Hôm nay,  

Nuôi Con Để Tạ Ơn Nước My

11/01/200100:00:00(Xem: 157581)
Mẹ tôi chết khi tôi được 8 tuổi. Gia đình nghèo nên tôi đã phải nghỉ học khi mới 12 tuổi.

Cuối tháng Tư năm 1975, khi còøn là cô gái ở tuổi 20, tôi đã theo gia đình một người bạn gái đi ra bến Bạch Đằng rồi xuống tàu đi ....Mỹ.

Tôi được nhận vào nước Mỹ tháng 9 năm 75. Nơi tôi đặt chân đến khi được vào nước Mỹ đó là tiểu bang IOWA. Sau vài tháng sống chung với gia đình người bạn gái tôi đã quyết định dọn ra ở riêng vì lý do cá nhân.

Tôi được người bảo trợ giới thiệu vào làm hãng may quần áo và tôi cũng được dàn xếp cho đến ở chung nhà với một gia đình bà Mỹ, bà ta cũng làm thợ may chung hãng với tôi. Đời sống của tôi coi như tạm ổn, nhưng rất cô đơn và buồn tẻ.

Tôi cố gắng tìm kiếm làm quen những người Việt Nam cũng được người Mỹ bảo trợ ở quanh vùng tôi ở. Thế rồi tôi cũng có được khoảng 10 người Việt Nam làm bạn cho vơi nỗi buồn và an ủi nhau những ngày chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Sau vài tháng quen biết nhau tôi quyết định làm đám cưới đơn sơ theo phong tục người Mỹ để về làm vợ một người lính Hải Quân Việt Nam.

Chồng tôi chỉ hơn tôi 2 tuổi. Chúng tôi đều là "con bà Phước" và lúc bấy giờ còn rất là non dại. Vì thế cho nên sau 3 năm chung sống đầy sóng gió vì tính bay bướm của chồng tôi, chúng tôi đành chia tay đường ai nấy đi. Riêng phần tôi, ø còn phải đeo mang thêm 2 đứa con dại, 1 gái 2 tuổi và cái bầu 5 tháng.

Tôi gom góp vài bộ quần áo, mangï con lên xe bus đi về California, tá túc tại nhà người bạn mà tôi quen biết từ Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, bạn tôi giúp đỡ chỉ dẫn cho tôi đi xin trợ cấp xã hội.

Khi đứa con trai út của tôi bước qua tuổi 18, tôi mới dám để tâm tự mừng cho mình đã làm được những gì mình mong muốn, mặc dầu lúc đó những hạt mầm mà tôi đã gieo trồng vun sới chỉ mới nẩy mầm vươn lên trong ánh nắng của bầu trời Mỹ Quốc này sau suốt 20 năm dài.

Tôi còn nhớ rất rõ là tâm trạng của tôi khi 2 mẹ con thất thểu lên xe bus đi về một nơi chốn mà tôi không thể hình dung ra được. Chúa Ơi! đầu óc tôi lúc bấy giờ rất hoang mang, tâm trạng tôi hình như nửa mê nữa tỉnh trong suốt thời gian dài 10 năm sau đó.

Về vật chất thì không có gì lo lắng vì đã có chính phủ giúp đỡ phụ cấp thêm. Điều tôi lo lắng và suy nghĩ hằng đêm là không biết làm cách nào để nuôi dạy các con tôi nên người trong một xã hội mà theo tôi nghĩ là băng hoại ngay từ lúc bấy giờ.

Về hiểu biết, tôi không có đủ chữ để đi học một cái nghề có thể tạm nuôi đủ ba mẹ con. Bi thảm hơn nữa là tôi có một thân thể yếu đuối xanh xao triền miên suốt cuộc đời. Tôi bị bệnh tim bẩm sanh.

Vì có quá nhiều lo lắng và kiến thức chưa học xong lớp 5 ở Việt Nam nên cho dù có cố gắng đi học lớp ESL tôi cũng chẳng hiểu và nhớ dược những gì thầy cô giáo dạy.

Sau một năm cố gắng tôi từ giã nhà trường và không bao giờ đi học nữa. Nhưng tôi không chấp nhận thua thiệt trong cuộc sống và nhất là các con tôi không thể dốt nghèo khổ như tôi được.

Tôi chỉ còn biết bám víu vào đức tin, cầu cho đầu óc được sáng suốt dù ẩn trong một thân xác yếu đuối và tăm tối. Tôi tin là nếu mình có tấm lòng thì thượng đế (Phật hay Chúa) sẽ dẫn dắt mình đến nơi an bình và hạnh phúc.

Ước muốn của tôi là các con tôi được vào học ở trường công giáo vì tôi nghĩ tôi không có chữ để dạy các con tôi, ở trường công giáo họ nghiêm khắc sẽ bắt học sinh làm nhiều bài vở hơn, ở trường công lập, thì như thế con tôi có đủ chữ nghĩa và căn bản để tiến bước vào đại học ở nước Mỹ này.

Hơn thế nữa, tôi muốn các con tôi có tuổi thơ tuổi trẻ hạnh phúc. Tôi nghĩ mình không thể nói "mẹ nghèo nên không có tiền mua đồ chơi hay những vật dụng cần thiết căn bản của cuộc đời nó". Tuổi thơ của chúng còn quí hơn cả tiền bạc mà sau này mình để lại cho chúng.

Vì thế tôi cố gắng lo cho hai con tôi được hưởng những gì cần thiết cho tuổi thơ và tuổi trẻ của chúng mặc dù đã hơn 20 năm tôi chưa có được cái xe mới và nhà thì vẫn đi ở thuê.

Tôi làm 2 công việc: ca sáng tôi làm thợ may sửa quần áo. Buổi tối tôi làm waitress vì có tips để tôi đủ tiền nuôi các con tôi.

Năm nay con gái lớn tôi đang học những năm cuối của trường dược USC. Con trai tôi dù học có chậm chạp nhưng nhìn thấy tương lai của nó cũng tốt đẹp về sau.

Tôi cám ơn thượng đế đã cho tôi có được cái tâm hiền lành nên đầu óc tôi sáng suốt để biết đường nuôi nấng dạy dỗ các con tôi nên người hữu dụng.

Tôi xin hiến dâng đứa con trai duy nhất của tôi cho thượng đế vì cháu đã cho tôi biết là cháu nguyện theo chân các tu sĩ để thương yêu dạy dỗ bảo bọc các tâm hồn trẻ thơ bạc phước, bơ vơ,giữa chợ đời, dù rằng, cháu không được ơn kêu gọi của Thượng Đế!

Thân tôi nhỏ nhoi chỉ làm được công việc nuôi con nên người.

Ước mong những ai có duyên đọc những dòng tâm sự sẽ góp lời cầu nguyện ơn trên cho con cái chúng ta được nên người hữu dụng, để tạ ơn Nước Mỹ đã cưu mang chúng ta.

Trần Thị Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến