Hôm nay,  

Người Bảo Trợ Của Tôi

20/11/200200:00:00(Xem: 161086)
Người viết: Tam Nguyen (Tacoma)

Bài tham dự số 49\VBST

Với lý lịch 8 năm tù trong trại cải tạo CS, gia đình tôi sang Mỹ theo diện H.O. 15, đầu trọc: không thân nhân bảo trợ. Tôi đã trải qua .

Ngày cùng vợ con lên phi trường ra đi, cũng là một ngày đầy nước mắt. Cha tôi đã chết đúng ngày tôi lên đường. Ngày đi không thể rời. Chỉ còn cách quỳ lạy xác cha. Tạ từ mẹ già và người thân, tôi lặng lẽ cúi đầu ra đi không 1 người đưa tiễn.

Ngồi trên phi cơ mà tưởng chừng như tôi đang ngồi trên đống lửa. Rồi đọan cuối của cuộc hành trình đã đến. Theo chân các hành khách , tôi dắt dìu vợ con ra khỏi máy bay.

Ra đón gia đình chúng tôi có một số người Mỹ và VN, tôi còn đang ngỡ ngàng với người và cảnh quá lạ xa nầy thì môït bà đầm Mỹ đến ôm tôi và trao bó hoa, chụp hình lưu niệm. Sau vài sự giới thiệu (mà lúc đó đầu óc tôi trống rỗng) gia đình tôi đươc bà Mỹ bà bảo trợ tên là Helen dẫn ra xe và chở vê một apartment mà bà đã thuê sẵn.

Vợ chồng tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi thấy sự chuẩn bị quá ư đầy đủ của bà bảo trợ: từ cục xà bông, cái khăn tắm, cuộn giấy đi cầu đến cái móc áo... moi vật dụng cần thiết đêu có sẵn, tại phòng khách với chiếc TV hiệu SONY 20 inch mà cả cuộc đời tôi không bao giờ dám mơ ước tới thì nay đã hiện hữu và từ nay tôi không còn phải lội bộ thật xa đến xóm chợ đầu làng để xem những trận đá bóng với cái TV cà rịch cà tang... Còn 2 thằng con tôi thì hả hê với chiếc máy game. Vợ tôi cứ xuýt xoa mãi sao mà họ tử tế quá... tôi còn được biết (qua người VN dịch lại) là tiêøn nhà tháng đầu bà bảo trợ đã tặng cho tôi.

Sau khi đã chỉ dẫn những cách xử dụng vài vật dụng cần thiết trong nhà cũng như những điêu không được làm như không mở cửa cho người lạ mặt .v...v... mọi người từ giã ra vềâ riêng bà bảo trợ thì dặn tôi chuẩn bị các thứ giấy tờ cần thiết để sáng mai bà đến đón gia đình tôi lúc 9 giờ. Bà còn nói đùa là nhớ mở cửa cho bà...

Cả đêm đó tôi trằn trọc không sao ngủ được dù người tôi mệt mỏi rã rời sau chuyến hành trình dài.

Sáng hôm sau và dài dài sau đó, bà bảo trợ đã đón đưa gia đình chúng tôi đi làm những thủ tục lúc đầu như làm thẻ An sinh xã hội, khám sức khỏe, nộp giấy tờ cho 2 con tõi đi học và hướng dẫn vợ con tôi chỉ bảo tôi từ đường đi nước bước cho đến khi tôi bắt đầu thi đậu lái xe thì bà nghĩ rằng tôi có thể tạm quen dần với cuộc sống nên thỉnh thoảng khi có việc cần bà mới đến, tuy nhiên những ngày Chủ Nhật bà thường đưa gia đình tôi đi sau đó về chơi và ăn uống ở nhà bà rồi bà dạy Anh Văn cho vợ chồng tôi.

Căn nhà bà ởø một nơi thật yên tĩnh và có vườn hoa xinh xắn, qua tâm tình với bà tôi đươc hiểu rõ vê lý do tôi được bà bão lãnh, bà kể lại rằng sỡ dĩ bà chọn bảo trợ tôi vì khi đọc hồ sơ ờ Hội Từ Thiện USCC được biết đơn vị của tôi ngày xưa đóng ởø PLEIKU mà nơi đây chồng bà đã công tác rồi mất tích. Bởi địa danh Pleiku cứ ám ảnh tâm trí bà và trong những giấc mơ, Bà thấy chồng hiện về mặt mũi đầy máu và nói rằng ông đã được 1 người nông dân VN cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên ông không sống được! Bà cũng đã cho tôi xem những bức hình chồng bà chụp những cảnh Pleiku như Biển Hồ, núi Hàm Rồng, hình người Thượng mang gùi dẫn nhau từng đàn trên đường ra chợ... tất cả đối với bà là những kỷniệm còn sót lại của chồng bà nhưng đối với tôi là cả 1 vùng trời kỷ niệm thân thương của cuộc đời quân ngũ.

Chồng bà đã mãn nhiệm kỳ ờ VN nhưng tình nguyện ở lại công tác tiếp và bị mất tích, bà tự hỏi không hiểu cái gì ở VN đã hấp dẫn chồng bà. Bà còn kể cho tôi nghe vài món ăn VN mà chồng bà ưa thích và nay thì bà đang thực tế cùng ăn với gia đình tôi và tỏ ra thích thú lắm.

Tình thân giữa gia đình tôi và bà bào trợ càng ngày càng thấm thiết. Vì không có con cái nên mọi tình thương bà dồn cho 2 đứa con tôi. Thời gian khi con tôi đau phải nằm bệnh viên, ngày nào bà cũng đến chăm nom săn sóc với nỗi lo hiện trên nét mặt như chính người thân yêu của bà.

Tôi thỉnh thoảng vẫn đến dọn dẹp mảnh vườn nhỏ của bà, bà trả thù lao nhưng tôi từ chối thì bà tế nhị mua cho vợ hoặc con tôi những thứ khác. Bà cho biết bà đang làm việc tình nguyện ở một bệnh viện và thỉnh thoảng bà có cộng tác với Hội Chữ Thập Đỏ. Đôi khi tôi thấy bà đem quần áo về nhà giặt sạch sẽ, ủi cẩn thận và bỏ vào thùng mang đi. Bà âm thầm làm việc liên tục, ít khi thấy bà nghỉ ngơi và lúc nào bà cũng vui vẻ biểu hiện qua khuôn mặt đầy lòng nhân ái.

Thỉnh thoảng bà cũng thường hay hỏi tôi về đời sống người dân ở VN. Bà rất quan tâm và thông cảm với những khốn khổ mà người VN đang gánh chịu. Khi biết có bão lụt ở VN, bà rất tích cực đóng góp vào công việc cứu trợ, nhất là bà thường gời tiền giúp cho trẻ em Cô Nhi Viện VN.

Một hôm thật tình cờ tôi gặp bà cũng đến hiến máu ở Trung tâm Hiến Máu thành phố, tôi càng thấy thương và kính phục bà nhiềøu hơn. Gặp nhau tại đây, bà nhìn tôi với ánh mắt thông cảm và hài lòng khi thấy tôi cũng hiện diện, nhìn tấm thẻ ghi ngày hiến máu của bà đã gần hết chỗ ghi ngày tháng tôi đựợc biết thêm đây không phải là lần đầu tiên bà đến đây. Tại nơi nầy tôi cũng được dịp quan sát và thấy người Mỹ họ đi hiến máu thật đông mà giới trẻ đi hiến máu cũng không phải là ít, tôi ao ước trong cộng đồng VN chúng ta mọi người động viên nhau đến với Trung Tâm Hiến Máu thì thật là quý báu lắm thay.

Sau nầy có lần bà hỏi tôi bên VN có đi hiến máu đông không, tôi thật tình kể với bà rằng tôi chỉ thấy chỉ có những người dân nghèo ở Sài gòn phải đi bán máu để kiếm sống, bà tỏ ra xót xa!

Càng gần gũi biết vêà bà tôi càng thương bà hơn. Tôi kính trọng bà như chị ruột của tôi, gặp những gì khó khăn tôi thường đến nhờ bà hướng dẫn và ngược lại bà cũng không giấu tôi những nỗi niềm riêng tư của bà.

Bà đã bỏ đi cả quãng đời thanh xuân để sống âm thầm với kỷ niệm mặc dù có bao chàng trai đã đến cầu hôn bà khi bà là 1 thiếu nữ trẻ đẹp. Sự thủy chung của bà như viên ngọc quý giữa cái xã hội thay chồng đổi vợ như thay áo ở xứ Mỹ văn minh nầy. Theo bà công tác từ thiện đã giúp bà vượt qua mọi cám dỗ để đứng vững đến ngày hôm nay.

Có lần tôi hỏi bà sao không nuôi chó hoặc mèo cho vui" Bà nói bà cũng thích và thương thú vật lắm nhưng bà phải dành thì giờ làm những công việc khác có ích hơn và tiền mua thức ăn cho súc vật để dành giúp cho người nghèo có được miếng sống thì quý hơn.

Từ những suy nghĩ đơn sơ đầy tình người, những giúp đỡ thiết thực của bà đối với người dân nghèo VN và cá nhân gia đình tôi, tôi không biết dùng lời lẽ nào để nói lên lòng biết Ba. Tôi chỉ cầu xin ơn trên cho bà luôn được mạnh khoẻ để đem tình thương đến cho mọi người.

Một hôm bà nói với tôi rằng từ lâu bà ao ước được đi thăm VN một chuyến, nhất là đi đến cái xứ Pleiku đó, bà muốn tôi cùng đi và nói khi nào tôi sẵn sàng đi được thì báo cho bà biết.

Qua Mỹ hơn 4 năm, tôi cũng nhớ Mẹ già và quê hương lắm, muốn vềø thăm nhưng ngặt nỗi nếu đi cả vợ chồng và 2 đứa con vào dịp Hè thì quá tốn kém. Như hiểu được khó khăn của tôi, Bà nói sẽ tặng vé máy bay cho cả gia đình tôi. Nói vậy chứ tôi đâu dám nhận vì vợ chồng tôi dã mang ơn bà nhiềøu qúa. Cuối cùng tôi đã báo cho bà là dịp Hè tới được nghỉ, tôi và thằng con trai lớn sẽ cùng bà đi VN, bà vui mừng ra mặt, tôi chưa thấy lần nào bà vui như lần nầy. Bà nói được đi VN là bà mãn nguyện lắm. Bà đưa ra những dự tính phải làm khi đến VN.

Thời gian như ngắn lại, bà đếm từng ngày, chỉ còn ba tuần nữa thôi. Nhưng rồi tang thương lại một lần nữa ập xuống. Một buổi chiều thứ sáu như thường lệ trên đường từ Hội Chữ Thập Đỏ về nhà, xe bà đã bị 1 xe truck do một tài xế VN đụng phải và bà đã trút hơi thở cuối cùng nơi bệnh viện không một người thân.

Nhận tin mà tôi tưởng chừng như xung quanh đất trời sụp đổ, tôi chết lặng hồi lâu. Cuộc đời sao quá oan nghiệt, ước nguyện thật nhỏ nhoi của bà đã không thành.

Biết đâu Thượng Đế muốn dành cái chết như phần thưởng cho riêng bà. Biết đâu giờ này bà đã gặp lại chồng bà và 2 ông bà đang hạnh phúc bên nhau nơi miền miên viễn. Có lẽ Thượng Đế không muốn bà phải lặn lội đường xa tìm tin tức chồng trong vô vọng và Ngài cũng không muốn bà phải tận mắt chứng kiến cảnh khốn khổ của người dân VN đang sống duới chế độ phi nhân của CS.

Gia đình tôi hoà lẫn giữa đám đông người Mỹ trong đám tang thật cảm đông để đưa tin bà lần cuối, viếng xác bà khi còn đặt ở nhà quàng, tôi thấy măt bà đã được trang điểm thật đẹp, trông bà thật thanh thản và mặt bà như có vẻ mãn nguyện... tôi muốn đuợc ôm từ biệt bà lần cuối và thét lên rằng: "Chị ơi sao đành bỏ em!" Vợ tôi đã ngất xỉu khi quan tài bà hạ huyệt.

Sau cái chết của bà, gia đình tôi thấy thật trống vắng, 2 con tôi lúc nào cũng nhắc tới bà với nhiều nhớ thương. Vợ chồng tôi cũng dự định chuyển đi tiểu bang khác ấm áp hơn để hy vọng tìm 1 chút an bình. Nay ngồi ngẫm lại những sự việc xảy ra: ngày bà chết cũng đúng vào ngày cha tôi mất (mùa lễ Phục Sinh). Rồi cả bà và chồng bà đều chết bởi người VN gây ra, tôi không hiểu tại sao có thể như vậy... Lòng tôi quặn thắt khi nghỉ đến bà, gia đình tôi mang ơn bà mà không bao giờ trả đươc. Nhớ thương bà tôi chỉ biết đặt ảnh bà cùng chung với bàn thờ cha tôi, cha mẹ tôi đã sinh ra tôi còn bà đã cho tôi lý tưởng sống.

Bây giờ trên bàn thờ cha tôi có thêm bức hình của bà Helen. Chị ngồi đây với cha tôi và hàng năm ngày cúng giỗ cha tôi cũng là ngày tôi cúng giỗ chị. Mộ chị sẽ không quạnh hiu vì có chúng tôi đến với chị như khi chị còn sống trên cõi đời nầy.

Sau đám tang bà Helen một thời gian, một hôm tôi sững sờ khi luật sư báo cho biết theo di chúc, bà Helen để lại tặng cho vợ chồng tôi căn nhà của bà và ngoài ra bà còn tặng 100 ngàn đôla cho Cô Nhi Viện ở VN.

Khi gia đình tôi phải dọn về căn nhà của ba,ø tôi tự hỏi mình đã làm gì để được hưởng phần thưởng nầy. Suốt cuộc đời tôi phải sống trong ân tình ngút ngàn mà không bao giờ trả được.

Trước mộ bà, tôi thầm khấn vái "chị Helen sống linh chết thiêng xin phù hộ gia đình tôi, dẫn đường soi lối cho tôi đi theo lý tưởng của chị: sống vì mọi người.

TAM NGUYỄN, Tacoma, 26 tháng 6 năm 2000

Ý kiến bạn đọc
14/03/202001:33:41
Khách
Good story
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến