Hôm nay,  

25 Năm Tình Hận

05/01/200100:00:00(Xem: 178631)
Đó là cái tựa đề mà tôi bắt gặp khi có dịp chuyện trò với một số bà con người Việt Nam. Vào hôm thứ tư tuần trước, khi tôi làm bồi bàn cho nhà hàng Saigonese, tôi gặp một số người Việt.

Chúng tôi thân mật trò chuyện với nhau, lẽ dỉ nhiên bằng tiếng mẹ đẻ rất thoải mái. Trong nhóm của họ có ba "cô" trung niên và người nào cũng mang máng hài lòng với cái đề tài "tình hận". Có thể đây cũng là câu nói đùa vui thôi, tôi tưởng như thế. Nhưng, câu chuyện đi xa thêm thì là chuyện hơi thực. Mỗi người hầu như có mang theo cái buồn man mác về tình yêu.

Tôi xin phép họ để viết lên mặt báo vậy. Họ vui vẻ đồng ý và tôi đang viết đây.

Câu chuyện sau đây là một trong những cuộc tình đau mà 25 qua tôi sống trong cộng đồng người Việt, tôi đã có dịp nghe và thấy

Cô Vân, tạm gọi như thế. Trông cô còn trẻ, cô ngồi bên cạnh cô con gái rất xinh mà tôi tưởng là em của cô. Cô tự giới thiệu, tôi mới biết. Tôi hỏi về ông xã, cô cho hay "Sang đây, mới biết ông xã đã có gia đình." Rồi cô kể tiếp:

Năm xưa, 25 năm rồi. Lúc đó tôi còn bé, tình yêu đến như một tự nhiên, như một cái mệnh mà không ai thoát ra khỏi. Cái mệnh của hạnh phúc hay là phước của tuổi trẻ. Miền Nam sụp đổ, cuộc tình ngắn ngủi đi dần vào cơn bão đổi thay.

Chàng, ở cái tuổi phải thi hành nghỉa vụ, ra đi, có ngờ đâu không hẹn ngày về. Khói lửa bên vùng Campuchia cuốn hút lấy đời chàng. Sài gòn với tôi cùng cháu đây còn ở trong bụng. Làm thân thiếu phụ trong một đất nước nhiễu nhương lúc bấy giờ. Nỗi chết khó rời chàng, lòng tôi hằng bao đêm ngày lo lắng.

Chàng thì biệt tăm, tôi, một mình hứng chịu những cơn bão đổi thay. Không còn nữa tình người, không còn nữa tình gia đình. Một xã hội mới đang dấy lên những tang thương rách nát và mạng sống con người như giữa phong ba bão táp. Tôi kéo lê đời mình trong lạc lõng, đói nghèo và đe dọa. Đứa bé ra đời trong quạnh hiu, đói khát. Không biết từ phép nhiệm mầu nào đã cho chúng tôi cái sống.

Những ngày mưa, những tháng nắng, mẹ con tôi côi cút trong căn lều rách nát. Tiếng khóc của con thơ đòi sữa, vú mẹ đã cằn khô. Có khi tôi tưởng chừng cái chết đang chờ chúng tôi đâu đó. Đói! Từng cơn đói đến với chúng tôi từng ngày. Hạt gạo, chén cơm như một ước mơ xa vời. Thương quá đứa con vừa lọt lòng mẹ mà đã nhuốm màu tang thương. Cứ thế tôi cứ bám vào cuộc đời như một con sâu bò kiếm thức ăn trên những vũng thối tha của một đất nước điêu tàn. Chàng ở đâu" Tôi vẫn mong chàng về.

Một ngày, nhận được tin chàng còn sống và đã vượt biên. Tôi mừng lắm, chàng đã thoát ly khỏi một địa ngục trên trần gian. Tôi hết lòng sung sướng, đời vẫn có chàng, sức sống trong tôi bừng trổi dậy. Cuộc tình giữa chàng và tôi, tuy cách xa mà thắm đượm hơn bao giờ. Có tin cho hay chàng sẽ sớm định cư tại Hoa Kỳ, một nơi, nghe như cõi thiên đàng mà mọi người dân Việt thường ước mơ.

Một ngày vui, nhận được thư chàng viết từ Mỹ, tôi đọc và đọc mãi như một khúc nhạc tình reo vui trong buồng tim lá phổi :

Em yêu quí,

Chắc em ngạc nhiên nhiều. Anh viết thư nầy cho em mà chính lòng anh run lên vì sung sướng. Aùnh sáng tự do ôm chòang lấy anh, chân anh đang bám vào mạch sống mới.

Em giờ ra sao " Có bình an " Có khỏe không" Con chúng ta ra đời có êm xuôi không " Trai hay gái " Nếu là gái chắc nó xinh như em " Anh lo cho em quá. Xin em cứ yên tâm, anh đang đi vào đời mới và nguyện một lòng đắp xây hạnh phúc cho riêng chúng ta.

Vài hàng ngắn ngủi để báo tin, anh sẽ viết cho em sau../.

Rồi những năm tháng sau đó chàng gởi cho tôi những thùng quà. Mỗi lần có giấy báo lòng tôi như đón nhận một bản nhạc tình. Hạnh phúc dần tan trong mạch sống mới.

Đứa bé lớn lên ngày càng xinh xắn, khỏe mạnh. Và chính tôi như một thân cây khô đang vươn mình sống dậy. Tình yêu ở viễn phương là một mạch sống vươn dài theo bóng hạnh phúc. Nắng ấm trên tay và nắng ấm trên cây.

Hai mẹ con tôi như đôi chim non tung tăng trên những loang lổ phố phường của một xã hội mới đầy đen thui và cỏ rác. Sống trong vũng đen nầy, hạnh phúc tôi là ngày tháng đợi chờ. Dù thế, trong tôi canh cánh niềm lo âu. Chàng ở bên kia, miếng cơm giấc ngủ. Nơi phồn hoa kia chàng có khi nào nghĩ đến tôi.Tôi mong cho chàng có những ngày vui. Lo quá, chàng còn quá trẻ. Có khi tôi có ý nghĩ điên khùng, mong chàng có được một người yêu, thiết tha như tôi yêu chàng.

Nói thì dễ, nhưng giá như chuyện xẩy ra thật làm sao tôi chịu nổi niềm đau. Nơi đây, tôi như một cánh hoa lạc lõng mà bướm ong cứ mãi vườn quanh, chập chờn, dòm ngó.

Thời gian chờ đợi luôn đem đến cho tôi những cảm tưởng hầu như năm tháng đang dây dưa thêm, kéo dài ra để trêu tức lòng kiên nhẩn và sức chịu đựng. Ở bên kia, chàng làm gì" Sống ra sao " Lâu lắm rồi bặt tin. Những lá thư thưa dần và nhạt dần. Tôi lo lắng và nôn nóng quá. Bao lần tôi tìm cách thoát ly, mạo hiểm, vượt biên. Oâi, sợ quá, những tin đồn về chết chóc và cướp biễn làm tôi chùng lại. Cứ thế, những chờ mong đi hoài, mịt mờ.

Một ngày, trời tháng năm, ửng hồng cơn nắng bằng một tin vui, tôi sẽ lên đường, qua Mỹ đòan tụ cùng chồng. Sung sướng quá, những tia nắng hồng nhảy nhót tung tăng phơi phới cả lòng mẹ con tôi. Nước Mỹ hoa lệ đang hiển hiện trong tâm tư. Không bao lâu nữa chúng tôi sẽ thoát ly khỏi nơi nầy và một trời hạnh phúc mới đang chờ đợi. Tôi thật bận bịu với chiếc áo mới, lòng đầy ắp cái sung sướng như cô gái sắp về nhà chồng. Diễm phúc quá cho tôi được thêm một lần nữa sang sông mang niềm vui mới. Quá vui cho tôi từng giây phút ngọc ngà. Luồng gió mới đang ào tới vun trồng cây hạnh phúc thiết tha đậm đà. Tôi đang đi vào những con đường hoa xuân đang rộ nở.

Rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, mẹ con tôi đến Mỹ sau 24 giờ không hành. Ơû trên cao tôi vẫn nhìn xuống, nơi kia bóng chồng tôi đang mong đợi. Tôi nhìn lại chiếc áo mới mình và đứa con gái cưng, hy vọng chồng tôi sẽ hài lòng sau hơn 10 năm cách biệt. Tôi chú tâm từng giây phút, máy bay lướt nhẹ và chạm bánh.

Bây giờ tôi biết chắc đôi chân mình trên đất tự do và tự do thực. Tôi nhẹ bước, nhìn đằng trước, kìa bóng giáng một người Việt Nam, chồng tôi. Tôi thật hồi hộp quá. Biết nói với chàng câu gì " Lời gì " Hay chỉ là nước mắt " Giây phút đó, tôi không là tôi nữa. Tôi như làn gió nhẹ, như ánh trăng mơ hay như một mảnh sương. Tôi không muốn tôi có trí khôn, có tư tưởng hay là gì gì. Tôi chỉ muốn như một ngọn cỏ thơm, vô tư trọn lành đón lấy một thứ hạnh phúc mà không ngôn ngữ nào có thể diễn tả nổi.

Bước qua khỏi con đường hầm, dáng người đàn ông rỏ ra nhưng mắt tôi nhòe lệ. Một người đàn bà vội bước tới.

"Chào chị, tôi là vợ anh H."

Đôi mắt tôi dường như tóe lửa, tôi không còn là tôi nữa.

. . .

Tỉnh dậy từ căn phòng trắng trong bịnh viện xa lạ, tôi từ chối không muốn gặp ai. Một bình hoa tươi bên cạnh đó, tôi không màng nghĩ đến. Tôi như đi qua một cơn kinh hòang. Tôi ước mong giờ nầy, ngay lúc nầy có cơn động đất thật lớn. Tôi muốn hóa thân, biến đổi. Một con sâu hay một con chuột chắc là sướng hơn.

Tôi không thiết tha một thứ gì. Tôi muốn nằm xuống nhắm mắt lại, mong sao không có gì trong cơn mộng mị. Chỉ một giây lát thôi mà cơn mơ dài hơn mười năm tan theo bọt bèo. Có còn gì để nói, có còn gì để mà hờn trách. Quanh đây, xa lạ và xa lạ. Tôi đang rơi, rơi dần vào một hố sâu, sâu thăm thẳm.

Những tháng năm buồn đi qua. Nếu không có bé Nh. thì đời sống tôi có nghĩa gì"

Vì bé, bé làm cho tôi sống. Tiếng mẹ hằng ngày của bé tạo trong tôi một sức sống mới. Dần dà, tôi không biết chàng là ai nữa. Có khi tôi cũng tự trách mình, hơn mười năm cưu mang một giấc mộng. Trung trinh với tình, để làm chi" Phong tục tập quán, tứ đức, tam tòng, ôi thôi... Tôi như kẻ bị đánh lừa bởi thứ đạo đức kia, những thứ đó có đến đây mà hứng chịu cho tôi những nỗi đau chia lìa phụ bạc.

Đã 25 năm rồi đi qua. Hai mẹ con chúng tôi hủ hỉ bên nhau. Bé càng lớn, càng đẹp và cảm thông nỗi đau của mẹ, niềm an ủi duy nhất của tôi, người đàn bà với mối tình đau trên quê người vàng son. Chàng, ở một nơi nào đó, cơ hồ như một lãng quên trong tôi.

Nguyen Billy Xuong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến