Hôm nay,  

Những Người Bạn

13/11/200200:00:00(Xem: 437735)
Người viết: Phạm Hồng Ân
Bài tham dự số 34/VBST

Ông Phạm Hồng Ân, 50 tuổi, sinh năm 1950, hiện định cư tại San Diego. Công việc: Nhân viên Hãng Pacific Device.

David chở tôi lòng vòng quanh khu thương mãi người Việt. Anh cẩn thận chỉ từng quán cà phê, phở, văn phòng luật sư, bác sĩ, chợ búa...Anh dừng lại thật lâu nơi trụ sở Cảnh Sát Đông Dương, trao cho tôi tấm danh thiếp có số điện thoại, rồi nói về những tệ trạng ở đây - có thể xảy ra.
Nhờ David, tôi được biết qua về San Diego, nơi tôi sẽ sống và định cư lâu dài. Nước Mỹ đẹp thật! Hoa nở bốn mùa. Phong cảnh hữu tình, vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Nơi nào có người là ở đó có trường học, có nhà thương, có chợ, có tiện ích công cộng... Nước Mỹ còn cho tôi gặp những người bạn tốt bụng: như David, như Ann - những tín hữu trong Hội Thánh Mỹ - sẵn sàng dang rộng vòng tay đón mừng khách mới.
David và Ann thay phiên nhau mang đến nhà tôi: giường, ghế, tủ, thức ăn... và nhiều thứ lĩnh kĩnh.
David điển trai, có mái tóc bù xù giống một tài tử movie nào đó ở Hollywood. Ann đẹp như thiên thần, mỗi bước chân nàng đi - đều toát ra vẻ kiêu sa và quí phái biết bao!
Một hôm, tôi tự nguyện làm công tác xã hội với David. David chở tôi trên chiếc truck cà tàng, lên vùng Mira Mesa, dọn nhà cho một gia đình người Mỹ tật nguyền. Khi ngồi nghỉ trưa trong phòng khách bề bộn của chủ nhân, tôi giết thì giờ bằng cách đưa tay lật lật từng trang tạp chí. Bỗng, trang báo có đăng hình một nhà văn Mỹ nào đó đập vào mắt tôi. Nhà văn vừa ra mắt cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam. Bức hình xoáy sâu vào trí tôi. Cuồn cuộn mở ra một khoảng ký ức xa xăm. Trung úy Auve. Người bạn Mỹ đã từng sát vai chiến đấu với tôi cách đây mấy chục năm trước, trên vùng sông ngòi chằng chịt ở miền tây Việt Nam.
Đôi lông mày xếch. Hàm râu quai nón xồm xoàm. Nụ cười đôn hậu, thật thà. Mặc dù trải qua 30 năm, người trong ảnh đã già hẳn đi, nhưng vẫn không thể che dấu những nét quen thuộc hằn sâu trên khuôn mặt.
Tôi còn nhớ như in, lúc hành quân trên sông Ba Lai vùng Bến Tre. Giang đoàn tôi phối hợp với chiến đỉnh Mỹ truy quét địch trên sông. Trên bờ, bộ binh Sư Đoàn 7 đang hành quân tấn kích địch từ phía đông Giồng Trôm đến tây Giồng Trôm. Và ở phía tây, trên sông, tôi và trung úy Auve nhận lệnh: " Chận đường rút lui của địch, tiêu diệt tất cả các xuồng ghe từ rạch chạy ra". Giao tranh một lát, quả thật chúng tôi thấy có dăm ba xuồng nhỏ nhốn nháo chạy ra. Trung úy Auve chụp vội đại liên, bắn hối hả về phía trước. Tôi nâng ống dòm lên, nhìn mục tiêu, hoảng hốt la lên :
- Dừng lại ! Xuồng dân. Chỉ có đàn bà và con nít.
Khi tiến tới mục tiêu, chúng tôi đau lòng nhìn thấy hai cô thiếu nữ đang nằm quằn quại trên xuồng, máu loang đầy quần áo. Số đàn bà còn lại, chấp hai tay trước ngực, van lạy chúng tôi và khóc rấm rức. Trung úy Auve ngửa mặt lên trời, làm dấu Thánh Giá, rồi rống lên thảm thiết. Anh vội vàng bồng hai xác thiếu nữ sang chiếc PBR, cắm đầu cắm cổ xả hết tốc lực chạy ra sông Tiền.
Sau đó, đơn vị tôi chuyển về Mộc Hóa. Từ đấy, tôi mất liên lạc luôn với trung úy Auve.
Bây giờ, Auve đã là một nhà văn. Tiểu sử và hình ảnh đăng trên tạp chí Mỹ. Anh lại nhớ về Việt Nam, viết về chiến tranh Việt Nam. Chắc chắn, trong những trang sách của anh có viết về hai cô thiếu nữ -hai cô thiếu nữ quằn quại dưới loạt đạn oan nghiệt của Auve- trên chiến trường năm xưa.
Tôi muốn tìm lại Auve, hâm nóng lại thời trai tráng của mình. Đồng thời, muốn biết về số phận của hai cô thiếu nữ, 30 năm về trước, Auve đã chở đi biệt tăm" Tôi sẽ nhờ David. Nhờ Ann. Và với phương tiện liên lạc thông tin hiện đại nhất của Mỹ, chắc chắn Auve sẽ gặp lại tôi, trong nay mai.

Chủ nhật, ông bạn láng giềng đưa tôi đi tham dự một buổi họp cộng đồng người Việt. Buổi họp làm tôi thất vọng.
Người ta đua nhau khoe khoang thành tích, công kênh về cái quá khứ "vàng son" của mình. Họ không biết những điều đó quá già nua, bị ngọn lửa thời gian đốt trụi lâu rồi.
Tuy vậy, buổi họp đã tạo cơ hội cho tôi gặp lại người bạn. Người bạn nối khố, thân nhau từ thuở còn cởi truồng tắm mưa. Lớn lên, hai đứa cùng học chung lớp, rồi cùng đi lính chung Binh Chủng, chỉ có một điều khác nhau: 30 tháng 4 năm 1975, bạn "chuồn" trước ra nước ngoài. Tôi ở lại, cầm súng đến giờ phút cuối cùng, để rồi phải vào tù, trải qua những năm dài nằm gai nếm mật dưới chế độ Cộng Sản.


Bây giờ, ở Mỹ, bạn là chủ tịch một hội đoàn. Bạn còn tham vọng chính trị. Như ngày xưa đã từng hùng hồn, dõng dạc trong những dịp nói chuyện trước công chúng. Gặp bạn, tôi mừng quá, mừng đến rơi nước mắt. Tôi chờ bạn phát biểu xong, vội chạy lên ôm chầm lấy bạn, nghẹn ngào nói không ra lời.
Sau khi nhận ra nhau, bạn cũng mừng rỡ rối rít :
- Sao" Mới qua ư" Cho số phone đi! Chủ nhật tớ ghé thăm. Bây giờ, bận quá, tớ phải đi ngay!
Thấy bạn vội vã, tôi lật đật xé tờ giấy, tẩn mẩn ghi số điện thoại, rồi gạch đít đậm nét cho bạn dễ nhớ. Bạn bắt tay tôi trịnh trọng, từ giã bằng một câu hết sức não nề :
- Sướng nhé ! Qua sau có trợ cấp, nhiều người giúp đỡ. Tụi tớ qua trước, cực hơn chó. Thôi, chia tay. Gặp lại sau.

Chẳng bao lâu, tôi nhận được lá thư dài dằng dặc của Trung úy Auve. Đầu tiên, Auve dồn dập hỏi thăm:
"Ông bạn, khỏe chứ " Cả gia đình đều đến Mỹ chứ" Vợ con ra sao" Mấy đứa" Tại sao giờ này mới qua" Ở tù cộng sản cực lắm không" Lúc này ốm hay mập" Già hay trẻ" Đang làm việc gì" Thoải mái lắm không"..."
Giữa thư, có một đoạn - tôi chưa kịp hỏi "tội", Auve đã khai ra vanh vách:
"...Bạn còn nhớ sông Ba Lai ở Việt Nam ngày xưa" Còn nhớ hai cô thiếu nữ bị mình bắn tơi bời bằng đại liên" Lạy Chúa, sau khi gây tội, mình đã bàng hoàng, rồi tức tốc dùng PBR chở thẳng hai cô ra bệnh-viện-hạm của Mỹ đang bập bềnh ở cửa Tiểu. Tại đây, bác sĩ đã tận tình săn sóc vết thương cho hai cô. Một tuần sau, cô bị thương nhẹ ở chân ra về an toàn. Còn Thủy Tiên, tội nghiệp, vết thương nặng quá, phải cưa bỏ mất cánh tay. Lúc làm giấy giao kết để phẫu thuật, mình mới biết nàng mồ côi từ thuở nhỏ. Động lòng trắc ẩn, mình làm thủ tục mang nàng theo về Mỹ, lúc hết nhiệm vụ ở Việt Nam..."
Tôi ngạc nhiên và cảm động xiết bao! Auve đã hành động như một mạnh thường quân, như một hiệp sĩ trong truyện cổ tích Việt Nam. Tôi tiếp tục đọc bức thư. Và đoạn cuối, những dòng chữ của Auve đã làm tôi sửng sốt, chấn động tâm tư. "...Mình quyết định lấy Thủy Tiên làm vợ, sau vài năm sống chung hợp ý tâm đầu. Bạn ơi, có lẽ đầu tiên, hôn nhân khởi sự bằng tình nhân đạo. Nhưng dần dà, tình yêu đến bằng cách nào đó... mình vẫn chưa hay" Chỉ biết Thủy Tiên là một người vợ tuyệt diệu. Chúng tôi sống với nhau 30 năm qua. Bốn đứa con thân yêu, năm nay, đều thành đạt..."
Chiều nay, tôi sẽ phone cho Auve để nhận vé máy bay sớm, anh đã hứa tặng tôi một chuyến du lịch. Tôi sẽ sang bạn ngay. Sẽ nhìn lại mặt Auve. Nhìn lại khuôn mặt anh hùng trên chiến trường năm xưa, đồng thời cũng anh hùng trong đời sống tình cảm tuyệt diệu. Tôi sẽ có dịp gặp lại Thủy Tiên - cô bé lọ lem trên dòng sông cơ hàn ngày trước.

Chủ nhật này, rồi chủ nhật tới...lại qua. Rồi những chủ nhật tới nữa. Rồi vài tháng. Rồi vài năm... Người bạn nối khố chết tiệt của tôi...chẳng thấy tới. Tôi biết, nó chẳng thèm tới, và chẳng bao giờ tới. Thế mà tôi vẫn ngồi đợi, ngồi chờ, ngồi ngóng trông, thấp thỏm. Không phải tôi cần sự có mặt của nó. Tôi chỉ tức câu nói não nề của nó :"...Qua sau có trợ cấp, nhiều người giúp đỡ. Qua trước, cực hơn chó..."
Ôi, Ông bạn ơi! chắc ông bạn vẫn không bao giờ quên tháng 4 nghiệt ngã năm 1975. VC chưa đánh, các ông đã vội co giò tháo chạy. Các ông tháo chạy bỏ đất nước, bỏ cả đồng ngũ đang tử thủ chống lại kẻ thù. Sau đó, chúng tôi phải trải qua những năm dài đói khát trong ngục tù Cộng Sản. Ra tù, chúng tôi bị nhục mạ nhân phẩm, bị đày đọa làm những công việc hèn hạ nhất để kiếm sống. Nhiều người trong chúng tôi bị mất mát đủ thứ: mất nhà cửa, mất quyền làm người, mất vợ, mất con... thậm chí, mất cả tay chân, mất đến mạng sống của mình.
Bây giờ, chúng tôi qua Mỹ lúc tuổi hom hem xế chiều, với một quá khứ thống khổ, với một thân thể tàn tạ. Các ông nghĩ về chúng tôi như vậy sao"

Vài tháng sau, giữa khi tôi đang chạy đôn chạy đáo kiếm job khắp nơi, ông bạn láng giềng ung dung gõ cửa sang chơi. Ông khuyên tôi nên tìm cách giả điên để xin tiền bệnh. Ông nhấn mạnh, tuổi già hom hem ở đây khó xin job lắm! Vả lại, tội chi đi làm, ngồi không hưởng tiền trợ cấp cho sướng tấm thân!
Cám ơn ông bạn.Chắc chắn, sắp tới, tôi sẽ điên thật, không cần phải giả điên giả khùng cho thêm mệt! Tôi điên bởi thế sự. Bởi những người bạn như thế đấy... trên đất Mỹ.

PHẠM HỒNG ÂN,
San Diego, 11/06/2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến