Hôm nay,  

Trái Tim Của Đại Dương

05/01/200100:00:00(Xem: 188462)
Bài tham dự số 112\VB0909

Hải Triều tỉnh giấc. Đầu nàng nhức như búa bổ. Điều mà nàng có thể cảm nhận đựơc là nàng vâãn còn sống. Hải Triều kinh ngạc khi nhận thức được điều đó.

Nàng vẫn còn nhớ là thân thể nàng đã bay tung lên cao khi chiếc motocycle của Kristy đụng mạnh vào chiếc xe hơi đang chạy thẳng. Thế rồi, sau đó nàng không còn cảm giác gì nữa.

Người nữ y tá đang cúi xuống:

"Cô đã tỉnh rồi."

"Tôi nằm ở đây bao lâu rồi""

Hải Triều hỏi qua hơi thở yếu ớt. Cổ nàng nhức buốt. Cả thân người ê ẩm đau đớn. Ngưỡi nử y tá kéo chiếc gối của nàng lạI cho ngay ngắn.

"Cô đã nằm đây ba ngày rồi, cô biết không" Cô thật là may mắn. Cô bị tông xe nặng như vậy mà vẫn không sao. Người đàn ông đó có nói cho tôi biết là cô đã bị tung lên cao rồi rơi xuống trước mũi xe của ông ta. Chính ông ta đã đưa cô vào đây. Ông ta nói ông ta rất là ân hận đã gây đến tổn thất cho cô."

Người đàn ông à" Hải Triều cố gắng nhớ lại những chuyện xãy ra. Người đàn ông đó là ai" Có phải Kisty đã tông xe của ông ta không" Nếu vậy tạI sao ông ta lạI có thể nói ngược đi sự thật" Hải Triều còn nhớ đó là lỗi của Kisty mà. Nàng đã trễ chiếc xe bus cuối cùng, Kisty đã chở giùm nàng về nhà. Hải Triều chỉ không ngờ là cô bạn Hoa Kỳ của nàng lại có lối lái xe táo bạo như vậy.

"Còn người bạn của tôi"" Nàng hỏi.

"Cô ta thì không sao rồi. Nhìn cô ta trông còn khoẻ hơn con voi. Chỉ có cô thì bị hơi nặng thôi. Ông Ken vẫn hay tới chăm sóc cho cô thường xuyên, nhưng bây giờ ông ta đã đi ra Little SàI Gòn để mua thức ăn cho cô rồi."

Ông Ken nào" HảI Triều nhìn người nữ y tá với ánh mắt dò hỏi. Cô y tá giải thích.

"Chính là người đàn ông đã tông xe hai cô đó mà. Ông ta tới rồi kìa."

Một người đàn ông trung niên Hoa Kỳ, tóc nâu, da trắng, đôi mắt mầu hạt dẻ, vóc dáng cao lớn khoan thai bước vào. Ông hỏi thăm vài câu với cô y tá. Cô ta nhìn nàng gật đầu rồi rời khỏi căn phòng. Người đàn ông bước lại gần nàng. Đôi mắt của ông ta tinh anh như hai ngôi sao sáng.

"Cô đã tỉnh dậy rồi. Cô cảm thấy đỡ nhiều rồi chứ""

HảI Triều nhìn người đàn ông. Đôi mắt từ ái của ông làm nàng vững bụng.

"Ông là ông Ken""

Người đàn ông gật đầu. Hải Triều mỉm cười yếu ớt.

"Cảm ơn ông đã có lòng tới thăm tôi mấy ngày qua."

Ông Ken mở gói thức ăn để trên bàn cho nàng. Một hộp cơm Dương Châu, một hộp mì xào, một hộp soup chua ngọt và chiếc bánh fortune cookie.

Hải Triều vừa tức cười vừa cảm động. Bộ người đàn ông này tưởng nàng là con voi sao" Nàng mới bị tông xe đó mà. Nàng đâu có thể nào mà ăn được nhiều như vậy.

"Cô nên ăn một chút cho lại sức. Cô đã bất tỉnh ba ngày rồi đó. Cô đừng lo. Cô chỉ bị thương nhẹ thôi. Chẳng qua cô kiệt sức vì làm việc quá nhiều cho nên mấy ngày nay cô đã ngủ li bì như vậy. Chừng hai ngày nữa là cô có thể xuất viện được rồi, Hải Triều ạ."

Hải Triều kinh ngạc. Không ngờ một người Hoa Kỳ mà có thể phát âm tên của nàng rõ như vậy. Hình như đã lâu lắm rồi không có ai ân cần với nàng như vậy.

"Cảm ơn ông. Ông không bị sao chứ" Còn chiếc xe của ông""

"Cả tôi và chiếc xe điều không sao." Ông Ken trả lời với nụ cười hóm hỉnh. Trong ba ngày qua, ngoài cô bạn của cô ra, tôi không thấy thân nhân của cô tới thăm cô. Họ không có ở đây với cô sao" Lúc tôi đi theo xe cứu thương đưa cô vào đây, cô đã gọi mẹ cô không ngừng. Mẹ của cô ở đâu" Tôi có thể thông báo cho bà tới thăm cô không""

Đôi mắt người con gái tối sầm. Âm thanh của Hải Triều nặng trĩu.

"Mẹ của tôi à" Thân nhân của tôi à" Ngoại của tôi. Họ..."

Nàng nhắm mắt. Hình như không lâu lắm đâu, mẹ của nàng...

"Ngoại, tại sao mẹ không đón mình về sống chung hở ngoại" Mình qua Mỳ đã lâu lắm rồi mà. Tại sao chỉ có nhà thờ lo cho mình thôi hở ngoại" Ngoại nói là mẹ bảo lãnh mình đó mà. Mẹ ở đâu hở ngoại""

Ngoại đã yên lặng không trả lời. Tội nghiệp cho Hải Triều. Cô đã mong mỏi được gặp mẹ biết bao.

Khi còn ở quê nhà, cô đã tần tảo bán chè xôi nước dạo để nuôi bà. Hai bà cháu đã nương tựa nhau qua bao nhiêu năm trời khốn khổ ngay trên mảnh đất quê hương.

Cuộc chiến kết thúc năm 1975 đã làm cho bao nhiêu gia đình ly cách mà cũng làm cho bao lòng người thay đổi. Cha của Hải Triều đã đi theo trực thăng Hoa Kỳ đào thoát. Nghe nói ông ta đã kết hôn với một người thiếu phụ xinh đẹp nào đó. Mối hận đó cấu xé tâm hồn của người con gái của bà.

Thục, con gái của bà cho bà biết là không muốn bảo lãnh Hải Triều qua Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng nhờ sự thôi thúc, phấn đấu của ba ngoạiø, Hải Triều kết cuộc vẫn được đi máy bay qua Hoa Kỳ cùng chuyến với bà.

Qua những câu chuyện về nước Mỹ giầu có nghe từ hàng xóm ở Việt Nam, Hải Triều đã mơ về một tương lai huy hoàng khi tới My, đoàn tụ với mẹ. Nhưng chỉ có sự thật phũ phàng.

Khi hai bà cháu tới phi trường Houston, không có mẹ ra đón. Bà đã nhờ một nhà thờ Tin Lành Việt Nam lo lăng cho họ. Tiền chu cấp không đủ vì nhà thờ Tin Lành Việt Nam cũng quá nghềo nàn. Họ đã kiếm cho nàng công việc làm ở nông trại sau sáu tháng ở Mỹvới số lương ít ỏi. Đôi tay của nàng rách nát vì gai của blackberry. Da nàng cháy đen dưới cơn nắng như thiêu đốf của Texas. Người của nàng lạnh rung mỗi khi chui xuống bụi nho, sương sớm đổ xuống ướt đẫm cả thân thể. Ngoại và nàng đã sống tạm dung trong một garage mướn của một gia đình người Việt Nam qua ba mùa hè kinh khủng nhất của Tiểu Bang Texas.

Qua hai năm sau, Ngoại vì quá nhớ thương Việt Nam nên nàng đã mua vé máy bay do số tiền mà nàng đã dành dụm được để Ngoại có thể về thăm lại quê hương. Không ngờ, ba tháng sau, lá thư từ Việt Nam bay qua báo cho nàng biết là Ngoại đã qua đời vì một chứng bệnh phong hàn quá nặng.

Bơ vơ một mình ở xứ lạ, Hải Triều không biết về đâu. Nàng đã tìm thấy những bức thư mà mẹ đã gởi cho Ngoại. Thì ra mẹ đã có một gia đình riêng và những đứa con xinh xắn. Bà sợ sự có mặt của nàng sẽ khuấy động nếp sống bình yên của bà. Bà sợ người chồng biết đựơc quá khứ của bà. Đêm biết được điều đó, Hải Triều đã khóc như chưa bao giờ được khóc!

Nàng chỉ muốn quên đi nổi đau thương như quên một giấc mơ không đẹp. Không ngờ nàng lại vẫn còn có thể tỉnh dậy để có thể nói chuyện với ông Ken trong một bệnh viện hào nhoáng sau một tai nạn xe hơi.

Khi Hải Triều xuất viện, ông Ken đã đề nghị nhận nàng làm con gái nuôi. Ông Ken đã hiểu hết gia cảnh của nàng do Kristy kể lại.

Hải Triều đã đắn đo, sợ hải khi nghe ông Ken đưa đề nghị đó trước mặt ba người con trai của ông khi họ cùng với cha họ đến đón nàng ở bệnh viện.

Nàng không biết gì về thế giới của họ. Làm sao nàng có thể hòa hợp được với họ" Đó là chưa nói đến những câu chuyện trên báo hàng ngày về những nếp sống thác loạn hàng ngày của người Mỹ. Chính vì sự sợ hãi thầm kín đó mà nàng đã thẳng thắn chối từ.

Người con dâu trưởng của ông, Carol, đề nghị với mọi người là hảy để cho nàng thích ứng với hoàn cảnh mới và để nàng có thời gian suy nghĩ trước khi vội vàng quyét định. Cả gia đình ông Ken đều đồng ý với đề nghị đó. Họ muốn cho nàng thời gian để tìm hiểu họ.

Ngày đầu tiên tới nhà ông Ken chơi với Kristy. Hải Triều đã kinh ngạc khi nhìn thấy ngôi biệt thự thật là sang trọng và to lớn ở Orange Hill. Kristy nổi cáu với Hải Triều.

"Nếu cô mà không muốn làm con nuôi của cái ông nhà giầu đó thì cô đả bị điên nặng lắm rồi."

Sau sáu tháng trời, Hải Triều mới có cảm giác quen thuộc được với gia đình ông Ken. Trong bửa cơm chiều quây quần với ba người con trai của ông Ken, Brian, Daniel, Jeffrey và Carol, người dâu trưởng của ông, Hải Triều hiểu thêm về ông.

Thì ra ông Ken đã ly dị vợ hai mươi năm về trước khi phác giác ra vợ của ông đã ngoại tình với người bạn thân của ông khi ông trở về nhà lúc nửa đêm sau một chuyến đi xa. Đêm hôm đó, ông chỉ lặng lẽ nhìn cả hai rồi bỏ đi. Qua sáng hôm sau, thủ tục ly dị được tiến hành. Ông đã ở vậy nuôi con cho tới khi họ thành nhân. Ông về hưu trí lúc ông ba mươi tám tuổi. Ông đã dâng hiến cuộc đời còn lại chăm sóc cho con và cả cuộc đời còn lạI cho những công tác thiện nguyện. Cả ba người con rất là thương yêu và ngưỡng mộ cha của họ.

Cũng trong lần trò truyện này, Hải Triều đã kể cho gia đình ông về chuyến đi về California để tìm người mẹ đã bao nhiêu năm không được gặp mặt của nàng.

Với một gói hành trang nhỏ, Hải Triều đã đi tìm mẹ dò theo địa chỉ trên bức thư mà mẹ gởi cho Ngoại. Qua bao nhiêu khó khăn, HảI Triều đã gập được bà trong một ngôi nhà sang trọng ở Fountain Valley. Chồng bà và các con đều đi vắng. Bà nhìn nàng với sự sợ hãi pha lẫn chút khó chịu. Có lẽ bà không thể ngờ được Hải Triều lại có thể tìm được tới bà. Những câu nói của bà như dao nhọn đâm thấu trái tim nàng.

"Xin cô đừng khuấy động nếp sống của tôi. Hình ảnh của cô chỉ gợi nhớ sự đau buồn mà người cha nhẫn tâm của cô đã gây cho tôi. Tôi đã vượt thoát được sự bạc đãi của ông ta. Rất là may ông ta đã có vợ khác. Cô là một vết chàm mà tôi đã cố gột rửa ra khỏi đời sống của tôi. Nếu trời sinh có thể được, tôi thà là sinh trứng gà trứng vịt hơn là sinh ra cô."

Dù cố gắng tưởng tượng, Hải Triều cũng không thể ngờ là mẹ lại có thể thốt ra những lời nói đó với nàng.

Nàng đã cố gắng bình tĩnh và nói với bà là nàng sẽ không làm phiền bà nữa. Nàng nói với bà là dù bà đối xử với nàng ra sao đi nữa, đối với nàng, bà mãi mải vẩn là người mẹ của nàng. Nàng đã bỏ đi sau khi từ chối số tiền mà bà đã trao cho nàng.

Thế rồi, Hải Triều không còn ai để có thể gọi là thân nhân trên mảnh đất tạm dung này. Nàng đã làm đủ nghề để sống, từ nghề giử trẻ, rửa chén cho những nhà hàng cho đến làm bồi bàn.

Cuộc đời của HảI Triều đã thay đổi khi nàng nhận làm con gái nuôi của ông Ken Christopher.

Sau khi làm xong thủ tục để hợp pháp hoá để nàng có thể chính thức làm con gái nuôi của ông. Cả gia đình ông bàn tính chu cấp cho nàng theo đuổi ngành y khoa.

Tám năm sau, ngày Hải Triều ra trường, gia đình Christopher tụ họp đông đủ. Ba người anh trai nuôi của nàng nghịch ngợm thổi kèn đánh trống inh ỏi. Hải Triều vẩy tay với họ khi nàng lên nhận mảnh bằng cột bằng sợi giây lụa mềm. Nàng cố gắng che dấu dòng lệ chỉ chực trào ra long lanh từ ánh mắt.

Bao nhiêu năm thăng trầm trong cuộc sống, tám năm cố công đèn sách, cuối cùng giấc mơ cũng thành sự thật. Rất tiếc là NgoạI không còn sống để chia vui sự thành tựu của nàng.

Mẹ của Hải Triều cũng đến dự. Bà ngồi ở dãy ghế sau cùng nhất. Khi nàng đang quây quần chụp ảnh chung với gia đình cha nuôi của nàng, bà đứng ở một góc xa âm thầm nhìn nàng.

Trong tám năm qua, nàng vẩn âm thầm theo dỏi cuộc sống của bà dù nàng có bận rộn đến đâu đi nữa Cả ba người anh nuôi cũng đau với nổi đau thiếu mẹ, họ đã khuyên nàng gởi thiệp mời bà tới dự lễ ra trường. Không ngờ bà đã thật sự tới.

Hải Triều vội vã chạy tới khi bà thấy bà len lỏi giữa dòng người di chuyển để đi ra parking lot. Hải Triều chỉ gọi đựơc có một tiếng "mẹ" rồi đứng bất động nhìn bà. Bà nhìn nàng.

"Con cảm ơn mẹ đã đến dự." Nàng nói trong cảm xúc. Bà nói.

"Cô nên cảm ơn họ thì đúng hơn." Bà nhìn gia đình của ông Christopher. Họ muốn cho hai mẹ con đuợc tự nhiên nên đã tự động đi về phía cổng.

"Nếu không có mẹ.."

Bà ngắt lời.

"Đừng nên nói những lời như vậy. Cô chỉ làm cho tôi có cảm giác tủi hổ hơn. Có lẽ tôi đã quá ích kỷ nhưng những đứa con khác của tôi cần tôi hơn cô. Tôi rất vui mừng khi trông thấy cô có được thành tựu như ngày hôm nay. Mục đích hôm nay ngoài việc đến dự lể ra trường của cô, tôi còn một vấn đề nữa muốn nói cho cô biết."

Hải Triều nhìn bà, nàng chỉ muốn ôm chầm lấy bà, dù chỉ một lần.

"Mẹ nói đi, con nghe."

"Dù cô không hỏi nhưng tôi cũng phải nói cho cô biết. Cha của cô hiện đang cư ngụ tại Pháp. Ông ta cũng đã có gia đình. Đây là địa chỉ của ông ta. Tôi nghĩ là cô cũng muốn gặp mặt ông một lần."

Bà đưa cho nàng mảnh giấy ghi địa chỉ:

"Đây có thể là một điều duy nhất mà tôi có thể làm được cho cô."

Hải Triều run rẩy cầm lấy mảnh giấy. Bà Thục quay lưng bỏ đi, nhưng được vài bước bỗng bà hối hả chạy lại ôm chầm lấy nàng, bà thảng thốt nói.

"Hải Triều, con tha lỗi cho mẹ. Mẹ không xứng đáng làm mẹ của con."

Rồi bà vội vã chạy đi.

Trưóc khi bà biến mất theo dòng người ra về, nàng vẩn còn kịp trông thấy nhửng giọt nước mắt long lanh trên đôi mắt đẹp của bà.

Gia đình ông Christopher quay quần bên nàng. Hải Triều ôm từng người một, nước mắt lưng tròng. Nàng đã học hỏi từ họ rất nhiều. Nàng biết làm sao để trả công ơn cho họ. Khi nàng ngẩng lên, cha nuôi của nàng nhìn nàng bằng ánh mắt từ ái. Ông khoác vai nàng, cả hai chen nhau đi theo dòng người.

"Chúc mừng con gái nuôi của cha. Con vui chứ""

"Con cảm ơn công ơn của cha và các anh, con nhất định sẽ hết lòng ghi nhớ."

Ông Ken dừng lại. Ông quay mặt đối diện với nàng, đôi mắt đăm chiêu.

"Sự thành tựu ngày hôm nay do chính con phấn đấu mà nên. Nếu con muốn cảm ơn cha, hãy ăn ở tốt đẹp với mọi người, giúp đỡ những kẻ khốn khó thiếu may mắn hơn mình. Con có thể hứa với cha điều đó hay không""

"Con xin hứa."

Ông xoa đầu Hải Triều. Cả ba người anh đi theo sau lưng họ với những bước chân nhẹ nhàng khoan thai. Họ có lối đi y hệt người cha của họ.

"Cuộc đời vốn vô thường. Đức Phật đã có từng nói qua mấy ngàn năm qua. Chỉ có tình thương nhân loại mới gọi là vĩnh cửu, con hiểu những lời cha nói chứ."

"Dạ, con hiểu. Con nhất định ghi nhớ những lời cha dạy."

Cả hai nhìn lên bầu trời xanh mướt như ngọc. Một đàn chim bồ câu vỗ cánh bay cao trên vòm trời rộng.

Garden Grove, 07/09/00
MINH NGUYỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,087,865
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến