Hôm nay,  

Mùa Hè Quái Lạ

05/01/200100:00:00(Xem: 187342)
(Bài tham dự số 130\VB0929 )

Chưa đến 5 giờ sáng mà mặt trời đã lên cao ngang nóc nhà. Chim chóc la hét inh ỏi trên mấy đọt cây tranh nhau cái gì không rõ. Mùa hè ở đây cũng quái lạ như bên xứ mình. Cũng bỗng dưng sầm sầm mưa, sấm sét ầm ầm. Cũng bông hoa nở rợp thành phố ngoại ô. Cũng muỗi cũng ruồi. Cũng nóng chảy mở. Cũng có gió mát trăng thanh. Cũng quần đùi, áo thun. Cũng xe mô tô, xe đạp v.v...

Ba đứa nhỏ bị đánh thức dậy giữa giấc ngủ ngon lành. Bà mẹ trẻ dậy từ lúc 3 giờ rưỡi. Nhà trẻ mở cửa 6 giờ 30 mà chị ta phải đến chỗ làm trước 5 giờ bởi chị ta làm overtime. Thành ra, ba đứa nhỏ và ông bố phải ở ngoài xe chờ đến giời gởi con và bố đi làm 7 giờ. Gia đình này chỉ mới đủ tiền mua chiếc xe đời cũ chạy đỡ. Tiền gởi trẻ cũng không rẻ nhưng không gởi chúng thì mức thu nhập mỗi tháng trong nhà chỉ trông cậy vào một trong hai người thì càng tồi tệ hơn.

Thằng nhỏ 4 tuổi, con bé 2 tuổi và thằng út mới 3 tháng. Trời cho thì nuôi mà. Chỉ tội nghiệp lũ nhỏ. Lúc đầu đem gởi, chúng nó khóc thôi ròng rã khiến bố mẹ cầm lòng không đặng muốn ôm trở lại nhà. Rồi cuộc sống, cũng dễ thương, đẩy đưa lũ nhỏ hòa nhập với cộng đồng trẻ đủ màu da, đủ thứ tiếng. Ba đứa nhỏ của họ cũng bắt đầu xù xì tiếng Mỹ. Trong đầu chúng, trong mắt chúng, mắt đen, mắt nâu hay tóc quăn tóc vàng, mũi to mũi nhỏ, mũi cao, mũi tẹt bằng số không. Chúng chơi với nhau thiệt đúng là trẻ con: Cười đó, khóc đó, nhường nhịn đó rồi giành giật đồ chơi, ôm nhau rồi thụi nhau, bứt tóc, nắm quần để cuối cùng lăn quay ra tìm thế giới hòa bình trong giấc ngủ.

Bé Vy em vừa bị bố ghẻ dùng dây nịt quất mấy cái vào đít. Nó giật nảy như phỏng lửa và khóc thét. Con bé tròn ba tuổi này bị mẹ gởi cho người ta. Hôm nào, vui thì rước về, bữa nào thua đậm hoặc mắc hú hí với "dượng nó" thì biền biệt mặc cho bà giữ trẻ chửi thôi là chửi:

- Tiên sư bố nhà bây, đú đa, đú đởn. Tiền thì chưa đưa, bỏ con thí cô hồn ở đây, mẹ nó, đồ...

Chị chàng phun cho một tràng tục tĩu. Nhưng miệng bậy bạ mà lòng dạ bố tát. Con bé bị ruồng rẫy kia vẫn được no bụng và sạch sẽ.

Thiệt ra, cái nghề giữ trẻ trên đất này cũng khá hấp dẫn cho những chị sồn sồn, có tâm hồn yêu trẻ chút chút. Thử nghĩ coi, một nhà hai đứa trẻ nhỏ là bà mẹ quay mồng mồng huống hồ chị giữ trẻ phải đảm đang chăn một lúc năm đến bảy đứa loại tuổi từ một tháng đến năm tuổi. Nhà trẻ Mỹ không giữ trẻ khi chúng bệnh đau còn chị chàng phải thầu hết trọi. Cực nói sao cho xiết!

- Mệt quá chú ơi! Vừa thay tã, cho bú, ăn xong xây xẩm mặt mày mà không làm không có tiền. Vậy chớ hôm nào lễ lộc, vắng tiếng con nít là tui chịu hổng nổi. Nhứt là nhớ con bé này.

Chị cũng không dấu diếm bộc lộ tình cảm thương ghét của mình vào mấy đứa trẻ. Dĩ nhiên, đứa nào dễ chịu, kháu khỉnh thì được cưng hơn. Con nít mà, biết gì!

Nói con nít không biết gì là trật. Chúng cũng lẫy, cũng hờn, biết nịnh hót, biết nói xạo và biết đòi đủ thứ: ăn, uống, ẩm, bồng. Thử xem, nếu chú mày tự nhiên nhìn vào mắt thằng cu nhỏ hai tháng kia mà... hét lên, cái gì sẽ xảy ra" Thằng cu sẽ khóc thét và cái đầu chú mày sẽ bị u một cục vì guốc sẽ bay vào đầu chú mày từ bố mẹ thằng bé hoặc bà giữ trẻ nếu chú mày là người dưng nước lã. Còn ngược lại, cư xử êm ái hơn, chú mày sẽ nhận được nụ cười tuổi thơ mà chú mày khỉ nhỏ cũng từng ban bố cho mọi người như vậy.

- Tội nghiệp, bọn trẻ bên này không được chăm sóc chu đáo bởi cha mẹ. Họ đi làm cả ngày, con cái ở nhà đi học về ăn gì cứ ăn. Đứa siêng thì học bài, làm homework ấy mà. Đứa ham chơi thì cứ tivi mà mở liên tù tì không biết quý trọng đôi mắt. Bên này máy game rẻ mạt. Học trò lại không phải học cua, học tôm nên thoải mái quá, chơi xả láng dài dài.

Các bà gặp nhau đem chuyện con cái ra người khoe, người thất vọng. Trẻ nhỏ mà, muốn dạy kiểu nào cho chúng sợ mà không dùng roi. Bực nhất là chữ police lởn vởn trong nhà. Bọn trẻ ranh khôn biết cha mẹ sợ cảnh sát quấy rầy nên được thế làm tới. Mà cũng kỳ. thường đứa bị đòn lại là đứa hiền không bao giờ nghĩ đến gọi 911, còn mấy đứa lỳ thì không hề ăn chổi chà, chổi đót. Thôi thôi, chuyện này để cho mấy bố nó xử lý.

Nhỏ Ù chị thấy mẹ đến đón reo thiệt to "Má" và chạy đến sà vào cánh tay mẹ, thiếu chút nữa húc mẹ đổ kềnh ra vì sức nặng của nó.

"Nhớ má hông""

"Dạ nhớ."

"Thương má hông""

"Thương quá".

Một ngày sắp qua. Giờ này trên trái đất kẻ ngủ, người thức. Cứ thế chờ ngày qua ngày. Xe cộ buổi sáng và chiều hay kẹt xe trên đường. Người nào đi từ đâu thì về chỗ đó còn nếu" sang đàng" thì thiếu gì tụ điểm để đi. Những nhà hàng, những tiệm nhỏ, tiệm to, chỗ nào gọi là Bussiness thì đang cộng sổ đếm tiền.

Đất nước càng gọi là văn minh thì càng nhiều phức tạp. Bời lẽ, đây là hợp chủng quốc mà. Thỉnh thoảng, chúng ta thấy người ta vừa chạy xe vừa phà thuốc lá vừa nhai kẹo gôm vừa xả rác ngoài đường, thậm chí không tiếc gì chút nước bọt mà không thuận miệng "phẹt" ra đường. Dù sao, chúng ta phải công nhận một điều: Đất Mỹ vẫn sạch sẽ hơn đất Việt, còn văn minh hay không hãy để các bậc tiền bối luận bàn.

Tối đến, nhà nào cũng đèn đuốc sáng trưng, tivi, nhạc, tiếng trẻ bibô gợp thành giai điệu tổng hợp mà cuộc đời không thể thiếu chúng. Thằng bố mở nhạc to quá át luôn tiếng nhạc của lũ nhỏ khiến con bé hai tuổi ruỡi hình như bực mình xách cuốn băng nhạc "Thế hệ trẻ" đi lên phòng trên mà bấm và coi một mình. Con em chòi đạp tìm cách bứt ra khỏi ghế có "xích beo" bò đi phá phách. Gặp gì ăn nấy chưa đã, nó đập rầm rầm vào tủ kiếng và va đầu vào chỗ lò sưởi mùa đông cái cụp rồi khóc thét. Cu lớn lên lầu thu mình một xó coi "cà toon" và cười hú hí một mình. Mẹ nó thì chạy lên, chạy xuống lăn xăng làm đủ chuyện cần làm. Bố mẹ đâu có thời giờ chơi với con. Chị chàng cằn nhằn:

- Lo cắm đầu vào cái Tivi với đấm đá bắn giết, con bỏ bò lăn biểu chúng không xa lánh dần.

- Thì anh làm mệt cả ngày, tối coi xí đỉnh mà.

- Ai không làm ngày, ban đêm tui phải thức với lũ con ông nữa chi.

Nói thì nói, chị chàng vẫn để cho chú chồng "relax" bởi vì nghĩ rằng: chị chàng lo cơm nước, con cái thì chú chàng lo nhà cửa, bill bọng v.v... Ngặt nỗi lũ con càng lớn càng đeo theo mỗi mình mẹ khiến chị mệt đờ với công việc chăm sóc, dạy dỗ chúng học tiếng Việt. Chị không sợ chúng không biết tiếng Mỹ. Chỉ sợ chúng quên hẳn tiếng Việt, quên hẳn cội nguồn...

Trăng xứ Mỹ hay xứ nào cũng như quả bóng treo tròn lơ lửng trên trời mỗi khi đến ngày rằm. Lũ con nít hầu như đã quên đi ngày tết thiếu nhi, tết trung thu của chúng. Không thể chở con di dự lễ rước đèn tháng tám với một nhóm người Việt, chị vẫn mua vài cái bánh trung thu với mứt gừng, mứt bí và lồng đèn, cá chép, ngôi sao cho con. Chị khó lòng quên được thời thơ ấu chơi trung thu ở xứ mình.

"Dù sao sống ở quê hương vẫn tốt hơn sống nơi xứ lạ, quê người". Chị chép miệng lẩm bẩm.

Con cái bên xứ mình sống gần gũi với cha mẹ, ông bà, anh em, hàng xóm hơn, thân thiết hơn. Dẫu có nổi lo lắng riêng, chị vẫn phải trở về với thực tại của đất Mỹ. Dù sao, đây vẫn là quê hương thứ hai. Đất nước nào mà chẳng xinh đẹp, chỉ có con người là tự mình gây tai họa, hủy diệt nhau thôi. Thôi kệ chúng, con cái lớn lên sống với bố mẹ hay bỏ nhà theo boyfriend, girlfriend hoặc học hành đỗ đạt hay ăn chơi lêu lõng v.v... đều do chúng tự quyết định lấy. Xã hội đâu có lỗi gì. chỉ con người hư hỏng rồi đổ thừa cho những nguyên nhân khác.

Trời đang nắng nóng bỗng đổ mưa mù trời. Thằng anh mười bảy bảo thằng em mười lăm:

- Hết mưa, tau với mày đạp xe đạp đi vòng vòng chớ ở nhà chán quá.

- Chờ trồng xong mấy cây ớt cho mẹ đã.

Đất nhà chỉ bằng cái mủnG, cái thau nhưng quý thiệt. Chúng nó bươi tan nát và trồng nào hành, hẹ, ớt, cà chua, rau tập tàng... Thằng Út ngồi tính thử: Này nhé rau muống năm đồng một pao, một tuần ăn mất hơn hai chục. Còn nếu nó trồng, rau cắt ăn lâu dài, chà chà...

Tính thêm mấy món khác, thấy tiết kiệm không biết bao nhiêu là tiền. Đồ đạc trong nhà thiếu chút chút gì, chúng nó rủ nhau đi Garage sale. Nhiều thằng nhà khác bĩu môi: "Hơi sức nào, tau không bao giờ... chơi món sale. Trong đầu chúng, món rẻ là món dỏm nên mắc cỡ không xài. Quần áo, giầy dép chơi toàn đồ hiệu, mắc tiền nhưng oai phong hơn. Anh em nhà thằng Cọ thì khác, cái gì đáng tiết kiệm. Chúng tiết kiệm cho mẹ ba chúng. Điện, nước, gas xài vừa đủ.

Hàng xóm bên này khác bên mình nên chúng khỏi phải làm giúp như hồi còn ở Việt Nam. Hè vừa đến, chúng nó rủ nhau đi xin việc làm nhưng rồi bị "đuổi cổ" vì chưa đến tuổi. Thằng lớn tức mình, gãi đầu cằn nhằn: "Thiếu hai tháng tuổi chớ mấy."

Ở Mỹ thiếu một ngày cũng không được đó con!

Mưa tạnh. Trời mù. Gió lặng. Xe cộ chạy ồn ào hơn. Bảng giá xăng các hãng tăng chóng mặt sau mấy ngày hạ dần. Xăng hiệu con sò lúc nào cũng mắc nhất, rẻ nhất là hãng speech way. Chắc là cũng mắc cái hiệu thôi như quần áo ấy mà. Tốt nhất là đổ xăng hạng giữa khỏi ai nói chơi sang hoặc cù lần.

- You! You!

Chị ù ơ gọi anh Mỹ đang đổ xăng gần đó. Chị nói chị hiểu, anh hỏi anh tự trả lời nhưng rồi cuối cùng chị quơ mãi, ú ớ mãi, anh chàng cũng hiểu chị cần giúp đổ xăng. Cả hai phá lên cười. Chị nói "thank you, bye, bye" lịa lịa rồi mạnh ai nấy chạy. Rồi vài hôm sau, họ tình cờ gặp nhau ở chợ Mỹ. Anh chàng mua soup Mỹ, món ăn Mỹ. Chị chàng tìm rau cải nấu canh theo kiểu Việt Nam.

Chị chàng thích đi chợ Mỹ vì mát, vì sạch. Chợ Việt Nam nói riêng sao mà ô hợp quá. Nhiều người đã tàn nhẫn khi lựa chọn rau cải, thịt cá mà không nghĩ đến người mua tiếp theo. Chợ chật không nói nhưng cái sự ẩu tả mới đáng để nói đã vậy, mấy chủ tiệm vẫn để bán những thùng mì tôm quá hạn, đánh lừa những kẻ mua dễ dãi và không vất bỏ những thứ cần bỏ. Ví dụ như cua ,ốc, chết lên lên mùi và rau cải bầm dập hết vitamins. Nhưng nói gì thì nói, chị vẫn phải cần những chai xì dầu Magi, nước mắm phú quốc, ba cua v.v..., vẫn phải tìm những thứ rau tươi đậm đà tình quê như bò gót, rau muống, dây lang, củ mì, củ sắn, é quế, ngò tàu, tần ô, húng đắng, khổ qua, bắp chuối... Và vì vậy, mỗi tháng hai lần chị đi chợ Mỹ và chợ Châu Á.

Hôm nào không tiện nấu nướng, chị chở con ăn tô phở. Phở nào cũng được miễn đừng độn thịt trâu. Phở nào chị cũng ăn ủng hộ không thiên vị. Chợ của người Á nào chị cũng đi tuốt tuồn tuột nhưng có một loại tiệm mà chị chưa bao giờ đặt chân đến trên đất Mỹ này là chợ vàng Á Châu. Bởi lẽ, chị không thích sắm vàng để dành như bao nhiêu người đàn bà lo xa khác. Đô cháy chớ vàng thật sự không sợ lửa. Kim khắc hỏa đó mà. Mỗi đứa con gái chị đều sắm cho bộ vòng và sợi dây chuyền nho nhỏ từ lâu. Vả lại, trên đất Mỹ đeo vòng vàng chỉ là dư thừa, còn đeo cả đống vàng về Việt Nam cũng chỉ khoe của, mất công làm mục tiêu tấn công cho những kẻ có máu tham.

- Hi! Chào, tôi có thể dẫn con trai bà đi hồ bơi với con trai tôi không"

- Được chứ, thưa bà. Bà cần cháu mang theo thứ gì"

- Không, chúng bơi xong sẽ ăn trưa tại Burgerking và về nhà.

- Vậy hả, đây là phần bao ăn của tôi cho các cháu, bà vui lòng nhận cho.

- Bà quá tử tế, cám ơn, xin chào.

- Chào, cẩn thận.

Cái người đàn bà Mỹ trắng ấy là hàng xóm của chị. Chị ta hay chở dùm con trai chị đi học thêm máy tính, đi chơi. Bù lại, chị mua trái cây, vài thức ăn Mỹ mang biếu lại hoặc khi đi chơi thì chị sẽ chi bữa ăn cho lũ nhỏ. Lòng tử tế nào cũng cần có qua có lại mới bền. Mỹ nào cũng vậy, cũng có kẻ này người nọ cũng "tham sân, si", cũng "hỉ, nộ, ái, ố". Chị nắm chắc cái câu "Đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" để thực hành.

Một đám người xúm bu vào tờ báo tiếng Việt và Mỹ, Anh cố chen vào:

- Gì vậy"

- Giả FBI, cảnh sát hiếp dâm và giết trẻ em phụ nữ bị truy nã với giải thưởng mười ngàn đô.

- Con người như vậy mà đáng giá mười ngàn, hừ, càng ác càng mất giá chớ sao càng cao giá, rõ đồ...

- Thì đánh vào lòng ham của con người, tiền đó là giá trị của người hùng bắt cướp, bắt ác tặc chớ phải đâu...

- Cãi nhau làm mẹ gì, về nhà lo mà dặn vợ con coi chừng hắn có hơn không.

Đám đàn ông tản ra. Xứ Mỹ không thể ngồi lâu một tụ điểm như bên Việt Nam rề rà cà phê, thuốc lá. Anh cũng không muốn giết thì giờ ở tiệm phở. Anh vội vã lên xe không quên túm phở cho con vợ. Bữa nay, anh không muốn nghe nhạc trên xe mặc dù thằng bạn tốt thức mấy đêm thu CD cho anh. Cái thằng thiệt lợi hại. Nó nghe lời người ta dùng thẻ mua chịu sài cho cố mạng để rồi ra hầu tòa khai phá sản hy vọng sau bảy năm (ít hơn hoặc nhiều hơn) nó sẽ được clean. Anh nghe mà lắc đầu. Vợ anh vốn là người cẩn thận nhưng bị mắc lừa viết cái check mấy chục để bọn cho thẻ nuốt trắng mà thẻ vẫn "biền biệt em đi không trở lại". Kiện vào đâu! "Cái kiến mày kiện củ khoai" mắc công đem tiền cho luật sư dỏm nó đớp. Rốt cuộc, mình tự cứu mình. Những thẻ tín dụng (credit card) gởi đến chị xé tan tành cho vào thùng rác không thương tiếc, chỉ xót cho mấy tờ giấy oan uổng. Chị vợ anh thường căn dặn:

- Những số an ninh xã hội của mình, số check hoặc số thẻ là phải xé hết để khỏi bị người khác lợi dụng chắp nối xài.

Những quảng cáo thường "nói láo ăn tiền" người dốt. Đất Mỹ không có gì là phi (free) hết. Đọc, phải đọc những hàng chử nhỏ cho thật kỹ, kẻo bị mắc lừa. Đi chợ "buy one, get one free" cũng phải coi lại "bởi" họ nâng giá dưới món hàng, coi chừng "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Lúc ra trả tiền, phải dòm trên bản tính tiền coi thử họ tính có đúng không. Hàng trả tiền rồi đẩy xe ra coi có bỏ sót cái gì không và trả tiền rồi thì không nên để xe đó chạy lấy cái khác, người ta chôm mất.

Thoạt đầu, anh cho bà chị vợ quá đa đoan nhưng rồi anh thấy cái gì cũng trúng trăm phần trăm, anh phục lăn.

Xăng lại tăng dữ dội. Những bãi đất xanh um cây cối hai bên đường lại được tận dụng cho những company mới. Nước Mỹ mới toanh cũng sắp chuẩn bị thiếu đất ở đến nơi. Những bảng hiệu có nai rừng chạy ngang cũng úa màu. Nai nào còn mà lạc bước chân hoang nữa!

Trước mặt cây xăng Citgo là nhà băng United community mới xây giống như ngôi nhà cổ. Nhà cửa ở Mỹ không thể gọi là đẹp được nếu so với những kiến trúc của Anh, Pháp. Chúng ngang chạn và giống nhau đến mức bực mình. Mấy chị em nhỏ Búng mới phàn nàn về cái nhà mới mua nhưng đã hai chục mùa thu. Thoạt dòm thì mới ai ngờ dọn vô ở rồi thì bao nhiêu thứ cần phải sửa. Nào nước lạnh, nóng, lộn tùng phèo. Máy giặt, sấy ngốn điện cả tiếng đồng hồ vẫn chưa đủ độ khô ráo.

- Mẹ! Mỹ cũng gạt. Búng chửi.

- Ai mượn không coi kỹ. Lúc mẹ hỏi "thích không" bà gật đầu cái một, giờ bà la làng cái gì.

- Thấy bề mặt ai biết bề trong. Cái ông nào kiểm hả "Ettimét" cái mốc gì, đồ chết bầm. Xô! Mày biểu thằng xịn đừng xài cái cầu duới, nước tràn ra đó nhen. Còn nữa. Mấy cửa sổ mở phải coi chừng kẻo chúng rớt hết. Tau gọi điện cho mẹ để mẹ mua nước uống chứ nước hôi rình.

Nói xong một hơi, con nhỏ nhảy lên ghế ngồi với cái máy vi tính mới mua sau ba tháng hè cặm cụi đi làm để dành tiền. Nó mò mẫm, tra tới tra lui lúc cuời lúc giận.

Con nhỏ học giỏi mà tánh như bà chằng. Cầm tinh con chó nhưng tác phòng hùng hổ giống con cọp. Vậy mà bà Mỹ bạn mẹ nó muốn ngấp nghé nó cho cậu con trai mới vừa lên đại học. Bà thích có con dâu Việt Nam vì thiên hạ cho rằng phụ nữ Việt hầu hết đều thương chồng con, chịu sanh đẻ, đảm đang, công, dung, ngôn, hạnh đều đạt mức thượng thừa không như đàn bà Mỹ. Cha! đàn bà Mỹ tạp chủng có máu li dị nặng đến hết gỡ và phóng túng quá chừng.

Còn con Búng, nó nghe tin đó như vịt nghe sấm. Nó bũi môi muốn trẹo cằm. Trong mắt nó, lũ con trai chỉ đáng cho nó chửi bởi những "mái tóc thời đại": Thằng cạo trọc giống Phát xít Hitle, thằng để mủn giống hai gáo dừa úp lại, thằng nhuộm như bướm, thằng cột giống dân "haire giữa", thằng nào cũng khiến nó phát khùng, lấy chồng mẹ gì thứ đó. Nó đang cố học để trả thù cái bọn nào cùng trường gọi nó "dân Asian" "Orento". Nó "lỳ như hòn đá, mọc giữa suối đầy rêu," chỉ khi nó ngủ, nó mới là "con gái, bây giờ."

Một ngày lại qua để mặt trời mọc lặn và tiếng chim hót gọi bình minh mãi mãi không bao giờ thiếu được trong cuộc đời này.

NGỌC THIÊN HOA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến