồn theo, rồi cả bọn mất hút trong sương khuya.
Tôi lại lầm lũi đi về nhà và hiểu được một bài học quý giá lúc đi đêm, trên đất nước tự do này.
Vào đến nhà, Điệp, vợ tôi hỏi:
- Sách vở anh đâu"
Tôi không trả lời, đến cạnh nàng ngồi, coi TV với gia đình.
Một lúc sau, Dương, đưá cháu trai mà tôi đem theo khi vượt biên, hỏi:
- Ồ! Bác Hiệp, bác sao vậy"
Tôi lắc đâù. Dương tiếp:
- Cằm bác bị chảy máu!
Tôi đưa tay rờ cằm thấy dính đầy máu, nên bèn thuật lại câu chuyện cho cả nhà nghe. Chắc mấy cậu ăn cướp đồ tôi chán nản lắm, khi thấy gia tài "khổng lồ" của tôi.
Vài hôm sau, ông cụ Thành, nhà gần đấy, thấy vậy cho tôi một chiếc xe đạp cũ để đi học cho bớt nguy hiểm.

Năm sau, 1984, tôi dọn nhà về Long Beach để theo học Master of Mathematics and Computer sciences ở CSULB. Tuy nhiên, từ thủa cha sinh mẹ đẻ dến lúc ấy, tôi không biết gì là computer, nên tôi phải lấy lại các lớp programming của các lớp chưa tốt nghiệp.
Vì nhà nghèo, nên chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ ở một xóm lao động. Bên ngoài, căn nhà nhìn không đến nỗi tệ, nhưng bên trong tường bị thủng nhiều chỗ. Đêm nằm ngủ, chuột chui ra từ các lỗ đó, đuổi bắt nhau chí chóe. Có khi, chúng leo lên cả mặt chửi bới, đánh nhau loạn xà ngầu. Cũng may mấy con chuột thiếu giáo dục đó chưa làm bậy vào mặt chúng tôi; nếu không, chắc hết có dịp đầu thai.
Tôi làm quen với hai người bạn lối xóm: một người tên Lộc, cựu giáo sư vạn vật trường trung học Long An, còn người kia là Phạm quốc Baỏ, một cựu sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc ấy, anh Bảo mới hoàn tất quyển "Cùm Đỏ"
Một buổi trưa, tôi đang làm bài, bỗng nghe tiếng động ngoài trước cửa. Tôi chạy ra, nhìn qua cửa sổø thấy một đám thanh niên đang gỡ cái xe đạp quí giá của tôi. Tôi mở cửa ra thì chúng ngang nhiên vác cái xe ra cổng, rồi dơ tay vẫy giã từ. Thôi thế là hết xe đi học, bèn phải đi bằng xe bus.
Trong thời gian âý, tôi phải tập viết program trên computer, nhưng không phải muốn viết lúc nào cũng được, mà phải chờ máy. Nhiều khi, máy trống thì đã 10 giờ khuya rôì và viết xong một tiết cũng phải quá nửa đêm. Một hôm, đề bài hóc búa quá, viết mãi và "run" không được, bèn ngồi lì sửa chữa. Lúc program hoàn tất thì đã quá 2 giờ sáng, lúc mà hết chuyến xe bus để về nhà. Không còn cách nào hơn, tôi đành phải ngồi "đồng" chờ sáng. May mắn thay, Minh, một người bạn cũng đang học programming, ở đâu lù lù xuất hiện.
Minh hỏi:
- Ủa sao giờ này còn ngồi một đốùng ở đây vậy cha nội"


Tôi chép miệng:
- Hết xe bus về nhà rồi. Chắc sáng mai thế nào cũng bị vợ rầy, vì bả tưởng tôi đi theo mèo.
- Thôi anh lên xe tôi; tôi chở anh về.
Thế là thoát nạn; một người bạn tốt thứ hai.

Một thời gian sau, Lộc rủ tôi đi giao báo, vì tôi có chiếc xe Granada "rất chiến" 8 máy mà chaỵ có 5, nên nhiều khi đi chợ thì vợ, chồng, con cái xúm nhau đẩy xe về nhà. Xe này tôi mua lại từ tiệm của anh Joe Marcel, lúc anh còn mở tiệm sưả xe ở Hawthorne. Xe uống xăng còn hơn bợm nhậu uống "la de". Tôi không dám đi học bằng xe hơi vì tốn tiền quá.
Lộc thì còn tệ hơn, chẳng có xe nào. Tính Lộc rất cương trực, chẳng muốn luồn lọt nịnh bợ ai cả; anh ta, hàng ngày, đi may kiếm sống.
Mỗi ngày, lúc 2 giờ sáng, tôi lái xe đưa Lộc đến tòa báo Telegram, nhận báo, gói baó rồi đưa xe đến điểm giao báo. Vì là lính mới, nên chúng tôi phải giao báo những lộ trình hóc búa. Các người khác thì ngồi trên xe quăng báo, còn Lộc và tôi thì có cách làm khác. Chúng tôi đậu xe tại một ngã tư; Lộc ôm một chồng báo chạy một đường; tôi ôm báo chạy một nẻo. Hết block đó, chúng tôi lái xe đến block kế bên và lại diễn tiếp vở tuồng "chó chạy lông nhông", như vậy chúng tôi tiết kiệm được nhiều xăng hơn.
Một đêm, lúc tôi đang ôm một chồng báo phóng từ nhà này qua nhà khác, trong bóng đêm mịt mù, bất chợt xe police hụ còi inh ỏi, chớp đèn xanh đỏ tứ tung, đổ ập tới từ hai phía, bao vây tôi.
Một số cảnh sát viên mở cửa xe, thủ thế, rút súng chĩa vào tôi hét:
- Freeze!
Tôi đành buông báo xuống, dơ hai tay lên trời. Sau khi thấy tôi không có vẻ chống đối, một người từ từ tiến lại lục xét, nhưng không thấy gì khả nghi.
Anh ta hỏi bằng tiếng Anh:
- "Ông làm gì ở đây""
- "Tôi đang giao báo."
Anh ta rọi đèn bấm xuống đất và nhận ra các tờ nhật báo rải rác dưới mặt đường. Trong khi ấy, một người khác chạy vào ngôi nhà, mà tôi mới vừa trong ấy ra, anh ta cũng nhìn thấy tờ báo gài sau cửa, vì người đặt mua tờ báo này yêu cầu phải bỏ báo sau cánh cửa lưới.
Lúc ấy, các cảnh sánh mới nói:
- "Xin lỗi ông. Chúng tôi hiểu lầm!"
Có lẽ họ chưa bao giờ thấy người nào đi giao báo kiểu ấy, nên đã tưởng lầm tôi là ăn trộm và đã theo dõi bao vây tôi.
Một thời gian sau, lúc Lộc chạy qua một ngôi nhàø để giao báo, bị một con chó nhảy ra táp mất một mảng quần, đồng thời làm anh bị thương nhẹ.
Sáng ra, người chủ tiệm may không thấy Lộc đến làm, nên gọi điện thoại tới:
- Ê Lộc! Sao cậu không lại may"
Lộc đáp:
- Đêm qua tớ đi giao báo, bị con chó táp lủng mất quần. Bây giờ quần đang giặt, phơi, nên làm gì mà đi may được.
- Thế sao không mặc quần khác"
- Tớ chỉ có một cái quần dài à.
Ôi! Thật tội nghiệp cho kẻ vượt biên:
"Vượt biên, những kẻ phong trần.
Có một cái quần, chó táp mất tiêu."
Hôm sau, tôi đề nghị cùng Lộc bỏ việc này, vì tiền chia ra không đủ trả tiền xăng. Kể từ đó, chúng tôi dẹp tiệm giao báo. Đất Mỹ không phải là nơi hái ra tiền, như nhiều người ở Việt Nam đã nghĩ.

Một buổi chiều, tôi đang hí hoáy học bài thì hai cậu con chạy ra nói:
- Bố! Bố có tiền cho tụi con một đồng mua kẹo ăn.
Tôi móc túi còn đúng một đồng đưa cho thằng lớn, dặn:
- Cu Hi; con dẫn Cu Mi qua đường tử tế nhe.
Lúc ấy Cu Hi mới hơn 8 tuổi, còn Cu Mi mới gần 5 tuổi.
Hai đứa vâng dạ xong, cắm đầu chạy mất.
Tôi làm bài một lúc, chợt nhớ rằng đó là giờ tan học, nên chúng có thể bị các trẻ nhỏ khác bắt nạt, hay làm khó dễ. Vì trời nóng, mà nhà không có máy lạnh, tôi cởi trần mặc quần xà lỏn đề làm bài cho thoải mái. Tôi vội vớ lấy lâý cái quần dài và cái áo "T" shirt, mặc vào rồi phóng ra đường theo hai con.
Lúc ra đến đường góc Orange và 11th, tôi thấy hai đứa con tôi đang đi đến gần một tiệm ở đường 10th. Cùng lúc ấy, một đám học sinh high school, độ 9, 10 cậu, đang kéo nhau đi lại phía tôi. Tuy là học sinh, nhưng chúng cũng to lớn, cao từ thước bẩy trở lên. Trên vỉa hè thường được tráng xi măng một lối nhỏ, nên tôi đứng sang một bên nhường lối cho các cậu học sinh đi, trong khi mắt vẫn theo dõi hai đứa con.
Bất thình lình, "bình" một tiếng và cằm tôi thấy đau, thì ra một cậu đã phóng một quả đấm vào mặt tôi. Các cậu khác cũng bắt đầu bao vây tấn công.
Tôi nói:
-" Tôi không muốn đánh nhau, mà muốn làm bạn."
Chúng nói:
-"Không làm bạn với người Á Châu!"
Rồi thằng đấm đàng trước, kẻ đá phía sau, trong khi hàng xóm đóng cửa, chui vào nhà ngó; chẳng ai dám can. Tôi thấy nguy, vì khó chống đỡ với một đám đông như vậy; tránh được cú đấm bên phải thì trúng cái móc bên trái. Liếc nhìn sang một bên, tôi thấy một hàng rào lưới sắt gần đấy. Tôi vội thụt lùi, dựa vào hàng rào để tránh sự tấn công từ phía sau. Nhưng khi vừa tới hàng rào, thì "gào" một tiếng, một con chó trong vườn phóng lên cắn vào mông. Cũng may, vì lưới sắt nên con chó không táp được miếng thịt "thơm" của tôi. Như vậy, tôi lại bị thế "Lưỡng đầu thọ địch"; phía trước là người, phía sau là chó.
Tôi thấy mấy tên này đấm theo kiểu boxing, nên rất sơ hở ở hạ bộ. Tôi nghĩ "Mình đánh cho một thằng gục thì mấy thằng khác sẽ sợ." Tôi định dùng các thế đá của Thái Cực Đạo để hạ một tên, nhưng tôi lại nghĩ: "Nếu chúng nổi điên lên thì càng nguy, hơn nữa, mình càng làm cho sự kỳ thị giữa người da mầu và cộng đồng thiểu số Á Châu thêm sâu xa hơn. Và kết quả người Á Châu càng bị nguy hiểm hơn!" Tôi ngừøng lại, không thi hành ý định đó.
Đánh một lúc, mỏi tay, chúng kéo nhau đi. Tôi cũng quay lưng theo phía hai con. Bỗng nghe "Bịch! Bịch!", tôi quay lại, thấy một tên rượt tôi. Tôi dừng lại thủ thế, trong khi tên kia nhảy nhót như một võ sĩ thượng đài.
Tôi hỏi:
- "Mày thật sự muốn đánh nhau hả" Bạn mày không bảo vệ mày đâu"
Hắn thấy tôi không tỏ vẻ sợ hãi, mà quay lưng lại thì thấy các bạn đã đi xa, nên hắn vùng căng chạy mất. Tôi sợ chúng còn muốn đuổi nữa, nên đứng nhìn theo cả bọn cho đến khi chúng rẽ vào con đường khác. Bất ngờ, "huỳnh" một tiếng, lưng tôi đau quặn, quay lại, tôi thấy một nhóm học sinh khác, đọâ bẩy tám tên, đang bao vây, nhảy nhót, đấm đá tứ tung, mở cuộc tấn công đợït hai. Tôi lại rút về phía hàng rào sắt, lo cố thủ, nhưng cũng cẩn thận đề phòng con chó phía sau. Độ 10 phút sau, chúng cũng mỏi tay, nên lại kéo nhau đi.
Tôi vọâi tới cái tiệm, chỗ mà hai con tôi mua kẹo.
Lúc gần tới ngã tư đường 10th và Orange, tôi thấy một cậu Việt Nam độ 18 tuổi, đang đi xe đạp qua ngã tư. Đột nhiên, một thanh niên da mầu to lớn trong đường phóng ra, túm cổ cậu Việt Nam kia ném xuống đất, rồi leo lên xe đạp ngồi. Với thân hình hộ pháp, khoảng 200 lb, hắn nhún lên, nhún xuống vài lần làm hai niềâng xe cong queo như hai cái bánh tráng nướng. Hắn bỏ xe đó, rồi cùng một tên khác đi mất tang. Tôi chạy tới đỡ cậu bé đứng lên, nhưng cái xe đạp chỉ còn nước bỏ vào thùng rác.
Ngày hôm sau, tôi đến phòng bác sỹ khám bệnh. Ông bác sỹ thấy mặt tôi tím bầm, ông hỏi:
- Anh Hiệp bị chúng đánh thế mà không bị gục sao"
Tôi trả lời:
- Ngày xưa tôi có đi học ít võ, và sau 75 làm ngư phủ, nên có ít sức chịu đựng.
Ông nói:
- Tôi giữ hồ sơ của anh đây. Khi nào anh muốn kiện chính phủ, tôi sẽ cung cấp tất cả bằng chứng. Không chừng anh có nhiều tiền đó.
Vì mới sang, tôi không mấy hiểu rõ về luật lệ, nên hỏi:
- Kiện được sao anh"
- Kiện được! Vì police đã không bảo vệ được công dân một cách thỏa đáng.
Tôi thầm nghĩ: "Ngày xưa, Mỹ sang tham chiến ở Việt Nam. Khi nói chuyện với Bắc Việt, thì chỉ có ông Kissinger hội đàm với ông Lê đức Thọ và loại Việt Nam Cọâng Hòa ra ngoài, làm miền Nam mất chính nghĩa. Nhưng bây giờ mình sang đây, chính phủ Hoa Kỳ đã trợ giúp mình và gia đình. Nếu mình kiện họ, thì mình là kẻ vong ơn sao""

Cuối năm 1984, ông Ramos, một Director của họïc khu Whittier, vào CSULB thuyết trình về đề tài giáo dục cho người thiểu số. Trong phần thuyết trình ông nói:
- Tôi không hiểu tại sao, tất cả học sinh Việt Nam khi lên đến lớp 12 đều ghi tên học lớp calculus, trong khi chỉ vài học sinh Mỹ tham dự lớp học đó.
Tôi cảm thấy hãnh diện về truyền thống thích và giỏi toán của người Việt mình.
Sau giờ thuyết trình, tôi tới gặp ông. Tôi hỏi:
- Ông có opening job không"
- Tôi có, nhưng chỉ cần thầy môn toán và vật lý thôâi.
Tôi tự giới thiệu:
- Tôi là cựu giáo sư toán ở Việt Nam.
Hai mắt ông Ramos sáng hẳn lên:
- "Vậy ông đã có cử nhân rồi"
- "Vâng."
- "Ngày mai ông tới gặp tôi."
Nói xong, ông rút ra một chiếc business card và trao cho tôi.
Hôm sau, tôi đến học khu gặp ông; ông nói tôi viết một bài luận dự thi làm specialist. Kể từ ngày ấy, tôi bắt đầu đi làm việc để giã từ trợ cấp xã hội và thực hiện được ước mơ: Tự lực cánh Sinh.

Los Angeles, tháng 10, 2000.
Võ Hiệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến