Hôm nay,  

Đón Bạn Đến Từ VN, Cùng Nghe Hát

20/08/201400:00:00(Xem: 11100)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 4306-14-29706vb4082014

Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ, nhận giải danh dự từ năm 2000, và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Chiều chủ nhật qua, tôi đang dán mắt chăm chú xem trên màn ảnh truyền hình trận đấu Worl Cup 2014 giữa đội bóng đá Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha, bỗng điện thoại reo lên, tôi miễn cưỡng đến bốc máy. Tiếng người bạn thân từ VN gọi sang:

- Anh Tám đó hả? Tư Biết đây. Anh khỏe không? Tôi thức khuya gọi cho anh đây. Thứ Ba (ngày giờ....ở Cali) lúc 11 giờ sáng, chúng tôi đến phi trường Los Angeles đó anh.

- Yên chí đi, tôi đã nhận được thư báo của anh chị rồi. Tôi sẽ đón anh chị đúng giờ chúng ta đã định hôm tuần trước. Tôi đang có chuyện gấp. Tối nay, tôi sẽ gọi lại cho anh. Xin lỗi nghe. Mình gặp nhau sẽ nói chuyện nhiều. Bye! Bye!"

Tôi muốn nói chuyện nhiều hơn nữa với bạn tôi nhưng trận đấu hấp dẫn quá, tôi phải nói dối là " có chuyện gấp", và bye, bye để tiếp tục xem. Tôi hồi họp ngồi xem năm phút cuối. Rồi sững sờ, ngỡ ngàng thấy trái banh đội đầu của cầu thủ Bồ Đào Nha lọt lưới vào đội Mỹ trong ba mươi giây cuối cùng của trận đấu, làm hai bên huề nhau. Tôi ngẩn ngơ tiếc nuối. Chỉ nửa phút cuối phù du, trận đấu đã thay đổi đội Hoa kỳ từ thắng đến huề.

Tôi mong đội Hoa Kỳ thắng, và tôi tin chắc một số lớn người Mỹ gốc Việt đều mong như thế. Tôi xem nước Mỹ là quê hương thứ hai của tôi, và trong lòng cầu nguyện cho gà nhà thắng. Nhân dân và chính phủ Mỹ đã cưu mang, và giúp đỡ chúng tôi từ những ngày mới chập chững tỵ nạn cọng sản đến đây. Ơn ấy, chúng tôi ghi tạc trong lòng cho đến hơi thở cuối cùng ! Tính đến ngày 4 tháng Bảy nầy, là tôi đã ở đây đúng ba mươi chin năm. Đã quá nửa đời người của tôi rồi còn gì nữa. Trong bài hát "Việt nam tôi đâu?" của nhạc sĩ Việt Khang cũng có câu: "Việt nam ơi! Thời gian đã quá nửa đời người. Và ta đã tỏ tường rồi..."

Ba hôm sau, tôi đón vợ chồng Tư Biết về nhà, tạm trọ ít ngày trước khi lên đường đến New York gặp vợ chồng người con gái đầu lòng của họ, vượt biên từ năm 1981. Sau những tuần trà hàn huyên tâm sự; suốt mấy mươi năm không gặp,và khi cơm nước xong, nơi phòng khách, tôi mời vợ chồng Tư Biết nghe hai bản nhạc "Việt Nam Tôi Đâu". Và "Anh Là Ai" của người nhạc sĩ trẻ Việt Khang ở trong nước; hiện bị cộng sản bắt bỏ tù vì hai bản nhạc nầy, và trước khi mở nhạc, tôi có hỏi:

- Ở Sài gòn, anh chị đã nghe và biết hai bản nhạc nầy chưa?

Hai vợ chồng cùng lên tiếng trả lời một lúc:

- Chưa bao giờ nghe tên hai bản nhạc anh vừa hỏi, nói chi đến nghe tiếng hát.

- Đó đó! Anh chị thấy chưa? Bọn cộng sản dấu nhẹm đi đó. Bây giờ. mời anh chị nghe xong rồi sẽ thấy thế nào.

Tiếng hát và điệu nhạc phát ra thật thiết tha, nức nở, kêu gọi lòng yêu nước của toàn dân Việt đang bị bọn cầm quyền cộng sản Việt nam tay sai Tàu đánh đập không nương tay, bắt tù, chỉ vì họ đi biểu tình chống bọn xâm lăng Trung cọng ngang nhiên chiếm giữ hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam.

Tiếng hát và điệu nhạc của Việt Khang như nói thay cho tiếng uất nghẹn của người dân bị đè nén lâu ngày ở trong nước, chờ ngày bùng nổ mãnh liệt. Tôi đã nghe hai bài hát đó nhiều lần, nhưng lần nầy khi tiếng hát vừa dứt, tôi cảm thấy trong tim thổn thức kỳ lạ, nhức nhối vô cùng! Hay là bệnh tim của tôi đã đến hồi nghiêm trọng.

Tôi nhìn qua vợ chồng Tư Biết, và thấy họ nước mắt ràn rụa. Riêng bà Tư Biết thút thít lên thành tiếng. Phần tôi nước mắt lưng tròng, tiếng nói không nên lời, nghen ngào... Chỉ những người Việt nam vô ca

Đúng là những ai có tấm lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, khi nghe hai bài hát nầy làm sao tránh được xúc động, đau lòng! Tôi nhớ lại những câu thơ của thi sĩ Phi Hổ gởi cho tôi hôm nào; khi ông nghe tiếng hát Việt Khang:

"Mỗi lần nghe hát Việt Khang
Không sao ngăn nỗi hai hàng lệ rơi
Tiếng ca não nuột vang trời...
Đồng tâm, đồng cảm
Khang ơi!
Tiếng dân ai oán thấu trời đau thương"

Tiếng hát Việt Khang vừa vang lên làm bọn cầm quyền cọng sản run sợ; nên cấm ngặt không được phổ biến trong nước. Đã vậy, chúng còn bắt bỏ tù Việt Khang ngay. Chúng tự biế nếu để những lời hát này phổ biến khắp nước, nó sẽ trở thành một hịch truyền kêu gọi toàn dân đứng lên đáp lời sông núi, làm sao chúng có thể yên nổi.

Tình trạng dân chúng trong nước ta hiện nay không khác gì tình trạng dân chúng của nước Tunisia (Bắc Phi) trước ngày 17 tháng Giêng năm 2011. Dân chúng bị bọn cầm quyền Tunisia đàn áp, khủng bố, bị nhũng nhiểu, tham nhũng, hối lộ hoành hành từ các cấp chính quyền. Người thanh niên hai mươi sáu tuổi tên Mahomed Bouazizi bị chèn ép quá đáng, bị bọn cảnh sát đánh đập, vì một lý do rất vu vơ. Trong khi mẹ anh già, đau ốm, mỗi ngày ngồi nhà trông chờ người con trai út bán xong gánh trái cây, mua thức ăn về nuôi mẹ, Anh bị bọn cảnh sát bắt và tịch thu gánh trái cây của anh không có lý do chánh đáng gì hết. Uất ức tận cùng, anh tư thiêu trước trụ sở cảnh sát của bọn cầm quyền. Ngọn đuốc người của Bouazizi đã bùng cháy, soi sáng khắp đất nước Tunisia, và dấy lên hàng ngàn người, rồi đến hàng trăm ngàn người hô nhau cùng đứng lên biểu tình kháp nơi trong nước, liên tục từ ngày nầy qua ngày khác. Suốt một tháng trời như vậy cho đến ngày 24 tháng Hai năm 2011, bọn lãnh đạo nước Tunisia đứng đầu là tên Ben Ali cùng gia đình, và đồng bọn đã trốn chạy khỏi Tunisia. Và Tunisia liền có một chính quyền mới.

Tiếp đến là càc nước Ai cập, Lybie dân chúng khắp nơi biểu tình chống bọn độc tài, tham nhũng, và họ đã đạt đến những kết quả đáng kể. Thế giới ngày nay gọi đó là "Mùa Xuân Ả Rập".

Hai bản nhạc vừa dứt. Chúng tôi không ai nói với ai một lời. mỗi người có một ý nghĩ riêng. Nét mặt vợ chồng Tư Biết lộ ra nghĩ ngợi, buồn bã. Phần tôi, thật cay đắng trong lòng. Tôi tự xét mình chỉ là " Kẻ Thất Phu" mà "Không Hũu Trách". Thật e thẹn vô cùng, và có tội với tiền nhân, tổ tiên cùng hậu duệ VN chỉ vì tuổi già, sức yếu lại mang bệnh nan y. Tôi đang suy nghĩ như vậy, bỗng nghe Tư Biết phát ra tiếng nói"

- Anh Tám à! Khi trở lại Sài gòn, tôi sẽ rỉ tai nói cho bà con, bạn bè thân thiết của tôi biết hai bài hát nói trên để họ được nghe, được ngưỡng mộ tác giả, và chia xẻ những đau thương mất mát của nhạc sĩ Việt Khang chỉ vì lòng yêu nước mà thân bị tù tội, ngược đãi, gia đình ly tán, và bây giờ không biết anh bị cọng sản nhốt tù ở đâu? "

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
26/08/201402:20:06
Khách
Tác giả đã nêu ra sự bưng bít thông tin của CS VN quá hữu hiệu, khiến cho những người như vợ chồng Tư Biết, hạng người tương dối khá giả có thì giờ và phương tiện cũng không biết chuyện gì đã xảy ra ngay trên quê hương mình.. Dĩ nhiên hầu hết những thành phần nghèo khổ lại càng mù tịt. Một khi đã biết gì đã xảy ra thì tất phải có thái dộ nào đó chứ không thể vô cảm được.
Bài viết cũng đã nêu ra tâm sự và nỗi lòng của tác giả đối với quê hương đất nước và đã góp phần tích cực với quê hương dất nước rồi.
CS chiến thắng chúng ta không phải bằng vũ khí mà bằng sự lừa dối xảo quyệt, bưng bịt sự thật. Cho vợ chồng Tư Biết nghe bài hát của Việt Khang là đã góp phần hữu hiệu giúp nước rồi đó. Hàng nhiều triệu tấn bom không thắng được CS, nhưng khi sự thật được phơi bày cho tất cả đều biêt, CS sẽ không thể lừa bịp được nũa chúng sẽ tan rã và sụp đổ..

Bài viết rất bổ ích cho mọi người đọc. Duy có đoạn khởi đầu hơi câu giờ.
Cảm ơn Mr. Thời đã thông báo cho đọc
20/08/201413:21:56
Khách
Đúng vây. Ở vn tụi cọng san dáu nhẹm bài hat cua Viet Khang. Vi hủi nó bán nuóc từ lâu ròi. Tội nghiep Viet Khang qua, ở trong tù có bị đánh đập hành hạ bởi những con thú nguòi không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,547,041
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator - giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại vùng Bắc California.
Tác giả là cư dân North Carolina, mới định cư tại Mỹ chưa đầy 3 năm.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tên thật Huỳnh Phạm Phước Duyên, cư dân Westminster, Calif. Nghề nghiệp tự do. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô. Mong cô tiếp tục viết.
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh, trước 1975, đã có nhiều chuyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon.
Tác giả hiện là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ," Châu Hà đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 1010.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001, thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.
Chuyện người Việt hải ngoại về Việt Nam làm từ thiện là một đề tài nhạy cảm. Có nhiều ý kiến khen, chê, ủng hộ, hoặc chống. Bài viết sau đây chia sẻ khách quan vài trải nghiệm về đề tài trên.
“Ba ba ngố” là phiên âm thổ ngữ Phi, có nghĩa là dầu thơm. Dân tị nạn Việt trên đất Phi xách túi đi bán rong đủ thứ gọi chung là “dân buôn bà ba ngố.”
“Ba ba ngố” là phiên âm thổ ngữ Phi, có nghĩa là dầu thơm. Dân tị nạn Việt trên đất Phi xách túi đi bán rong đủ thứ gọi chung là “dân buôn bà ba ngố.”
Nhạc sĩ Cung Tiến