Hôm nay,  

Một Ngày Đi Học Nghề Thẩm Mỹ

11/01/200100:00:00(Xem: 28503)
Bài tham dự số: 157\VB1028


Lời Người Viết
Đã mười mấy năm qua tôi vẫn còn nhớ những ngày đi học nghề thẩm mỹ. Nghề nầy chia ra ba môn: tóc, dưỡng da và làm móng tay. Tóc có 19 bài, dưỡng da có 9 bài, làm móng tay có 8 bài. Nếu muốn viết về nguyên bộ môn này phải cần một cuốn sách mới đủ. Hôm nay tôi chỉ kể về một ngày đi học, bài "Làm Móng Tay" mà thôi. (Lần nầy khỏi cần Ngọc-Anh tiếp bỏ dấu. Tôi xài bộ chữ Việt mới mua có dấu đàng-hoàng).


7 GIỜ RƯỠI SÁNG THỨ SÁU
Giờ này đi đường hay bị kẹt xe quá. Con đường Valley lúc nào cũng đông nghẹt. Tài xế lái ẩu thì nhiều, bởi vậy cặp mắt tôi luôn ngó láo liên, trước sau, bên mặt bên trái, có khi nín thở nữa, cho nên khi vô tới sân trường là mệt muốn đứt hơi.

8 GIỜ 15 PHÚT
Cửa trường đã mở, học sinh đứng sắp hàng để bấm thẻ vô. Trường này là trường dạy nghề thẩm mỹ (tóc, dưỡng da, móng tay). Tôi bắt đầu được một tuần đúng. Chương trình học một khóa là 1600 giờ, chia ra ba lớp: sơ đẳng học 200 giờ (không được quyền làm cho khách) trung đẳng 400 giờ, thực tập trên đầu người thật và làm cho những người khách (không phải trả tiền công mà chỉ trả tiền thuốc mà thôi), cao đẵng là số giờ còn lại vừa học vừa làm cho khách có trả tiền.
Đa số trường dạy nghề thẩm mỹ là của tư nhân. Tiền trường do học sinh xin học bổng nếu đủ điều kiện, hoặc mượn tiền của chính phủ.
Lớp sơ đẳng nằm bên tay trái nếu đứng từ cửa nhìn vô. Bên mặt là quầy tính tiền và văn phòng của ông hiệu trưởng. Ông là người Mỹ gốc Ý. Trường của cha ông để lại, cũ 30 năm. Phòng lớp chính giữa là chỗ thực tập với khách của học sinh cao đẳng. Trước khi ra cửa hậu, bên mặt là phòng của lớp trung đẳng, vách bên kia là phòng ăn của giáo sư và bên trái là phòng vệ sinh.
Tôi bước chân vô nghề nầy cũng là do sự tình cờ, trời đưa đâu thì đi đó. Năm trước em tôi là Thúy Phương đem về cuốn sách Standars Text Book Of Cosmetology của công ty My Lady, hỏi tôi có muốn dịch sách nầy qua tiếng Việt không (Nó đang học nghề nầy) Tôi nhận lời liền.
Dịch xong cuốn sách đúng một năm, lấy tên là Sách Giáo Khoa về ngành thẩm mĩ.
Ngày giao chương cuối cùng tôi hỏi ông hiệu trưởng:
- Làm sao để trở thành giáo sư dạy nghề nầy"
- Thì bà cần ghi danh học 1600 giờ, thi lấy bằng xong học thêm 600 giờ làm giáo sư, thi đậu thì đi dạy được rồi.
Vậy là tôi ghi danh đi học.

8 GIỜ RƯỠI
Giờ học lý thuyết
Phòng dạy thực hành lớp sơ đẳng cũng là phòng để học lý thuyết của sơ đẳng và trung đẳng học chung do cô phó quản lý đứng lớp. Cô nầy củng phụ trách luôn phần kèm nhóm cao đẳng khi làm việc với khách. Phòng trung đẳng học thực hành là phòng dạy lí thuyết cho lớp cao đẳng, do bà phó giám đốc dạy.
Sáng hôm nay cô phó quản lý dạy chúng tôi lý thuyết về "Làn da". Cô nói:
- Da gồm có hai phần: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, khi bị cắt đứt thì chảy máu nhiều và đau đớn vì có nhiều đuôi dây thần kinh và nhiều gân máu nhỏ. Khi làm móng tay phải rất là cẩn thận để không cắt da chảy máu, vừa có hại vừa là cửa ngỏ đem vi trùng vô thân thể. Lớp da bên trong gọi là lớp da thật có đủ tế bào sinh trưởng, hễ nhiều sắc tố thì da đậm ít sắc tố thì da lợt, nhưng tóm lại đậm hay lợt gì thì sự cấu tạo cũng y như nhau, do đó, tuy màu da có khác nhưng ai cũng như ai...
Bài lý thuyết buổi sáng vừa nghe giảng vừa chép đúng bốn mươi lăm phút đồng hồ.

9 GIỜ 15 PHÚT
Nghỉ giải lao
Nhóm trung đẳng thì ùa qua phòng trung đẳng. Nhìn dễ biết lắm, nhóm nầy đầu đen có một hai chùm tóc đỏ, tím, vàng. Lớp nầy đã được thực hành lên tóc thật, có gì bằng mượn đầu lẫn nhau để thực tập" Nhóm cao đẳng thì ôm đồ nghề ra FLOOR, tức là phòng chính giữa, trang bày y như mấy tiệm uốn tóc để thực tập với khách hàng. Cao đẳng thì cô nào cô nấy mặt mày trang điểm sáng trưng, đầu cổ khéo léo, túi có chút đỉnh tiền rủng rỉnh ăn sáng ăn trưa. Đó là tiền "tip" khách cho. Khách vô đây trả tiền thuốc tiền công rẻ lắm. Tiếng học viên cười nói ồn ào như chợ Cầu Ông Lãnh. Tiếng máy phóng thanh kêu tên học viên lên lãnh khách inh ỏi. Tiếng chào khách xí xô xí xào bằng tiếng Mỹ nguyên chất, bằng tiếng Mỹ lai giọng Việt, giọng Tàu giọng Mễ, giọng Pháp nghe vui tai. Đám lính mới tụi tôi thì ngồi luôn trong phòng bày đồ ra ăn sáng.
Tuy mới vô nhưng cũng đã quen với cả lớp. Lớp sơ đẳng kỳ này được 20 người, 4 nam 16 nử, hai người Mể, ba Mỹ còn lại là Việt Nam và Tàu Việt. Tôi thuộc lớp trung trung, gần bốn chục. Còn nhóm trẻ tuổi, lúc đó mới có kiểu lỗ tai bấm một dọc, đeo một hàng 8,9 chiếc bông, nhìn đàng trước thì coi cũng lạ lạ, nhưng khi phía sau thì tua tủa chỉa ra mấy cái đuôi bông thấy xấu hoắc.
Đám già nói xấu đám trẻ:
- Tụi nó làm tui nhớ tới dân Thượng.
- Ý, dân Thượng có người cũng đẹp gái lắm nghe bà. Hồi đóng ở Đà Lạt, mấy sơn nũõ Phà ca lưng đeo gùi đi dọc theo đường lộ, chưn không giày mà có đeo kiều cẳng dễ thương lắm.
- Thôi đi cha nội, đía vừa vừa nó. Cha là lính kiểng ngồi văn phòng, ở Sài Gòn không chớ đóng đồn đóng điếc gì.
- Trời ơi bà này, đừng có dở giọng móc họng nghe. Tui đóng ở vịnh Cam Ranh gần hai năm đó nghe. Ở đó có cái hồ tên là Hồ Con Hổ mấy bà biết hông mà làm tàng" ... Xắn cho miếng xôi coi, ngon hén. Trong khu gia binh của không quân có cái quán bán món bún bò huế trời ơi nội cái tô rau trộn, rau thơm xắt nhỏ với bắp chuối rau muống chẻ, còn tô bún thì nóng sôi màu đỏ, cay chảy mủi... ngon thấu trời. (vừa nói y vừa ực nước miếng).
- Đừng chê tụi nó. Mấy đứa nhỏ nhỏ nầy ra nghề là kiếm tiền dễ hơn tụi già mình.
- Đúng đó. Làm nghề nầy phải ăn mặc trang điểm theo thời trang khách mới thích, mới tin tưởng. Họ đâu có nghĩ là đa số thợ đâu có tự cắt tóc cho mình"
- Tui có tiệm ở Việt Nam. Ở bển đâu mà học hành khó khăn như vầy. Mình làm chủ còn nhận thêm vài đứa theo học nghề nó phải trả tiền cho mình nữa chớ.
- Ở đây phải có bằng cấp mới ra nghề được đó nghe. Lạng quạng làm ấu tụi kiếm soát nó phạt nặng, rút bằng có khi đóng cửa tiệm nữa đó. Tui có mấy người bạn bị rồi, ở đâu phải theo luật đó nghe mấy bà...
- Thôi, tới giờ rồi.
- Trưa nay tui đi mua bánh mì thịt ,bà nào muốn gởi thì đưa tiền đây. Mua đủ năm ổ tui được lời một ổ Free, chè thì hai ly 3 đồng.


- Nè, mua dùm tui.
- Mua dùm tui luôn....

9 GIỜ RƯỠI
Bài thực hành LÀM MÓNG TAY (NAILS)
Cô Nói:
- Trước khi thực tập cần phải biết qua về sự cấu tạo của bàn tay, ngón tay và móng tay, móng chân. Bàn tay có xương cổ tay, xương ngón tay và những bắp thịt nhỏ mà chúng ta cần phải xoa bóp. Móng tay thì có ba phần: đầu móng tay, thân móng và phần được gọi là nửa vòng cung. Đó là phần móng non mới mọc, quan trọng nhứt. Bên dưới lớp móng có chứa tế bào sinh trưởng của móng. Nếu phần nầy bị tổn thương sẽ có thể làm sút móng, làm móng mọc không đều, dễ gẫy...v.v.. và v.v... Hai bên móng có hai đường rảnh, nếu cắt da lấy khóe sâu quá làm lủng lớp da bảo vệ, xài đồ nghề dơ có thể làm nhiễm trùng, người nầy lây qua người kia, nhứt là cái bịnh ghê gớm là bịnh AID (ai nấy bắt đầu le lưỡi). Khi làm móng tay phải cẩn thận để không phạm phải những lỗi lầm đó.
Tiếp theo, cô giảng về lịch sử của nghề.
- Ngày xưa để phân biệt giữa hạng trưởng giả và dân thường là bộ móng tay. Dài là dân thượng lưu, ngắn là hạ lưu. Bây giờ thượng hay hạ gì cũng có thể xài một bộ móng tay dài, sơn phết đẹp đẽ.
Cô giảng xong, thực hành cho coi rồi chép bài.
Cô nói ăn trưa xong sẽ thực tập, mỗi người chọn bạn làm cặp với mình, tập trên bàn tay lẫn nhau.
Cả lớp dọn đồ nghề ra, lựa từng cập rồi sửa soạn ăn trưa. (Sao lúc đi học cứ đói liền liền")

11 GIỜ RƯỠI.
Giờ ăn trưa.
- Ông Chiêu ơi ca cho tụi tui nghe đi.
Ông Chiêu đứng lên ca liền:
"Kìa một đoàn "hùng binh"
Sao mà ốm nhách
Bước chân đi
giống như con cò ma"
Cả đám cười rần rần.
- Ông học ở đâu vậy. Mà sao ca-sĩ gì mà vừa ca vừa nhăn như "Võ Tánh uống thuốc độc" vậy"
- Thì hồi giải phóng vô, dòm đám bộ đội mới ở trong rừng ra y như đám dã nhơn. Tụi tui đặt nhiều bài hay lắm, để nhớ lần lần rồi tui ca cho mấy bà nghe. Vừa ca vừa diễn tả thì phải nhăn chớ. Bà ca được hông mà bày đặt chê"
- Thôi ca bài khác đi,. Lúc này vui vẻ đừng có nhắc tới tụi cộng sản nữa.
- "Em... tóc dài
sao em không uốn...n...n...
Tốn bao nhiêu
anh trả tiền cho...o...o.
Uốn... rồi em khỏi lo... o... o
Tốn... tiền... n...n.

- Cha .a... bài này coi bộ hạp với cái nghề của mình quá hén.
- Bài nầy tui nhớ là hồi trước di cư 54 lận mà. Nhưng mà mình làm thợ mà ông hứa em uốn tóc anh trả tiền thì về bà xả ông cho ông ngủ ngoài đường.
- Khỏi có lo. Bả hỗng biết tiếng Mỹ, tối ngày ở trong nhà, đi chợ tui còn phải đưa sức mấy mà bả dám cho tui ngủ ngoài đường.
- Ờ đừng có làm phách. Đụng vô sư tử Hà Đông thì ông tới số.
- Chị ơi chồng em hỏi em "Sao độ nầy tóc em càng ngày càng ngắn đi, còn móng tay thì càng ngày càng dài ra""
- Ờ...rồi vài bữa nữa nhớ giở giọng Điêu Thuyền ra "anh ơi rửa chén dùm em" cho chồng nó cưng thêm.
- Chút nữa ai làm mẫu cho tui đây"
- Tui. Mà ông phải để tui làm trước nghe.
- Vậy chớ "nị" học nghề này mà có tính ra nghề hông"
- "Ngộ" mở tiệm. "Ngộ" có nghề sẵn. Có bằng "dzồi" là mở tiệm liền.
- Còn em thì thích nghề nầy từ hồi ở Việt Nam lận.
- Em còn trẻ nếu em vô được mấy đài truyền hình trang điểm làm tóc làm móng tay cho nghệ sĩ cả trăm ngàn một năm đó nghe em.
- Nghe thấy mà ham.

12 GIỜ RƯỠI.
Giờ thực hành
Trong phòng chúng tôi sắp bàn làm móng tay, một dãy ghế để ngồi.
1/ Sắp đặt đồ nghề. Hứng tô nước với xà-bông để ngâm tay.
2/ Người mẫu và mình đi rửa tay bằng nước ấm với xà bông.
3/ Xét bàn tay người mẫu coi da có bị ghẻ lở, dấu trầy dấu đứt, móng tay có bị lác đồng tiền (dấu tròn tròn, sưng, ngứa, bị mọc nấm) thì không được làm. Cũng may người nào người nấy tay sạch trơn.
4/ Hỏi người mẫu muốn móng dài ngắn vuông tròn ra sao"
5/ Bắt đầu dũa. Cầm cây dũa nghiêng nghiên dũa từ góc vô chính giữa
6/ Ngâm móng tay vô nước xà bông cho mềm da. Làm bàn tay kia y như vậy.
7/ Cây đẩy da bằng gỗ đầu quấn bông gòn nhún vô thuốc làm mềm da thoa lên. Dùng cây đẩy da bằng kim loại với động tác xoay tròn làm bung lớp da dính trên móng lên một cách nhẹ nhàng.
8/ Dùng cây kềm cắt da nhắp từ chút lớp da vừa mới đẩy lên.
9/ Thoa chất dầu lên móng tay.
10/ Thoa kem dưỡng da lên.
11/ Xoa bóp bàn tay từ ngón tay lên tới cùi chỏ.
12/ Chùi sạch chất kem. Thoa nước sơn.
13/ Dọn dẹp đồ nghề.
14/ Đi rửa tay.
Đó là những bước mình phải thực tập.
Đang chú-tâm thì bỗng nghe tiếng la:
- Úi da, cái bà nầy, cắt sâu "dzậy" làm tui "đổ máu tại sa trường" rồi.
- Tại ông cứ nhúc nhích hoài. Tui mới tập cầm cây kềm mà.
- Tay đàn ông sao em dũa nhọn hoắt vậy.
- Em tưởng- tượng đang làm cho khách đàn bà.
- Cũng có nhiều người đàn ông vô làm móng tay. Mình phải dũa vuông hay tròn, dũa nhọn hoắt như vậy coi gì được.
- Còn cô nầy phải đem đồ nghề đi khử trùng liền.
- Dạ.
Cô tôi đi từng bàn xem xét.
- Ê, đẩy da thì vừa xoay vừa đẩy lớp da xung quanh móng lên chớ hổng phải xủi xủi xới xới như đi đào kênh nghe.
- Trời ôi xoa bóp là massage đó "chế" sao "chế" làm y như kì đất vậy. Xoa từ ngón tay lên tới cùi chỏ thôi đừng lên tới trên cánh tay người ta nói mình dê đó nghe.
- Ái da...Đừng có chê. Chút nũa "nị" làm coi ai hay hơn ai há...
Giờ nghỉ.

3 GIỜ 45 PHÚT.
Đổi người
Tới phiên cô bạn vong-niên làm móng tay cho tôi.
Thấy cô cầm cây kềm cắt da mà tôi nổi da gà. Nhưng phải đành chịu vì hồi nãy người ta đưa tay cho mình làm bây giờ mình phải "trả lễ". Có đổi qua đổi lại như vậy mới có cảm giác của khách chớ. Phải biết tránh đừng làm tổn thương khách. Ở Mỹ chuyện thưa gởi thường xảy ra, bị một lần có khi đổ nợ.
- Em à chị nhớ hồi nãy cô chỉ là cầm cây kềm đừng cầm đứng như thầy đồ cầm cây bút lông thế nào cũng đứt da. Phải cầm theo chiều ngang em.
- Ờ hén em quên.
- Trời ơi ông sơn tèm lem vầy làm sao chút nữa tui đi chợ.
- Đừng nóng chị hai, để "em" chùi.
Cứ như vậy chê qua sửa lại người nầy người kia cho tới hết giờ.

4 GIỜ 45 PHÚT
Cô ký tên chứng nhận giờ và môn học cho chúng tôi.
Dọn dẹp đồ nghề. Ngày mai thứ bảy không có giờ lý thuyết. Ôn lại những bài đã học cả tuần.
Cô dặn về nhà đem tay chồng, tay con, người trong gia đình ra mà thực tập càng nhiều càng tốt (nghe sởn da gà!)

5 GIỜ CHIỀU
Cả trường đứng sắp hàng bấm thẻ ra về.
Xong một ngày học lý thú, thân thiện và vui vẻ ở trường thẩm mỹ. Tôi nhứt định sẽ thành công trong nghề này.

TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,146,052
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến