Hôm nay,  

Hậu Đứa Con Lai

05/01/200100:00:00(Xem: 196077)
Bài tham dự số 122\VB0921

Với truyện "Đứa Con Lai" và tự truyện "Cha con tôi và đất nước Hoa Kỳ", tác giả Helen Le viết đã được ban giám khảo giải sơ kết chọn để sẽ trao tăng giải thưởng danh dự.

Là con một gia đình HO, Helen Le đã tốt nghiệp bác sĩ dược khoa và hiện làm việc tại Microbiology-Healthcare, Orange County. Đoản bút sau đây tiếp theo phần đầu "Đứa con lai" đã phổ biến trước đây.



Austin, cuối tháng 7- 2000

Cô Lan thương kính của con,

Sau hơn mười năm không có tin tức gì của Cô Lan, con tưởng cô đã quên con rồi! Cuối tuần qua, bất ngờ con được thư của cô gửi từ Cali. Thật là ngạc nhiên, xúc động và thích thú!

Con đọc đi đọc lại cả chục lần thư của cô và bài báo cô viết về con "Đứa con lai" (đã được cô chuyển sang tiếng Anh). Cô không thể hình dung được con lúc đó như thế nào" Vui vì được tin cô đã sang đến bờ bến đất Mỹ, cô và con sẽ gặp lại nhau trong thời gian gần đây. Mừng mừng, tủi tủi trong lòng con, nước mắt con trào ra nhòe ướt cả bài báo. Con chẳng có bao giờ tin rằng có ngày mình lại gặp lại những người xưa, những ân nhân của mình lúc còn ở quê nhà!

Con vẫn nói được tiếng Việt, chỉ cái đọc và viết còn tệ lắm, không bằng tiếng Anh cô ạ. Chung quanh chỗ con ở không có người Việt, nên không có trường học tiếng Việt. Chắc con phải dọn sang Cali để có cơ hội nói, viết tiếng Việt nhiều hơn.

À, con thật sơ sót là không hỏi thăm sức khỏe cô Lan và gia đình. Ông bà và các chú cô vẫn khỏe chứ ạ" Chú cô có thêm bé nào không"

Con vẫn nhớ đến tấm chân tình của cô Lan, cô Lệ ngày nào đối với con ở Việt Nam. Ngày ấy, khi Cộng sản vào Saigon, người nào cũng khổ, cô nhỉ" Nhà nào cơm gạo cũng đong từng bữa, ăn độn khoai mì, bobo, bắp... Thế mà con cứ năn nỉ mấy cô mua giúp con mấy chén chè đậu, chè chuối nước dừa... Nghĩ lại những ngày tháng ấy, con vẫn sợ, và thỉnh thoảng những cơn ác mộng vẫn đến với con vào đêm khuya!

Ba má nuôi Smith và chị Sandy rất tốt với con, họ vẫn vỗ về, an ủi con: "Tất cả những gì khốn khổ nhất đã qua, Joyce (tên Mỹ của con)! Hãy quên quá khứ đau thương đó! Và Joyce, hãy cố gắng vui với công ăn việc làm, với chồng con. Lúc nào cũng có ba má và chị Sandy sẵn sàng giúp đỡ Joyce."

Thời gian đi nhanh quá, thế mà đã gần 20 năm con rời xa Saigon, rời xa khu chợ Xóm Củi nghèo nàn, quanh năm ngập nước, cống rãnh, nước mưa, nơi bà bà Ngoại nuôi đã lượm được đứa con lai còn đỏ hỏn quấn trong khăn, mà mẹ nó đã dứt khúc ruột bỏ lại ngoài chợ! Có lẽ vì con là đứa con lai! Đó là điều tủi hổ, tội lỗi đối với người mẹ da vàng, mũi tẹt chăng"

Giờ con cũng chẳng biết người mẹ đó là ai" Và đang ở đâu" Nhiều lúc con cũng khấn nguyện Trời run rủi cho con gặp được người cha Mỹ, người mẹ da vàng của con, như con gặp lại cô vậy đó! Những điều con ước muốn chỉ là mò kim duới đáy biển, phải không cô"

Con xin thưa cô về chuyện con bên xứ Austin này,

Như đã thư với cô lần trước, năm 1979, con được ba má nuôi Smith nhận con làm con nuôi (vì con đi theo diện con lai mồ côi). Lúc ấy con được 11 tuổi, thân hình con bé nhỏ như đứa trẻ 6,7 tuổi ở đây. Con được ba má Smith và chị Sandy thương yêu, chăm sóc cho con từ miếng ăn, giấc ngủ, tới kèm cho con đọc, viết và làm bài homework từ lớp 1 đến khi xong trung học. Con cứ đòi nghỉ học để đi làm phụ ba má Smith, nhưng ba má không cho phép và khuyến khích con cố gắng học và chỉ được đi làm vào mùa hè.

Thời gian trôi qua thật nhanh, con xong trung học năm con 23 tuổi. Con chẳng thể nào quên ngày con đội mũ mão ra trường cô ạ. Con khóc vùi trong vòng tay ba má Smith và chị Sandy.

Xong trung học con xin được việc operator (điện thoại viên) tại một bệnh viện vào ca chiều, shift từ 3 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Buổi sáng con ghi danh đi học ở College gần nhà, ngành X-ray technician (quang tuyến kỹ thuật viên). Cũng may lúc đó con làm trong nhà thương, nên khi học xong, con xin được thực tập trong phòng quang tuyến của bệnh viện.

Với đủ máy móc tối tân, các bịnh tật hiểm nghèo như xuất huyết não, ung thư, những tế bào mới lạ xuất hiện, hoặc ruột dư được khám phá bằng máy quang tuyến cat-scan, ultrasound x-ray... Nên nhiều mạng sống con người đường tơ kẽ tóc của sự sống và sự chết được cứu thoát kịp thời.

Con mơ ước được trúng số, hoặc con làm ra nhiều tiền, sẽ mua các thiết bị máy móc trang bị 1 phòng x-ray tốt, tiện nghi cho trạm xá Xóm Củi nghèo nàn ở quê nhà. Nơi đó còn biết bao nhiêu trẻ em lạc loài, mồ côi, những bịnh nhân nghèo nằm chờ chết...

Xong đại học 2 năm, con tiếp tục làm bịnh viện cũ, nhưng chuyển sang ngành chụp quang tuyến.

Cũng tại nơi đây, con đã gặp chồng con, anh John Thompson, làm cùng ngành với con. Nay chúng con có một cháu gái được 2 tuổi, tên Mỹ cháu là Jane, và ở nhà gọi cháu là bé Lượm con, để nhớ đến kỷ niệm mẹ cháu là bé Lượm ngày nào gánh chè chuối chưng, chè đậu bán ở xóm Củi...

Đến cuối năm cháu bé cứng cáp hơn, vợ chồng con sẽ bế cháu sang Cali thăm Cô và gia đình; Sau đó, tụi con sẽ về Việt Nam, tới thăm xóm Củi năm xưa.

Con đang vận động các bạn cùng nhà thương góp một bàn tay trong việc cứu trợ những vùng bão lụt miền Trung cũng như miền Tây Vietnam. Con không có tiền của nhiều, nhưng con hứa sẽ đóng góp công nhiều vào ngày cuối tuần, cũng như ngoài giời làm việc...

"Lá lành đùm lá rách"... Con mong một ngày gần đây, đất nước mình sẽ tự do, dân chủ thực sự, người dân sẽ bớt nghèo đói, và nhất là những đứa trẻ mồ côi đều có cơm ăn, áo mặc, được đến trường như con bên này.

Con luôn nhớ đến công ơn bà ngoại nuôi, cũng như gia đình ba má Smith, hội thiện nguyện ở Hoa Kỳ, đã cưu mang và giúp đỡ con có được ngày hôm nay.

Một ngày nào đó, con gái con lớn lên, con sẽ kể chuyện những đứa con lai lạc loài cho chúng nghe! Đất nước Việt, chiến tranh triền miên, biết bao nhiêu đứa trẻ lai da trắng, da đen, đủ các màu da đã ra đời. Hầu hết chúng bị bỏ quên ngoài chợ đời từ tấm bé... Nếu không có cơ may được chính phủ Mỹ ngoái nhìn lại, bảo lãnh sang đây, chắc chẳng bao giờ con có được ngày nay. Khơi lại chuyện xưa, vì con muốn thế hệ con cháu về sau hiểu cuộc đời lưu lạc của mẹ nó nói riêng và các đứa con lai nói chung.

Nhìn những người già về hưu (retired senior) vào bịnh viện làm thiện nguyện, không có lương bổng (volunteer) hàng ngày 4,5 tiếng giúp đỡ những bịnh nhân khác, xoa dịu vết đau thương từ bịnh tật hoặc họ thu góp các quần áo cũ, mang về giặt giũ sạch sẽ, rồi ủi cho vào bao thư mới, cho các bịnh nhân nghèo, lỡ bước, sa cơ... Con thật cảm phục tấm lòng bác ái của những người dân trên xứ cờ hoa này. Suốt cuộc đời họ đã làm việc để trả nợ cơm áo, nhưng khi về già, được nghỉ hưu, hưởng tiền trợ cấp xã hội, nhưng họ vẫn

không ngừng nghỉ, tiếp tục những công việc từ tâm, bác ái! Con hứa t rong lòng, con sẽ phải cố gắng học tập thêm và nỗ lực làm việc thêm nữa để góp một bàn tay với các hội thiện nguyện hoạt động ở Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam.

Thôi thư đã dài, con xin dừng bút.

Kính chúc Cô và gia đình gặp nhiều an lành trong cuộc sống. Rất mong ngày cô cháu mình gặp nhau không xa.

Kính thư,
Lượm của cô ngày nào.
HELEN LE

(dịch từ thư của bé Lượm-Joyce, August 10th, 2000)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến