Hôm nay,  

Vui Buồn Ngày Tái Ngộ

11/03/201400:00:00(Xem: 21650)
Tác giả: Trà Khan
Bài số 4159-14-29569vb3031114

Tác giả họ Nguyễn, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mỗi bài đều cho thấy tấm lòng. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Trời vào thu lá vàng rơi đầy đầu ngỏ. Những hàng cây hai bên nhà hầu như trụi lá. Song cũng hớn hở vui đùa trước gió, như ngả ngớn chuẩn bị đón chào những mầm non thay thế, một khi lá xanh thay thế lá vàng.

Bà Tám đứng trước gương soi, nhìn dung nhan mình chẳng biết mình là ai nữa. Bà nhớ lại một thời khi còn ngồi học trường tỉnh, bà thuộc vào lớp người đẹp 'Tây Thi mất vía Hằng Nga giậc mình". Tuổi thanh xuân một thời đã tàn. Bà Tám suy nghĩ như tự an ủi chính mình, đời người con gái như đóa hoa xuân sớm nở tối tàn, có hoa nào đẹp mà không phôi pha sắc hương. Lắm lúc bà muốn sửa sắc đẹp nâng ngực, căn mặt, cắt mí, cho hợp với thời đại, dẫu nghèo cháy túi nhưng phải 'sống cho người không sống cho mình' thật là đau khổ.

Nhưng bà suy đi tính lại, ít ra mình phải là Liz Taylor mới có thể làm chuyện đó. Liz là dân minh tinh màn bạc, lắm bạc nhiều tiền mình đâu sánh kịp. Thôi thì thân phận nhà nghèo nên biết thân! Thà rằng bà có ba nghìn bỏ vào túi xách rẻ tiền, còn hơn mang 'xách hiệu' đắt tiền nhưng trong túi chỉ có năm xu.

Thân phận ăn mì gói, uống muống luộc châm mắm nêm, đếm từng cent mỗi lần xe hết xăng, không thể nghĩ đến chuyện nâng mi cắt mí!

Quan niệm bà tuy có cũ nhưng không đến nỗi mèm. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Con người có thể xấu, nhưng không bần tiện, để luồn cúi, bẩm tâu, nịnh bợ. Thấy đúng nói đúng, thấy sai nói sai, muốn cười là cười, muốn khóc cứ khóc, mới là đẹp vậy, tục ngữ ta có câu "cái nết đánh chết cai đẹp." Bà đã tìm ra chân ly, nên không còn bâng khuâng với tuổi đời tốt và xấu nữa!

Bà Tám đang nghĩ về thân phận mình, thì có tiếng phone reo, làm tan sự suy nghĩ viễn vông.

- Alo, ai gọi phone đó.

- Dạ. Tôi là Hai đây, mới tìm được phone chị mừng lắm, không gặp chị trên 50 năm rồi, kể từ ngày học chung lớp chung trường, cũng vì đất nước tôi phải xếp bút lên đường tòng chinh, xa chị từ dạo ấy. Chị còn nhớ tôi không! Tôi đã qua Mỹ rồi.

- Xin lỗi, nghe anh nói nhưng tôi không còn nhớ nổi. Mời anh khi nào đến nhà thăm, gặp người biết mặt, rồi phăng ra manh mối mới nhớ được.

- Cảm ơn, hẹn gặp chị ngày gần đây.

Và rồi trời vào thu, mây buồn ảm đạm. Gio thu lay động hàng cây trước sân nhà, lá rơi xào xạc. Bà Tám tưởng tiếng chân người đi, bà vén bức màn nhìn ra sân không thấy ai, rồi bưng tách trà uống tiếp. Tiếng động lần này, bà nhìn kỷ ra ngoài dường như có bóng người đứng phía bên hàng cây dâm bụt, nơi chỗ bà thường treo lồng chim quốc.

Bà Tám đẩy cửa bước ra nói lớn:

- Cọp ăn anh! tôi tưởng đâu ma, nhìn hoài mà chẳng thấy người. Mời anh vào nhà.

- Trời ơi! ở Mỹ làm gì có cọp! Cọp chỉ có sở thú thôi. Chị sợ cọp, tôi thì sợ chó sói nhất, bởi vì cọp còn có chuồng, sói hay chạy rông chỗ nào cũng thấy, không biết nó cắn mình lúc nào.

Bà Tám nói:

- Bữa nghe phone lần đầu anh có nhắc sơ chuyện ngày còn học chung nhau, tôi hồi tưởng lại, rồi lục tìm được cây bút Pilot anh tặng tôi, khi xa nhau viết thư thăm anh. Nhưng, đời người như cánh chim bạt gió, không biết anh nơi nao, nên từ đó xa mãi đến bây giờ. Tôi gặp ông xã tôi cũng nhờ cây viết anh tặng, mỗi lần cầm viết tôi lại nhớ đến anh. Tôi còn giữ nó đến hôm nay.

- Nghe chị nói, tôi lại nhớ câu chuyện đời của "chó và cò" một hôm chó mời cò đến nhà ăn tiệc, chó dọn một dĩa lớn, cò chó ăn chung tỏ tình thân mật. Cò mỏ nhọn mổ thức ăn chẳng được là bao, chó thì le lưỡi liếm vài cái dĩa hết thức ăn. Cò đói, hôm sau cò mời chó đến nhà đáp lễ, bằng cách ăn miếng trả miếng. Cò dọn thức ăn trong hũ. Cò dút mỏ vào ăn, chó chỉ đứng nhìn không ăn được. Câu chuyện đưa đến kết luận "cò thật lòng chó lại lưu manh"

Lâu rồi mình không gặp nhau, gặp nhau rồi mình hết biết ai là ai, chị và tôi không còn một nét gì để nhớ. Nếu có chỉ còn là kỷ niệm thôi. Gia đình chị làm ăn tài lộc dồi dào thế nào, khá không chị.

- Gìa rồi anh ơi! lợi thì có đó, nhưng răng không còn! Giấu diếm gì anh đâu, nhờ hàm răng giả, tôi với ông nhà cùng size nên đỡ tốn tiền, chỉ làm răng một người. Thay nhau mượn ngàm mà ăn. Lúc tôi ăn thì ổng ngồi chờ và trái lại, buồn ngủ lại gặp chiếu manh mà anh.

Về tài thì không có, chỉ có tai mà thôi, tai ách liên miên hết chuyện này đến chuyện khác, 'chữ tài liền với chư tai một vần' là như vậy. Anh biết ở Mỹ này tiền nó không chịu nằm yên trong túi mình đâu, nó kiếm chuyện để đi ra. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.

- Vậy khi người ta mời anh chị tiệc tùng thì sao.

- Thì cũng làm vậy, già rồi mắc cỡ gì. "Có sao nói vậy người ơi!" không giấu giếm làm chi. Nghèo đâu phải là cái tội, miễn sao mình chân thật với lòng mình là đủ rồi, không lật lọng, không lừa đảo một ai "đói cho sạch rách cho thơm."

- Chị có "bòn tro đãi sạn cũng cho thằng chạn nó ăn" thôi, chị dư biết tôi không cần diễn dịch thêm. Nghe chị nói về răng, tôi nhớ lại ở trong nước mình, thời đại gạo châu củi quế, ông bên cạnh nhà tôi, làm ngàm răng giả tốn kém khá cao. Song ông ta có tật hay nhậu, bữa nọ cho chó ăn chè, ngàm răng rớt ra, chó tém gọn vào ruột, phải cột chó lại, chờ chó ẻ ra bươi phân lượm lại để dùng, thật đáng thương tâm.

- Anh đến Mỹ lâu chưa? Anh nói tôi nghe ớn lạnh quá!

- Đó là sự thật, tôi không thêu dệt hay bôi bác đâu. Tôi đến Mỹ được "một nửa ba năm".

- "Một nửa ba năm" là thế nào? Thật tình mà nói, tôi chỉ học lớp ba trường làng, học để biết ký tên thôi, anh nói tôi chẳng hiểu, có lẽ anh dùng từ trong nước mang qua đây! Khó hiểu quá! Người ta nói ai muốn đậu tiến sĩ hãy về trong nước là thi đậu liền.

- Cũng đúng vậy "đi với phật bận áo cà sa, đi với ma bận áo giấy." Tôi đến đây được "một năm rưỡi" rồi!

- Năm rưỡi thì nói năm rưỡi nghe có xuôi tai không? Chứ anh nói một nửa ba năm, tôi chẳng hiểu trời trăng gì. Đời này không có Tam Quốc Chí sao anh quanh co mãi. Người ở đây nói, khi về nước muốn làm việc gì khi mình cần, họ chỉ hỏi "đầu tiên" là được tất cả phải không anh?

- Đúng lắm! Còn dài dài chị à! khi giao dịch, ngoài việc "đầu tiên" còn có nhiều thứ tiền khác nữa như "tiền lùi" "tiền lịch sự" "tiền chôm" v.v..Và nhiều từ mới lạ lắm, chắc chị không hiểu hết đâu.

Mấy chục năm không gặp chị. Sự thật hay mất lòng, tôi thấy chị nay lại nói nhiều đấy! Thường thì tạo hóa ban cho mấy bà cái tật nói dai, nói dài, nói dỡ, mỗi lúc nóng giận lại hay nói nhiều. Vợ chồng cũng từ chỗ này mà ly thân ly dị. Nhưng chị ơi! một khi nói nhiều là nói bậy. Lời nói chỉ là bạc, nhưng không tốt bằng vàng, đó là sự im lặng.

- Thôi, tranh luận chi anh? cuộc đời này anh và tôi giàu sang hay nghèo khó, lúc trở về cát bụi cũng trắng tay. Ta là cát rồi ta sẽ về với bụi. Gặp nhau chưa an ủi cho nhau, anh lại phang vào một câu làm tôi tối mặt.- Xin lỗi chị! Đời tôi lắm nhiều gian khổ, già rồi chỉ còn sống với dĩ vãng thôi. Tương lai không còn, trước mặt mình lúc nào cũng là con số không ( O), tức là cái lỗ, bước lùi không được, bước tới sẽ sụp lỗ. Chị không nghe ông bà mình nói: Gìa gần kề miệng lỗ mà còn ham hố gì nữa sao, đó là con số không đấy. Ngày xưa mình đi học cũng vậy, mình ghét con số không lắm, mỗi khi làm bài sai thầy cho zero, mình mặc cảm với bạn bè, có lúc ngủ không được cũng vì nó. Mình càng ghét nó, càng không ưa nó, nó lại theo mình sát nút. Chị không nghe người đời thường nói "ghét của nào trời cho của đó"! Thế nên nó lại bám theo mãi mình đến tuổi già, lúc nào cũng nhìn thấy con số không ( cái lỗ) trước mặt.

Tôi không phải nuốii tiếc gì về dĩ vãng, vì mình có gì đâu phải tiếc, tự chính mình đánh mất, không nên đổ lỗi cho ai cả "không phải tại anh cũng không phải tại tôi" hay là "tại trời xui khiến" cho mình xa nhau đấy thôi. Nhưng tôi chỉ tiếc mình là hạt giống gieo không đúng chỗ đất tốt, nên đành chịu vậy thôi.

- Anh ngồi đây, tôi xuống bếp pha trà uống.

- Trà gì vậy chị! Tôi đang khát nước, trà gì cũng uống được, ngoại trừ trà Tàu.

- Không phải trà xanh, trà Huế, không là "Rêu Hoàng Hậu" trà Tàu càng lại không, tôi chỉ có trà đọt anh dùng thử, loại trà này tuy bình dân, nhưng uống đở "khát nước" lắm anh!

Bà Tám nhìn ông Hai vừa bưng ly trà, gương mặt ông như đang đăm chiêu về nỗi buồn nào đó. Ông nói mỗi lần uống trà bất cứ nơi nào, tôi lại nhớ cụ Phan Bội Châu qua bài thơ Khát Nước, bài thơ hay từng chữ, thấm thía đến từng câu. Dư âm thơ như có sự thẩm thấu qua xương thịt. Nếu ai đó có tấm lòng với đất nước, sẽ thấy tim mình se thắt như hụt hẩng nhịp tim. Người ta say vì men rượu, tôi đây say vì hương trà. Tôi thuộc bài Khát Nước như thuộc bài công dân giáo dục vậy.

Vì cớ sao mà khát nước hoài.
Trà đâu ta thử uống mà chơi.
Không Tàu thì Huế tha hồ thú.
Pha tục và tiên mẹ bỏ đời.
Ấm lạnh tình người năm bảy chén.
Lạt nồng mùi vị một vài hơi.
Trà ơi! còn nước là vinh hạnh.
Cháy lưỡi khô môi thảm những mùi.

Ông Hai vừa ngâm hai dòng lệ cũng từ từ lăn trên má. Bà Tám như muốn chia bớt nỗi buồn của người bạn, bà Tám đến bên ông an ủi.

- Anh có trí nhớ dai, tôi học nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu, Tôi chỉ nhớ bài thơ Con Cò của tác giả vô danh nào đo. Tôi trách cho việc giáo dục ngày trước, không hiểu tại sao bài thơ này, lại đem dạy ở lớp đồng ấu, các cháu học để trả bài cho thầy, chưa đủ trí thông minh suy xét cái thâm túy của bài thơ. Đúng ra phải dạy ở cấp phổ thông trung học cấp ba. Học sinh mới có trình độ bình giải hiểu biết về thân phận "con cò mà đi ăn đêm". Con cò giờ này, là cảnh ngộ của Quân Dân Cán Chính Miền Nam sau 75 "có xáo thì xáo nước trong, đừng xáo nước đục đau lòng cò con." Lời nhắn tối hậu để đời "thà chết trong hơn sống đục"

- Anh ơi! Vận nước tình nhà làm sao mình biết được, đó là cái tang chung của người dân Miền Nam.

- Đã trưa rồi, mời anh ở lại ăn cơm với tôi, xong rồi mình lại tiếp tục, lâu ngày nghe anh nói hấp dẫn quá. Và còn những câu chuyện thật buồn, đã làm tôi buồn theo! Dầu gì vết thương năm nào nay đã đóng vảy kéo da, nhưng khi rờ đến vẫn còn rịn máu.

- Nhà tôi ăn chay trường, anh ăn có được không!

- Uả chị cũng tu hành sao?

- Không anh! ăn chay theo của tôi không để tu hành, cũng không phải làm đẹp để cho eo thắt lưng ong. Anh đừng chê nhé! Tôi nghèo đâu có tiền ăn cá hấp thịt chiên, Đến bữa, tiền chỉ đủ mua chai xì dầu ăn thôi. Ăn chay theo kiểu của tôi là để “chữa bệnh nghèo" chứ không tu hành gì hết! Thỉnh thoảng, ăn xì dầu mãi nóng ruột, dồn đủ tiền làm bậy tô phở bò. Có người để ý lại hỏi tôi ngay. "Bữa nay chị hết tu hành rồi phải không, ăn mặn trở lại rồi chứ gì?” Tôi nói: tôi đang ăn chay chứ đâu phải ăn mặn. Tôi giải thích "con bò ăn cỏ nó sống từ thuở sinh ra đến lớn. Tôi ăn thịt bò tức là tôi ăn chay gián tiếp, hay nói khác hơn là tôi ăn chay theo loại hai.

- Lạ quá hả! Chị ăn chay loại hai, còn loại một là loại gì?

- Là đậu hủ, tương chao, kim châm nấm mèo v.v. cũng thịt bo, thịt gà, cá thu chiên, làm bằng bột giống hệt như thịt cá vậy.

- Mời anh dùng rượu nho đỏ rồi ăn cơm.

- Cảm ơn chị. Tôi không uống được, vì tôi thấy màu đỏ là tôi bị dị ứng ngay. Nghe chị nói giàu và nghèo, tôi lại nghĩ đến câu chuyện, chủ nhà mời khách dùng cơm, khách thiệt tình ăn nhiều, ăn thoải mái, vì thức ăn ngon, chủ nhà vui mừng, vì là thực khách giàu sang. Nhưng trái lại, nếu khách là người bạn nghèo, dọn ra món nào ăn hết món đó, chủ nhà không những không vui còn cho rằng 'đồ chết đói'. Hai thái cực khác nhau quá xa, giàu thì dơi nói chuột cũng lắm người nghe.

- Anh nói về thân phận, riêng tôi muốn nói thêm về con cháu thời nay. Khoa học văn minh, chẳng sao mình theo kịp. Thời đại IPad Iphone, con cái nó quí trọng và gần gũi hơn là cha mẹ nó. Con cháu trong gia đình tôi chứ không ai xa lạ. Ba phút, năm mười giây là lấy Iphone ra xem, và dài dài như vậy, đang ngồi ăn lúc nào chiếc Iphone cũng sẵn có bên cạnh, nó thăm chừng như người đi thăm bẩy. Cha đau mẹ ốm không cần biết, nhiều lúc cần đến nó, năm lần bảy lược nhờ nó rót cho chén nước, nó chẳng để ý đến. Chưa bao giờ nó thăm hỏi cha đau mẹ ốm thế nào, chưa bao giờ tôi nghe tiếng nói đó. Học xong về nhà tay, mắt và tai nó lúc nào cũng thấy bận rộn bên chiếc Iphone không một phút ngơi nghỉ. Nó săn sóc cha mẹ nó như chiếc Iphone, Ipad thì đỡ biết mấy. Nó dùng Iphone làm lẽ sống với bạn bè Thật buồn lắm anh ơi! nói sao cho hết. Chúng nó ảnh hưởng nếp sống Tây Phương nhiều quá, chắc chúng không còn nhớ đến quê hương, nếu có chỉ còn là sách vở thôi, khó lòng là còn nguyên vẹn "chim có tổ người có tông" "uống nước nhớ nguồn" chắc rồi đây sẽ mai một.

Nắng chiều buông xuống, tiếng chim quốc từ lồng treo bên cạnh hiên nhà, kêu từng hồi, như nhắc nhở bà Tám, trời đã vào tối rồi đấy! Hãy đem lồng chim quốc vào!

Nghe tiếng quốc, ông Hai nói:

- Làm sao chị có con quốc này.

- Trước đây ông nhà tôi đem quốc từ Việt Nam, được sự kiểm dịch quốc tế, nên được mang đi hợp pháp. Từ khi nhà tôi mất, mỗi lần tôi nghe quốc vào chiều tối, tôi lại nhớ ổng vô cùng. Lúc lâm chung ổng còn dặn lại chúng tôi rằng, dầu ai có mua quốc bao nhiêu cũng đừng bán quốc, hãy yêu quốc, và thương yêu quốc như yêu mẹ hãy còn.

Gặp nhau trên xứ người tôi và anh không ngờ trước được, đúng là quả đất tròn, người xưa thường nói "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng." Rồi chuyện tình, chuyện nước, chuyện người chuyện ta. Cứ vậy, Ông Hai và Bà Tám tiếp tục câu chuyện. Tiếng quốc kêu lúc chiều tối nhắc nhở đôi bạn già đủ thứ chuyện trường cũ bạn xưa, không biết hiện nay ra sao. Cũng chẳng biết rồi chuyện đi tới đâu. Đúng là "Vui Buồn Ngày Hội Ngộ ".

Trà Khan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,544,547
Bài viết dành cho Ngày Lễ Me, Chủ Nhật 11, 2014. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng gia đình theo diện HO,
Bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ đang tới. Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011.
Chủ Nhật, 11 tháng Năm 2014 sẽ là ngày lễ Mẹ, xin mời đọc bài viết về bà mẹ của của 11 anh chị em.
“Từ đầu tháng Tư năm nay, trong sinh hoạt bầu cử của hội cựu Gia Long, trời đất bỗng nổi cơn sóng gió.”
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên,
Sau “Ngọn Lửa Vẫn Cháy”, bài tiếp theo của Anthony Hưng Cao kể về một người chị.
Cộng đồng Việt, phối hợp với các cộng đồng gốc Á, trong thời gian qua đã dứt khoát phản đối dự luật SCA 5 tạo phân biệt sắc dân khi nhận vào đại học.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners.
“Thành Đà chưa tối đã ma đầy đường...” Thành Đà ở đây là Dallas. “Ma” là các nàng/chàng đủ loại lý lịch.
Với cách viết nghiêm túc, tác giả đã nhận giải vinh danh 2012. Bài viết cuối tháng Tư của Nguyễn Văn kèm theo lời đề tặng trân trọng:
Nhạc sĩ Cung Tiến