Hôm nay,  

Người Già và Người Trẻ

25/03/202500:00:00(Xem: 3106)
phuoc-an-thy lãnh giải về Huế Tết Mậu Thân VVNM tại lễ trao giải VVNM 2018
TG Phước An Thy nhận giải Đặc Biệt về Huế Mậu Thân trong lễ trao giải VVNM 2018
 
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải Đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải Đặc Biệt năm 2023. Vẫn với giọng văn dí dỏm, bài viết kỳ này kể vui về vài khác biệt giữa người già và người trẻ trong sinh hoạt đời thường.
 
***
 
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ.
 
Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”.
 
Nhìn sang bàn tiệc của đám thanh niên, họ nói chuyện rôm rả, cười đùa khanh khách, những nụ cười thật tươi trên khuôn mặt họ khiến tôi ngậm ngùi, rướm nước mắt vì thấy mình già nua. Chỉ cách có mấy bàn mà không khí thật khác biệt đến vậy. Một cậu thanh niên thấy “nỗi đau” ngồi một mình buồn bã của tôi nên đến mời tôi qua bàn của cậu ta. Tôi vui mừng vì tránh được thời gian còn lại của buổi tiệc trôi qua trong nhàm chán. Cử chỉ hào hiệp, biểu lộ lòng tốt đó còn đáng trân trọng hơn cả tiền bạc. Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều nhỏ nhặt như thế.
 
Gia chủ sắp xếp mỗi bàn tiệc có một chai rượu mạnh. Bàn tôi toàn ông bà cụ, không ai uống nên chai rượu vẫn còn nguyên. Tôi xách chai rượu qua ngồi cùng bàn với các thanh niên kia. Vừa bước vào bàn, tôi không thể thờ ơ trước tấm lòng tốt của những thanh niên nên liên tục rót rượu mời họ uống.
 
Thật tuyệt diệu khi những người lạ chỉ cần cụng ly, uống với nhau vài chung rượu là đã trở thành bạn. Nhịp cầu kết nối giữa một người già như tôi và các thanh niên kia được thiết lập ngay từ lúc "chú chú cháu cháu" cụng ly, rót rượu vào miệng. Dù trước khi nhập bàn, tôi đã dặn lòng phải chuẩn bị tâm lý của một người lớn tuổi, vậy mà chỉ mới uống có mấy ly, tôi đã quên bén mình già. Tôi uống đến mức ngà say.
Các đám cưới của người Việt thường tổ chức tại các nhà hàng, trong các phòng tiệc sang trọng kiểu Mỹ hay kiểu Việt. Dù ở đâu, đám cưới vẫn mang đến cho người tham dự một cảm giác thân mật và thoải mái.
 
Có chút hơi men, tôi mạnh dạn bước ra nhảy đầm cùng đám trẻ và cũng “quậy” tới bến không thua gì chúng nó. Đám thanh niên trong bàn khen tôi có tửu lượng cao, nhảy đầm đẹp. Không biết chúng khen thật hay chỉ để an ủi kẻ già, nhưng lòng tôi vẫn vui vì những lời khen đó. Sau buổi tiệc, trên đường về nhà, tôi nghĩ, những thanh niên đó là những chàng trai tốt. Họ nhạy cảm, biết yêu mến và tôn trọng những người già hơn.
 
Trước đây, tôi cũng đã từng làm... thầy giáo “bất đắc dĩ”! Chuyện bắt đầu khi tôi thất nghiệp vì công ty “dọn nhà” sang Mexico. Tôi được chính phủ Hoa Kỳ và công ty cũ hỗ trợ tài chính cho đi học lại. Tôi chọn học nghề điện tử tại một trường tư, vì nghĩ mình cũng đã “lăn lộn” với nghề này nhiều năm rồi, học lại chắc dễ hơn.
 
Vào lớp, tôi gặp hai người thầy. Thầy dạy điện DC là một thanh niên Mỹ, còn thầy dạy điện AC là người gốc Ấn Độ. Trình độ lý thuyết của cả hai thì khỏi bàn, nhưng thực hành thì như kể truyện cổ tích! Họ chỉ dạy đúng theo sách, thiếu thực tế, thành ra mỗi lần tôi đặt câu hỏi cái gì ngoài sách giáo khoa là họ ú ớ như bị ngã vào tổ ong vò vẽ.
 
Cuối cùng, không chịu nổi “áp lực” những câu hỏi hóc búa của tôi, cả hai thầy mời tôi lên văn phòng. Họ yêu cầu:
 
- Anh làm ơn bớt hỏi, để tụi tui dạy trơn tru một chút, có được không?
 
Tôi vui vẻ gật đầu, nhưng sau đó, bản tính “tài lanh” không cho phép tôi dừng lại và tiếp tục đặt những câu hỏi “hack não”. Một tháng sau tôi lại được mời lên văn phòng. Tôi nghĩ trong bụng, chắc nhà trường cho tôi nghỉ học. Nhưng lần này, có cả ông hiệu trưởng, ông nghiêm túc đề nghị:
 
- Hay là anh vừa học, vừa làm trợ giáo thực hành nhé? Anh sẽ được trả lương.
 
Nghe tới chữ “lương”, mắt tôi sáng lên, gật đầu cái rụp:
 
- Yes sir!
 
Lớp tôi có một nhóm học viên Việt Nam lớn tuổi, đa phần họ đều tóc muối tiêu, ánh mắt uể oải như đèn LED sắp hết pin. Mục tiêu học tập của họ thật lạ. Trong giờ giải lao,  khi tôi hỏi tại sao lại tham gia lớp học, các cô chú thẳng thắn chia sẻ:
 

- Tham gia lớp học không phải để trở thành kỹ sư hay chuyên viên điện tử, mà chỉ để đủ điều kiện nhận khoản trợ cấp từ chính phủ.

 

- Học cho vui, không đi làm vì có ai mà mướn thuê người già.

 

- Học cho có bạn bè trò chuyện, còn được thêm tiền trợ cấp. Tiện cả đôi đường.

 

- Học để nhận tiền là chính, còn bằng học là phụ.

 

- Biết đâu mai mốt sửa được cái quạt ở nhà, đỡ tốn tiền gọi thợ!

 

Phần lớn họ tiếng Anh yếu, thành ra học rất vất vả. Thấy vậy, tôi hay giải thích thêm bằng tiếng Việt cho mấy cô chú, nhưng các học viên nước khác tỏ vẻ khó chịu nên tôi thôi không chêm tiếng Việt vào nữa. Một thời gian sau, tôi nhận thấy các cô chú dần “mất tích”. Hỏi ra mới biết, họ đã chuyển sang một trường khác, ở đó có thầy người Việt dạy tiếng Việt, dễ hiểu hơn.
 
Nghe xong, tôi cảm thấy bị “bỏ rơi”, nhưng các cô chú tặng tôi một câu an ủi:
 
- À, trường đó đang thiếu giáo viên. Cháu qua đó dạy đi, lương cao lắm!
 
Tôi nghe chữ “lương cao”, lập tức hỏi xin địa chỉ. Làm trợ giảng lương bèo mãi thì sao sống được! Và thế là hành trình “dạy học bất đắc dĩ” của tôi bước sang chương mới!
 
Các bài học điện tử thường khô khan và khó nhớ đối với các cô chú lớn tuổi. Vì vậy, một hôm, tôi nảy ra ý tưởng “sáng tạo” đặt tên các động vật cho các linh kiện điện tử trong buổi học thực hành. Tôi hào hứng giảng giải:

- Bây giờ chúng ta sẽ gọi các mạch điện là đường cao tốc. Tụ điện là ếch, lưu trữ năng lượng sau mỗi lần nhảy. Công tắc bướm, khi nó vỗ cánh, mạch sẽ đóng mở. Bóng đèn LED là gà con, khi mạch có điện, nó sẽ nháy sáng. Điện trở chuột, điều chỉnh dòng điện khi cần. Ăng-Ten chim, thu phát sóng… Các cô chú học viên hăng hái, tích cực tham gia vào sáng kiến này. Với đôi tay run run, các cô chú bắt đầu thực hành đấu dây, hàn lắp mạch, gắn linh kiện vào mạch điện. Họ lôi kính lúp ra soi từng dây dẫn nhỏ, có người cẩn thận dán nhãn từng đầu dây bằng băng keo đủ màu...
 
Ai ngờ, cái sáng kiến “độc đáo” đó lại là thảm họa! Kế hoạch là đặt “chuột” vào các mạch nhỏ, để khi điện chạy qua, nó sẽ thay đổi điện trở. Nhưng vừa bật mạch, “chuột” liền cháy tán loạn. Thay vì “gà con” sáng nhấp nháy, chúng giật mình rồi cháy đen khét lẹt. Còn “chim” thì hoảng sợ, bay thẳng lên trời, kéo theo cả bộ nguồn!
 
Chưa hết, một bác hét lên:
 
- Thầy ơi, ếch nhảy bị chập mạch, nổ bụng rồi!
 
Một chú ôm đầu, càu nhàu:
 
- Con bướm này đậu lên mạch, không chịu vỗ cánh, cả cao tốc kẹt rồi!
 
Một cô phán:
 
- Bướm bị quá tải!
 
Một chú khác la lớn:
 
- Hỏng rồi! Chuột cắn tan nát cao tốc!
 
Tôi đứng giữa “bãi chiến trường”, thở dài nói với các cô chú:
 
- Thôi, từ giờ cứ gọi theo tên của nó, sáng tạo mệt quá!
 
Cả lớp cười rần rần. Buổi học thực hành đó là một kỷ niệm khó quên và nó cũng cho thấy sáng tạo là cần thiết, nhưng đôi khi việc giữ mọi thứ đơn giản, rõ ràng lại hiệu quả hơn.
 
Kết thúc khóa học, lớp được tổ chức một buổi thi lý thuyết và thực hành. Kết quả là hầu hết các cô chú đều được trường cấp chứng nhận hoàn thành khóa học. Lớp học tuy không đào tạo ra những kỹ sư điện tử xuất sắc, nhưng chắc chắn đã mang lại nhiều niềm vui, như các cô chú nói: Học để khám phá và để thấy cuộc đời còn thú vị lắm!
 
Một ngày nọ, một cụ than thở với tôi:
 
- Cuộc sống ở đây buồn chán quá! Lòng nhớ nơi chốn cũ, đầu óc rối rắm vì mọi thứ hoàn toàn mới lạ và những ước mơ tuổi trẻ đã rời xa.
 
Tôi ngắm nhìn ông cụ và quan sát kỹ từng biểu cảm. Qua lời nói và nét mặt buồn bã, tôi hiểu và thông cảm với nỗi niềm của ông. Nhìn ông cụ héo hắt như một cái cây lớn bị bứng khỏi gốc rễ, đem trồng vào một vùng đất xa lạ, tôi động lòng và đề nghị:
 
- Nếu bác muốn, cháu sẽ chở bác đi chơi.
 
Ông cụ nhìn tôi thoáng ngạc nhiên, nhưng vẫn đồng ý. Đến ngày hẹn, sáng sớm tôi lái xe đến nhà đón ông. Tôi sửng sốt vì không phải chỉ có mỗi ông cụ mà còn có thêm ba cụ khác nữa. Các cụ ai nấy đều diện áo quần mới đẹp, đầu đội nón rộng vành, tay cầm gậy chống, tay xách bao đựng các lọ thuốc cùng mấy chai nước uống. Ông cụ đưa tay chỉ một bà cụ, giới thiệu với tôi:
 
- Đây là người yêu của bác. Còn hai người này là bạn.
 
Tôi hỏi:
 
- Các bác muốn đi đâu chơi?
 
Họ đồng thanh đáp:
 
- Đi sòng bài.
 
Tôi quyết định chở các cụ đến một sòng bài gần nơi sinh sống. Các cụ hào hứng bước lên xe với vẻ mặt rạng rỡ. Sau khi tất cả đã ổn định chỗ ngồi, tôi phóng xe đi. Cụ bà lớn tuổi nhất tươi cười nói:
 
- Cháu bật nhạc bolero cho các bác nghe nhé!

Thế là xe lăn bánh trong tiếng cười vui rộn rã và tiếng nhạc bolero dập dìu. Ra đến đường cao tốc, tôi tăng ga chạy nhanh để tạo cảm giác mạnh, vì tôi nghĩ điều đó sẽ giúp các cụ đỡ buồn chán. Thật ra, tôi luôn thích chạy nhanh như thế. Tôi mê tốc độ và lái xe rất rất bạt mạng. Hồi trẻ ở Việt Nam, mỗi lần chạy xe máy đi xa, đến nơi hoặc về nhà, cổ ống pô xe của tôi đỏ rực như cục gạch đang nung. Lúc ấy, đừng để cái gì đụng vào, vì ống pô sẽ gãy rụng ngay. Qua Mỹ lái xe hơi, tôi vẫn quen thói lái xe với tốc độ cao.
 
Ban đầu, các cụ vui vẻ, trò chuyện rôm rả, nhưng dần dần, không cò ai nói gì nữa. Tôi nghĩ, có lẽ các cụ đang tận hưởng cảm giác mạnh chăng? Xe đang chạy ngon trớn, bỗng cụ bà ngồi ghế sau đập vào vai tôi và nói:
 
- Cháu ơi, bà muốn đi vệ sinh!
 
Tôi tấp xe vào một tiệm thức ăn nhanh để các cụ giải quyết. Đi thêm một đoạn, một cụ ông lại rụt rè lên tiếng:
 
- Tôi cũng muốn đi vệ sinh!
 
Vì đoạn đường cao tốc này khá hoang vắng, tôi miễn cưỡng tấp vào lề đường để các cụ đi vệ sinh sau những lùm cây cỏ. Khi mọi người đã lên xe, tôi lại lướt đi với tốc độ nhanh hơn hẳn, thay đổi làn đường liên tục khiến các cụ ngồi bên trong chao đảo. Ông cụ nói:
 
- Sao cháu chạy như bị ma đuổi thế?
 
Mắt vẫn dán vào con đường phía trước, xe tiếp tục lao nhanh vun vút, lòng tôi lâng lâng một niềm vui thầm lặng, gọi thành tên là “trai tốt” cứ dâng tràn. Để đáp lời ông cụ, tôi trích một câu trong bài Mưa Hồng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
 
- Cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ. Các bác có thấy phấn khích chưa?
 
Bà cụ ngồi ghế sau, tay bám chặt vào ghế, giọng run run:
 
- Già rồi, còn sức đâu mà phấn khích.
 
Một bà cụ khác cố giữ giọng bình tĩnh:
 
- Cháu muốn đưa tụi tui đi chơi hay đưa về gặp ông bà tổ tiên vậy?
 
Tôi dịu giọng, đùa:
 
- Mình phải máu một chút, thế mới sống lâu chứ!
 
Tôi nghĩ chạy tốc độ cao sẽ giúp chuyến đi thêm phần phấn khởi, giúp các cụ có cảm giác phiêu lưu, nhưng dường như tốc độ bình thường của tôi hơi quá “bóng vía” của các cụ rồi. Tôi từ từ giảm tốc độ, xe chậm lại. Quay đầu nhìn các cụ, tôi nói:
 
- Giờ cháu sẽ chạy chậm, cẩn thận như đang chở trứng vàng, để các bác ngắm cảnh nhé!
 
Tôi nghe tiếng các cụ thở phào. Một cụ bà vẫn còn run giọng:
 
- Chỉ cần đi đến nơi, về đến nhà còn nguyên vẹn là mừng lắm rồi!
 
Nhưng chưa được bao lâu, trên đoạn đường cao tốc vắng xe, bản tính mê tốc độ của tôi lại trỗi dậy. Tôi vô thức nhấn mạnh ga, xe lại lao nhanh như đang bay trên đường. Cụ ông nói:
 
- Sao cháu chạy nhanh như thể kịp giờ gặp ông bà vải thế?
 
Các cụ vội lấy thuốc và nước ra, chia nhau uống. Nếu tai tôi nghe không lầm, hình như có tiếng lẩm bẩm cầu nguyện ở hàng ghế sau.
 
Đến sòng bài, tôi hẹn các cụ 4 giờ chiều sẽ về, rồi đứng bơ vơ nhìn họ dắt tay nhau hòa vào dòng người tấp nập.
 
Khi đưa các cụ về tới nhà, tôi nói:
 
- Lần sau rảnh cháu lại đưa các bác đi chơi nữa nhé!
 
Các cụ đồng loạt lắc đầu, rụt vai cười khúc khích. Ông cụ hiền lành nói:
 
- Đúng là một chuyến đi tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Cảm ơn cháu đã dành thời gian cho, nhưng không dám làm phiền cháu nữa đâu.
 
Dù chuyến đi có làm các cụ hơi run sợ, nhưng nó cũng đã giúp các cụ thêm chút kỷ niệm, có lẽ sẽ còn nhắc mãi về sau và kể nhau nghe vào những buổi hoàng hôn nhàn rỗi.

Có lần, thấy một bác trai lớn tuổi thường đi bộ đến trường, tôi quyết định cho bác ấy quá giang. Tôi tấp xe vào lề và mời bác ấy:
 
- Bác lên xe cháu chở đến trường luôn.
 
Chờ bác ấy thắt dây an toàn xong, tôi nhấn ga, lái xe chạy vù vù và thể hiện các kiểu lạng lách háo thắng rất mượt mà. Bác ấy ngồi trên xe không nói năng chi, mặt mày tái mét, hai tay nắm chặt vào tay cầm của xe. Đến trường, tôi nói:
 
- Học xong, bác để cháu chở về nhé!
 
Bác ấy lắc đầu:
 
- Hôm nay tôi phải ở lại trường làm bài tập.
 
Sáng hôm sau, thấy bác ấy lại đi bộ đến trường, tôi tấp xe vào lề, nhưng bác ấy cứ bước đi tiếp, làm ngơ như không trông thấy tôi. Tôi bước xuống xe, đi theo bác ấy và gọi ơi ới:
 
- Bác ơi bác ơi!
 
Nghe tiếng tôi gọi, bác ấy càng đi nhanh hơn, làm như không nghe vậy. Tôi giận và không thèm mời nữa vì bác ấy đã không để cho tôi được làm “trai tốt”.
 
Mỗi người đều có cách riêng của mình để tìm niềm vui và sự hạnh phúc. Đôi khi niềm vui không phải ở chỗ chúng ta đi đến đâu, mà là có ai cùng đồng hành bên cạnh là cảm thấy ấm áp và hạnh phúc rồi.
 
Sự khác biệt giữa người già và người trẻ đôi khi tạo ra khoảng cách, nhưng chỉ cần một chút thấu hiểu, mở lòng thì mọi người đều có thể kết nối và vẫn có thể tạo niềm vui cho nhau.
 
Phước An Thy

Ý kiến bạn đọc
25/03/202521:34:59
Khách
Dà, đọc bài này tui thấy không vui nổi!
25/03/202508:55:26
Khách
Bài viết rất vui , tôi 72 là già hay trẻ đây
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 127,148
Ngôi nhà của họ nằm trên một làng nhỏ ven biển, nơi quanh năm chỉ có nắng và gió. Cuộc sống họ thật đơn sơ, bình yên như tiếng sóng biển rì rào bên ghềnh đá lở; ngày hai lần anh Hai vác tấm lưới cũ trên vai giong thuyền ra khơi vào sớm tinh mơ, rồi trở về lúc chiều tà với tôm cá nhảy lách tách trong thúng. Chị Hai ở nhà loay hoay với mớ hải sản khô, canh chừng thời tiết mưa nắng bất thường của ông trời. Chỉ cần sơ sẩy một chút là bao nhiêu công cán của hai vợ chồng bỏ sông bỏ bể. Cái ăn của con người ở đây luôn khó khăn vì phải phụ thuộc vào thiên nhiên, mà thiên nhiên nơi vùng biển khô cằn này đa phần là khắc nghiệt.
.Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam năm 1973. Bàn cờ thế cuộc đã thay đổi, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu trong đơn độc và tuyệt vọng. Trong những ngày cuối cùng 30 tháng Tư 1975, dân chúng gồm cả lính tráng hay nhân viên công sở của Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu hủy, xé đốt hết những giấy tờ hình ảnh có liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” vì sợ Việt Cộng trả thù. Trong khi chồng Mai còn kẹt lại ở đơn vị chưa thấy tăm hơi, Mai đã thay anh đốt đi nhiều hình ảnh lính tráng từ lúc anh tốt nghiệp quân trường Thủ Đức KBC 4100 đến những hình ảnh khác, cứ hình nào anh mặc đồ lính là Mai nhắm mắt nhắm mũi cho vào ngọn lửa...
Chiếc xe bus “Greyhound” lăn bánh chầm chậm vào bến ở Sacramento, miền Bắc của tiểu bang California vào một buổi chiều thu năm 1999 rồi từ từ dừng lại. Tôi bừng tỉnh khi đang ngồi quan sát cảnh vật bên ngoài, bởi mọi thứ, mọi người ở đây đều lạ lẫm đối với tôi vì tôi chỉ mới tới định cư tại quốc gia này có hai tháng thôi! Đứng dậy, vác chiếc ba lô đang để dưới gầm ghế lên vai tôi bước theo những người đi trước rời khỏi xe.
Ba thế hệ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu nội, ngoại cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện bình thường, cũng có thể xem là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng phần nào nền văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc hơn ngàn năm trước. Tên gọi bằng chữ Hán Việt TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG nói lên được ý nghĩa cùng sự trân quý của giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình với nhau. Sau biến cố ngày 30/04/1975, nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh tan đàn, xẻ nghé, trôi dạt khắp nơi trên thế giới, hình thành những cộng đồng người Việt ở từng quốc gia khác nhau. mà lớn nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ, nơi tôi đang sống. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 là tròn 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua tưởng chừng như là giấc mộng. Nghĩ gì đây và làm gì đây để đánh dấu 50 năm ngày mà có “cả triệu người vui thì cũng có cả triệu người buồn”?
Tất cả mọi người miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ hay các Quốc gia tự do khác, đã từng sống sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai khỏi kinh hoàng giai đoạn ngập đầy nước mắt, sau ngày giải phóng miền Nam. Rồi cách này hay cách khác đồng bào thân yêu của chúng ta lấy sinh mạng đi tìm Tự Do. Những gia đình may mắn đến được bến bờ mong ước. Vùng đất hứa dang rộng vòng tay yêu thương chào đón mọi người, là những người thế hệ thứ nhất, lót đường cho thế hệ kế thừa vươn lên, sau năm mươi năm gieo giống, cánh đồng của người Việt tỵ nạn đã bội thu trong mọi lĩnh vực, Chính Trị, Khoa học, Quân Đội, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, và nhiều ngành nghề khác, đã làm vẻ vang người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ.
Lắm lúc, trong cuộc sống xa quê, có những mùi vị đặc thù của tuổi thơ tự nhiên ập về, đi kèm với bóng dáng của những người thân làm ra món ấy. Ví dụ như khoai lang lùi tro, bánh ít ngọt nhân đậu, bánh ít lá dứa nhân dừa, bánh tét nhân ngọt, nồi thịt kho tàu, xôi vò của bà Ngoại làm là ngon nhất; Bánh bèo, bánh bò hấp, bánh da lợn ăn với nước cốt, bánh ít trần, bánh bèo mặn ăn với nước mắm hay món giò heo giả cầy thì chỉ có Nội-Bà Bảy là số một. Ổi xá lỵ Florida cũng không thơm ngon bằng vườn ổi của Bà cô. Còn nữa, món cháo lòng của bác Tư Nhỏ cũng làm tôi nhớ đời. Tất cả những mùi vị món ăn của tuổi thơ luôn tồn đọng trong ký ức...
Sinh, Lão, Bệnh và Tử là lẽ thường tình của con người. Giàu, nghèo, sang, hèn, vua chúa, quyền cao chức trọng đến đâu, tất cả mọi người đều không thoát khỏi định luật này. Nói về bệnh hoạn thì bất cứ ai cũng đều phải gặp. Có nhiều loại bệnh. Nhưng bệnh ung thư có lẽ người ta sợ nhất. Vì đây là một căn bệnh hiểm nghèo, việc chữa trị tốn kém, khó khăn, mất rất nhiều thời gian và bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao. Xin được viết vài hàng kể về việc chẩn đoán và chữa trị ung thư gan của tôi.
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tui coi cái hóa đơn điện thoại. Chaaa… sao mà cao quá. Nghe nói rồi đây thuế má tăng lên. A… cần phải thu vén, bớt được chỗ nào đỡ chỗ đó. Gọi người bạn cũng xài cùng hãng điện thoại với tui, hỏi, bạn nói, cũng có xài wifi (mạng) và một cái cellphone (điện thoại cầm tay) mà chỉ trả mấy chục mỗi tháng. Còn tui, sao tới hơn 150 đô lận? Tui thì xài “mạng” và cái điện thoại bàn (landline), còn cái điện thoại cầm tay thì tui ít cầm, ít xài, cho dù khỏi tốn tiền vì là của con dâu cho. À, nội cái điện thoại bàn cũng gần 60 đô mỗi tháng rồi. Mấy đứa em ưa nói, -Bà có điện thoại cầm tay sao hổng tập xài, có đủ thứ, tiện lợi, y như cái computer vậy đó, bỏ bớt cái kia cho rồi.
Nhạc sĩ Cung Tiến