Hôm nay,  

Hậu Đứa Con Lai

1/5/200100:00:00(View: 200764)
Bài tham dự số 122\VB0921

Với truyện "Đứa Con Lai" và tự truyện "Cha con tôi và đất nước Hoa Kỳ", tác giả Helen Le viết đã được ban giám khảo giải sơ kết chọn để sẽ trao tăng giải thưởng danh dự.

Là con một gia đình HO, Helen Le đã tốt nghiệp bác sĩ dược khoa và hiện làm việc tại Microbiology-Healthcare, Orange County. Đoản bút sau đây tiếp theo phần đầu "Đứa con lai" đã phổ biến trước đây.



Austin, cuối tháng 7- 2000

Cô Lan thương kính của con,

Sau hơn mười năm không có tin tức gì của Cô Lan, con tưởng cô đã quên con rồi! Cuối tuần qua, bất ngờ con được thư của cô gửi từ Cali. Thật là ngạc nhiên, xúc động và thích thú!

Con đọc đi đọc lại cả chục lần thư của cô và bài báo cô viết về con "Đứa con lai" (đã được cô chuyển sang tiếng Anh). Cô không thể hình dung được con lúc đó như thế nào" Vui vì được tin cô đã sang đến bờ bến đất Mỹ, cô và con sẽ gặp lại nhau trong thời gian gần đây. Mừng mừng, tủi tủi trong lòng con, nước mắt con trào ra nhòe ướt cả bài báo. Con chẳng có bao giờ tin rằng có ngày mình lại gặp lại những người xưa, những ân nhân của mình lúc còn ở quê nhà!

Con vẫn nói được tiếng Việt, chỉ cái đọc và viết còn tệ lắm, không bằng tiếng Anh cô ạ. Chung quanh chỗ con ở không có người Việt, nên không có trường học tiếng Việt. Chắc con phải dọn sang Cali để có cơ hội nói, viết tiếng Việt nhiều hơn.

À, con thật sơ sót là không hỏi thăm sức khỏe cô Lan và gia đình. Ông bà và các chú cô vẫn khỏe chứ ạ" Chú cô có thêm bé nào không"

Con vẫn nhớ đến tấm chân tình của cô Lan, cô Lệ ngày nào đối với con ở Việt Nam. Ngày ấy, khi Cộng sản vào Saigon, người nào cũng khổ, cô nhỉ" Nhà nào cơm gạo cũng đong từng bữa, ăn độn khoai mì, bobo, bắp... Thế mà con cứ năn nỉ mấy cô mua giúp con mấy chén chè đậu, chè chuối nước dừa... Nghĩ lại những ngày tháng ấy, con vẫn sợ, và thỉnh thoảng những cơn ác mộng vẫn đến với con vào đêm khuya!

Ba má nuôi Smith và chị Sandy rất tốt với con, họ vẫn vỗ về, an ủi con: "Tất cả những gì khốn khổ nhất đã qua, Joyce (tên Mỹ của con)! Hãy quên quá khứ đau thương đó! Và Joyce, hãy cố gắng vui với công ăn việc làm, với chồng con. Lúc nào cũng có ba má và chị Sandy sẵn sàng giúp đỡ Joyce."

Thời gian đi nhanh quá, thế mà đã gần 20 năm con rời xa Saigon, rời xa khu chợ Xóm Củi nghèo nàn, quanh năm ngập nước, cống rãnh, nước mưa, nơi bà bà Ngoại nuôi đã lượm được đứa con lai còn đỏ hỏn quấn trong khăn, mà mẹ nó đã dứt khúc ruột bỏ lại ngoài chợ! Có lẽ vì con là đứa con lai! Đó là điều tủi hổ, tội lỗi đối với người mẹ da vàng, mũi tẹt chăng"

Giờ con cũng chẳng biết người mẹ đó là ai" Và đang ở đâu" Nhiều lúc con cũng khấn nguyện Trời run rủi cho con gặp được người cha Mỹ, người mẹ da vàng của con, như con gặp lại cô vậy đó! Những điều con ước muốn chỉ là mò kim duới đáy biển, phải không cô"

Con xin thưa cô về chuyện con bên xứ Austin này,

Như đã thư với cô lần trước, năm 1979, con được ba má nuôi Smith nhận con làm con nuôi (vì con đi theo diện con lai mồ côi). Lúc ấy con được 11 tuổi, thân hình con bé nhỏ như đứa trẻ 6,7 tuổi ở đây. Con được ba má Smith và chị Sandy thương yêu, chăm sóc cho con từ miếng ăn, giấc ngủ, tới kèm cho con đọc, viết và làm bài homework từ lớp 1 đến khi xong trung học. Con cứ đòi nghỉ học để đi làm phụ ba má Smith, nhưng ba má không cho phép và khuyến khích con cố gắng học và chỉ được đi làm vào mùa hè.

Thời gian trôi qua thật nhanh, con xong trung học năm con 23 tuổi. Con chẳng thể nào quên ngày con đội mũ mão ra trường cô ạ. Con khóc vùi trong vòng tay ba má Smith và chị Sandy.

Xong trung học con xin được việc operator (điện thoại viên) tại một bệnh viện vào ca chiều, shift từ 3 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Buổi sáng con ghi danh đi học ở College gần nhà, ngành X-ray technician (quang tuyến kỹ thuật viên). Cũng may lúc đó con làm trong nhà thương, nên khi học xong, con xin được thực tập trong phòng quang tuyến của bệnh viện.

Với đủ máy móc tối tân, các bịnh tật hiểm nghèo như xuất huyết não, ung thư, những tế bào mới lạ xuất hiện, hoặc ruột dư được khám phá bằng máy quang tuyến cat-scan, ultrasound x-ray... Nên nhiều mạng sống con người đường tơ kẽ tóc của sự sống và sự chết được cứu thoát kịp thời.

Con mơ ước được trúng số, hoặc con làm ra nhiều tiền, sẽ mua các thiết bị máy móc trang bị 1 phòng x-ray tốt, tiện nghi cho trạm xá Xóm Củi nghèo nàn ở quê nhà. Nơi đó còn biết bao nhiêu trẻ em lạc loài, mồ côi, những bịnh nhân nghèo nằm chờ chết...

Xong đại học 2 năm, con tiếp tục làm bịnh viện cũ, nhưng chuyển sang ngành chụp quang tuyến.

Cũng tại nơi đây, con đã gặp chồng con, anh John Thompson, làm cùng ngành với con. Nay chúng con có một cháu gái được 2 tuổi, tên Mỹ cháu là Jane, và ở nhà gọi cháu là bé Lượm con, để nhớ đến kỷ niệm mẹ cháu là bé Lượm ngày nào gánh chè chuối chưng, chè đậu bán ở xóm Củi...

Đến cuối năm cháu bé cứng cáp hơn, vợ chồng con sẽ bế cháu sang Cali thăm Cô và gia đình; Sau đó, tụi con sẽ về Việt Nam, tới thăm xóm Củi năm xưa.

Con đang vận động các bạn cùng nhà thương góp một bàn tay trong việc cứu trợ những vùng bão lụt miền Trung cũng như miền Tây Vietnam. Con không có tiền của nhiều, nhưng con hứa sẽ đóng góp công nhiều vào ngày cuối tuần, cũng như ngoài giời làm việc...

"Lá lành đùm lá rách"... Con mong một ngày gần đây, đất nước mình sẽ tự do, dân chủ thực sự, người dân sẽ bớt nghèo đói, và nhất là những đứa trẻ mồ côi đều có cơm ăn, áo mặc, được đến trường như con bên này.

Con luôn nhớ đến công ơn bà ngoại nuôi, cũng như gia đình ba má Smith, hội thiện nguyện ở Hoa Kỳ, đã cưu mang và giúp đỡ con có được ngày hôm nay.

Một ngày nào đó, con gái con lớn lên, con sẽ kể chuyện những đứa con lai lạc loài cho chúng nghe! Đất nước Việt, chiến tranh triền miên, biết bao nhiêu đứa trẻ lai da trắng, da đen, đủ các màu da đã ra đời. Hầu hết chúng bị bỏ quên ngoài chợ đời từ tấm bé... Nếu không có cơ may được chính phủ Mỹ ngoái nhìn lại, bảo lãnh sang đây, chắc chẳng bao giờ con có được ngày nay. Khơi lại chuyện xưa, vì con muốn thế hệ con cháu về sau hiểu cuộc đời lưu lạc của mẹ nó nói riêng và các đứa con lai nói chung.

Nhìn những người già về hưu (retired senior) vào bịnh viện làm thiện nguyện, không có lương bổng (volunteer) hàng ngày 4,5 tiếng giúp đỡ những bịnh nhân khác, xoa dịu vết đau thương từ bịnh tật hoặc họ thu góp các quần áo cũ, mang về giặt giũ sạch sẽ, rồi ủi cho vào bao thư mới, cho các bịnh nhân nghèo, lỡ bước, sa cơ... Con thật cảm phục tấm lòng bác ái của những người dân trên xứ cờ hoa này. Suốt cuộc đời họ đã làm việc để trả nợ cơm áo, nhưng khi về già, được nghỉ hưu, hưởng tiền trợ cấp xã hội, nhưng họ vẫn

không ngừng nghỉ, tiếp tục những công việc từ tâm, bác ái! Con hứa t rong lòng, con sẽ phải cố gắng học tập thêm và nỗ lực làm việc thêm nữa để góp một bàn tay với các hội thiện nguyện hoạt động ở Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam.

Thôi thư đã dài, con xin dừng bút.

Kính chúc Cô và gia đình gặp nhiều an lành trong cuộc sống. Rất mong ngày cô cháu mình gặp nhau không xa.

Kính thư,
Lượm của cô ngày nào.
HELEN LE

(dịch từ thư của bé Lượm-Joyce, August 10th, 2000)

Send comment
Off
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Your Name
Your email address
)
Add a posting
Total View: 865,139,309
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến