Hôm nay,  

Chuyện Bên Khung Cửa

13/11/200200:00:00(Xem: 185678)
Người viết: Hướng Dương

Bài tham dự số 12/VBST

Họ và Tên thật: Nguyễn Đạt
Sinh năm 1959.
Nghề nghiệp: Kiến Trúc Sư, Chuyên viên quy hoạch đô thị / County of Los Angeles.


Khung cửa sổ mở toang để gió lạnh ban mai ùa vào, cho dù ông mặt trời đã đủng đỉnh trên vòm cây magnolia xanh um. Vài chú bồ câu vỗ cánh bay lượn qua lại trên nền trời trong xanh. Chú bé bước tới bên khung cửa sổ, đưa tay dụi mắt rồi hít thật sâu vào buồng phổi luồng không khí của buổi sáng đầu tiên trên đất Mỹ.
Chú vươn vai, làm qua loa vài động tác thể dục, thế nhưng mắt chú vẫn cứ muốn trông ra ngoài khung cửa. Chú muốn tìm hiểu nhiều hơn về cái thế giới mới này của chú - đất nước Hoa Kỳ mà chú vẫn thường nghe bạn bè mô tả như một "thiên đường," hay ít ra cũng là cái chung cư (apartment) mà gia đình chú vừa mới dọn vào chiều hôm qua.
Hoa magnolia nở thật to như một đóa sen trắng thơm lừng. Cả một cụm daisies và impatients rực rỡ xen lẫn với những bụi day lilies vàng hực ngay bãi cỏ xanh mượt trước sân nhà. Vài người Mỹ trắng chào chú bé thật tử tế, "Good Morning," mặc dù chú chẳng quen biết gì họ. Dường như cuộc sống mới đang vẫy tay chào đón chú bé mới đến Hoa Kỳ từ Việt Nam.
Buổi sáng này qua đi, buổi trưa kia tiếp nối... Cái nóng oi bức chưa vơi bớt thì cái lạnh lại đến sớm hơn mọi năm. Thời tiết ở đây dường như khó hiểu hơn một chút; thế nhưng khung cửa sổ của chú bé vẫn cứ như một bức tranh sinh động với đủ thứ màu sắc và âm thanh thật mới mẻ, lý thú.
Chú bé vẫn đến bên khung cửa sổ mỗi sáng để đứng nhìn tạo hóa ưu đãi đất nước Hoa Kỳ này. Một chút xót xa cho những khó khăn, thiếu thốn, bất hạnh của quê nhà...
Ngày qua ngày, bên khung cửa sổ, chú bé vẫn say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo hóa mà con người ở đây đã biết tô điểm, uốn nắn thêm để cuộc sống trở nên quá đỗi tuyệt vời. Chú thầm cám ơn Thượng Đế vá chính phủ Hoa Kỳ đã ban cho chú diễm phúc được đặt chân lên vùng đất hứa này. Có lẽ vĩnh viễn chú sẽ nhận nơi đây làm quê hương thứ hai của chú. Một tương lai hứa hẹn đã mở ra trước mắt chú.
Cho đến một buổi sáng nọ, khi khung cửa kính (sliding door) ở căn nhà đối diện mở toang để một cô gái bước ra balcony - cứ như một nàng tiên trong những truyện cổ tích hay thần thoại nào đó mà mẹ chú đã kể lúc chú còn bé.
Cô bé xem chừng trạc tuổi chú bé, mặc một chiếc áo ngủ màu hồng bằng voan mỏng manh tựa như sương khói. Tóc nàng dài quá vai, hoe hoe vàng một tí. Môi cô nàng cong lên hơi nhiều nhưng cũng ...chẳng sao! Chỉ khác một điều: "nàng tiên" này bị cận thị nên phải đeo kính.
Cô gái bước ra ngoài balcony, tự nhiên vươn vai, vặn vẹo thân hình, xoay đầu xoay cổ vài cái rồi... lại ngáp dài một cái như còn muốn trở vào giường để "nướng"thêm một chút!
Cô gái bất chợt ngẩng đầu nhìn về bên này, bắt gặp chú bé đang ngơ mắt nhìn mình đăm đăm nên không biết vì mắc cỡ hay tức giận mà cô ngúng nguẩy quay phắt vào trong nhà rồi kéo cửa kéo màn che kín lại. Chú bé chợt thấy hụt hẩng, đâm ra ngẩn ngơ...
Ánh nắng vừa hửng lên thì một đám mây chợt kéo đến che khuất đi những tia nắng ban mai rực rỡ. Chú bé như tức với sự ngu ngơ của chính mình. Buổi sáng hôm ấy, chú bé bỗng dưng thấy man mác buồn, một chút buồn vu vơ, xa vắng...
Rồi vài ba buổi sáng cứ qua đi. Chú bé vẫn thập thò bên khung cửa, lấm lét nhìn về phía khung cửa kính bên kia... Khổ nỗi tấm màn vẫn khép kín. Không lẽ cô gái ấy giận dai vậy sao" Bên này, chú bé vẫn mở toang cánh cửa sổ chờ đợi. Có lẽ chú bé đã "phải lòng" cô gái ấy. Góc vườn nhỏ vẫn cứ xôn xao trong gió, trong nắng và chú bé cảm thấy nôn nao, xao xuyến làm sao ấy. Chú bé không thèm ngắm nhìn thứ nào khác nữa mà bên này vẫn cứ dõi mắt trông về khung cửa kính bên kia. Chú thầm ước: tấm màn sẽ mở, cửa kính sẽ kéo ra, cô gái bên kia sẽ bước ra như sáng hôm nào... Và điều ước của chú bỗng hóa thành sự thật.
Sáng nay, khi chú đến bên khung cửa sổ thì "nàng tiên cận thị" ấy đã đứng bên kia tự bao giờ. Chú bé đưa tay dụi mắt, không tin được dù đó là sự thật: cô gái ấy mỉm cười và vẫy tay chào chú. Chú vội đảo mắt nhìn chung quanh xem "diễm phúc" ấy có phải dành riêng cho chú hay... có còn ai khác quanh đây nữa không" Chú bé mừng rỡ nở nụ cười thật tươi để "làm quen" với cô gái ấy, sau khi đã kiểm soát kỹ lưỡng bốn bề xung quanh.


Dường như chỉ có hoa nắng xen lẫn với hoa magnoalia nở rộ tung tăng chói cả mắt. Mấy con quạ đen đã cút xéo đi mất, chỉ còn nghe tiếng chim hót líu lo, ríu rít... Trời trong xanh. Gió mát dìu dịu. Không khí thơm tho làm sao ấy... Khung cửa bên kia rực rỡ một "nàng tiên cận thị" với mái tóc hoe hoe vàng và cái môi cong cớn thật quyến rũ. Cô gái ấy có vẻ mặt Việt Nam nhưng cô lại cất tiếng: "Hey, there!" làm chú bé giật mình, luống cuống, ấp a ấp úng mãi mới thốt ra được một tiếng "Hi" đáp từ. Cô gái nháy mắt với chú rồi bỗng dưng cười nắc nẻ trước khi xoay lưng vào trong nhà.
Chú bé chỉ còn biết trông theo tấm lưng dài thắt lại ở chiếc eo thật thon nhỏ rồi nở ra với bờ mông tròn lẳng hấp dẫn. Dù chỉ là thoáng chốc nhưng cũng đủ làm chú bé ngơ ngẩn, đê mê, sung sướng! Nắng lung linh qua tàn cây magnolia xanh um tạo thành những chùm hoa nắng lấp lóa thật vui mắt!
*
Rồi sáng hôm sau, hôm sau nữa, chú bé cứ thấp thỏm chờ bên khung cửa để đón "nàng tiên cận thị" bước ra từ khung cửa kính bên kia.
Chú hồi hộp trông đợi từng phút giây một, nôn nao chờ bức màn mở toang ra để nắng sáng ùa vào và ...eo ơi, sung sướng làm sao khi cô gái mĩm cười bước ra vẫy tao chào chú như sáng hôm nọ. Chú chợt hiểu ra rằng chú đã đâm ra "nhớ" bóng dáng thon thả thấp thoáng qua chiếc áo mỏng manh tựa như sương khói của cô gái bên kia khung cửa. Chú muốn đánh bạo bước qua nhà cô ấy để "làm quen" nhưng sao vẫn ngại ngùng, e sợ. Chú tự nhủ lòng: sáng mai , chú sẽ mở miệng ngỏ lời !
Tối đến, chú cứ trằn trọc mãi, không sao ngủ được. Lăn qua bên nào cũng chỉ nghĩ tới hình bóng cô ấy. Đứng lên nhìn qua nhà cô ấy thì màn vẫn khép kín, đèn tắt tối thui. Chú nằm cho tới sáng thì vội bật dậy chạy ngay đến bên khung cửa sổ nhìn qua bên kia. Vẫn im ỉm. Chú bé hối hả đi làm vệ sinh cá nhân rồi lại trở về bên khung cửa sổ hồi hộp trông chờ...
Sáu giờ. Bảy giờ. Rồi đến tám giờ. Nắng đã lên cao thật chói chang, không một chút gió, cũng chẳng nghe chim hót. Chỉ có chú bé ngóng chờ bên khung cửa sổ. Cuối cùng, chú bé cũng thở phào mừng rỡ khi thấy tấm màn mở toang ra, ánh nắng tỏa sáng căn phòng bên kia. Chú bé thấy thật rõ qua khung cửa kính: cô gái đưa tay vén mớ tóc hoe hoe vàng lòa xòa trước trán, đang uể oải bước về phía mép giường ngồi xuống rồi lại đưa tay vuốt lại nếp áo mỏng manh tựa như sương khói ấy...
Chú bé chợt giật mình thót tim khi thấy một bóng hình đàn ông mảnh khảnh đến đứng trước mặt cô ấy, ôm lấy đôi bờ vai rồi kéo cô ta đứng dậy đối diện với ông ta. Người đàn ông vòng tay qua bờ eo thon nhỏ rồi ghì xiết cô gái vào lòng ông ta.
Chú bé mở to mắt ra nhìn cho rõ: với mái tóc đã nhiều muối hơn tiêu, một cái sóng mũi cao mà gẫy, người đàn ông Mễ trung niên ấy vẫn trông rất đỏm dáng với chiếc áo sơ -mi sa-tanh màu lục bóng lẫy, mái tóc xịt keo thật trơn láng. Bàn tay ông tay xoa nhẹ trên tấm lưng dài thon thả mà vẫn ghì xiết cô gái vào lòng ông ta. Cô gái rướn mình cao lên một chút để đón nhận những nụ hôn lên môi, lên má, lên cổ của mình. Cô gái lại nhón chân cao lên thêm chút nữa, vòng tay qua cổ ông Mễ để kéo ghì ông xuống mà đặt lên môi ông ta một nụ hôn đắm đuối. Người đàn ông Mễ nhấc hẳn cô gái lên rồi lại đặt cô ngồi xuống mép giường, hôn lên trán cô một cái thật dài rồi mới chịu rời cô mà bước ra khỏi phòng. Cô gái dõi mắt trông theo một lúc rồi lại nằm ngã xuống giường...
Chú bé đờ đẫn đến bây giờ mới tỉnh ra, tức giận đóng ầm cửa sổ rồi ngồi bệt xuống nền thảm mà thẩn thờ, ngơ ngẩn. Chú bé cảm thấy cổ mình nghèn nghẹn, ngực nhoi nhói đau, sững sờ trước những điều vừa xảy ra trước mắt. Đây là lần đầu tiên trong đời chú có cảm giác ấy.
Thực tế quá phũ phàng. Có lẽ ở đây lâu dần rồi thì chú bé sẽ hiểu ra thêm một chút, nguôi ngoai bớt và sẽ quen đi với những thực tế không mấy vui như chú mơ tưởng.
Buổi sáng ở đây không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng, thơ thới như khi mới từ quê nhà sang đây mà hầu như ai cũng tất bật bước vào ngày mới với nhiều lo toan, vất vả. Bầu trời đâu phải lúc nào cũng trong xanh mà cũng có những ngày mây đen ảm đạm, hay ít ra cũng lợn cợn nhiều cụm mây mù xám xịt. Cũng đâu phải chỉ có tiếng chim hót líu lo, hoa thơm và nắng vàng rực rỡ... mà ở đây vẫn có những bầy quạ đen gớm ghiếc "không mời mà đến," cũng có những cánh hoa rất "khó ngửi," có cả những mưa dông tầm tả, phũ phàng!
Chú bé hiểu ra và tự hứa sẽ nhìn kỹ thực tế cuộc sống hơn là chỉ nhìn đăm đăm về một phía khung cửa kính bên kia.

HƯỚNG DƯƠNG(5/2000)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến