Hôm nay,  

Thương Con Kiểu Việt Nam

13/11/200200:00:00(Xem: 196185)
Người viết: : Hà Lệ Hương

Bài tham dự số 025\VBST

Hà Lệ Hương tên thật là Nguyễn Thanh Long, Nông dân Quận Cần Đước Sàigòn, vượt biên cùng vợ con năm 1975.
Từng đoạt giải thưởng văn chương năm lần trên các nhật báo Người Việt, Quê Hương, Chim Biển, Điện Ảnh, và nguyệt san Quảng Đà.
Sở thích: vẽ tranh, chơi nhạc, thể thao, viết truyện.


Tôi chưa từng mơ được xuất ngoại, chứ đừng nói đến sang Mỹ. Bằng cớ là tôi mới học tới lớp ba, nhà nghèo, không thân thuộc. Chức lớn nhất của tôi là hạ sĩ nhất.

Cho đến ngày 30 tháng 4, 75, đang đứng gác ở kho Năm, Khánh Hội, tôi bỗng bị đám người đông như kiến cỏ, lấn vô tình. Thế là tôi vượt biên bất đắc dĩ trên chiếc tàu Đại Dương.

Trong những ngày lênh đênh trên biển, tôi không lúc nào dừng tưởng nhớ tới con Thảnh, vợ tôi, và ba đứa con: Thằng Dĩnh, con Ngọ và thằng Đỏm. Tôi tự cảm thấy như mình là người cha vô lương tâm. Nên lên bờ Subic Bay, tôi sống như đứa mất hồn. Bỗng một hôm tôi nghe tin vui: Chiếc Việt Nam tương tín trở về cố hương. Tôi là người ghi tên hồi hương trước nhất. Bỏ qua những lời khuyên vàng ngọc của những người cùng trại. Ngày thứ năm, tôi vác chút áo quần, vài lon gạo, lon ton lên tàu Thương Tín.

Trên đường đi ra bến tàu, dài như con rắn, tôi cũng bị lấn giống như ngày vượt biên. Mặc kệ. Miễn là về nhìn lại được vợ con thì thôi. Tôi bước đi, lòng phấn khởi. Bên cạnh tôi là người cùng tâm trạng. Lúc đó trời đã hoàng hôn. Trời nhá nhem tối, trong cái mờ mờ như hư ảo đó, tôi nhìn thấy trong đoàn người đi ngược lên Subic một đàn bà, ẳm một trẻ thơ, và tay dắt hai con nhỏ. Trời ơi có thể như thế sao" Có thật, hay là cơn mộng"

Người đàn bà đó là con Thảnh, vợ tôi, đang ẳm con út của tôi, và tay dắt thằng Dĩnh với con Ngọ. Tôi đứng lại, dụi mắt ba lần. Người đồng hành tôi hỏi:

- Cái gì thế cha nội. Đừng nổi cơn điên nữa nghe. Sắp về rồi.

- Không. Ai như...như vợ tôi và ba đứa con...Đi ngược lại...

Tôi kkông đợi người đàn ông kia trả lời, dụi mắt lần nữa, và tôi lớn tiếng gọi:

- Thảnh, Mụ Thảnh...Thảnh, anh đây, thằng Đực đây.

Đằng kia, người đàn bà ngó quay lại. Khi nhận ra tôi, Thảnh ẳm con đến, nước mắt chan hòa, ôm chặt lấy tôi, không nói nửa lời. Tôi tách hàng người, ngồi xuống, cùng ôm vợ, con, mà khóc như mưa...

Dĩ nhiên tôi không về Việt Nam nữa. Gia đình tôi ưu tiên đi Mỹ dưới sự bão trợ của hội thiện nguyện Connecticut. Họ phát cho những cái quần tôi mặc tới cổ. Những chiếc áo tôi mặc dài lê thê.

Nhưng thây kệ. Gia đình tôi được sung sướng phủ phê...mặc dù tiếng Anh của tôi không gì nhiều hơn chử Yes và No. Con tôi hai đứa lớn học mẫu giáo, đứa nhỏ nhất gửi cho nhà thờ. Vợ tôi đi gói kẹo. Tôi đi cắt cỏ. Trong sáu tháng làm việc (không lấy gì nhọc nhằn cho lắm) lại được Hội nuôi, nên vợ chồng tôi dành dụm được số tiền trên mười bốn ngàn dollars. Đây là lúc tôi chạm trán với thực tế.

Hội chỉ giúp nuôi đứa bé nhất ban ngày. Còn thì tôi phải tự lo liệu lấy. Tôi phải làm thêm một việc nữa: đi dọn dẹp, các buildings. Nhờ tôi vốn là nông dân, nên các việc như thế, với tôi là đồ bỏ. Tôi làm luôn Thứ Bảy và Chủ nhật. Chủ thương quá cho lên lương. Vì ham làm ra tiền quá, tôi ít gặp được vợ con. Một thời gian dài, các con tôi nói toàn tiếng Mỹ, sống như Mỹ, tự nhiên như Mỹ... Một hôm, khi Dĩnh tắm xong, chải đầu, thay quần áo, gặp tôi:

"Hi Dad, how do you do today""

"Mầy nói cái giống gì vậy Dĩnh""

"What did you say Dad" I can't understand."

"Trời, mới có hai năm mà con quên tiếng Việt rồi sao""

Hình như nó có nhớ mà mở miệng nói không rành nữa. Diễn xuất trên gương mặt thằng nhỏ cho tôi hiểu điều đó. Nó đứng im lặng một khoảnh khắc, rồi bỏ ra đi. Tôi níu nó lại, ôm vào lòng:

"Dĩnh, nói tiếng Mỹ là khi đến trường học, còn gặp cha mẹ anh em ở nhà, con phải nói tiếng Việt chứ..."

Nó, vẫn gương mắt thơ ngây, vẫn cho tôi biết nó có hiểu, nhưng mập mờ câu tôi nói. Hình như nó muốn nói cái gì đó, nhưng lại thôi. Tôi cúi xuống hôn con một cái thật lâu. Và hình như đây là lần đầu, tôi hôn con. Và, theo thói tục Việt Nam, tôi tự nhiên, vô tình, sờ chim nó nựng:

"Nói tiếng Việt đi con, ba "xương" con lắm..."

Hình như tôi nói thế là vì cả hai vợ chồng tôi đều không biết tiếng Mỹ, chứ hoàn toàn không muốn con quên tiếng Mẹ đẻ.

Một lần khác, cũng chính Dĩnh tranh xem TV với mẹ nó. Mẹ nó muốn xem phim bộ Trung Hoa. Nó muốn xem trận đấu bóng rổ. Hai mẹ con lớn tiếng. Đang nằm nghĩ ngơi trên sofa, nghe thế, tôi mắng yêu nó:

"Kỳ cục, nhường cho Mẹ chút không được sao" Tao "giết chết" mày à..."

Một lần nữa, giữa trưa, một bà Mỹ, mang đứa con sưng môi chù vù và bảo: chính Dĩnh đánh con bà đến thương tích.

Nghe tiếng được tiếng mất, tôi đè thằng Dĩnh ra đét cho năm roi.

Năm roi oan nghiệt đó đã để trên mông đít của Dĩnh năm lằn bầm hơi tím. Và cũng chính bà Mỹ đó đến trường Dĩnh mét vanh vách từng chi tiết.

Buổi sáng, đang sửa soạn đi làm, tôi bỗng nghe tiếng gõ cửa vội:

"Ai đó"" Tôi hỏi. "Chờ chút."

"This is Police. May I see Mr. Duc. Duc Van Nguyen""

Nghe tiếng Police, tôi vội mở cửa. Hai cảnh sát sắc phục nhào vào, còng tôi dẫn đi. Cả nhà tôi ngơ ngác, không hiểu lý do. Đến bót, có người thông dịch, và kết tội:

"Ông đã một lần cầm chim em Dĩnh nựng. Một lần ông hăm giết chết nó. Và lần cuối cùng, trên thân thể nó có năm lằn roi bầm tím. Theo pháp luật Hoa Kỳ, ông mang tội Child Abuse, và Child Molestation. Những bằng chứng này do em Dĩnh và bà hàng xóm cung khai. Vậy ông ở đây vài bữa rồi ra tòa."

Đúng, tôi có cầm chim Dĩnh nựng thật. Tôi có nhiếc mắng nó là "sẽ giết" thật. Tôi có đánh nó năm roi bầm tím thực... Nhưng đó là cái mắng yêu, và đánh con cũng vì yêu con... Nhưng Dĩnh đã vào trường mét nguyên văn như đó là chuyện thực.

Trước tòa, tôi muốn nói lên điều đó, nhưng không đủ ngôn ngữ. Cách diễn tả của tôi không ngoài hai chữ Yes và No nguyên thủy. Tôi lãnh ba tháng trong tù và từ đó phải đứng cách xa con mười lăm feet khi muốn nói chuyện với con.

Ba tháng trong tù, tôi mất việc. Vợ tôi phải làm thêm để trả tiền nhà. Tôi tìm việc khác không khó, nhưng cái suy nghĩ về phong tục yêu trẻ em nước Mỹ, bảo vệ trẻ em nước Mỹ, trong đó có con tôi, không biết có hay hơn phong tục Việt không" Câu hỏi này đã làm tôi suy nghĩ...và hình như nó làm tôi có chút hối hận cho tới bây giờ.

Cũng như, cho tới bây giờ, ăn một hamburger để cho no thì có. Nhưng để ngon hơn bát cơm nguội với chén nước cá Việt Nam thì tuyệt nhiên không.

Nhiều chữ KHÔNG lẩn quẩn, ray rứt, thường làm tôi mất ngủ.

HÀ LỆ HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Ngay năm thứ hai của Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Online ngày 5 tháng Một, 2001, có phổ biến bài “Trái Tim của Đại Dương” của tác giả Minh Nguyệt.
Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tựa đề là dòng cuối của bài viết kể chuyện “Celine Dion hát ở Paris.” Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston,
Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả là "Nhân Chứng Tai Nạn", phổ biến ngày 1 tháng Bẩy 2016, ngày bắt đầu năm thứ 18 của chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến