Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Tôi

12/11/200200:00:00(Xem: 160463)
Người viết: Đinh Thị Ngọc Tuyết
Bài số 04vbst

ĐINH THỊ NGỌC TUYẾT
Sinh năm 1972, 27 tuổi.
Hiện là Kỷ Sư Điện Toán, làm việc cho một đại công ty vận chuyển hàng hóa nhanh của Mỹ tại Louisville, KY.


Khi Sài gòn thân yêu bị cưỡng chiếm ngày 30-4-1975, tôi chưa tròn 3 tuổi. Nghe ba má tôi kể lại là ngày hôm ấy, ba tôi buộc phải buông súng, cùng má tôi tay bế tôi và chị tôi lúc đó mới 5 tuổi, rời khu gia binh, và chạy về nhà bà nội ở đường Kỳ Đồng.

Có thể nói, tuổi thơ của tôi không hề có 1 khái niệm gì về chiến tranh. Lớn lên, từ khi vào mẫu giáo đến ngày rời Việt Nam định cư tại Mỹ, tôi được đào tạo và dạy dỗ để trở thành một "Cháu Ngoan Bác Hồ" chính hiệu. Tận trong đáy lòng, tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào nhữÏng điều tôi được dạy về sự lãnh đạo sáng suốt và công ơn của Đảng Cộng Sản đối với nhân dân Việt Nam. Tôi hoạt động tích cực với tất cả lòng nhiệt huyết, tưởng rằng mình có thể lấp biển dời non.

Cuộc sống gia đình tôi rất bấp bênh sau nhưẠng ngày miền Nam bị cưỡng chiếm. Ba má tôi chạy ăn từng bữa. Ba lần bốn bận, ba tôi bị công an bắt vào tù giam mấy ngày vì tội buôn bán trái phép trên lòng lề đường. Thế nhưng, ngày ấy, tôi vẫn không nhìn ra đâu là Tà, đâu là Chính.

May thay, năm 1988, gia đình tôi gồm Ba Má và 6 anh chị em rời Việt Nam theo diện ODP. Chúng tôi đến Thái Lan, ở trong trại chuyển tiếp 3 ngày, sau đó được trở ra phi trường đi Phi Luật Tân. Sống trong trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân hơn 10 tháng, gia đình chúng tôi lại khăn gói lên đường đi Mỹ.

Những ngày đầu tiên đến trại tị nạn, thấy đâu cũng dán những tấm bích chương đả đảo cộng sản, tôi thấy thật là bực bội! Tôi còn nghĩ thầm sao mà người ta phản động quá! Thiệt tội cho tôi, bao nhiêu năm bị Cộng Sản nhồi nhét vào đầu những điều giả dối, nào tôi có hay biết chi.

Những ngày sống ở đảo tị nạn, sau những giờ học trên trường, tôi thường tìm đến 1 thư viện nhỏ trong trại vì tôi rất mê đọc sách báo. Ngày ấy, tôi tìm được vài tờ nguyệt san cũ được phát hành tại Mỹ và Canadạ Tôi mừng như người kiếm được vàng. Đơn giản là tôi rất mê đọc sách.

Gặp đâu là tôi đọc đó . Lần đầu tiên trong đời, tôi đọc được nhưẠng quan điểm hoàn toàn trái ngược với nhưẠng gì tôi tin tưởng và được dạy dỗ về Đảng CSVN. Chao ôi, càng đọc, tôi càng so sánh. Tôi như người trong mơ, chợt choàng tỉnh thức.

Ừ, tại sao tôi lại nhìn không ra những thủ đoạn đê hèn của người CS. Từ ngày họ chiếm được miền Nam, Việt Nam, họ không làm được gì ra trò trống, ngoài việc cướp bóc thẳng tay dưới danh nghĩa "Đánh Tư Sản Mại Bản", ngoài việc vơ vét vàng dưới danh nghĩa "Vượt biên bán chính thức", ngoài việc cướp cạn bằng cách đổi tiền liên tục, ngoài việc phân tán bao nhiêu gia đình, để vợ xa chồng, con xa cha dưới danh nghĩa "Học Tập Cải Tạo". Tại sao tôi lại nhìn không ra vì sao mà dân miền Nam và cả nước một thời ăn bo bo, khoai mì thế cơm. Báo chí trong nước đều bị kềm kẹp. Tự do ngôn luận không có . Bầu cử thì càng vui hơn, lúc nào các nhân vật lãnh đạo Trung Ương cũng được 99% số phiếu bầu. Bạn ơi, tôi như người đang ngũ một giấc dài, chợt choàng tỉnh giấc. Tôi mừng cho tôi đã thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tôi đi vào nước Mỹ với niềm yêu mến nền Tự Do Dân Chủ mà ba tôi và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã một đời chiến đấu để gìn giữ hơn bao giờ hết.

Gia đình tôi không có thân nhân ở Mỹ nên được hội Công Giáo thiện nguyện ở Louisville, Kentucky bảo trợ. Hội mướn cho gia đình 8 người chúng tôi một căn hộ chung cư 2 phòng ngủ. Tuy là có hơi chật chội, nhưng căn hộ này vẫn lớn hơn ngôi nhà ổ chuột gia đình chúng tôi sống ở Việt Nam.
Chúng tôi đến Mỹ khi trời đang vào thụ Lần đâù tiên thấy lá vàng rơi, lòng tôi bồi hồi chi lạ!

Thật hên, tôi đến Mỹ đúng lúc tựu trường. Tôi được cho vào học lớp 10 tại một trường trung học gần nhà. Để kiếm thêm tiền chi phí cho bản thân, tôi và chị tôi cùng vài người bạn Việt Nam đi làm việc bán thời gian tại một công ty thư tín trong thành phố.

NhữÏng ngày mới đến Mỹ, thật gian nan làm saọ Tất cả cái gì cũng lạ, cũng mớị Từ đường đi, nước bước, đến tiệm quán, trường học, sở làm, bao nhiêu là điều mới lạ và khó khăn. Tôi biết được chút Anh Ngữ khi mới sang, nên thay thế ba má coi sóc việc học hành của em út trong nhà. Và cũng bất đắc dĩ, trở thành người giải quyết việc đối ngoại !!!

Nói chung, tất cả những gì có liên quan đến giấy tờ, giao thiệp với người bản xứ, tôi là người thay thế ba má đứng mũi chịu sào.
Ở trường trung học, tôi cố gắng học dù gặp rất nhiều khó khăn. Những ngày đầu đi học, tôi không hiểu được lời thầy cô giảng vì giọng nói khác lạ! Nhưng tôi không nãn lòng, cố gắng lắng nghẹ Nếu nghe không hiểu, thì đọc lại sách. Trường tôi học có nhiều học sinh Việt Nam, nên tôi không thấy cô đơn nhiềụ Sau giờ tan trường, tôi cùng vài người bạn đứng đón xe buýt để đi làm thêm.
Được dịp gặp gỡ bạn bè Việt Nam, chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Việt thiệt vui và thoải mái.

Bữa nọ, có một cô bạn người da màu, dáng người mập mạp, cao lớn gấp đôi tô. Đứng bên cô ấy, tôi nhỏ như con kiến. Cô ấy đứng gần chúng tôi, khi nghe chúng tôi nói chuyện tiếng Việt, cô ấy nhái lại rồi cả đám bạn của cô ấy cười phá lên thật nhả nhớt.

Nén giận, tôi nghiêm mặt nhìn cô gái bản xứ và nói:
"Xin cô tôn trọng một chút" (Please show some respect).
Cô ta bất ngờ, trố mắt nhìn tôi. Vài giây sau, cô ta xấn tới và nói như hét vào mặt tôi: "Mày cút về xứ của mày đi" (Go back to your home country).

Đến nước này thì tôi cũng không nhịn! Dù rằng tôi qua Mỹ mới có 1 tháng, tiếng Anh chẳng rành rõi gì. Tôi vẫn còn nể người Mỹ lắm. Tuy nhiên, nghe nói đến lời xua đuổi và kỳ thị ấy, tôi bực mình và trả lời:
"Cũng được, nhưng mày cút về Châu Phi trước đi !" (Fine, but you have to go back to Africa first!"
Tôi không ngờ là chính mình cũng thốt ra những lời kỳ thị không kém gì cô gái bản xứ ấỵ

Nhưng tôi không hối hận vì cô ấy đã ngang nhiên xúc phạm đến tôi và tiếng nước tôi. Cả đám bạn Việt Nam đứng kế bên tôi, im thin thít, không ai nói tiếng nào. Còn đám bạn của cô gái ấy ồ lên ngỡ ngàng, trong khi cô gái bản xứ sượng sùng lùi vài bước và bước thật nhanh lên chiếc xe buýt vừa trờ tới.

Tuy là một người bị mất quê hương, và đang tạm dung ở xứ người, nhưng tôi không bao giờ mặc cảm và cho phép người khác có quyền coi khinh hay mạt sát người Việt Nam và tiếng Việt yêu dấu của tôi.

Có một điều đáng nhớ là sau lần đối đầu nảy lửa đó, các anh chị người bản xứ dù là da trắng hay da màu đều không nhái khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt nữa.
Nhắc lại đến chuyện này, tôi chỉ muốn ôn lại kỷ niệm buồn vui của những ngày tị nạn xa quê hương, tạm dung trên đất Mỹ.

Gia đình tôi đã mang ơn rất nhiều người Mỹ tốt lành đã nâng đỡ chúng tôi cả tinh thần lẫn vật chất từ ngày chúng tôi đặt chân đến vùng đất nàỵ Làm sao quên được một ngày cận Noel năm 1989, chỉ 4 tháng sau khi gia đình tôi định cư ở Mỹ, một chiếc xe van chở đầy quà Giáng Sinh đậu trước chung cư nhà tôi. Một bà Mỹ phúc hậu cùng đứa con trai khoảng 10 tuổi, gõ cửa nhà tôi, hỏi tên và gọi chúng tôi xuống mang quà vào nhà.

Niềm vui đến bất ngờ như ông Già Noel xuất hiện trong đêm Giáng Sinh làm gia đình tôi vui sướng. Lúc đó mới đến Mỹ, chúng tôi không biết rằng bà Tiên ấy đã chọn gia đình chúng tôi qua chương trình "Pick an Angel" để mua quà tặng Giáng Sinh cho chúng tôi. Chao ôi, thật là sung sướng quá. Mùa Giáng Sinh đầu tiên ở Mỹ, dù ngoài trời tuyết rơi trắng xóa, chúng tôi thấy lòng ấm cúng lạ thường vì lòng bác ái của một gia đình người Mỹ mà không bao giờ chúng tôi có dịp để trả ơn.

Nhờ những món quà dễ thương của bà Tiên, chúng tôi có đôi tất để mang mùa đông, cái nón len đội đầu cho ấm khi đi đón xe buýt. Cái quần jean mặc rất vừa, đôi giầy mang trong nhà cho ấm chân. Nhà tôi 8 người, ai cũng có quà.

Mười hai mùa Giáng Sinh đã qua kể từ ngày gia đình tôi đến Mỹ, chúng tôi bắt đầu mua quà tặng nhau kể từ sau lần Noel lần thứ 1 đầy kỷ niệm. Gia đình tôi vẫn xum họp quây quần bên cây thông để mở quà mỗi dịp Noel về.

Nhưng không bao giờ tôi quên được niềm hạnh phúc và bình an mà một gia đình người Mỹ vô danh đã đem đến cho gia đình tôi mùa Noel năm ấỵ

Tôi cũng không quên cô giáo dạy ESL tại trường trung học Irquois High, Louisville, KY. Cô giáo Rebecca Hall. Cô nghiêm khắc không thua gì một giáo sư Việt Nam. Cô tận tình dạy dỗ, uốn nắn, và cho tôi niềm tin vào chính bản thân mình. Nhờ có cô nâng đỡ, tôi tiến nhanh trong việc học.
Sau này vào đại học, những lúc gặp khó khăn trong ngôn ngữ , khi sức liệt, ý chùng, tôi luôn nhớ đến lời cô dạy và cố gắng.

Năm 1998, nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi trở lại trường thăm cô sau 7 năm ra trường, tay mang một lẵng hoa mà lòng tôi bồi hồi lạ ! Cô không ngờ tôi về thăm, cô lặng người vì xúc động. Tay nhận lẵng hoa, mắt cô nhòa lệ Tôi cũng khóc vì xúc động. Cô hãnh diện và vui mừng khi biết tôi đã hoàn tất chương trình Cao Học Điện Toán.

Tôi mang ơn biết bao nhiêu người Mỹ đã nâng đỡ và giúp tôi có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc ngày hôm naỵ

Những người hàng xóm vui tính, thích ăn chả giò má tôi làm, những người làm việc thiện nguyện, những thầy cô giáo đã tận tâm dạy dỗ, những người bạn học rất chân thành, những người bạn đồng nghiệp tốt bụng. Tất cả những người Mỹ nhân lành ấy đã giang tay chào đón và giúp cho tôi cùng gia đình vượt qua những khó khăn khi định cư ở xứ lạ quê ngườị

Ngày hôm nay, ba má tôi có được 1 căn nhà nho nhỏ, xinh xắn, có khu vườn nhỏ má tôi vẫn hay trồng nhiều loại rau trái Việt Nam. Tôi đã yên bề gia thất và sống rất gần bên Ba Má và anh chị em. Các em tôi đang học trong đại học. Dù cuộc sống vẫn không hết khó khăn, nhưng được sống ở Mỹ, với đầy đủ cơ hội để thăng tiến, tôi luôn cảm tạ Ơn Trên đã chở che và cám ơn nước Mỹ cho chúng tôi có cơ hội sống như một con Người với đầy đủ Nhân Quyền, một quyền mà đồng bào tôi ở quê hương cho đến ngày nay vẫn chưa được hưởng.

Tôi cầu xin Ơn Trên ban phước lành cho dân tộc và quê hương Việt Nam, sớm ngày thoát ách Cộng Sản. Để chúng tôi, những người Việt tha hương cùng trở về chung tay xây dựng lại một nước Việt Nam Tự Do và Dân Chủ. Mong lắm thay !

Đinh Thị Ngọc Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,058
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến