Hôm nay,  

Hồi Tưởng Những Ngày Đầu

26/11/200200:00:00(Xem: 299329)
Người viết: Bạch Tuyết Lan Trinh

Bài tham dự số 56\VBST

Tác giả tên thật Đoàn Hồng Sương, 48 tuổi, cư trú tại San Gabriel, Calif.
Nghề nghiệp: nail. Bài viết được ghi "để kính tặng gia đình ân nhân đã bảo trợ chúng tôi: ông bà Nguyễn Miên."


Để tìm đến vùng đất tự do, nhiều người đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí hy sinh cả tính mạng, để được làm con người Tự Do.

Chúng tôi đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ vào một buổi chiều cuối đông 1993, mưa tầm tã. Trời mưa Cali ôi buồn làm sao, lạnh buốt như cắt xé tâm can những kẻ xa nhà, xa quê hương.

Bước xuống phi trường, chúng tôi bắt gặp những gương mặt vui tươi, hoan hỉ khiến tâm hồn tôi ấm áp hơn. Tôi cảm thấy họ là những người thân duy nhất mà tôi gặp ở nơi xa lạ nầy. Tôi muốn nói lên sự biết ơn sâu xa, sự cảm tạ chân thành và tôi cũng muốn nói thêm, nhưng không thể dùng lời để diễn tả hết những ý nghĩ mình, đến những con người hảo tâm có một tấm lòng cao quý, đã dành cho chúng tôi sự ưu đãi vô cùng to lớn.

Chúng tôi được đưa vào căn apartment 2 phòng, ông bà bảo trợ đã thuê sẵn cho chúng tôi. Lần đầu tiên bước vào căn nhà đẹp đẽ, tiện nghi. Tôi có cảm giác mình đang nằm mơ, và nhớ những giấc mơ cũ. Một lần tôi mơ thấy mình sang Mỹ, đi ra đi vào trong một tòa nhà nguy nga tráng lệ. Một lần khác, tôi mơ thấy những người xếp Mỹ ngày xưa tôi cùng làm việc với họ.

Đứa con trai út của tôi, nằm lăn ra nền thảm, nó sờ vào những sợi tơ mịn màng của thảm, miệng kêu lên nho nhỏ "Trời ơi, đẹp quá má ơi!".

Tôi chợt nhớ ngày xưa, lúc nó khoảng 12 tuổi, chúng tôi có dịp đi thăm gia đình của người bạn ở Đà Lạt, khi đến nơi thì thành phố đã lên đèn, chúng tôi phải vào khách sạn, nghỉ lại qua đêm, cho đến sáng hôm sau đi tìm địa chỉ. Khi vào đến khách sạn, nó ngã lưng xuống giường nệm và kêu lên " Ôi! Giống ở bên Mỹ quá!". Lúc ấy, với tuổi 12 của nó, nó chưa biết gì về Mỹ, nhưng nó cũng có thể hình dung Mỹ là một thế giới văn minh và tiến bộ, mà mọi người hằng yêu thích. Nay thì thật sự bàn tay nó đã chạm vào được Mỹ.

Người bảo trợ, vị ân nhân tốt bụng đã chu đáo chuẩn bị cho chúng tôi một căn nhà, không thiếu một món chi. Ngoài tủ lạnh, ti vi và bộ sô-pha được kê ở giữa nhà. Ông bà còn sắp sẵn đồ ăn trong tủ lạnh, chúng tôi có thể dùng được cả tháng, và những đồ dùng cá nhân cho từng người. Ngay cạnh bếp, còn được đặt sẵn 2 bao gạo 50 bls.

Bước vào phòng ngủ, thấy giường nệm mới được trãi ra trắng bông, thật chúng tôi rất e dè khi đặt lưng lên nằm. Gia đình tôi gồm 4 người, 2 vợ chồng, một trai và một gái, sống gần hai tháng không phải tốn một đồng, vì tất cả ông bà đã lo sẵn cho đầy đủ.

Sáng hôm sau, chính ông bà cũng là người đưa chúng tôi đi làm thẻ social, ID, chụp hình phổi cũng như lên hội để làm những giấy tờ cần thiết. Qua này sau ông bà lại đưa chúng tôi lên sở welfare để apply tiền trợ cấp. Nhớ lại thật xấu hổ, tôi và chồng tôi cùng sắp hàng chờ được gọi tên. Hai con tôi vì còn say sóng chúng nhức đầu, ói mữa liên miên y như những người mắc bệnh ngặt nghèo. Chúng nó phải lót báo nằm trong một gốc kẹt gần cổng sở welfare.

Một tháng trôi qua rất nhanh, những thành viên trong gia đình tôi, nhìn như những người kiệt sức, vì những cơn nhức đầu, chóng mặt quái ác cứ đeo đuổi chúng tôi. Ba mẹ con chúng tôi lúc nào cũng cảm giác như nghẹt thở, vì không quen cửa đóng kín, ngày cũng như đêm cứ phải đấp mền vì lạnh. Ngoài việc làm những công việc cần thiết, chúng tôi hình như không ra khỏi nhà.

Những bữa ăn thịnh soạn hơn ở quê nhà rất nhiều, cũng không làm chúng tôi ngon miệng, cứ đổi món từ gà qua heo qua bò, quây qua quây lại mấy "tua", riết rồi khi nhìn thấy gà heo là chúng tôi ớn tới cổ họng. Không biết phải thay thế bằng những món gì.

Một bữa nọ, tình cờ đọc một tờ báo, trong ấy kể lại chuyện ca sĩ Khánh Ly đi viếng thăm một người bạn. Trong ấy có đoạn viết khi đi thăm người bạn cô Khánh Ly mang theo chai mắm cà và nói: "Anh chị biết không" Ở đây người ta có câu: Thương nhau tặng chai mắm cà, ghét nhau tặng con gà". Mới đọc, thấy lạ lạ vì hoàn toàn trái ngược ở quê mình. Khi còn ở VN chỉ vào những ngày giỗ, ngày Tết hay đặc biệt mới có dịp ăn gà, ăn heo, còn ở đây ăn mỗi ngày nên không thấy quý.

Câu nói của cô Khánh Ly rất hữu ích cho tôi. Tôi tung mền ngồi dậy đi bộ ra chợ 99 (chợ nầy ở sau lưng nhà tôi) để mua một keo cà pháo ngâm mắm nêm và một bó rau muống về luộc lấy nước làm canh. Thật không ngờ như gặp linh dược, mỗi người trong nhà tỉnh táo hẳn và dường như ai cũng hết bệnh, sau bữa cơm thịnh soạn kiểu mới nầy.

Bảy tháng qua đi rất nhanh, nhanh đến độ tôi không lường được. Lúc nầy tôi muốn thời gian trôi chậm lại nhưng không được. Tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì không biết phải làm sao, khi tiền trợ cấp sắp hết. Vài hôm sau thì con gái tôi nhận được giấy gọi đi làm, và con trai tôi cũng vậy. Vợ chồng tôi được ông bà bảo trợ, xin cho một việc làm ở hãng may gần nhà.

Tròn một năm sau, nhận thẻ xanh xong, ngay hôm sau, tôi toới văn phòng INS làm thủ tục bảo lãnh ba con trai tôi còn kẹt lại Việt Nam.

Nỗi vui mừng ngàøy nhận được tờ giấy approve cho các con tôiđoàn tụ với cha mẹ chưa hết, một buổi tối kế, khi cả nhà đang bàn bạc về việc định cư của các con, thình lình một bàn tay đẩy cửa bước vào theo sau là bốn năm thanh niên, hai người đi đầu bịt mặt và mang súng.

Họ đồng thanh hô "Đứng im và đưa tay lên". Họ lột hết những nữ trang, đang đeo trên người và trói chúng tôi lại, bảo nằm úp mặt xuống thảm.

Nhà chỉ có bốn người, chồng và con trai tôi thì bị chúng trói lại bằng dây điện, còn mẹ con tôi thì chúng dùng băng keo dán điện để trói. Lúc đầu chồng tôi ngỡ đám trẻ con bên cạnh nhà tinh nghịch đùa giỡn. Anh ấy bảo: "Ê đừng giỡn bây- súng ống đùa nguy hiểm lắm". Một người trong bọn ấn chồng tôi nằm xuống và hét: "Nằm im, tiền bạc đâu đưa ra".

Thật ra mà nói lúc ấy mới qua làm gì có dư tiền mặt. Chúng lục soát tất cả tủ, phòng, và ngay cả các ví, các bóp của chúng tôi, gom lại chỉ có năm mươi đồng.

Gần hai năm trôi qua, cuộc sống chúng tôi tương đối ổn định. Các con tôi đều đặn đến hãng làm việc, ngoài ra chúng còn ghi danh học part time, trong trường College. Vợ chồng tôi, hàng ngày cơm nước mang theo hãng may làm việc.

Đôi khi nhìn chồng tôi, cặm cụi cắt những sợi chỉ dư trong chồng áo quần được hãng giao phó. Tôi cảm thấy tội nghiệp anh ta vô cùng. Nhớ ngày đầu tiên, bắt đầu về làm vợ anh, anh là một sĩ quan của trường Võ Bị Thủ Đức, mặc dù mới ra trường, nhưng trông rất oai phong, lúc mặc quân phục cùng nốt Alpha trên cầu vai áo trong anh rất khôi ngô, và tuấn tú làm sao. Qua bao năm gian khổ nơi quê nhà, bà gần ba năm bị cầm tù do nhà nước Cộng Sản, đã biến anh thành một người già trước tuổi.

Tôi có người bạn làm Nail, cô ta khuyên tôi nên chuyển qua nghề nail. Theo lời cô ta nói nghề nail làm rất khá và ít khi thất nghiệp.

Do dự mãi vì nghĩ mình có tuổi sợ không theo kịp lớp trẻ, nhưng cuối cùng không biết động cơ nào thúc đẩy tôi nghe theo lời cô ta. Thế là ngày hai buổi, sáng đến trường, chiều về hãng làm việc, sống lây lất cho đến hết khóa học.

Trong trường nail, nhìn xung quanh toàn học viên trẻ, chỉ có bốn người là trang lứa ở tôi. Nga và Phước là hai người bạn thân, chúng tôi thường học bài chung và thay phiên nhau làm thực tập. Nhìn cuốn sách lý thuyết dày côïm, với hơn năm trăm câu hỏi bằng Anh ngữ, đôi khi chúng tôi thấy ngán, tự nghĩ không biết làm sao ngốn hết những câu hỏi nầy.

Những người xung quanh nhìn chúng tôi học hành chăm chỉ. Họ hỏi chúng tôi là tự thi hay mướn thông dịch và nói: "Các cô lớn tuổi học chi cho mệt, nên mướn thông dịch đi là hơn". Muốn họ không làm phiền nữa, tôi nói: "Cố gắng, và thử thời vận". Trả lời vậy chứ trong lòng lo lắng lắm, và đặt hết niềm tin vào kỳ thi nầy. Nếu không may bị rớt sẽ phải chờ từ ba đến sáu tháng mới có đợt thi lại.

Nga và Phước có hoàn cảnh tương tự như tôi, nhưng lại có nỗi lo lắng giống nhau. Cũng là những người từng có cuộc sống rất cơ cực, vất vả nơi quê nhà. Bương chải để mưu sinh, có thể nói là buông nghề nầy, bắt ngay vào nghề khác để mưu cầu mang lại cuộc sống ấm no cho đàn con nhỏ dại và các ông chồng nơi trại cải tạo xa xôi.

Cuối cùng trời không phụ lòng chúng tôi, vì chúng tôi đạt được danh hiệu thủ khoa trong kỳ thi.

Mọi người ai ai cũng mong mỏi được tự do. Ở nước ta, đôi khi người ta phải trả rất đắt để tìm được từ ngữ nầy. Chúng ta đang may mắn được ở trong một đất nước hoàn toàn tự do. Từ tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do vui và sống... Chúng ta nên tôn vinh tự do và thực hành một cách đúng nghĩa. Có những người lạm dụng chúng một cách quá đáng mà quên rằng nếu đi quá mức thì không còn tự do nữa.

Quê hương chúng ta còn nhiều nỗi điêu linh thống khổ. Những người bạn chúng ta còn đang bị cầm tù. Viện mồ côi còn đầy ắp những trẻ thơ vô tội, quá nhiều người thiếu ăn, thiếu thuốc. Chúng ta nên làm một việc gì đó cho quê hương chúng ta, đồng bào chúng ta, để xoa dịu phần nào nỗi đau thương mà không may họ phải gánh chịu.

Bạch Tuyết Lan Trinh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,049,543
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến