Hôm nay,  

Tìm Việc Làm Ở Mỹ

12/11/200200:00:00(Xem: 193073)
Người viết: LÊ THÚY VINH

Bài tham dự số 11\VBST

Lê Thúy Vinh 40 tuổi, cư trú tại Santa Ana, California.
Công việc đang làm: học tại C.S.U. Fulleton, ngành graphic design art; teacher aide tại Santa Ana College.

Cách đây gần 10 năm, gia đình tôi mới có cái nhập cảnh đi Mỹ nhưng chưa cầm được cái xuất cảnh nên đường lên Thiên Đàng chỉ có lối vào mà chưa có lối thoát (địa ngục). Sự chợ đợi của gia đình thật mòn mỏi mặc dầu được gọi bổ túc hồ sơ khá lâu.

Rồi một hôm, người đưa thư đem đến một giấy báo tin lên Nguyễn Trãi nhận hộ chiếu. Tin mừng đến bất ngờ khiến nét mặt các thành viên bỗng trở rạng rỡ. Chúng tôi đang nghĩ đến cái thiên đàng đầy hoa thơm cỏ lạ mà mình sắp đặt chân đến. Đúng là miền đất hứa đã dành cho chúng tôi những chỗ đứng thật hứa hẹn. Tôi thấy mình chẳng khác gì cô bé ôm bình sữa trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine.
Qua vài đêm ôm ấp "Giấc Mộng Con" rồi "Giấc Mộng Lớn", tôi trở về với thực tế là ở đâu thì cũng phải

Có làm thì mới có ăn,
Khôn dưng ai dễ đem phần đến cho.

Thế là hôm sau tôi phóng một lúc mấy bức thư sang Mỹ để hỏi bà con, bạn bè ở cái tuổi tứ thập nhi bất hoặc (40 tuổi không còn nghi ngờ cuộc đời) như tôi khi sang Mỹ thì làm được trò trống gì. Thư đi thường rất dài mà thư về thì ngắn ngủn, trả lời chung chung cho nên cái tuổi 40 như tôi vẫn tiếp tục nghi ngờ cuộc đời. Đại khái là: nếu mầy cần cù, siêng năng, chịu khó khi sang Mỹ không đói. Thư khác khuyên tôi làm móng tay. Có đứa đưa ra ý kiến trái ngược, mang kiếng cận như mầy, học nail xong không ai mướn, nó lại khuyên đi may, làm hảng hay đi học.
Toàn là những dữ kiện mơ hồ, chỉ làm cho tôi rối răm thêm: Làm móng tay có gì khó đâu mà phải học, phải có lai xờn" Đi may là may thế nào" Làm hảng là hảng gì" Làm gì trong hảng" Đi học là học gì" ở đâu" Ai nuôi cho đi học" Đầu óc tôi toàn đầy câu hỏi nhưng tôi phải để dành tiền sắm sửa hành trang lên đường, tiền đâu mà thư từ cho chúng nữa.
Rồi ngày lên Thiên Đàng đã đến. Thân nhân bạn bè tiễn chân một gia đình "Kiếp trước khéo tu, kiếp này lên Thiên Đàng" khá đông. Nước mắt đổ xuống như mưa, khóc vì xa cách cũng có, khóc vì tủi thân nó đi mà mình bị ở lại cũng không ít. Nước mắt đáp lễ chẳng khác gì" khấp như thiếu nữ ra qui nhật".
Trải qua gần một ngày bay, cả gia đình đặt chân xuống phi trường Los. Do đi theo diện ODP, cả nhà chẳng ai được hưởng một khoản trợ cấp tài chánh nào kể cả cha già, mẹ yếu. Tôi nghĩ bỗng nhiên đại gia đình từ Vietnam mang đến cho đứa em trai tôi một gánh nặng. Tôi rất thông cảm với nó, muốn đi tìm việc ngay. Nó hiểu ý nên khá tế nhị:
Chị cứ thư thả học Anh ngữ một thời gian đi. Bây giờ ra đi làm ít tiền lắm. Em lo được cho cả gia đình nên mới lãnh sang chứ. Chị đừng bận tâm. Nghe nó mói cũng lọt lỗ tai. Nghĩ vài ngày cho quen với giờ giấc, đường xá, tôi lại sốt ruột nhờ nó chở lên Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên đi học ESL (English as a second language: Anh ngữ là một sinh ngữ thứ 2 ).
Tại đây tôi làm quen được một số đồng hương nhờ đó mà thị trường việc làm của tôi mới được mở rộng. Người giới thiệu tôi giữ trẻ, kẻ chỉ làm shop may, làm hãng. Tôi bắt đầu bằng một việc làm tại gia không cần phương tiện di chuyển là giữ trẻ. Hằng ngày một cặp vợ chồng trẻ tiện đường đi làm mang đến cho tôi một thằng bé chưa đầy hai năm tuổi, rất hiếu động và nặng kí. Mỗi ngày tôi được trả 10 đồng giữ chừng 10 giờ một ngày.
Ngày đầu cầm được tờ giấy 10 đô la trong tay lòng tôi vô cùng sung sướng, mặc dầu lương tối thiểu lúc đó là $4,25/giờ mà tôi chỉ làm có một đồng một giờ. Tôi nghĩ bên nhà công chức làm cả tháng có 20 đô, mình làm mới có một ngày được những 10 đô còn muốn gì nữa. Có những bữa hai vợ chồng làm một giờ phụ trội, đón thằng bé trễ cũng có trả có một đồng một giờ giữ thêm những ngày trễ như vậy tôi không sao học Anh ngữ về ban đêm được.
Cả tháng dài trôi qua, thấy mình chẳng mở mang gì được, tôi quyết định nghỉ việc. Chị vợ lại khuyến khích:
"Chị rán giúp em, em sẽ lên lương cho chị. Nếu chị giữ được lâu, em sẽ đẻ thêm đứa nữa."
Tôi không nói gì chỉ cười.
Mới nghỉ việc nầy xong, thì một người bạn học ESL chung giới thiệu tôi vào làm hãng may áo sơ mi do người Việt làm chủ. Toàn hãng nói tiếng Việt nên tôi tưởng chẳng bị trở ngại về ngôn ngữ nhưng tôi vẫn ngần ngại khi bước chân vào shop may vì tôi chẳng có một khái niệm gì về may vá cả. Vả lại ngày còn đi học ở Trung Học, cứ đến giờ nữ công là tôi trốn. Bước chân vào hãng thấy toàn là đồng hương nhưng tôi vẫn khớp vì cái loại máy móc hiện đại siêu tốc độ như máy lốc, máy kim chiếc, máy làm khuy, nút...
Tôi được bà chủ hãng tập cho sử dụng máy kim chiếc. Bà tận tình chỉ dẫn từ việc xâu chỉ, đặt miếng vải, dùng tay, chân, đầu gối để vận hành cái máy mà may đường thẳng. Máy chạy quá nhanh tôi không chế ngự được nó. Gần hai tuần lễ chiếm cái "tư liệu sản xuất" mà không ra hàng, bà chủ chuyển tôi sang một việc khác là cắt chỉ. Một ngày công việc nhẹ nhàng ai cũng làm được nếu có đủ hai tay và thị giác.
Đó là việc cắt những sợi chỉ lòng thòng nằm ở các đường may. Giá cắt mỗi cái áo, quần tùy theo đường may nhiều hay ít. Cắt nhanh cũng đến 2 đồng một giờ là cùng. Vào làm shop may tôi mới biết công việc may vá ở Mỹ là một việc làm dây chuyền lắp ráp. Quần áo được cắt sẵn chứ không phải đo vào người như ở Việt Nam. Lương ở đây được trả theo sản phẩm và không bao giờ bằng mức lương tối thiểu.
Việc làm shop may thất thường, ngày có hàng làm cả ban đêm, ngày không có hàng ngồi chơi xơi nước. Lương trã không đúng hạn, không phúc lợi. Có tuần làm đến 60,70 giờ không trả phụ trội, không nghỉ phép, không bảo hiễm sức khỏe. Mặc dầu được vợ chồng chủ shop ưu ái sáng đón, chiều đưa nhưng tôi vẫn phải từ giã chuyễn sang "làm hãng".
Làm hãng là một động từ kép chỉ công việc lắp ráp ở các hãng điện tử do người Mỹ làm chủ. Công việc "cao cấp" này đòi hỏi một trình độ cao hơn hai việc trước như cần phải biết Anh ngữ để điền đơn, trả lời phỏng vấn. Nếu được mướn thì phải hiểu người huấn luyện viên, có thể nói sai tiếng Anh, dạy mình để làm cho được.


Lúc đầu tôi chỉ mới"dám nghĩ" mà chưa "dám làm" vì nghe những người đi trước cung cấp những lượng thông tin thật khó khăn: nào là muốn làm điện tử thì phải có cặp mắt tốt để hàn, lắp ráp những cái bo (board) với những vật thể thật nhỏ. Tuổi chưa quá đát nhưng tôi nghĩ mình mang kiếng cận chắc không ai mướn. Lại nữa lúc còn ở bên nhà tôi được xem mấy tấm hình do thân nhân gửi về lúc thì thấy người nhà mình đang điều khiển một "giàn khoan", lúc thì ngồi bên những cỗ máy bấm nút như giàn ra đa. Có nhà lại ngồi sau cái kính hiển vi chẳng khác gì các nhà bác học đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khiến cho tôi không khỏi chùn bước. Tôi trộm nghĩ và thầm phục các người thân của mình ở Việt Nam chẳng học hành gì nhiều sang Mỹ chỉ có mấy tháng mà tiến bộ vượt bực!
Tôi thấy mình phải mạnh dạn tiến thân mới được, phải quyết tâm từ giã hai cái job "bóc lột sức lao động", nói theo kiểu từ ngữ cộng sản thường dùng. Tôi mua những tờ báo Mỹ đọc mục cần người rồi đi thẳng đến hãng nộp đơn, không qua một cơ quan nào. Tôi đọc kỹ bảng thông báo về nghĩa vụ và quyền lợi của việc làm lắp ráp điện tử. Điều lợi rõ ràng, công bằng hợp lý. Tôi điền đơn và nộp ngay tại hãng. Đơn nộp xong, tôi quay về trường gặp bà giáo dạy ESL để xin một ít tài liệu cần cho việc phỏng vấn.
Bà đưa cho tôi chừng 10 câu hỏi và một cuốn video về "phỏng vấn tìm việc làm" để dợt trước ở nhà. Cuốn video vừa chỉ dẫn vừa có hình minh họa như hôm phỏng vấn mình phải đến trước 10 hay 15 phút, ăn mặc chỉnh tề, tóc tai gọn ghẽ, không được mang giày tenis, mặc quần jean, nhai kẹo cao su v.v... Các câu hỏi đại khái là:
- Cho biết loại việc gì mà bạn thích nhất" Tại sao bạn thích"
- Bạn có năng khiếu gì"
- Trước đây bạn làm gì" Tại sao lại bỏ việc đó"
- Bạn có thư giới thiệu của người chủ trước không"
- Bạn muốn làm bán thời gian hay toàn thời gian" Lương bao nhiêu"
- Bạn hãy kể mặt mạnh, mặt yếu của mình.
Bà thầy còn cho tôi một kinh nghiệm mà người Á Đông thường mắc phải là hay khiêm tốn, nói cái dở của mình. Bà nói người Mỹ không bao giờ mướn những người kém khả năng. Bà dặn nếu họ có hỏi đến những cái mình chưa biết phải khéo léo trả lời là: Tôi học rất nhanh, tôi rất kiên nhẫn. Tôi hơi nóng tính, một khuyết điểm vô tội vạ...
Nhờ được chỉ dẫn tận tình nên đến ngày phỏng vấn, gặp người giám thị (supervisor) Mỹ tôi rất tự tin. Ông ta dáng dấp nặng nề, nụ cười hiền hòa hỏi tôi mấy câu mà tôi đã "tủ" rồi nên trả lời trôi chảy. Tôi được nhận tại chỗ, làm ca "nghĩa địa" (graveyard shift). Thấy tôi hơi ái ngại, ông ta hứa nếu có chỗ trống ban ngày ông ta sẽ chuyển tôi ngay. Mặc dầu lấy đêm làm ngày, tôi vẫn thấy làm cho hãng Mỹ, đời sống vật chất của tôi được cãi thiện, sức khỏe bảo đảm hơn vì có bảo hiểm.
Sau khi được nhận, ông ta dẫn tôi vào giới thiệu người trưởng (lead) rồi đưa tôi đi xem các khu làm việc (department), phòng họp, phòng ăn.
Cuối cùng tôi trở lại phòng nhân viên lấy hợp đồng, nội quy và giấy giới thiệu đi khám sức khỏe. Đầu tuần sau, tôi đến nhận việc chính thức. Tôi trực tiếp gặp người trưởng toán. Đó là một người đàn bà Thái Lan, nói tiếng Anh lưu loát, làm lâu năm, biết việc và hống hách với người mới. Bà hỏi tôi có biết làm hay không. Tôi trả lời tôi chỉ xin làm lắp ráp, không biết hàn. Rồi bà dẫn tôi đến gặp một huấn luyện viên người Phi, nói tiếng Anh với giọng Tagalog rất khó nghe. Bà nầy chỉ cho tôi thử các cục xen-xơ (sensor) sau khi được máy vacuum làm sạch. Việc của tôi là nhúng những cục đó vào trong một hóa chất màu vàng, xong chà trên một cái khăn cho khô rồi đưa vào ánh đèn cực sáng để tìm những tì vết của nó.
Những cục sensor nầy sẽ dùng trong đầu máy của xe Ford và xe Volvo. Qua một thời gian làm việc, tối mới biết công việc làm hãng điện tử là hàn, lắp ráp và thử. Có đứng máy bấm nút chăng nữa cũng toàn là những việc không cần động não. Khi máy móc trục trặc, người làm công chỉ cần báo với lead hay giám thị, những người nầy sẽ gọi nhân viên kỹ thuật đến sữa chữa, công nhân không được quyền "xữ lý" cái máy.
Vì là một việc làm không dùng tới trí óc, nên trong các bộ phận làm việc thường rất ồn ào. Đa ngôn ngữ được nói cùng một lúc tào thành một thứ âm thanh hổn độn, nhức đầu, có khi người trưởng toán hay giám thị cũng không làm gì được.
Làm việc cho Mỹ thì phải nghiêm túc, đi làm đúng giờ, mang phù hiệu, không được cà thẻ quá sớm, đi trễ ba lần có thể bị cho nghỉ việc, nghỉ phải xin phép trước...nhưng bên cạnh đó quyền lợi của người làm công được bảo đảm như làm hai giờ được nghỉ 10 phút. Qua ba tháng thử thách nếu mình làm tốt sẽ trở thành công nhân chính thức, có bảo hiểm sức khỏe, nghỉ lễ có lương, nghỉ phép hàng năm v.v...
Với tôi việc lắp ráp điện tử là việc làm lập đi lập lại đến độ nhàm chán, kiến thức không hề được mở mang nhưng bước đầu đến Mỹ tôi đành phải chấp nhận vì chưa có sự lựa chọn nào khác.
Tôi trở về trường trả cuốn video và cám ơn bà thầy đã giúp mình. Bà hỏi tôi làm gì ở hãng điện tử. Với một giọng bông đùa tôi nói: Đó là một việc ngu (stupid job). Bà cười và hỏi tại sao" Tôi giải thích. Tôi làm một việc không cần hiểu. Tôi cầm một vật cũng không biết nó cấu tạo như thế nào, nó từ đâu đến và sẽ đi về đâu.
Không hiểu bà dạy tôi hay an ủi tôi: "Ở Mỹ có ai mà biết được hết mọi việc đâu. Mình làm tốt được việc người ta giao cho mình là hay rồi. Vả lại mình cũng không cần biết việc của người khác." (It's not your business).

Tôi nghĩ bà nói cũng có lý, nhưng có mấy ai bằng lòng với cái hiện tại. Hơn nữa nước Mỹ là miền đất hứa, miền đất của cơ hội. Tôi phải tự tạo cho mình một cơ hội để tiến thân, để có việc làm tốt hơn. Vì vậy mà bây giờ tôi không còn "làm hãng" nữa. Tôi đã học College, làm thêm một việc bán thời gian để có thể có một sự lựa chọn khá hơn trong tương lai.

Lê Thúy Vinh

Ý kiến bạn đọc
04/08/201800:25:36
Khách
Viec ma Le Thuy Vinh phai trai qua nhung nguoi nhu toi (qua My tu 8 tuoi, nay 46t) se kg bao gio hieu duoc va nghi den. Toi chua bao gio doc het mot bai viet gi o tren mang. Cam on da chia se.
Rat phuc...Duc Pham
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến