Hôm nay,  

Tự Do: Món Quà Đặc Biệt

05/01/200100:00:00(Xem: 165600)
Bài tham dự số 127\VB0926

"The price of liberty is eternal vigilance" -"Cái giá của tự do là sự cảnh giác vĩnh hằng."

Wendell Phillips (1811-1884)

Nhớ lúc còn ngồi mài mòn quần ở trường học bên Việt Nam, người ta hay sợ nhắc đến những từ "tự do", "dân chủ", "nhân quyền" như là đỉa sợ vôi.

Báo chí nhà nước hay dùng những chữ này để lên án âm mưu của nhóm chống cộng này, nhóm phản động nọ, hoặc tuyên dương công trạng của đám công an mới vừa dũng cảm phá tan cái gọi là "diễn tiến hòa bình của những lực lượng thù nghịch." Ngoài nhà nước ra, không ai dám động đến những thứ này. Nếu có nói, thì cũng dòm dáo dác trước sau để tránh những cặp mắt tò mò, xoi mói của đám đông công an khu vực hay những thành phần chỉ điểm.

Nghĩ đến tủi thân cho cái điều khoản về tự do ngôn luận ghi trong hiến pháp Việt Nam. Giấy trắng mực đen rành rành ra đó nhưng đâu có ai thèm ngó tới. Chả bằng ở Hoa Kỳ, một năm không biết bao nhiêu vụ kiện tụng vì cái quyền tự do ngôn luận ghi trong Tu Chính Án Thứ Nhất trong Hiến Pháp từ hồi ông cố, ông sơ.

Từ tự do là một trong những từ được sử dụng rộng rãi nhất trong báo chí và các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong các cuộc vận động tranh cử đủ loại. Nào là tự do ngôn luận (bao gồm quyền đóng góp tiền bạc vào các chiến dịch tranh cử hay là hình ảnh sexy trên Internet), nào là tự do mậu dịch trên thế giới (để hàng hóa của Mỹ có thể chiếm lĩnh thị trường, mang lại món lợi kếch sù cho các tập đoàn lớn), nào là quyền tự do lựa chọn bác sĩ, vân vân và vân vân.

Người Việt Nam ta vượt Thái Bình Dương, bảy phần chết, ba phần sống, năm lần bảy lượt mới qua đến cái xứ này, cũng vì một mục đích duy nhất: sự tự do.

Lúc mới vừa rón rén đặt chân xuống lãnh thổ Hoa Kỳ, chúng ta ai cũng hiểu rằng tự do ở đây như không khí mình đang thở. Người không thấy, nhìn không ra, bắt không được nhưng luôn ở quanh ta và lúc nào cũng có sẵn cho tất cả mọi người. Hãy dạo một vòng sơ qua những quyền tự do mà chúng ta lắm lúc coi như trời cho, không biết quí trọng (đặc biệt là những thế hệ trẻ sinh trưởng ở Mỹ).

May mắn cho chúng ta, khi bước xuống cầu thang máy bay, ai muốn đi đâu thì đi, ở đâu thì ở. Chẳng có ông cò, ông bót nào bắt đăng kí tạm trú, chẳng có mấy chú tổ trưởng dân phố xét hộ khẩu, hạch hỏi lung tung hay những chuyện tào lao như thế. Từ miền băng giá Alaska đến nắng ấm Florida, từ thành phố Los Angeles đến New York, từ Wisconsin đến Texas, nước Mỹ trải rộng hơn 9 triệu cây số vuộng, với thảo nguyên mênh mông, sa mạc nóng bỏng, ruộng lúa trù phú, thành phố hiện đại, ai muốn sinh sống chỗ nào cũng được. Đó là quyền tự do sinh sống mà đâu phải ai cũng biết quí và trân trọng.

Chợ búa tràn ngập hàng hóa, nhiều chủng loại, màu sắc, chất lượng, giá cả mới nhìn qua thấy chóng mặt. Thử hỏi ai mà cần chi đến 40 loại cereal để ăn sáng, 30 loại xà bông giặt đồ, 20 thứ nước xúc miệng. Nhưng đó là tự do thương mại. Ai có vốn, sáng kiến, và ý chí kinh doanh đều có thể tham gia vào thị trường để phục vụ người tiêu dùng và kiếm lợi. Khách hàng quả thật là thượng đế. Mặc dù đôi khi có những thượng đế nhẹ dạ, khờ khạo cũng bị chơi xỏ lá hoặc lừa gạt.

Có mấy ai quên được những cảnh rùng rợn ở Việt Nam những năm cuối 70, đầu 80: một năm được nhà nước bán cho mấy thước vải thô may quần áo, xà bông mua ở những "hợp tác xã mua bán" về giặt đồ mau hư thêm, gạo thì trộn lẫn với không biết cơ man nào là bông cỏ và thóc nhưng phải sắp hàng chờ mua theo số nhân khẩu trong gia đình. Tự do thương mại đem lại cho con người cái nhân cách cao quí, không phải đi quỵ lụy nhà nước hay bọn gian thương hay phải bon chen lo tìm những miếng ăn thường ngày. Ai cũng mơ một ngày thoát khỏi cái tầm thường, nhớp nhúa trong cuộc sống để tâm hồn ta được trong sáng hơn.

Ở cái xứ này, ngứa miệng muốn chửi chính phủ, quốc hội, tổng thống (chỉ xin đừng đe dọa tính mạng tổng thống kẻo phiền phức lắm) thì xin cứ tự nhiên cho. Tự do ngôn luận cho phép người dân khơi thông những nỗi oan ức trên các phương tiện truyền thông hoặc tổ chức tuần hành, biểu tình, kháng thư hoặc gặp mặt trực tiếp các vị dân biểu, nghị sĩ. Người dân có quyền tự do đi bầu cử, nhưng chỉ được xem là một quyền lợi (so với những người chưa phải là công dân hoặc đang bị "học tập cải tạo") vì thế nên không đi bầu thì cũng chẳng ai màng tới. Quyền lợi không nhận thì ráng chịu, nếu có thiệt thòi gì thì đừng có gân cổ lên mà phản đối nhé.

Hơn thế nữa, cái xứ này dân chủ quá xá cỡ. Đã đi bầu ông tổng thống, ông nghị sĩ, bà dân biểu thì đã đành. Lại còn đi bầu quan chức lóc cóc từ thành phố đến quận, đến tiểu bang. Từ ông thị trưởng đến ông thống đốc, từ ông chánh án đến ông thủ quĩ. Ngay cả đến ông chuyên viên khám nghiệm tử thi cũng phải đi bầu nốt.

Chả bù bên xứ ta, ngày đi bầu cử vui như là đi hội, có kèn hoa rậm đám, có tổ chức hẳn hòi cho nên đâu có ai dám trốn. Vả lại ứng cử viên đều do Đảng chỉ ra cả, 5 người ứng cử vào ghế là "chuyện thường ngày ở huyện", chẳng cần phải suy nghĩ, tìm hiểu chi cho mệt. Cứ quẹt quẹt mấy cái trên tấm phiếu để mấy ông thơ kí đóng cái dấu đỏ "Đã đi bầu" vào tấm thẻ cử tri cho nó xong chuyện, khỏi ai gõ cữa kiểm tra, tránh phiền phức sau này.

Lại còn nói chuyện tự do trong gia đình và xã hội thì không phải người Việt Nam nào cũng gật đầu tán thành. Nhưng cũng vì có sự tự do, bình đẳng giữa vợ chồng mà người phụ nữ có quyền đi làm kiếm tiền riêng, công việc nhà chia đều, vợ nói chồng nghe và chồng nói vợ nghe (hoặc ngó chỗ khác), đâu còn cảnh "khuê môn bất xuất".

Chả bù bên xứ ta, người phụ nữ lâu nay bị kèm kẹp trong vòng lễ giáo, phong tục cổ hủ, không được ngửi thấy mùi tự do. Cũng vì tự do mà con cái qua Mỹ xem có vẻ coi thường ông bà, cha mẹ. Nó muốn cái gì thì nói, đi đâu thì đi. Con cái lớn đủ lông đủ cánh, nay đi chơi với thằng này, mốt đi chơi với thằng khác. Đến khi nó cảm thấy mệt mỏi và muốn lập gia đình thì "con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đó." Nghĩ cũng tủi thân cho cha mẹ ở Mỹ không còn được làm hùm, làm hổ, đe dọa đuổi ra khỏi nhà, hoặc chửi mắng, đánh đập như cha mẹ ở Việt Nam về ba cái chuyện hôn nhân.

Cũng vì tự do mà con cái không bị cha mẹ gò ép, có quyền chọn lựa ngành học phù hợp với sở thích và khả năng của mình để cống hiến cho xã hội nhiều cách khác nhau. Cũng vì sự tự do mà học sinh có quyền vặn hỏi thầy giáo trên lớp để tìm ra chân lý, phát huy tinh thần sáng tạo. Chả bù học trò xứ ta học thuộc lòng như con két, không dám trật một dấu chấm, dấu phết.

Cũng vì tự do mà các bạn trẻ đồng tình luyến ái có điều kiện sống một cuộc sống chân thật, cởi mở, phát triển nhân cách bình thường, trở nên những công dân gương mẫu, thành công, không phải bị gò ép vào cái khuôn khổ "trai gái đến tuổi phải lấy vợ lấy chồng" không phải nói dối, "Thưa mẹ, con bận rộn việc học hành nên chưa có thời gian nghĩ đến chuyện ấy" mỗi khi bị vặn hỏi về chuyện bồ bịch.

Xã hội nào cũng có cái bề mặt tuơi đẹp, hào nhoáng và cái bề trái không mấy tự hào. Quyền lợi nào cũng đi đôi với trách nhiệm. Sự tự do đòi hỏi ở chúng ta trách nhiệm không được lạm dụng nó. Với tất cả những vấn đề nóng bỏng đang thử thách xã hội Hoa Kỳ mà cộng đồng người Việt chúng ta là một bộ phận không thể tách rời, tự do là món quà quí giá nhất mà đất nước này trao cho chúng ta- những người di dân khốn khổ, bồng bế nhau chạy trốn chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Dù có ai muốn đổi hết vàng, hết bạc trên trái đất này để lấy đi sự tự do của bạn, xin đừng đổi vội. Vì nếu có tự do, ta có thể tạo ra mọi thứ - thứ quan trọng nhất là hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì vô giá.

Hoa Thịnh Đốn, tháng 7-2000
TÂM CHÍNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến