Hôm nay,  

Căn Nhà Lý Tưởng

13/11/200200:00:00(Xem: 175289)
Người viết: DƯƠNG KIM NGỌC

Bài tham dự số 026\VBST

Dương Kim Ngọc. Tuổi: 30
Hiện cư trú tại Simivalley CA 93065.
Việc làm: Đang học College ngành kế toán

Sau gần 10 năm nộp đơn đi Mỹ theo diện con lai thì đến năm 1990, gia đình tôi mới được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp nhận cho định cư.

Vợ chồng tôi rất vui mừng và đã liên lạc được với gia đình một đứa bạn thân qua Mỹ trước tôi hai năm. Chúng tôi nhờ nó bảo lãnh cho tạm trú ngắn hạn cũng như giúp đỡ chúng tôi những thủ tục ban đầu. Nó đồng ý và sẽ làm giấy gủi về. Như vậy là gia đình tôi sẽ định cư ở quận Cam, bang Cali, nơi có đông người Việt di dân và tị nạn.

Thời tiết ở đây gần như bên nhà. Cali, một tiểu bang thật lý tưởng quanh năm "nắng ấm tình người", những người đi trước đã nói như vậy. Tôi thường xuyên liên lạc với Loan, bạn tôi để tìm hiểu về đời sống, gia đình. Loan bận bịu gia đình, không viết thư nhiều, có khi chỉ vỏn vẹn có một câu: "Mầy qua bên nầy rồi sẽ biết".

Loan gửi cho tôi một số hình màu chụp cả gia đình. Qua những tấm hình bóng láng, màu sắc, tôi thấy vợ chồng Loan ăn mặc rất thời trang, ngồi trên một bộ sofa da, nét mặt tươi cười, có những tấm hình chụp hai vợ chồng lái chiếc Camry đời mới màu đồng lộng lẫy. Có lúc tôi thấy hai vợ chồng đứng trước một biệt thự hoa hồng, thảm cỏ xanh mượt. Tôi nghĩ căn nhà lý tưởng của mình trong tương lai cũng sẽ như thế. Đằng trước như nhà Loan, đằng sau sẽ có một hồ bơi nước trong xanh mát rượi. Cái tiện nghi ở Mỹ đâu cũng vậy mà. Phim ảnh, video là những bằng chứng cụ thể, hữu hình.

Sáu tháng sau ngày phỏng vấn, chúng tôi được gọi lên sở ngoại trú làm thủ tục đăng ký chuyến bay đi Mỹ.

Khi gia đình chúng tôi đến phi trường Los Angeles thì vợ chồng Loan ra đón. Sau vài giờ làm thủ tục nhập cảnh, lấy hành lý, chúng tôi bắt đầu ra xe về nơi cư ngụ. Trên đường về nhà Loan, vợ chồng tôi đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác rồi đụng chạm với một thực tế lạnh lùng.

Vợ chồng Loan chẳng đón chúng tôi trên chiếc Camry đời mới mà là chiếc Nissan Sentra cũ kỹ phong trần đã hơn 10 tuổi. Cuốc xe chẳng êm ái, tiếng nhạc phát từ cassette rè rè, động cơ nổ lớn chẳng bằng chiếc "giấc mộng" (Dream) mà vợ chồng tôi thường dạo mát vào mỗi buổi chiều dọc bờ sông Saigon.

Quận Los, nơi có kinh đô điện ảnh, những con đường rợp bóng cây đâu chẳng thấy mà chỉ thấy những con đường đầy rác rến, vách tường, cột đèn có những hình vẽ kỳ dị và chữ viết khó đọc chằng chịt với nhau trông rất dơ bẩn. Mãi về sau tôi mới hiểu đó là những "grafitti" mà cảnh sát xem như những dấu hiệu và hành động của tội phạm. Bên cạnh những ngôi nhà chọc trời không thiếu gì khu phố lẹp xẹp giống như khu Lăng ông Bà Chiểu mà tôi đã cư ngụ hàng chục năm.

Sau hơn một giờ lái xe, chúng tôi đã về đến căn nhà của người bảo trợ. Đây là một khu phố Mễ-Việt, giao điểm của ba thị trấn Westminster, Santa Ana và Garden Grove.

Căn nhà của bạn tôi cũng sẽ là "căn nhà lý tưởng" của tôi trong tương lai. Đó là một chung cư hào phóng, quá 30 tuổi đời, không được tân trang. Khu chung cư nầy có 8 căn san sát với nhau. Nhìn trước nhìn sau tôi chẳng thấy thảm cỏ xanh, hoa bốn mùa, hồ bơi mát rượi mà sân trước là những đám cỏ cằn cỗi về mùa hè thiếu người tưới nước, chăm sóc. Đầu ngõ có một thùng rác lớn chung cho cả khu phố đổ rác toàn ra ngoài, vệ sinh chung, chẳng có ai quan tâm.

Bên trong các "biệt thự" là hai phòng ngủ nhỏ, một phòng khách và nhà bếp. Tất cả được trang hoàng bằng những đồ dùng mua sắm tại garage sale hay cửa hàng tiết kiệm đã hai năm nay vẫn chưa được thay thế. Loan cho biết nhà cửa như vậy mà mướn cũng gần hết số tiền trợ cấp hằng tháng. Loan đang học Anh ngữ để có căn bản ghi tên học nghề móng tay (dạo đó thi nail bằng tiếng Anh).

Chỗ bạn bè thân tình, tôi bắt đầu nêu thắc mắc:

"Loan à, sao hình mầy gửi cho tao thì lý tưởng như vậy mà thực tế thì phủ phàng quá!"

"Thì tao đã viết: Qua bên nầy mầy sẽ biết. Có thấy mới tin. Tao có viết nhiều hay nói nhiều mầy cũng không hiểu những tấm hình đó tao chụp tại nhà bà chị họ tao qua Mỹ đã khá lâu. Bữa đó là bà mở party kỷ niệm 20 năm thành hôn, xe, nhà là của người ta, vợ chồng tao chỉ sắm có mấy bộ đồ vía."

Sống chung với vợ chồng Loan chừng một tuần lễ tôi mới hiễu rõ khu gia cư nơi mình cư ngụ.

Ban ngày, mọi sinh hoạt của khu phố được lập lại một cách bình thường. Từ sáu giờ sáng, khu phố bắt đầu làm việc. Truóc mặt nhà, những chàng Mễ vai u thịt bắp, nuóc da sậm, thân hình nặng nề, tay cầm những hộp cơm trưa, miệng nói bô bô bắt đầu rồ máy xe truck cũ chứa đầy những dụng cụ cắt cỏ, những anh chàng khác chui vào một chiếc xe Mỹ cũ bạc màu đến hãng xưởng lao động.

Trời sáng dần. Bất chợt những âm thanh chối tai phát ra từ những chiếc xe van lớn, khói ô nhiễm bốc lên. Tiếp theo là một khúc nhạc đồng quê Nam Mỹ là nhạc hiệu của những cái "siêu thị bỏ túi" lưu động như Jose Produce hay Martinez Produce từ từ dừng lại, chờ những chị Mễ còn ngái ngủ đến mua thực phẫm. Những chị khoác tay dắt một bầy con đi đến một địa điểm tập hợp tại một giao lộ chỗ xe bus của trường. Có những chị chiếm chiếc xe chợ làm của riêng, bỏ đầy quần áo đến tiệm giặt. Những người lớn tuổi khoác áo lạnh, chân mang giày tennis đang múa may những động tác thể dục.

Khoảng ba, bốn giờ chiều thì đám trẻ nghịch ngợm từ trường học về. Có lúc chúng chơi banh giữa lộ, không cần để ý đến luật lệ giao thông. Trong khu phố Mễ nầy có chừng 10 gia đình Việt Nam sống theo kiểu cơm ai người nấy ăn, việc ai người nấy biết, không mấy ai tìm đến nhau, nhưng lối xóm Mễ rất đoàn kết, họ qua lại ăn uống với nhau, và thường giúp đỡ lẫn nhau.

Bây giờ bóng đêm xâm nhập vào khu gia cư nầy, biến nơi đây thành một thành trì của tội phạm. Có những buổi tối đi học ESL về trễ, tôi thấy nhiều thanh niên tụ tập ở một góc đường không đèn, trông họ có vẻ khả nghi như đang bàn tính một áp phe nào đó. Có những thanh niên không cài nút áo, thân hình lộ những vết xâm quaiù dị. Họ nói với nhau bằng tiếng lóng, nuốt chữ và mật hiệu. Có những đứa đang ôm chặt một cô gái hở hang, đùa cợt khiếm nhã. Rất ít khi thấy xe cảnh sát tuần hành ở đoạn đường nầy.

Sống được vài tuần, tôi làm quen được một láng giềng đồng hương. Bà tâm sự là gia đình hưởng trợ cấp có chút tiền mặt để dành. Không hiểu sao mà bọn trộm biết được nên chúng rình rập nhiều lần, bẻ được khóa, mở cửa lấy tiền mặt mà bà cất giấu, còn rinh đi cả giàn máy mà cả nhà không ai hay biết.

Bên cạnh cái mất an ninh, lại thêm cái ồn ào của những buổi ăn nhậu của những gia đình Mễ. Bất luận ngày đêm, lễ lạc hay ngày thường những điệu nhạc Nam Mỹ vang lên từ những giàn âm thanh nổi không biết bao giờ mới chấm dứt. Họ không cần biết những người láng giềng Việt tịch đang cần sự xoa dịu thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng. Mùi vị Taco Bell của những miếng thịt nướng tỏa ra chung quanh, bụng có đói nhưng vẫn không thèm ăn. Những gia đình Việt gần như bất lực trước "khối đa số" nên chẳng có ai phản ứng gì ngoài cái lắc đầu, phàn nàn tiêu cực.

Một buổi chiều, hai vợ chồng bạn tôi đi làm về trễ quên khóa xe. Hôm đó tôi lại ăn cơm sớm đi vào phòng ngủ. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy chiếc xe của bạn tôi không ai lái mà tự động di chuyển. Tôi sinh nghi leo lên giường nhìn qua cửa sổ thì kẻ gian đã vụt chạy qua bên đường và lẫn vào con hẽm của khu phố. Hắn để lại một dụng cụ vặn ốc còn cái cassette mới tháo ra phân nửa chưa kịp lấy.

Sau vụ trôm, bạn tôi báo cho chủ nhà và những người Việt trong khu phố chủ nhà đến dựng một cổng sắt có gắn bảng "no tresspassing", bắt thêm đèn, thêm khóa để tăng cường an ninh. Chủ nhà đã báo cho cảnh sát địa phương nhưng không biết có thêm chuyến xe tuần tra không.

Tôi nói với Loan: "Hay tụi mình kiếm chỗ khác sẽ dọn đi."

"Mầy thấy đó ở Mỹ tiền nào của đó. Với số tiền "khiêm tốn" trợ cấp mà tụi mình nhận được hàng tháng, thật không có sự lựa chọn nào khác."

Vì mất an ninh, một gia đình Việt Nam đã dọn đi. Tôi lại điền thế vào chỗ trống. Biết là mất an ninh nhưng chúng tôi vẫn muốn ở gần nhau để tối lửa tắt đèn có nhau.

Muốn thoát được "căn nhà lý tưởng" để an cư tôi nghĩ mình cần phải học cho có một nghề, có việc làm tốt hơn thì mới có cơ hội kiếm chỗ ở tốt hơn. Của càng khó, người càng khôn, không ở đâu mà ngồi mát ăn bát vàng, trừ gặp dịp may như trúng số.

Dương Kim Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến