Hôm nay,  

Chương Kết Của Cuộc Đời

05/01/200100:00:00(Xem: 329137)
(Bài tham dự số 131\VB1001)

Đọan cuối cuộc đời của cụ Patrick Thompson hoàn toàn khác hẳn với những năm tháng cuối cùng của cụ Nguyễn Phước, tuy cả hai cùng phải chịu đựng bệnh ung thư gan một thời gian khá dài trước khi đi qua cửa cuối cùng của loài người: cửa "tử".

Di dân qua Mỹ từ Hòa Lan khi vừa bước vào tuổi hai mươi, Patrick nhanh chóng hội nhập vào đời sống, chàng thanh niên Patrick lập gia đình với cô Denise gốc Đan Mạch. Họ đi lên dễ dàng với màu da trắng, và vóc dáng cao đẹp của người Tây phương.

Thế hệ con của họ chỉ thỉnh thoảng mới nhớ đến nguồn gốc Châu Âu của mình. Họ sống riêng từ năm xong Trung học, chỉ tạt về thăm cha mẹ vào những ngày lễ lớn, hay khi gặp bất an trong cuộc sống. Cái phao bám cuối cùng giữa dòng đời giông bão luôn luôn là cha mẹ.

Nhũng ngày cuối đời vật lộn với bệnh ung thư gan, cụ Patrick có một căn phòng yên tĩnh nhìn ra khu vườn nhỏ được xây dựng bằng hơn 3 năm lao động chân tay, và hơn 40 năm lao động trí óc của cả hai vợ chồng. Cụ còn có cô Denise bây giờ không còn tuổi trẻ như ngày xưa, nhưng tấm lòng dành cho người bạn đời vẫn nguyên vẹn, chỉ biến đổi từ "tình thành nghĩa"- kiên nhẫn ngồi chia xẻ, và lắng nghe mọi ước vọng cuối đời của chồng.

Lúc đó, cư bà dù vẫn còn đi dạy ở trường, vẫn thu xếp cho chồng những món ăn cụ thích nhất, từ soup Hòa Lan, đến thit bò steak kiểu Đan Mạch. Không có gì để cụ Patrick phải phàn nàn, trừ căn bệnh ung thư ngặt nghèo mà y học đương thời cũng đành phải khoanh tay.

Cu Patrick xuôi tay, nhắm mắt, thanh thản ra đi, để lại hai con đã có gia đình riêng, hai cháu nội, ngoại; và cụ bà đã có một nơi nương tựa vững chắc là can nhà hai cụ đã pay off, và một "saving account" hai cụ đã góp nhặt từ lúc bước vào tuổi bốn mươi.

Chi phí ma chay và mọi nghi lễ cũng đã được cụ lựa chọn, và cắt đặt sẵn khi cụ còn tỉnh táo. Cu ra đi bình yên như những vòng hoa Lilly trắng lũ học trò chúng tôi đặt trên nắp quan tài.

Ở một góc khác cùng thành phố, cụ Phước của chúng ta ra đi với cả một "nỗi niềm mang theo" mà hơn ai hết, tuy chỉ là một người ngoại cuộc, tôi thấy rất rõ tại sao cụ không nhắm mắt khi đi vào hành trình miên viễn của cuộc đời.

Qua bao nam tháng chờ đợi, cụ Phước cùng với cụ bà đến Mỹ ở tuổi "thất thập cổ lai hy".

Ra đón cụ ở phi trường là cô con gái lớn, cùng chồng đã qua Mỹ từ năm 1975, va cô con út ở Mỹ cũng đã hơn 15 năm. Trong ánh đèn lóe lên từ máy chụp hình, cụ nghĩ là đời mình đã bắt đầu bước qua một ngả rẽ mới. Xa rồi những ngày u ám, ảm đạm ở quê hương, nơi mà hơn 70 triệu đồng bào của cụ vẫn còn mỏi mòn dưới chế độ Cộng sản nghiệt ngã.

Nhu lề thói VN cổ xưa, cụ nghĩ là hai vợ chồng già sẽ sống với gia đình cậu con trai lớn đã ổn dịnh ở Mỹ hơn 20 năm. Các con của cụ sống gần nhau, chỉ mất không quá nửa giò lái xe từ nhà cậu này đến nhà cô khác. Cụ hài lòng vì xem ra sự0 hy sinh, tằn tiện của hai cụ để gởi các con ra biển tìm tự do đã được đền bù xứng đáng. Các con cụ đều có gia đình riêng với nhà cửa ổn định.

Qua một vài lần khám bệnh tổng quát, niềm vui chưa trọn, cụ được biết "cơn bệnh già" cụ vẫn tưởng ngày còn ở VN chính là bệnh ung thư gan. Nhưng niềm đau thể xác đó không lớn bằng niềm đau tinh thần, đã được diễn tả đầy đủ qua câu tục ngữ "Cha mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi được cha mẹ".

Sau vài ngày tá túc ở nhà người con gái lớn với nhiều tiệc tùng quy tụ sáu con với nhiều dâu, rể, và hơn ba mươi cháu, chắt, hai cụ lưu lạc từ nhà cô này đến nhà cậu khác. Nhà người con trai lớn, mà cụ tưởng sẽ nương thân trong những ngày cuối đời, đã bị cô con dâu đóng rầm cánh cửa ngay từ lúc cụ đến thăm lần đầu, với lý do nhà cô quá chật, không đủ phòng cho hai cụ.

Người con gái lớn có người chồng rộng lòng hơn nhưng chính bà ta là người từ chối bao bọc cha mẹ, nhà ông bà có một cơ ngơi rộng rãi với nhiều phòng bỏ trống khi các con của họ đi học Đai học ở xa, chỉ chứa chấp hai cụ được đúng một tuần, với lý do hai vợ chồng đều làm nghề địa ốc, vắng nhà thường xuyên, giờ giấc thất thường, không thể chăm sóc hai cụ chu đáo.

Cụ bà nghễnh ngãng tai, không nghe được những lời thì thầm của họ, nhưng đôi tai cụ ông còn rất tinh tường. Xuyên qua bức vách, cụ nghe rõ mồn một hai vợ chồng người con gái lớn không muốn cụ ở trong nhà vì họ sắp có dâu, rể là bác sĩ, thông gia của họ cũng là những người giầu có, tai mắt trong cộng đồng người Việt ở đây, họ sẽ có tiệc tùng hàng tuần, và không muốn mọi người biết họ có bố mẹ già quê mùa, bệnh hoạn.

Các cháu của cụ hình như rành tiếng Mỹ hơn tiếng Việt, chào hỏi cụ xa lạ, dửng dưng như chào hỏi một người gặp ngoài đường. Hai đứa chắt của cụ thì hoàn toàn không biết tiếng Việt, và nhìn ông bà cố của mình như nhìn người từ hành tinh khác.

Theo sự sắp xếp của các con, hai cụ lưu lạc đến nhà cô con gái út, người được nuông chiều nhất, không lo học hành, đi từ sự bao bọc của cha mẹ sang sự bao bọc của chồng. Ở tuổi ngoài ba mươi, cô chưa bao giờ tự kiếm ra tiền, nhưng hơn hẳn các anh chị ở chỗ cô rất thương bố mẹ. Mọi di chuyển của hai cụ từ lúc mới qua Mỹ, đi làm giấy tờ, đi khám Bác sĩ, hay đi mua thêm áo quần mùa đông, đều do cô đảm nhận. Điều may mắn là chồng cô cũng rộng lòng, kính trọng hai cụ như bố mẹ của chính anh ta.

Ngôi nhà nhỏ của cô không sang trọng và yên tĩnh như nhà các anh chị của cô, lại quá đông người, vì cô phải cho thuê phòng để lấy tiền trả mortgate, hai vợ chồng cùng hai con phải sống trong garare, nhưng hai cụ hài lòng vì xem ra hai vợ chồng cô thương yêu bố mẹ, và cố bỏ ra rất nhiều thì giờ lo cho cụ mọi thứ.

Căn bệnh ung thư cuối thời kỳ thứ nhất tàn phá cụ nhanh chóng. Cụ không còn tự lo cho mình được mọi việc, cụ bà lại yếu, không còn nâng đỡ cụ được. Những tưởng sẽ được nương tựa thân tàn ở nhà cô út, nhưng, chữ "nhưng" cuối đời đưa cụ vào Viện Dưỡng lão.

Sau vài năm sống ở Mỹ, cụ xin được trợ cấp cho người già nua, bệnh hoạn. Các con của cụ không tiếc tiền cho những loại xe đắt tiền như BMW, Mercedes, Lexus, không tiếc tiền cho những kỳ vacation ở năm châu, bốn biển, nhưng không mở lòng được cho chính bố mẹ ruột của mình. Anh con trai lớn có lòng, nhưng người nắm quyền quyết dịnh trong gia đình là vợ anh. Chi chỉ ném tiền qua những cuộc mua sắm ở các shopping, qua những lần giải phẫu thẩm mỹ, nhưng chi li từng xu trong việc trả hiếu cho bố mẹ chồng, và ngay cả bố mẹ ruột của chị. Chị biện luận người già có chính phủ nuôi, chị không phải bận lòng!

Người con gái út có tấm lòng, lo cho hai cụ trong vài năm, đến khi cụ được lãnh tiền trợ cấp cho người già thì các anh chị cô họp gia đình, và cả hai người con lớn cùng dành quyền được phụng dưỡng bố mẹ. Họ nghĩ là với số tiền trợ cấp hơn một ngàn năm trăm dồng mỗi tháng của hai cụ, họ có thể thuê người đến giúp hai cụ, và vẫn còn tiền dư ra, lại được dịp nêu một gương sáng cho con cái của họ: "bố mẹ phụng dưỡng cho ông bà bây giờ, ngày sau các con cũng nên phụng dưỡng bố mẹ"! Dĩ nhiên với truyền thống "quyền huynh thế phụ", cô con gái út không thể giữ bố mẹ với mình.

Và như một trái banh lăn trên sân cỏ khi chưa có tiếng còi chấm dứt của trọng tài, hai cụ lại quay về nhà cô con gái lớn. Cô được lợi thế hơn người em trai kế mình, vì "các cháu ngoại là Bác sĩ lo cho ông bà tuổi già bệnh hoạn thuận tiện hơn".

Lúc này cụ Phước đã yếu lắm. Cụ phải ngồi trên xe lăn, và không thể tự lo được vệ sinh cá nhân; người được mướn đến lo cho cụ cũng là một người đồng hương, nhưng ông ta lo cho cụ vì cái pay check hàng tuần được cô con gái lớn trích trả từ "tiền già" của cụ, chứ không phải vì trái tim thương yêu như cô út đã làm. Thế là một thời gian sau, do không được chăm sóc đúng lúc, từ căn phòng của hai cụ tỏa ra một mùi khó chịu.

Đến lúc này, các con cụ lại họp nhau vào một ngày thứ bảy, và quyết định cuối cùng làm đau lòng hai cụ, nhưng thỏa mãn tất cả các con cháu, trừ cô con gái út. Cô xin được đem hai cụ về nhà cô như trước, nhưng các anh chị cô ra "phán quyết": "Bây giờ bố mẹ đã có tiền, bố lại bệnh hoạn, đưa bố vào Nursing Home để bố được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, còn mẹ thì vẫn để ở nhà chị cả, mỗi tuần chị sẽ chở vào thăm bố".

Đêm đó, trong giấc ngủ chập chờn, bệnh hoạn của tuổi già, cụ thấy mình bị bao quanh bởi những đôi mắt xanh, nâu vô hồn của những người da trắng, và đôi tay cụ quờ quạng cố gắng diễn tả ý nghĩ của mình bằng cử chỉ.

Và cơn ác mộng biến thành sự thật. Đêm cuối cùng còn được ở cùng phòng với cụ bà ở nhà cô con gái lớn, nước mắt thấm ướt áo của hai vợ chồng già.

Rồi cụ cũng quen dần với đời sống của Viện Dưỡng Lão. Cụ quen với tiếng chuông báo hiệu thời khóa biểu mỗi ngày, quen với những món spaghetti phủ cà chua kiểu Ý, món soup đầy dâu của Mễ, hay Hamburger có mustard của Mỹ và quen với những người bạn già người bản xứ cùng phòng mặc dù cụ không biết lấy một tiếng Mỹ. Nhưng có hề gì điều dó, vì phòng của cụ là phòng của những người bệnh nặng, họ không thể nói, hay không còn sức để nhếch miệng nói lên một diều gì, dù chỉ là để than thân trách phận khi phải ở trong một nhà dưỡng lão dành cho những người không có tiền, hay có mức thu nhập tối thiểu. Những nhân viên làm việc ở đây, công việc nặng nề, vất vả, lương lại thấp, họ không còn kiên nhẫn để đối xử với bệnh nhân nhã nhặn như đồng nghiệp của họ làm trong những "Luxury Nursing Home".

Tháng đầu, mỗi tuần còn có các con cụ thay phiên nhau vào thăm. Họ chở cụ bà vào, và mang theo một số thức ăn VN cho cụ, nhưng cụ không ăn được hết một lần. Tủ lạnh của Viện Dưỡng lão không có chỗ cho thức ăn riêng của bệnh nhân. Vả chăng, nếu có đựơc để dành đi nữa, cụ cũng không có sức để lấy ra, hâm nóng, ăn dần.

Về sau, không biết vì lý do gì, sự thăm viếng thưa dần, và cụ Phước đã không còn kiên nhẫn chong mắt nhìn ra cửa sổ, chờ bóng dáng quen thuộc của những người thân. Cụ cũng không còn nước mắt để khóc cho chính mình.

Tôi biết cụ trong những ngày làm project cho một lớp GE từ trường, truyền thống VN "kính lão đắc thọ" giúp tôi chiếm được lòng tin của cụ, và cụ đã kể cho tôi nghe toàn bộ chi tiết đời cụ, những chi tiết rời rạc trong mớ ký ức hơn 80 năm của cụ, từ khi bố mẹ cụ bị Việt Cộng đấu tố , đến lần hai cụ dắt díu các con lên "tàu há mồm" vào Nam trốn chạy chế độ bịp bợm, độc tài của Cộng sản, đến lần hai cụ chắt chiu tiền bạc đưa từng người con vượt biên trong cuối những năm 70, khi làn sóng đỏ phủ trùm lên một nửa còn lại của đất nước.

Trong những tháng sống cô đơn, bệnh hoạn trong Viện Dưỡng lão. May mắn là cụ được xếp nằm gần cửa sổ. Thú giải trí duy nhất của cụ là đếm những con sóc nhỏ đánh đu trên thân cây ngoài cửa, và những con chim nhẩy nhót trên thảm cỏ, hoặc đếm từng chiếc lá trên tàn cây đung đưa ngoài cửa.

Tôi có đọc câu chuyện về chiếc lá cuối cùng và người hoạ sĩ tài hoa, cùng bệnh nhân trên giường bệnh. Tôi tiếc là mình không đủ tài năng để vẽ một cái lá giống như thật trong câu chuyện ngày xưa, để gắn lên thân cây trước cửa phòng cụ, giúp cụ thêm niềm tin để quên đi bệnh tật, quên đi những ngày tàn cô đơn. Tôi không biết làm gì để an ủi cụ, chỉ biết bắt chước Khánh Ly hát một bài hát mới của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, trong đó có câu cả cụ lẫn tôi đều yêu thích "xin khấn nguyện cả mười phương tám hướng, cho quê hương u mê ngày thức tỉnh, để dù xa có chết cũng vui mừng..."

Ngày cụ nhắm mắt xuôi tay giữa bốn bức tường trắng của Viện Dưỡng lão, giữa những ngưới bản xứ cùng cảnh ngộ là một ngày cuối thu. Các con cụ vào ngày hôm sau chỉ được thấy thân xác nhỏ bé tiều tụy của cụ đã đông cứng.

Họ chuẩn bị tang lễ chu đáo, có đầy đủ cáo phó, phân ưu đăng trên báo chí với đầy đủ chức vị của từng người. Cáo phó còn được đọc nhiều lần trên các Đài Phát thanh Việt ngữ.

Ngày đưa cụ từ nhà quàng ra nơi thiêu xác có rất đông quan khách, các con, cháu trang phục giống hệt như những gì ta thường thấy trên TV trong các đám tang của người Mỹ. Mũi họ đỏ lên, không biết vì lạnh hay vì khóc thương tiếc bố để tỏ lòng báo đáp "ơn nghĩa sinh thành""

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
02/08/201100:49:04
Khách
Rất cảm động và rất thật .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến