Hôm nay,  

Nuôi Con Để Tạ Ơn Nước My

11/01/200100:00:00(Xem: 157535)
Mẹ tôi chết khi tôi được 8 tuổi. Gia đình nghèo nên tôi đã phải nghỉ học khi mới 12 tuổi.

Cuối tháng Tư năm 1975, khi còøn là cô gái ở tuổi 20, tôi đã theo gia đình một người bạn gái đi ra bến Bạch Đằng rồi xuống tàu đi ....Mỹ.

Tôi được nhận vào nước Mỹ tháng 9 năm 75. Nơi tôi đặt chân đến khi được vào nước Mỹ đó là tiểu bang IOWA. Sau vài tháng sống chung với gia đình người bạn gái tôi đã quyết định dọn ra ở riêng vì lý do cá nhân.

Tôi được người bảo trợ giới thiệu vào làm hãng may quần áo và tôi cũng được dàn xếp cho đến ở chung nhà với một gia đình bà Mỹ, bà ta cũng làm thợ may chung hãng với tôi. Đời sống của tôi coi như tạm ổn, nhưng rất cô đơn và buồn tẻ.

Tôi cố gắng tìm kiếm làm quen những người Việt Nam cũng được người Mỹ bảo trợ ở quanh vùng tôi ở. Thế rồi tôi cũng có được khoảng 10 người Việt Nam làm bạn cho vơi nỗi buồn và an ủi nhau những ngày chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Sau vài tháng quen biết nhau tôi quyết định làm đám cưới đơn sơ theo phong tục người Mỹ để về làm vợ một người lính Hải Quân Việt Nam.

Chồng tôi chỉ hơn tôi 2 tuổi. Chúng tôi đều là "con bà Phước" và lúc bấy giờ còn rất là non dại. Vì thế cho nên sau 3 năm chung sống đầy sóng gió vì tính bay bướm của chồng tôi, chúng tôi đành chia tay đường ai nấy đi. Riêng phần tôi, ø còn phải đeo mang thêm 2 đứa con dại, 1 gái 2 tuổi và cái bầu 5 tháng.

Tôi gom góp vài bộ quần áo, mangï con lên xe bus đi về California, tá túc tại nhà người bạn mà tôi quen biết từ Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, bạn tôi giúp đỡ chỉ dẫn cho tôi đi xin trợ cấp xã hội.

Khi đứa con trai út của tôi bước qua tuổi 18, tôi mới dám để tâm tự mừng cho mình đã làm được những gì mình mong muốn, mặc dầu lúc đó những hạt mầm mà tôi đã gieo trồng vun sới chỉ mới nẩy mầm vươn lên trong ánh nắng của bầu trời Mỹ Quốc này sau suốt 20 năm dài.

Tôi còn nhớ rất rõ là tâm trạng của tôi khi 2 mẹ con thất thểu lên xe bus đi về một nơi chốn mà tôi không thể hình dung ra được. Chúa Ơi! đầu óc tôi lúc bấy giờ rất hoang mang, tâm trạng tôi hình như nửa mê nữa tỉnh trong suốt thời gian dài 10 năm sau đó.

Về vật chất thì không có gì lo lắng vì đã có chính phủ giúp đỡ phụ cấp thêm. Điều tôi lo lắng và suy nghĩ hằng đêm là không biết làm cách nào để nuôi dạy các con tôi nên người trong một xã hội mà theo tôi nghĩ là băng hoại ngay từ lúc bấy giờ.

Về hiểu biết, tôi không có đủ chữ để đi học một cái nghề có thể tạm nuôi đủ ba mẹ con. Bi thảm hơn nữa là tôi có một thân thể yếu đuối xanh xao triền miên suốt cuộc đời. Tôi bị bệnh tim bẩm sanh.

Vì có quá nhiều lo lắng và kiến thức chưa học xong lớp 5 ở Việt Nam nên cho dù có cố gắng đi học lớp ESL tôi cũng chẳng hiểu và nhớ dược những gì thầy cô giáo dạy.

Sau một năm cố gắng tôi từ giã nhà trường và không bao giờ đi học nữa. Nhưng tôi không chấp nhận thua thiệt trong cuộc sống và nhất là các con tôi không thể dốt nghèo khổ như tôi được.

Tôi chỉ còn biết bám víu vào đức tin, cầu cho đầu óc được sáng suốt dù ẩn trong một thân xác yếu đuối và tăm tối. Tôi tin là nếu mình có tấm lòng thì thượng đế (Phật hay Chúa) sẽ dẫn dắt mình đến nơi an bình và hạnh phúc.

Ước muốn của tôi là các con tôi được vào học ở trường công giáo vì tôi nghĩ tôi không có chữ để dạy các con tôi, ở trường công giáo họ nghiêm khắc sẽ bắt học sinh làm nhiều bài vở hơn, ở trường công lập, thì như thế con tôi có đủ chữ nghĩa và căn bản để tiến bước vào đại học ở nước Mỹ này.

Hơn thế nữa, tôi muốn các con tôi có tuổi thơ tuổi trẻ hạnh phúc. Tôi nghĩ mình không thể nói "mẹ nghèo nên không có tiền mua đồ chơi hay những vật dụng cần thiết căn bản của cuộc đời nó". Tuổi thơ của chúng còn quí hơn cả tiền bạc mà sau này mình để lại cho chúng.

Vì thế tôi cố gắng lo cho hai con tôi được hưởng những gì cần thiết cho tuổi thơ và tuổi trẻ của chúng mặc dù đã hơn 20 năm tôi chưa có được cái xe mới và nhà thì vẫn đi ở thuê.

Tôi làm 2 công việc: ca sáng tôi làm thợ may sửa quần áo. Buổi tối tôi làm waitress vì có tips để tôi đủ tiền nuôi các con tôi.

Năm nay con gái lớn tôi đang học những năm cuối của trường dược USC. Con trai tôi dù học có chậm chạp nhưng nhìn thấy tương lai của nó cũng tốt đẹp về sau.

Tôi cám ơn thượng đế đã cho tôi có được cái tâm hiền lành nên đầu óc tôi sáng suốt để biết đường nuôi nấng dạy dỗ các con tôi nên người hữu dụng.

Tôi xin hiến dâng đứa con trai duy nhất của tôi cho thượng đế vì cháu đã cho tôi biết là cháu nguyện theo chân các tu sĩ để thương yêu dạy dỗ bảo bọc các tâm hồn trẻ thơ bạc phước, bơ vơ,giữa chợ đời, dù rằng, cháu không được ơn kêu gọi của Thượng Đế!

Thân tôi nhỏ nhoi chỉ làm được công việc nuôi con nên người.

Ước mong những ai có duyên đọc những dòng tâm sự sẽ góp lời cầu nguyện ơn trên cho con cái chúng ta được nên người hữu dụng, để tạ ơn Nước Mỹ đã cưu mang chúng ta.

Trần Thị Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến