Hôm nay,  

Nước Mỹ: Cơ Hội Cho Những Ai Muốn Vươn Lên

05/01/200100:00:00(Xem: 237954)
Tại Việt Nam, từ khi việc nộp đơn đi Mỹ trở nên rầm rộ, người ta thường hay nói nhiều về nước Mỹ.

Những người sắp đi Mỹ nói chuyện nước Mỹ đã đành rồi nhưng cả những người không thuộc diện này cũng bàn tán rất sôi nổi về chuyện Mỹ Quốc.

Trong một tiệc cưới, tôi được xếp ngồi chung bàn với những ông cùng cỡ tuổi ngũ tuần hoặc hơn kém một tí. Có lẽ gia chủ cố ý xếp chỗ như vậy để những người chung bàn dễ nói chuyện với nhau hơn. Tôi là người sau cùng được đưa đến một bàn đã có sẵn chín người.

Khi tôi ngồi vào bàn thì quí vị trong bàn này đang say sưa nghe một người trong số họ nói về nước Mỹ. Tôi không biết ông đã từng đi Mỹ chưa và có thuộc diện sắp đi Mỹ hay không nhưng ông nói thao thao bất tuyệt về nước Mỹ, chẳng khác gì một nhà truyền giáo đang thuyết giảng trước tín đồ của mình. Ông đã nhận xét " Nước Mỹ là vùng đất màu mỡ đối với tuổi trẻ nhưng là mảnh đất cằn cỗi đối với tuổi già"

Tôi hiểu ông muốn nói nước Mỹ là môi trường sống thích hợp đối với tuổi trẻ. Nơi đó tài năng có điều kiện nảy nở và phát triển, hoài bão có cơ hội thực hiện, và ở đó là cả một chân trời rực sáng đối với tương lai của tuổi trẻ . Còn đối với cái tuổi ngũ tuần "xế bóng" như những người đang ngồi ở bàn này, trong đó có tôi thì sẽ chẳng còn làm được "trò trống" gì trên đất Mỹ . Cuộc sống sẽ buồn tẻ, thê lương giống như cây cối được trồng trên một mảnh đất khô cằn, không còn màu mỡ.

Thật ra thì nhận xét trên chỉ đúng có một phần. Nước Mỹ chỉ là vùng đất màu mỡ đối với tuổi trẻ nào có ý chí vươn lên, có nghị lực thắng vượt khó khăn và có quyết tâm đạt đến mục tiêu đã chọn cho mình . Nước Mỹ cũng chỉ là mảnh đất cằn cỗi đối với tuổi già nào an phận, không có tinh thần cầu tiến và mang sẵn tư tưởng đầu hàng .

Thực tế cho thấy nhiều người Việt Nam khi đến Mỹ đã lớn tuổi tuy có gặp khó khăn lúc đầu nhưng do không ngại khó, không sợ khổ, biết chấp nhận thử thách, siêng năng học hỏi, cần cù làm việc đã tạo được cuộc sống vui tươi. Những người nàyï đã biết cách làm cho mình không trở thành vô dụng đối với gia đình và xã hội. Tôi có thể đưa một ví dụ điển hình về trường hợp của ôngï Nguyễn Qúi Nhiều mà tôi đã đọc được câu chuyện của ông trên báo chí .

Tin tức nói rằng trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường đại học Golden West College tại Fountain Valley ngày 29-5-98, những người khách đến dự lễ ra trường đã ngạc nhiên và thán phục đối với một "sinh viên già" khi ôngï tiến lên bục lãnh bằng AA Degree môn điện toán . Người đó là ôngï Nguyễn Qúi Nhiều, 73 tuổi . Được biết ôngï Nhiều đến Hoa Kỳ theo diện đòan tụ gia đình nên không được hưởng trợ cấp như những diện khác. Ông phải đi làm nhưng không ngại vất vả, ông ghi danh vào trường đại học khi ông đã ở vào tuổi 70 vàông đã thành công sau ba năm "đèn sách"

Ông Nguyễn Qúi Nhiều qủa là một tấm gương sáng đáng ca ngợi nhưng trên đất Mỹ này, những trường hợp như ôngï không phải là hiếm . Người ta có thể dễ dàng tìm thấy bóng dáng của những người đã lớn tuổi chen vai cùng các sinh viên trẻ trong các giảng đường của trường đại học. Người ta cũng dễ dàng nhận thấy không có mùa ra trường nào mà lại vắng bóng những người già trong số những sinh viên đáng tuổi con cháu của họ tốt nghiệp đại học. Trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ cũng không thiếu gì những người tuy đã lớn tuổi, vẫn thành công trong học vấn và vẫn có "đất dụng võ"õ tại xứ người.

Có lẽ sẽ có ý kiến cho rằng chắc chắn ông Nhiều và những người nói trên đã có sẵn kiến thức, và với nhiều kinh nghiệm sống, họ thành công là chuyện đương nhiên . Ý kiến đó không phải là không hợp lý, nhưng hãy nhìn vào những thành công của tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại hôm nay . Rất nhiều người trong số họ khi đến Mỹ chẳng có nhiều vốn liếng về học vấn hoặc ngay cả một số vốn tối thiểu về Anh ngữ . Vậy mà ngày nay họ đã thành đạt, đã trở thành nhừng người có khả năng, nắm giữ những vai trò quan trọng và được xã hội Mỹ trọng dụng .

Viết đến đây, tôi nhớ đến một câu chuyện đáng buồn mà tôi cũng đọc được trên báo chí. Câu chuyện xảy ra tại Phoenix, Arizona khoảng vài năm nay . Theo tin tức trên thì ba thanh niên Việt Nam có thành tích bất hảo, đã toan tự tử tại nhà giam trong thời gian họ bị giam giữ, chờ Sở Di Trú làm thủ tục trục xuất về Việt Nam . May mắn là cả ba đều được cứu sống. Khi được hỏi tại sao thì họ cùng giãi bày gần giống nhau: Chán nản vì bị xã hội bỏ rơi và vì nhìn thấy một tương lai mù mịt đang chờ đợi!

Qủa thật là ba thanh niên đáng thương này đang đối diện với một tương lai vô cùng đen tối nhưng nói rằng xã hội bỏ rơi họ thì không đúng lắm. Những hậu qủa họ phải gánh chịu là do chính họ gây ra chứ không thể đổ thừa cho xã hội. Nước Mỹ không thiên vị ai, xã hội Mỹ cũng chẳng trù ém bất cứ người nào. Nước Mỹ có thể chắp cánh cho ta bay bổng nhưng nước Mỹ cũng có thể xô đẩy ta xuống vực thẳm. Nước Mỹ là "thiên đàng" nhưng cũng là "địa ngục". "Thiên đàng" cho những ai biết nắm lấy cơ hội, biết phấn đấu để vươn lên. Còn "địa ngục" cho những ai ươn hèn, thiếu ý chí và thích cuộc sống phóng túng.

Những thanh niên trên đã đến được vùng đất của cơ hội, tiếc rằng họ đã không biết nắm lấy cơ hội. Thay vì xây dựng một tương lai tốt đẹp, họ lại lao mình vào cuộc sống hư hỏng, phạm pháp, tự huỷ diệt tương lai và tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình. Dù nói gì thì nói không ai có thể phủ nhận được một thực trạng hiển nhiên: nước Mỹ là nơi mọi người cùng có cơ hội đồng đều để phát triển theo khả năng của mình.

Hẳn các bạn thanh thiếu niên Việt Nam ở Mỹ đều nhận thức được rằng họ đang sống tại một nơi mà ai cũng có thể đến trường. Họ đang sống ở trong một môi trường mà bất cứ người nào muốn, cũng đều có thể theo đuổi việc học hành của mình đến nơi đến chốn. Có thể nói không có nơi nào mà việc theo đuổi học vấn dễ dàng như ở Mỹ. Bạn không có tiền để tài trợ cho việc học hành ư" Bạn có thể xin trợ cấp từ nhiều chương trình yểm trợ tài chánh khác nhau hoặc cơ quan tín dụng cũng sẵn sàng cung cấp credit card cho bạn để bạn mượn tiền với lãi suất thấp. Tiền mượn này bạn chỉ phải trả sau khi đã tốt nghiệp và đi làm.

Trong khi đó nếu ta hướng mắt về quê hương Việt Nam, ta sẽ thấy thật không may cho lớp tuổi trẻ đang sinh sống ở đó. Bao nhiêu người trẻ Việt Nam cam chịu thất học vì cuộc sống khó khăn, gia đình không đủ khả năng chu cấp để có thể đến trường . Rất nhiều học sinh và sinh viên xuất sắc, hiếu học phải bỏ học dở dang, không đi được đến đích vì cha mẹ không kham nổi các khỏan chi phí qúa to lớn so với lợi tức họ kiếm được.

Hoặc là gần hơn, nếu ta nhìn vào con số sinh viên ngoại quốc đến ghi danh tại các trường đại học Mỹ hàng năm, ta sẽ thấy rõ một sự kiện là càng ngày càng có nhiều thanh niên nam nữ từ khắp nơi trên thế giới tìm đến các trường đại học trên đất Mỹ. Những sinh viên này đã phải trả những khoản tiền chi phí không nhỏ để được học tại các trường đại học này. Tại sao vậy" Hẳn nhiên là hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ phaiû có ưu điểm và những nhà giảng dạy phải dồi dào năng lực. Các bạn trẻ Việt Nam ở Mỹ đang có trong tầm tay điều mà tuổi trẻ ở các nơi khác hằng mơ ước. Các bạn không thấy mình may mắn và hạnh phúc hay sao "

Ngoài ra, ở Mỹ những nỗ lực của sinh viên hôm nay được đền bù xứng đáng sau này, khi họ ra trường. Những "job ngon" không dành riêng cho "con ông cháu cha" hay những tay chuyên nghề luồn lách mà thuộc về những sinh viên có thực tài. Nhiều sinh viên xuất sắc được các công ty tranh nhau phỏng vấn ngay khi họ còn ở trong trường đại học . Những sinh viên ra trường với điểm cao luôn luôn tìm được việc làm vừa ý. Không ai chối cãi được rằng nền giáo dục của Hoa Kỳ cũng như cách điều hành của xã hội Mỹ đã tạo cho tuổi trẻ rất nhiều thuận lợi.

Nhưng có những điều kiện thuận lợi không có nghĩa là tự nhiên sẽ có thành công, tự nhiên sẽ có một tương lai tốt đẹp . Chẳng có con đường nào không đi mà đến. Cũng chẳng có vinh quang nào mà không phải đánh đổi bằng những cố gắng, hy sinh và kham khổ . Những người thành công, được nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ trong mọi lãnh vực thể thao, âm nhạc, điện ảnh, hội họa v.v. không phải là do ngẫu nhiên . Để đạt được thành tích, họ phải tốn nhiều công phu luyện tập, phải hy sinh, phải từ bỏ nhiều sở thích, quên đi vui thú riêng tư để dồn hết tâm lực vào công việc mà họ đang theo đuổi.

Trong tiến trình học tập, các bạn trẻ chắc chắn cũng có những khó khăn, có lúc gặp thử thách . Đôi lúc còn có cả mệt mỏi và chán nản khiến họ muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc. Nhưng đó là lúc họ cần phải vươn lên, quyết tâm tiến bước để đạt đến mục tiêu. Những lúc như thế, chẳng khác gì người ở giữa đại dương trước cơn sóng gió, họ chỉ có hai con đường: hoặc là chống chọi với sóng gío để đạt được ước mơ hoặc là nhắm mắt buông xuôi để bị nhận chìm dưới lòng biển lạnh.

Để kết thúc bài này, tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ về những cơ may mà họ đang có trong tay. Tôi cũng cảm thông với họ về những cạm bẫy và cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi họ phải phấn đấu cương quyết mới có thể vượt thắng. Tôi cầu chúc tất cả các bạn trẻ Việt Nam hải ngoại thành công trên đường học vấn, tạo cho mình một tương lai tốt đẹp đồng thời làm rạng danh cho giống nòi Việt Nam

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến