Hôm nay,  

Cổng Vào Thiên Đường

20/11/200200:00:00(Xem: 205945)
Người viết: Việt Hổ

Bài tham dự số 46\VBST

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ trong diện HO1. Hiện cư trú tại Garden Grove. Nghề nghiệp: Chuyên viên đầu tư.


Thời gian gia đình tôi chuẩn bị đi Mỹ là những ngày căng thẳng nhất trong đời. Vợ chồng, cha mẹ, anh em, tuy không ai hỏi ai, nhưng ánh mắt người nào cũng sáng lên một câu hỏi: "Liệu có đi thật không" Lên máy bay rồi, có bị mấy bố Công an nổi hứng gọi giật trở lại không""
Mười lăm năm sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã làm chúng tôi mất lòng tin vào mọi chuyện tốt đẹp.
Mỗi tối nằm trên giường, mắt thao láo tưởng như nằm trên tấm ván đầy đinh, hồi hộp, mặc dầu lúc nào cũng tự hào rằng sạn trong đầu của một người đã hơn bốn bó (gồm gần bẩy năm lính, hai năm biệt phái, sáu năm tù, chín năm làm "ngựa thồ") phải to bằng nắm tay.
Trước khi được gọi làm thủ tục, ngày ngày tôi đạp xe chở năm két nước ngọt hay bốn két la-de, hoặc sáu két sô-đa đi giao cho các tiệm nhậu ở các ngả vào thành phố, kiếm cơm bỏ bụng.
Bởi vậy, thủ tục thì cứ tiến hành nhưng niềm tin đi Mỹ cứ lúc to lúc nhỏ, nhất là tôi lại thuộc diện Hát Ô Một, nghĩa là trước mình chưa có ai lên máy bay vì là tù cải tạo cả.
Như vậy mà dần dần cũng tới ngày lên phi cơ! Sáng hôm ấy, một buổi mai không "có sương xuân và mà chỉ đầy gió lạnh", gia đình tôi len lén lên đường. Gọi là len lén vì theo lịch trình, chín giờ phải có mặt ở phi trường, nhưng năm giờ tôi đã kéo cả nhà ra xích lô, muốn chắc ăn phải chuồn cho khéo, không cho hàng xóm biết. (Quả đúng như thế, chừng chín giờ, hai chàng Phường đội tới nhà tôi, cầm lệnh kêu thằng con cả tôi đi..bộ đội! Khi thấy chỉ có đứa cháu giữ nhà, hai chàng chửi thề, chửi nhau: "Mẹ kiếp, nếu mày tới từ sớm thì nó chết rồi!") Tới nơi, thấy phe ta đông đủ, cũng mừng mừng, nhưng vẫn hãi. Tôi dặn vợ con hai, ba lần:
"Nhớ đừng có khóc, nhỡ mắt đỏ lên, chúng lại kêu là đau mắt hột mà bắt ở lại chữa thì chết! Tuyệt đối không khóc nhé!"
Và thế là buổi chia tay đầy những nụ cười mếu máo, miệng thì cố nhếch lên, mắt ráng mở to cho tới khi vào tới máy bay vẫn còn méo mồm. Xuống phi trường Thái Lan vào buổi tối mà mắt vẫn ngoái lại sau, như người mơ ngủ, chưa tin hẳn rằng không có tay Công An nào rượt theo! Đến khi thấy Mỹ đứng đón từng hàng mới tỉnh hồn. Lúc đó mới nhìn vợ con, cười:
"Thoát thật rồi, em ạ!"
Mười ngày trôi qua ở Thái Lan không có chi xúc động, chỉ thấy khôi hài vì chỗ tạm trú chật chội, không có đủ tiện nghi, nên ngày ngày đứng sắp hàng chờ vào "toilet" và chờ tắm. Phu nhân cũng như quân tử, cứ ôm giấy vệ sinh đứng sát nhau thành dẫy dài. Quần áo lót nam nữ bay phất phới trên những giây rợ chăng hàng hàng lớp lớp trên đầu.
Sau đó là những hồi hộp của chuyến bay qua Mỹ. Rồi tới phi trường Los Angeles. Chuyển xe buýt về Quận Cam, để khi ra khỏi phòng chờ đợi là nức nở, nước mắt ngắn dài với những người thân chờ sẵn. Bây giờ thì tha hồ khóc. Khóc đã thì cười hớn hở. Rồi lên xe hơi. Bóng nhoáng. Mơ màng. Cô cháu tôi làm tài xế, chỉ tay xuống cái cần gạt số:
"Chú biết không, cái xe này cháu mua mười bẩy ngàn cho bố cháu lái, mà bố cháu không chịu lái, nên cứ để không ở ga ra ấy!"
Chao ôi, những mười bẩy ngàn! Lại mua xong thì vứt xó! Ở quê nhà,chỉ mong một tháng có người gửi cho một trăm đô, đã là huy hoàng, mà ở đây.. Tôi ngơ ngẩn mãi, không biết chừng nào mình làm được hai, ba ngàn một tháng" Trong khi xe cứ vút đi, chóng cả mặt. Tới lúc băng qua khu Little Saigon, tôi lại còn chới với hơn nữa. Sao mà tên Việt Nam tràn lan y như ở Saigon thế này" Nào Kinh Đô, Thái Bình, Viễn Hương, Viễn Đông...Tôi xúc động quá, nước mắt nước mũi choàm ngoàm. Đã mười lăm năm, tôi chưa bao giờ thấy tâm hồn mình rạng rỡ thế! Thoát khỏi địa ngục Cộng Sản thì vào chỗ nào cũng là Thiên Đường cả! Nhất định là ta sẽ có việc làm tốt đẹp, đồng hương sẽ giúp ta sẽ xây dựng lại cuộc đời...đẹp mười lần hơn!
Sau những ngày đầu ở với bà con, chỉ phải chi ít tiền nhà, tiền cơm, lại còn được hưởng trợ cấp tiền mặt, food stamp, rồi Medical nữa, tôi mới chuẩn bị đi kiếm việc làm. Gặp bao nhiêu là cố vấn. Người bạn cũ thì nói:
"Cứ bình tĩnh mà đi học lại. Chính phủ cho tiền, khỏi lo học phí. Tàn tàn lấy lại cái bằng cũ, rồi đi làm sau."
Oâng anh họ lại dỗ:
"Chú đi học sửa xe đi, ở Mỹ ai cũng có xe, ai cũng phải sửa xe. Học xong rồi ra mở tiệm, tôi bỏ tiền cho. Đời cứ thế mà sướng!"
Bà chị bảo:
"Em học Real Estate đi. Làm nghề này sướng lắm. Cứ bán được mỗi tháng một hai cái nhà là lương cao hơn cử nhân, kỹ sư!"
Oâng anh ruột đề nghị thẳng:
"Mày tự ý lo liệu. Lên ở với tao,trông cửa hàng cho tao, đỡ trộm cắp. Tao cho vợ chồng mày ỡ cái gara,rộng chán."
Tôi phân vân mãi nhưng khi ra đường, thấy xe cộ nườm nượp, nghĩ là sửa xe thì nhất định giầu, nên nhào vô ghi tên học thợ máy, trong khi đi xin việc làm tạm, mong vừa 'cầy" vừa học, chừng ba năm vất vả thôi. "Cuộc đời vẫn đẹp sao!" Nhưng... thấy vậy mà không phải vậy!
Cú đụng đầu tiên là bổ túc trợ cấp xã hội. Ngày vào phỏng vấn lại, gặp một cô tre trẻ, chừng trên hai mươi. Nhìn hồ sơ, thấy khai báo mới bán một cái xe Oldsmobile đời 78 của ông anh cho với giá $1,000.00. Cô nghiêm sắc mặt hỏi:
"Tại sao lại bán xe""
Tôi ngây thơ trả lời:
"Xe hao xăng quá, chịu không nổi."
Liếc nhìn tôi một cái sắc như dao cạo, cô dằn giọng:
"Chắc suốt ngày lái xe đi chơi, mới hao xăng chứ gì""
Tôi hơi ngạc nhiên vì câu hỏi, nhưng cũng nhanh nhẩu trả lời:
"Không, tôi chỉ đi kiếm việc làm."
Người thiếu nữ xinh đẹp phán ngay một câu xanh rờn:
"Đi làm tiền mặt, rồi xin lãnh trợ cấp dài dài, phải không""
Nghe câu phán có tính chất miệt thị đó, tôi bắt đầu thấy nực:
"Không phải, cô ạ. Tôi xin làm cho chính phủ. Nếu cô muốn xem, tôi có thể đưa cô xem những đơn xin mà tôi mới nộp đây."
Nói xong, tôi đưa cho cô xem một xấp dầy đủ mầu của các phòng Nhân Viên của các City. Cô liếc qua rồi chuyển đề tài:
"Cái xe này bán thật giá bao nhiêu, nói thật đi, xe này cũng phải $6,000, mà ông nói có $1,000, phải không""
Máu trong người bắt đầu dồn lên mặt, tôi hơi gằn giọng:
"Xe Oldsmobile đời 78, theo anh tôi cho biết, đã chạy gần 200 ngàn miles, tôi bán được $1,000, anh tôi nói là hên đấy. Nếu không tin, cô cứ hỏi người mua."
"Tin sao được các ông cựu tù" Ai cũng nói dối để sống sót cả."
Câu nói phũ phàng, đụng chạm mạnh quá làm tôi lên cơn:
"Cô nói như vậy là coi thường chúng tôi quá. Cô chỉ hơn tuổi thằng con trai tôi một chút mà ăn nói ngược ngạo. Tôi không muốn nói chuyện với cô nữa, tôi sẽ gặp xếp của cô. Trước khi ra, tôi muốn nhắc cô rằng, nghề của cô dựa trên số lượng người tị nạn, không có tụi tôi, chắc cô không có dóp."
Dứt lời, tôi đùng đùng kéo vợ con tôi ra, gọi Supervisor, nhưng không gặp, đành để máy nhắn tin. Ngày hôm sau, bà Supervisor gọi tôi lên để xin lỗi. Thôi chuyện đã qua thì qua luôn. Tới luôn đi, bác tài.


Tôi tiếp tục đi xin việc, chừng gần 100 lá đơn được gửi đi, chỉ có hơn hai mươi nơi trả lời, vài nơi từ chối, còn lại phải đi thi. Tôi đi tuốt, từ Riverside, đến Buena Park, rời Pomona, tới Simi Valley, qua Long Beach. Không việc nào mà không thi, nào đổ rác, kiểm soát chó dại, chích ngừa súc vật, thư ký phòng nghệ thuật, thư viện, nhân viên sở Xã Hội, giữ hồ bơi, tài xế buýt..Nhiều nơi thi dễ, có nơi thi hóc búa. Như khi thi giữ bệnh nhân tâm thần, mấy giám khảo hỏi:
"Anh đang dẫn bệnh nhân đi chơi, một người ị ra đường, anh làm gì""
Tôi tỉnh bơ:
"Thì tôi cởi quần hắn ra, lấy giấy lau chùi cho sạch thôi."
Một câu hỏi khác:
"Có năm người đang đi với anh, một người bỏ chạy, anh có rượt theo không""
"Rượt làm chi" Rượt một người thì sẽ mất bốn ngưòi còn lại. Cứ để cho hắn chạy, tôi nhờ người gọi cảnh sát."
"Điều căn bản, quan trọng, an toàn tối thiểu khi anh dẫn một cô gái 18 tuổi đi tắm là cái gì""
Suy nghĩ một chút, không lẽ ta lại đứng coi và tắm giùm, đành trả lời bừa:
"Tôi đưa cho cô ta cái khăn tắm!"
Câu trả lời bứa phựa vậy mà Giám khảo reo lên "Good!good!" Kết quả tôi đậu 99/100, nhưng, chờ hoài cũng không thấy kêu đi làm! Thi làm coi tù cũng vậy, đỗ viết rồi vào khảo hạch, cũng được chúc mừng và rồi, chờ...Ở đâu cũng thế, "chờ" là câu trả lời muôn đời, kể cả Sở Xã Hội, dù đậu "A' với những lời "Congratulation" tươi đẹp. Tổng cộng, tôi đã thi đậu mười hai lần và chờ cả mười hai lần, dài cổ. Mãi sau này, khi gặp được anh bạn làm Supervisor ở một sở kia cho biết:
"Thật ra, thi chỉ là cái cớ cho cơ quan tiêu tiền và chứng minh là mình có tuyển dụng mà thôi. Chính là khi có chương trình tuyển dụng, thì những người trong sở đã báo cho người nhà thi xong rồi! Cậu cho dù có xoay sở đến đâu mà không có tay trong thì cũng vô ích!"
Hóa ra ở Mỹ, chế độ quen biết cũng âm thầm phổ biến. Thảo nào,tôi đã lái mòn bánh xe, da đã đen thui dưới nắng, mà vẫn không có dóp. Đành cứ học như điên với cái số trợ cấp khiêm nhượng của Xã hội và tiền trợ cấp học đường. Thằng con lớn tôi phải đạp xe đi gần mười dặm tới trường mỗi ngày dưới nắng đổ lửa, thằng hai thì đi bộ gần bốn "miles", về nhà nằm vật ra như chết. Vợ tôi đi học "neo". Tôi xin làm bồi bàn mong lấy tiền mua săng, mua cặp sách cho con. Ngày đầu tới tiệm, bà quản lý bắt tôi mặc vét mà bưng tô. Đang lui hui lau bàn, một ông khách vẫy tôi:
"Oâng quản lý ơi, tính tiền gìum tôi!"
Bà trùm, đang đứng nói chuyện tào lao với mấy bà khác, quát lại ngay:
"Không phải quản lý đâu, người làm tôi đấy!"
Rồi để chứng minh oai quyền của mình, bà gọi lớn:
"Anh kia, lại đây nhặt cái rác cho tôi."
Đoạn bà đứng dạng chân ra, chỉ cho tôi thấy một miếng giấy trắng nhỏ bằng đầu ngón tay út ở ngay giữa hai chân. Mấy bà bạn nhìn tôi, thắc mắc. Máu trong người tôi như sôi lên, nhưng chợt nhớ đến vợ con đang chờ ở nhà, hy vọng chờ tôi mang tiền về, tôi nghiến răng lại, cúi xuống nhặt. Đầu tôi chạm vào gấu váy bà,làm mấy sợi tóc tôi dựng ngược. Nhặt xong, tôi bỏ tí rác đó vào túi, cắn chặt quai hàm, đi ra cửa cho gió làm mát mặt. Bà gọi lớn:
"Này, đừng có vất rác ra đường đấy nhé, cảnh sát nó bắt cho thì khốn,"
Khốn thật, chưa bị cảnh sát bắt mà nước mắt tôi đã dàn dụa. Tôi ngửa mặt lên trời để thấy mặt trăng bị khuất sau cả rừng đèn sáng rỡ. Đợi một lúc cho lòng lắng xuống, tôi trở vô. Bà xếp đứng chống nạnh, chờ tôi vừa vào là vất ngay vào vai tôi một tấm giẻ:
"Này, ông lại cờ-lin cái bâng-cơ cho tôi!"
Nhìn cái mặt câng câng của bà xếp trên đó nở một nụ cười có vẻ khoái trá của một kẻ thích hành hạ, tôi biết rằng có làm nữa cũng vô ích, nên không nói một lời, quay lưng ra cửa, một phần cũng để tránh cho cái cảm giác muốn làm Frankeinstein để cắn cổ hút máu đang căng trong hồn tôi. Về nhà, sau khi kể cho vợ nghe và nhìn người yêu rưng rưng nước mắt, tôi chỉ muốn có một tiếng súng nổ.... Nhưng rồi, tôi cũng nhắm mắt đi xin việc nữa. Nghề kế tiếp là ủi quần áo ỡ một tiệm đông khách. Cứ năm giờ sáng, tôi đã dậy, ăn vội vàng miếng cơm xong là lái xe đi một tiếng đồng hồ tới Los, mở cửa vào là sáu giờ, chụp lấy đống áo sơ mi, chà xát cổ áo, tay áo xong là khoảng bẩy giờ hơn. Không kể bắp tay nóng bỏng, tôi vớ lấy đống áo đã có người giặt xong, ủi lia lịa. Tay trái kéo thật căng áo ra, tay phải vừa ủi vừa đè, chân đạp mạnh lên cái cần xịt hơi nước...Đứng liên tục như vậy mười tiếng hơn, không nghỉ, trừ mười phút ăn cơm (cũng đứng luôn!). Xong là chạy một mạch tới trường học đến gần mười giờ đêm, về nhà tắm rửa, ăn cơm đêm, làm homework, lên giường ngủ là gần một giờ sáng. Ngủ mấy tiếng là trở dậy, tiếp tục "cầy" cho đến một hôm, mắt mờ, tay chân run quá, chịu không nổi mới xin nghỉ đi khám bệnh. Bác sĩ đo nhịp xong, phán:
"Oâng không nghỉ ngay cái dóp này thì không tới bến đâu! Tim đập chậm quá."
Về tới nhà, chưa kịp uống thuốc, đã nghe điện thoại gọi, âu yếm:
"Thôi, mai ông già không phải đi làm nữa nhé, có người khác thay rồi!"
Vui mừng quá khi được "lê-óp", tôi xúi vợ "ráng mua cho anh con gà, anh cúng cô hồn, các đẳng, cám ơn đã cho anh cơ hội đi xin việc khác!"
Sau đó tôi đã thay đổi chừng mười tám dóp trong ba năm, từ khuân vác hàng hóa, giao hoa hồng, giao bánh mì... mỗi ngày từ mười đến mười hai tiếng.
Bắp thịt tôi nhức nhối kinh khủng, nhưng không nhức bằng trái tim, khi bị mấy tên nhóc làm cùng, cứ thỉnh thoảng diễu cái năm tháng tù tội của tôi, cái sự đi Mỹ chậm trễ, cái nghề lao dộng tay chân này không hợp với cái quá khứ chắc là ăn trên ngồi chốc của tôi...
Nhiều ông chủ cứ coi dân Hát Ô toàn là ngu ngốc cả nên quát nạt như điên. Các bà chủ xức nước hoa cùng mình đứng chỉ tay năm ngón, sai bảo người làm như vặt thịt ra để bù lại mấy trăm lương tháng.
Cuộc đời cứ như thế mà tàn tàn trôi. Tôi đã ở xứ Mỹ đúng mười năm, trong đó có hai năm sống bằng trợ cấp của chính phủ. Nỗi hân hoan khi mới tới Mỹ không còn, nỗi hận đời đen bạc cũng từ từ tan, dù bạn bè, họ hàng đã tà tà rời xa, và dù tôi mất toi hơn ba năm học sửa xe. Lấy xong cái AA thì chả ai nhận trả lương, chỉ cho "commission", kể cả ông anh xúi tôi đi học ngành này.
Đành trở lại nghề hành chánh mà lại sống được. Vợ tôi làm "neo" cũng khá. Điều thành công nhất là tôi đã nhận thức được giá trị của cuộc sống.
Nhìn tấm bằng tốt nghiệp Đại Học của thằng con lớn, những tấm bảng danh dự của thằng út, thằng giữa đang học "final" chuẩn bị ra trường, tôi thấy đó chính là niềm vui mà nước Mỹ đem lại. Nhất là được cùng các con leo lên chiếc xe Van rong ruổi đi từ tiểu bang này đến tiểu bang khác, nghe con cái vui đùa mà thầm cảm ơn Thượng Đếø. Cám ơn tất cả những chua xót, bẽ bàng của cuộc sống đã cho chúng tôi những bài học khôn ngoan.
Hoa Kỳ không phải là thiên đường cho những kẻ chỉ mong hưởng thụ mà là đất tôi luyện cho người quyết tâm, bền chí. Nhưng, hình như, trong nỗi vui con cái thành đạt, gia đình êm ấm, tôi vẫn thấy một điều gì thiếu sót trong tôi, một điều chi không trọn vẹn.
Hình như, trên tất cả những nguy nga, tráng lệ, tôi vẫn thấy ẩn hiện đâu đó con đường quê, trăng sáng, tình xóm làng ngào ngạt, cây hoa gạo đỏ rực góc trời, hàng phượng vĩ rực rỡ, và tiếng chim hót cao vút trong buổi chiều gió vi vu thổi trên những ngọn tre già…

VIỆT HỔ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến