Hôm nay,  

Nguời Vợ Bất Ngờ

05/01/200100:00:00(Xem: 188756)
(Bài tham dự số 114\VB0912)

"Ai mua bánh mì nóng không" bánh mì mới ra lò nè." Thằng bé bán bánh mì chỉ mặc một chiếc áo rách nát giữa mùa thu lành lạnh, chắc không đủ ấm. Nam dừng lại mua 2 ổ bánh sau khi xuống xe. Thằng bé nhanh nhẩu bọc hai ổ bánh, Nam móc vội hai tờ giấy bạc năm trăm cho thằng bé.
"Khỏi cần thối" Nam chơi sang lần này vì chàng mới đậu vô trường Dược, có tin trúng tuyển, Nam vội mua vé xe về báo tin cho Lệ biết ngay.
Từ bến xe đò về nhà Lệ hôm nay sao dẹp quá, gặp ai Nam cũng chào hỏi, Nam cảm thấy ai ai cũng vui vẻ, tốt bụng.
Vào đến sân nhà Lệ, Nam chậm bước lại, hình như có ai trong phòng khách. Chợt Nam nghe tiếng ba Lệ:
"Tôi đoan chắc với bà là con Lệ không có chi với thăng Nam mô, nó chỉ là thằng mồ côi mồ cút ở cô nhi viện, nó biết thân phân nó, nó không dám trèo cao mô bà"
"Thì tôi cũng hy vong rứa đó, may cũng nhờ thăng Nam mà con Lệ mới đậu hai cái bằng Tú tài, con mình học sao ông cũng biết mà, khi nào thằng Nam nó từ Sai Gòn trở về tôi cho nó vài chục ngàn và nói thẳng cho nó biết, chứ để mỡ gần miệng mèo không hay mô te.à"
Nghe được mấy câu nói như tát nước vào mặt, Nam thấy nặng cả tay chân, đau nhói ở lồng ngực, bụng dạ thắt lại. Hai ổ bánh mì cũng dường như quá nặng muốn tuôt khòi tay Nam.
Nam muốn gặp Lệ đề nói vài câu, nhưng hai đứa chỉ mới mười tám tuổi, tuổi ăn bám cha mẹ, và dễ dàng gì được làm xiêu lòng ba mẹ Lệ, nổi tíếng cổ hũ, chuyện cưới được Lệ cũng không khác nào chuyên hái trăng trên trời.
"Mình phải hy sinh."
Thời gian sẽ làm Lệ quên Nam, và cũng chưa hẳn làm Nam quên Lệ, nhưng Nam phải hy sinh. Miệng Nam tuy nói hy sinh, nhưng hai dòng nước mắt cứ chảy dài trên má.

Hôm nay biển thật yên lặng, Nam đứng trên boong tàu, đại dương vẫn một màu xanh biếc, sóng trắng xóa đánh vào mạn tàu làm nước tung tóe khắp nơi, mặt trời vừa hé dạng ở phương đông, dường như còn ngái ngủ, lười biếng ra khỏi đám mây. Cả mấy đêm nay, Nam không ngủ được, không ăn được, cảm giá đau nhói ở lông ngực lại trở lại với Nam lần thứ hai, sau khi anh được cấp trên cho biết là miền Nam đã lọt vào tay Cọng Sản. Trên tàu nhốn nháo suốt đêm ngày, kẻ quyết định trở về với vợ con, cha mẹ. Kẻ chọn con đường lưu vong. Riêng Nam, anh dù môt thân một mình, xuất thân từ viện mồ côi. nhưng khi quyết đinh vĩnh viễn xa rời quê hương, anh không khỏi bùi ngùi khóc cho thân phận.
Trong cuộc đời anh, Nam chỉ có vài người thân, bà viện trưởng viện mồ côi, soeur Tuyết người thường đến viện mồ côi ủy lạo, Phú bạn cùng cảnh ngộ và Lệ cô học trò cũng là người yêu xa xưa của Nam. Nhưng mà cái làm Nam luyến tiếc nhất vẫn là viện mồ côi, anh đã sống mười mấy năm trời cực khổ, ăn không no, mặc không ấm, đến trưòng thiếu sách, thiếu vởø, bút mực.
Được sự giúp đỡ của Soeur Tuyết và các người hảo tâm khác mà Nam vượt qua bao nhiêu trở ngại. Những người này không cùng máu mủ, không cùng dòng họ, nhưng tắm lòng của họ đối với Nam có lẻ còn nặng hơn núi Thái Sơn.
Thế rồi bọn Nam cũng đến Mỹ, cả một bọn sĩ quan Hải Quân độc thân đều chọn chung một thành phố để tái định cư.
Do định mạng đưa đẩy, Nam vào ở chung một chung cư với Hải, Hòa, Phát. Cả ba anh đều có cấp bậc cao hơn Nam, nhưng họ vui tính, nhậu nhẹt vào mỗi cuối tuần. Các bạn hải quân khác từ các thành phố lân cận tìm đến nhau mồi khi có dịp, vì di tản năm 1975 với tâm hồn " một lần đi là một lần cách biệt" hay là "chiều nay có một người di tản bùồn, nhìn xa xăm về quê hương dấu yêu".
Đã cùng mặc bộ áo nhà binh, nay lại cô đơn ở xứ người, ai cũng là anh em, ai cũng là ruột thịt. Nam không biết nhâu nhẹt nhiều, không biết làm đồ nhậu, nên anh em cho làm cái chân tài xế.
Đa số các bạn định cư vào các tiểu bang Bắc Mỹ, mùa đông nhiều hơn mùa hè, tuyết đóng gần như quanh năm. Được một cái là cái xứ Bắc Mỹ, lòng kỳ thị của người địa phương không sâu xa như các tiểu bang khác, nên cả bọn Hải Quân đều có bồ Mỹ, trừ Nam ra.
Thật ra Nam cũng trắng trẻo, đẹp trai, nhưng con gái Mỹ họ có cái "gu" riêng, những đứa bạn Nam càng vai u thịt bắp như kiểu thằng Vọi, thì mấy cô Mỹ chiếu cố kỹ.
Có lần thằng Lực, tân binh, thấy ông "thầy" Nam không có bồ, nói con bồ Nancy của nó giới thiệu một cô cho Nam, nhưng cô này cũng có cảm tình với thằng vọi Lực hơn, vì Nam trắng quá, không thuộc loại típ Mỹ thích.


Sau vài ba tháng định cư, và cũng do sự chỉ dẫn của các cô choai choai Mỹ, Nam, Lực và Nancy vào trong farm mua heo sống về làm tiết canh.
Farm cách thành phố Nam ở cũng đến 50 miles. Ngạc nhiên hơn nữa là ông chủ farm bảo trợ hai cô gái Việt, hai cô cũng vui tính, cô chị tên Hồng, cô em tên Hạnh.
Hai chị em than vãn là ở đây buồn quá định dọn về với người anh bà con ở ngoại ô Chicago.
Nam chọn môt con heo nho nhỏ, chân hơi bị què, không dành ăn nổi với đồng bọn nên chỉ lớn bằng nữa các con khác, giá rẻ hơn. Chủ farm có thể dùng súng hay dao để giết, muốn làm tiết canh phải giết bằng dao, chả ai dám tự tay thọc huyết heo, nên thằng Lực tình nguyện. Tất cả đồ lòng đều đuọc chiếu cố đem về, kể cả ruột gan.
Sau mấy lần mua heo Nam đã quen được hai chị em Hồng và Hạnh.
Nam được bạn bè ở Wisconsin xin dùm được basic grant để đi học, anh dự trù sẽ ra đi vào cuối tháng 12 cho kịp khóa khai giảng vào tháng một. Dĩ nhiên một chầu tiết canh lại được tái diễn để tiển người đi.
Trong dip mua heo lần cuối của Nam, Hồng và Hạnh muốn quá giang lên Chicago thăm người anh. Có người đi cùng và là gái Việt hiếm hoi, có nhan sắc nên cả bọn đôc thân đều muốn đi theo, xe chỉ có bốn chỗ ngồi và các cô bồ Mỹ cũng là đàn bà nên cũng ghen tuông, ớt Việt hay ớt Mỹ cũng cay cả mà. Vì thế Nam và Hồng Hạnh ba người trực chỉ qua miền west.
Xe cũ, trục trặt giữa đường, có nơi quá lạnh xe không nổ máy. Tuyết đóng cao như núi, khi đang rơi thì màu trắng dể thương, khi được cào đi thì biến thành một tảng núi băng màu xám xịt, không ai nhìn thấy phong cảnh hai bên lề đường. Xe cũ, thời tiết xấu, nên cả ba phải trọ tại khách sạn, phải dừng lại mua thức ăn. Dần dần cả ba như thân thiết khi nào không hay.
Con rùa bò mãi cũng tới nơi, Hồng trông hồi hộp hẵn ra, hai cô đi mà không cho người anh biết để dành sự bất ngờ.
Loanh quanh mãi rồi Nam cũng tìm ra địa chỉ anh họ của Hồng và Hạnh. Nam chợt thấy buồn, sắp sửa từ gĩa hai cô em rồi. Dù là mới quen nhưng tránh sao sự lưu luyến. Hạnh nói như đọc được ý nghĩ Nam.
"Anh có thể xuông thăm tụi em, theo như anh nói thì cũng gần mà".
Một người thanh niên mở cửa, Hạnh phải bấm vào tay Hồng, miệng nhắc khẽ "Sao mà chị run quá vậy".
Nam cho biết tìm Khải, anh chàng này gọi lớn "Anh hai, có người kiếm anh kìa".
Xuất hiện ở cửa một người thanh niên khác già dặn hơn, đẹp trai, bên cạnh là một cô gái Mỹ thân hình nẩy nở, khêu gợi.
"Who are they, honey""
Khải biến sắc mặt, mở cửa đi ra, khều nhẹ tay Hồng và bảo:
"Ra ngoài anh giải thích cho".
Hồng đột nhiên lấy lại bình tỉnh, nhìn thẳng vào mặt Khải:
"Anh khỏi cần giải thích, chào anh."
Nam từ từ nhận hiểu ra câu chuyện. Anh ra xe ngồi trước, chỉ hơn mười phút sau Hông và Hạnh cũng ra theo. Nam cho xe chạy nhưng không biết phải đi đâu. Hạnh nói thế cho Hồng:
"Tụi em đã bàn thảo, anh Nam chở tụi em lên Wisconsin, nhờ anh mướn cho hai đứa một căn phòng, tụi em cũng đi học như anh."
Nam như môt cái máy, cho xe trực chỉ free way 95 North.

Giờ này Hồng đã là vợ Nam, cả hai vợ chồng đều tốt nghiệp đại học, Hồng lại đi làm tiếp tục để Nam học cao hơn. Cô bé Hạnh giờ có chồng con làm việc tai Indiana.
Con cái đã lớn, năm 1997 hai vợ chồng Nam về California thăm bạn bè và anh bạn Nam rủ đi đến cuộc họp mặt đồng hương nhân dịp Tết.
Nửa vòng trái đất, không hẹn mà gặp, Nam thấy lại ba mẹ Lệ, hai ông bà đã già hẳn nhưng nét mặt vẫn không đổi thay. Hai ông bà không thể nào nhận được ra Nam. Có một thiếu phụ ngồi gần ông bà, chắc là Lệ. Lệ cũng đã 45 tuổi rồi.
Thấy lại người xưa, Nam cố né tránh, trong khi Hồng vui vẻ đi chào hỏi từng người một, nàng đứng nói chuyên cả ba mẹ Lệ, Lệ và một ông khác chừng sáu mươi tuổi.
Hồng ngoắt ngoắt Nam tới, nhưng anh giả vờ chăm chú ăn mấy cái bánh bột lọc. Hồng trở lại bàn, trách Nam:
"Mấy thứ này thường ngày anh ăn không tiêu, sao bữa nay lại thích ăn, em gọi anh mãi mà anh không nghe thấy" Chắc là họ làm ngon""
Nàng liến thoắng nói thêm:
"Hai ông bà dễ thương ghê, con rể chỉ nhỏ hơn vài tuổi, làm bác sĩ ở Việt Nam, qua đây hơi trễ, lớn tuổi rồi đành bỏ nghề thôi."
Nam uể oải:
"Thôi ve,à em"
Hồng thật tình:
"Còn sớm quá mà anh, để em đi lấy bánh nậm cho anh nhé""
Nam đứng dậy:
"Thôi mình đi ăn tiết canh vịt."
Ngạc nhiên, Hồng chưa muốn về nhưng chìu chồng, nàng xách bóp theo, nói đùa "Tiết canh heo mới ngon chứ anh""

HỒNG TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến