Tác giả: Phương Hoa
Bài số 4180-14-29590vb4040914
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University miền Nam California hồi tháng 5, 2012 khi tròn 62 tuổi, hiện là một nhà giáo an cư tại thành phô1 cổ Marysville, miền Bắc Cali. Phương Hoa đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Cách đây mấy tháng, cô bạn Jilly có gửi cho tôi một email, “Hey! Bà chị đọc thông tin này chưa? Công ty của “Thằng Gút Gồ” nhà chị đang làm, vừa được tạp chí kinh tế FOUTUNE-CNN Money bình chọn trao vương miện The Best Place To Work, nơi làm việc tốt nhất năm 2013. Google đã đọat chiếc vương miện này đến lần thứ tư rồi đấy, thú vị không?” Cô còn gửi kèm cái link của CNNMoney cho tôi đọc.
“Thằng Gút Gồ” là biệt danh thân thương mà cô bạn Jilly và những người bạn Mỹ gọi thằng út Billy, sau ngày một tờ báo địa phương viết về tiệm của tôi. Thật ra không phải vì cái shop bé xíu của tôi “nổi tiếng” mà được nhà báo viếng. Đó là năm 2008, tình hình kinh tế tồi tệ, việc làm ăn bị chậm nên cô bạn Jilly đã bày “chiêu” đãi tiệc để giúp thu hút thêm khách hàng. Cô ấy tìm cách mời ký giả Marc Lutz của tờ Lodi News-Sentinel đến phỏng vấn làm tôi mừng quính, vì được quảng cáo đặc biệt lại chẳng tốn tiền.
Ngày báo phát hành, rất nhiều khách hàng đem báo mới đến tặng. Họ nói, “Bài báo tuyệt vời, tôi nghĩ là anh chị nên giữ để làm kỷ niệm.” Bài báo nói đến việc chúng tôi sắp mở tiệc chả giò để tỏ lòng cám ơn khách hàng đã hổ trợ bao năm qua. Việc nhà tôi là cựu chiến binh Nam Việt Nam, vượt biển trên chiếc ghe câu nhỏ xíu chất đầy người sém bị chìm, lênh đênh trên biển không thức ăn nước uống hàng chục ngày mới đến Philippines. Việc học hành, việc làm của mấy thằng nhóc nhà tôi, kể cả chuyện thằng con thứ nhì còn kẹt lại Việt Nam chờ bảo lãnh và chuyện thằng út Billy đã vất vả thế nào để vào Google, vừa được Google bình chọn là “Top Ten” trưởng nhóm (Group leader), và dù đang bận bù đầu vì vừa làm “fulltime” vừa trở lại trường học tiếp nhưng nó sẽ tranh thủ về Lodi giúp chiên mấy trăm cuốn chả giò để đãi khách.
Trong ngày đãi tiệc, thằng út đưa vợ cùng về giúp chúng tôi. Ann, cô con dâu, dù đang trong thời kỳ ốm nghén mỏi mệt, dù bận rộn công việc ở bệnh viện trên Berkeley cũng tranh thủ về phụ.
Người ta nói, ở cái xứ “Lady first” này ai sinh con gái là nhà có phước, vì con gái thì sẽ “mãi mãi là con mình,” còn con trai thì trong tương lai sẽ là con của… “vợ và bên vợ nó!” Nhưng có lẽ chúng tôi cũng có phước, nên dù chỉ sinh bốn thằng đực rựa, bây giờ chúng tôi đã có được bốn cô con gái cũng đủ “tiêu chuẩn” để có thể gọi là “con mình.”
Cô dâu út này rất thích nấu nướng. Thời gian đầu mới cưới, cô bé thường hỏi tôi cách nấu những món thằng út thích rồi nấu hai vợ chồng cùng ăn. Nhưng đến bây giờ thì tôi lại thường…bắt chước cô dâu này mỗi khi xem những món ăn hấp dẫn được vợ chồng nó dán lên FaceBook. “Hậu sinh khả úy” mà! Tụi trẻ bây giờ biết cách nấu nướng đủ kiểu, Mỹ, Ý, Nhật, Hàn gì tụi nó cũng rành sáu câu hết. Đặc biệt, vợ thằng út còn có “tuyệt chiêu” chiên chả giò rất giòn nên lãnh giúp phần này hôm đãi tiệc. Cô vợ thì ở trong bếp nhà tôi để chiên, thằng út thì làm công tác vận chuyển. Hễ vợ nó chiên xong khay nào là nó chở ra shop tiếp tế rồi trở về lấy khay khác. Từng khay chả nóng giòn, vàng lườm đều đặng nhìn rất hấp dẫn được thằng út “refill” trên bàn ăn. Thực khách không ngớt trầm trồ khen ngon. Trong những lúc chạy ra chạy vào đem thức ăn, nó cũng ngồi chuyện trò với mấy bà khách Mỹ. Người ta xúm lại hỏi nó, “A, hóa ra cậu là Thằng Gút Gồ hả? Tôi có đọc về cậu trong bài báo ngày hôm qua. Good job!” Thằng út chỉ khiêm nhượng cười trừ và nói cám ơn họ. Nhưng chiều lại khi mọi người đi hết thì nó càm ràm:
- Má thiệt là! Chuyện của con chỉ là chuyện nhỏ, có gì đâu mà má kể với nhà báo chứ?
Bỡi vì khi đó nó chưa có con nên nó đâu có biết, đối với trái tim cha mẹ bất cứ một điểm tốt nào, một kết quả nào dù là nhỏ xíu mà đứa con đạt được, cũng đều to lớn, đều tươi đẹp bằng “cả một mùa Xuân.”
Nhưng tôi tin là đến bây giờ thằng út không còn trách tôi nữa, vì có lẽ nó đã hiểu thấu tấm lòng của người mẹ này rồi. Nó đã có hai nhóc tì và thường hớn hở khoe với tôi những kết quả mà mấy đứa bé đạt được. “Má, bé Họa Mi (Elena) hôm nay đã đếm được đến số ba mươi kia đấy, lại còn biết xách cái bình tí hon ra tưới hoa mỗi ngày!” Hay là “Má, cu Cườm (Jayden) vừa đi được mấy bước đầu tiên, rồi đưa tay lên kêu ba-ba-ba, dễ thương lắm, ha…ha…”
Sau bữa tiệc chả giò đó, bạn bè Mỹ và những khách hàng thân quen của tôi khi nào gặp hay gọi phone đều hỏi thăm về “Thằng Gút Gồ.” Phần nó, nó cũng tỏ ra thân thiện với họ. Dù luôn bận rộn, nhưng mỗi lần nghe tôi kể có người khách nào gặp trục trặc về máy computer, nhất là mấy người già cả sống một mình, nó thường giúp họ. Một lần có bà khách già tên Francis than thở với tôi chiếc máy vi tính bà đang xài bỗng dưng có vấn đề, bà gọi thợ đến nhà nhưng họ đòi giá trên mây phải đợi khi nào đủ tiền mới kêu sửa. Bà là khách thân nên tôi biết tiền hưu của bà giới hạn. Mỗi lần ký check trả tiền bà đều cẩn thận ghi vào sổ tay, và tôi thấy trong cái list thậm chí chỉ vài đồng cho cái bánh ngọt hay 99 cent ly nước ở McDonalds.
Mọi cái list đều kết cuộc như nhau, cuối tháng bà cũng vừa xài đến đồng bạc cuối cùng.
Tôi cũng biết, chiếc máy vi tính này bà Francis mua theo kiểu “Layaway” ở Walmart, cái kiểu mua trả góp, mỗi tháng góp một ít tiền đến chừng đủ số thì mới lấy hàng về. Bà sống rất cô đơn dù có ba người con, hai trai một gái, nhưng họ đều ở tiểu bang xa nên bà chỉ có cái máy vi tính và một con mèo làm bạn. Bà lên mạng internet mỗi ngày để đọc tin tức, viết email cho cháu, nghe nhạc, và nhất là chơi các trò chơi sắp chữ. Bác sĩ khuyên bà nên thường xuyên chơi game đố chữ để luyện trí nhớ, giúp bộ não họat động sẽ giảm thiểu tình trạng bị lãng trí của người già. Bây giờ cái máy vi tính “sinh chuyện” mà giá sửa chữa như thế thì biết đến bao giờ bà mới có đủ tiền.
Tôi cảm thấy tội nghiệp bà Francis, nhân lúc đó là giờ ăn trưa tôi bèn gọi thằng út hỏi xem nó có thể giúp gì cho bà. Mới đầu tôi cũng ngại sợ phiền, thằng con đang bận lu bù với trăm công nghìn việc mà mình còn quấy rầy nó nữa. Không ngờ nó vui vẻ bảo tôi đưa phone cho bà ấy. Sau khi hỏi kỹ tình trạng cái computer, nó cho bà biết có lẽ không đến nỗi trầm trọng lắm, và qua điện thọai nó chỉ dẫn tận tường cho bà làm thế nào để điều chỉnh lại. Nó còn nói nếu bà làm không được thì email cho nó. Bà mừng quá ghi xuống các thứ rồi vội vã ra về. Sau đó bà gọi cho tôi, giọng vui rộn rã, “Cái máy vi tính của tôi đã họat động lại rồi. Hãy nói dùm với Thằng Gút Gồ là tôi cám ơn rất nhiều nghe. Hes awesome! Thằng bé thật tuyệt vời!”
Giúp được bà Francis tôi mừng lắm. Và thấy thằng con không càm ràm vì lỡ bữa ăn trưa để giúp người, tôi bèn “được nước làm tới,” thường gọi vào giờ ăn trưa để nhờ nó giúp cho mấy bà khách già khác. Khi thì nó chỉ họ tạo một cái email, lúc góp ý dùm chọn mua cái laptop; có lần nó kiếm giúp cái máy vi tính giá rất hời kèm theo quà tặng rồi gửi cái link để bà già Valary mua; và nó còn chỉ dẫn một cô khách lập trang web cá nhân nữa.
Cảm động nhất là tấm lòng quí thương “Thằng Gút Gồ” của những bà già Mỹ ấy trong các dịp lễ. Đến Giáng Sinh, họ lụm cụm tự tay làm lấy quà bánh cho nó, khi thì những thanh sô cô la ngọt lịm, chiếc bánh táo vàng ươm, lọ củ cải đường muối chua, hoặc đĩa kẹo hạnh nhân bóng mượt. Lễ Phục Sinh thì có những chiếc trứng luộc nhuộm đủ màu, họ mang đến nhờ tôi tặng cho nó vì nghĩ lễ lạc thế nào tụi nó cũng về. Nhưng vợ chồng nó bận bịu quanh năm, đến lễ lớn tụi nó tranh thủ đi chơi xa, nên thường là chúng tôi đem ra hưởng xái hết rồi kể lại. Chỉ đến khi vợ chồng “Thằng Gút Gồ” có em bé, họ tặng quần áo đồ dùng thì tôi gửi lên hoặc là cất giữ chờ tụi nó về lấy.
Tôi rất hạnh phúc, vì nhờ “Thằng Gút Gồ” mà tôi có nhiều bạn thân người Mỹ. Dù đã dọn khỏi thành phố, chúng tôi vẫn còn liên lạc thường xuyên qua điện thoại, email, hay FaceBook để trao đổi thông tin, chia xẻ vui buồn. Nhưng để trở thành “Thằng Gút Gồ,” thằng út đã phải chiến đấu miệt mài, chiến đấu đến trầy vi tróc vảy. Nó mơ ước được vào làm cho Google từ lâu rồi. Khổ nỗi học xong năm 2003, ra kiếm việc làm trong thời điểm rất nhiều hảng xưởng đóng cửa, thì việc một kỷ sư mới tốt nghiệp như nó xin vào nơi từng đoạt giải quốc tế “Webby Awards,” chẳng khác nào muốn “hái sao trên trời.”
- Tiêu chuẩn của Google cao lắm. Nó nói với ba nó. – Phải chờ khi có nhiều kinh nghiệm chuyên môn con mới nộp đơn. Bây giờ trước mắt con sẽ xin làm ở những chỗ khác để thu thập kinh nghiệm, sau này hãy tính.
Thật tội nghiệp thằng út. Mấy anh nó ra trường sớm đều đã có công việc tốt, giờ chỉ có nó là chạy đôn chạy đáo. Nhưng nó kiên nhẫn miệt mài không nãn chí. Nộp đơn bên đông rồi lại nộp bên tây, hảng này chưa kịp kêu phỏng vấn nó đã nộp thêm hảng khác. Bất cứ công việc nào có liên quan đến ngành nghề của nó thì dù khó dù dễ nó vẫn nhận làm. Chỗ này mướn kỷ sư vi tính tạm trong vài tháng, chỗ kia cần chỉ một tháng nó cũng vui vẻ tới luôn. Tôi đã rất mừng khi thấy dù là làm tạm thời, nó vẫn cố gắng giữ tròn trách nhiệm, không bao giờ chậm trễ công việc. Có lần hảng xe truck ở Stockton thuê nó giúp phần vi tính cho họ chỉ một tháng, mỗi ngày nó lái xe gần cả trăm mile đi làm, và ngày kia xe bị hư trên Freeway nó phải kêu xe đến kéo rồi gọi tắc xi đi làm tiếp.
Vì xe bỏ sửa, nó về nhà tôi ngủ lại để sáng sớm chúng tôi đi làm chở nó đi luôn. Hồi đó chúng tôi ở xa chỗ làm nên dù trời mùa đông giá buốt, mới năm giờ sáng tôi đã dựng nó dậy chở đi lúc nó còn đang mắt nhắm mắt mở. Đến tiệm nhưng chưa đến giờ đi làm, nó còn ngái ngủ bèn chui ra đàng sau trải tấm nilon nằm khoanh như con tôm dưới nền xi măng ngủ ngon lành trong bầu không khí lạnh cắt da. Vì mới đến sáng sớm, tôi mở toang cửa tiệm cho thoáng để dọn dẹp rồi mới đóng lại mở sưởi và tôi đã không để ý đến thằng con. Chừng xong việc ra sau nhìn thấy nó nằm ngủ như thế tim tôi đau nhói, tội nghiệp con khôn xiết. Nó đang còn tuổi ăn tuổi ngủ mà đã phải vất vả như thế! Giờ này mỗi lần nghĩ lại thời kỳ đó tôi vẫn còn thấy nao lòng.
Nhưng rồi nhờ vậy mà tích thiểu thành đa, dần dà thằng út cũng có được chút vốn kinh nghiệm. Rồi nó xin được cái job dài hạn hơn, làm full-time trong sáu tháng, dù gì cũng khá hơn những cái job đầu cua tai nheo khi trước. Nhưng niềm vui không trọn vẹn vì nó bị người ta lợi dụng tình trạng “ít mật nhiều ong” lắm người cần việc để trả cái giá rất bèo. Khi nó đến phỏng vấn, họ hứa sẽ trả mức lương kỷ sư thực tập, thế mà vào lúc ký hợp đồng thuê, họ chỉ trả bằng mức lương công nhân. - Thật là tức! Nhưng cuối cùng con cũng đành phải nhận. Nó về nhà than thở. – Bất cứ giá nào con cũng phải làm, lấy thêm kinh nghiệm để sau này xin vào Google. Họ trả nhiêu đó chứ nếu giảm xuống nữa chắc con cũng phải theo! Nó tự an ủi.
Tôi cũng bất bình dùm cho thằng con, lòng rủa thầm bọn người lợi dụng thời cơ bắt chẹt những kỷ sư mới ra trường. Thật là không công bằng, qua những lần nói chuyện tôi biết công việc của nó cũng đâu khác gì việc của những người làm chính thức, vậy mà nó lại chỉ được trả kiểu ba cọc ba đồng. Tuy vậy, nó vẫn ráng “cày,” ráng hoàn thành mọi trách nhiệm mà hảng đã giao phó. Hơn một năm sau hảng mới nâng nó lên mức kỷ sư thực tập. Nhưng lúc này nó cũng đã có đủ kinh nghiệm để nộp đơn vào Google.
Và cuối cùng, cơ hội đã đến cho thằng út. Google chẳng những nhận nó vào làm mà còn có tiêu chuẩn cho nó trở lại trường tiếp tục học lên cao hơn.
Đến bây giờ tôi mới thấy thằng út đã chọn đúng ngành, vì là ngành nó thích nó mới làm việc tốt được. Ngày trước khi biết nó chọn học computer tôi cố cản. Nhà có bốn đứa thì ba thằng anh của nó đều là kỷ sư, điện tử, cơ khí, và computer. Thằng út học hành cũng thông minh chăm chỉ, đạt nhiều thành tích không thua gì mấy anh của nó, nên tôi hy vọng nó sẽ chọn một ngành khác hơn, một ngành gì có chữ “Sĩ.” Kỳ lạ thay, trong tất cả các chữ sĩ, tôi lại chỉ “mê” Nha sĩ. Tuy may mắn chưa bao giờ bị đau răng, nhưng tôi đã từng chứng kiến cảnh những nạn nhân đau răng chịu đựng đớn đau, lăn lộn một cách kinh hoàng. Có lần người bà con của tôi vì không chịu nổi cơn răng hành đã lấy bông gòn nhúng vào thuốc trừ sâu Mitox rồi nhét vào kẽ răng ngậm lại mà ngủ. Nhưng ông ấy đã không chết, chẳng biết vì may mắn hay là vì cái thân xác đã bị chai bỡi sắn khoai nên thuốc độc “vào không thủng.” Từ đó tôi nghĩ sẽ khuyến khích một trong những thằng nhóc của tôi học ngành Nha để sau này có thể giúp đỡ bà con.
- Nhưng mà má ơi, mỗi một người chỉ có ba mươi mấy cái răng, nếu con làm Nha sĩ thì sau khi…nhổ hết răng của họ rồi, lấy đâu ra răng cho con nhổ nữa? Thằng nhóc cười hề hề. - Như vậy có phải là con sẽ bị…thất nghiệp dài dài không?
Tôi biết nó không muốn nên kiếm cớ. Ngày xưa thằng út là con của rẫy rừng, nhưng nó vừa chào đời thì một cơn mưa thật to đổ xuống nên nhiều người nói nó có số sướng. Tôi vẫn còn nhớ cái giọng oang oang của bà y tá vườn, “Người ta nói mưa là may, thằng bé này vừa lọt lòng đã gặp mưa to nên về sau sẽ sướng lắm đấy!” Sướng đâu không thấy, nó vì sinh sau đẻ muộn nên từ nhỏ đã phải chịu cảnh khổ cùng với gia đình. Mấy thằng anh của nó ra đời trước 75, thời kỳ “hoàng kim,” khi còn nhỏ thì ngoài sữa mẹ còn được uống thêm sữa Guigoz của Pháp, lớn một chút sáng sáng theo ba mẹ ra tiệm ăn phở, lâu lâu đi nhà hàng chọn món ngon, cuối tuần cùng cả nhà mang thức ăn đi dã ngọai, và bắt đầu từ lớp mẫu giáo đã được học trường tư có dạy ngọai ngữ. Còn nó lúc nhỏ bị thiếu sữa sớm, vì mẹ không đủ thức ăn thì sữa ở đâu ra. Tôi đành phải nấu nước cháo gạo lức và rau quả đổ vào bình cho con bú dặm, vừa nhớ lại thời kỳ vàng son ngày trước mà thương con giọt vắng giọt dài.
Về sau lớn lên, trong những lần gặp khó khăn, thằng út nhớ lại sự tiên đoán trước kia
tôi thường nói và chọc quê tôi, “Má cứ nói là số con sướng, sao con cực thế chứ?” Bây giờ tôi mới nghiệm ra, “cái số sướng” của một người là phần thưởng cho sự cố công từ người đó. Dù có vận số tốt, nhưng người ta cũng phải cất công vun trồng thì mới có hưởng, chứ làm sao chỉ ngồi tự nhiên trong mát mà lại được ăn bát vàng. Chính ý chí, sự quyết tâm sẽ hổ trợ cho vận số để giúp người ta đạt được mục đích của cuộc đời. Chỉ nói riêng về chuyện xin việc làm, nếu ngày đó thằng út không chịu khó lượm bạc cắc từ những công việc lắc nhắc nhỏ nhoi, mà cứ mãi kén cá chọn canh, chờ đợi tìm được job tốt thì có khi đến giờ cũng chưa có cái job nào, chứ đừng nói là được vào “dưới trướng” Google. Đã từ lâu tôi muốn ghi lại những kinh nghiệm này để về sau cho mấy nhóc tì của thằng út biết, bố chúng đã phải vất vả như thế nào để gặt hái ước mơ. Đó là trách nhiệm của “kẻ làm bà nội” này, vì nếu chờ khi chúng lớn lên mới nói, tôi sợ lúc đó mình không còn đủ minh mẫn nhớ lại hết mọi chuyện.
Ngày tôi mở đường link CNNMoney do Jilly gửi và đọc được tin tốt của Google, tôi cảm thấy rất hào hứng. Vì là “Fan” của Google, cũng là vì “dựa hơi” thằng út, tôi đã tự xem mình cũng là dây mơ rễ má của Google. Tôi thường dõi theo sát nút tin tức, cùng vui và cùng lo với Google. Lo là những khi nghe có gì đó không ổn, chẳng hạn như vụ rắc rối về bản quyền sau khi Google mua lại YouTube. Còn vui là vì từ một công ty nhí-hết-cỡ-nhí với chỉ hai chủ-một thợ, không có được cái văn phòng, vậy mà mười lăm năm sau Google đã trưởng thành trọn vẹn theo tỷ lệ thuận với bộ chỉ huy, “Headquater” rất ư hùng vỹ gọi là Googleplex ở Mountain View, California, với hơn bốn mươi sáu nghìn nhân viên dưới trướng, theo báo cáo cuối năm 2013 của Google.
- Tuần sau mình đến chơi nhà người quen ở Milpitas, hay là tranh thủ đi thăm lại Google một chuyến nữa nghe bà! Ông nhà tôi nói, khi tôi cho ông đọc bản tin ấy.
- Phải phải! Tôi đồng ý ngay. –Để xem tận mắt Google thay đổi đến cỡ nào mà được bầu “The Best” liên tục trong mấy năm.
Hai lần thăm Trụ Sở Google
Chúng tôi đã một lần viếng Bộ chỉ huy Google Mountain View hơn sáu năm trước, trong ngày lễ Halloween. Đó là một ngày đáng nhớ. Khi đó công ty còn nhiều chỗ trống nên họ cho phép nhân viên đưa thân nhân bạn bè vào dự lễ “Ma” chung vui với công ty.
Buổi sáng ngày Halloween tất cả nhân viên đều hóa trang và đến công ty làm việc bình thường. Bắt đầu từ hai giờ chiều thì ngừng tay hết và ra ngoài dự lễ. Mỗi người một kiểu hóa trang độc đáo, màu sắc rực vui, làm cho đám trẻ con nhìn đến lác cả mắt. Khai mạc buổi lễ là một con lân dài thườn thượt từ đông sang tây do mấy chục nhân viên Google cầm chân múa. Trên sân khấu phần thì ca nhạc, lớp “talk show,” rồi nào là ảo thuật… Trống chiêng inh ỏi ngất trời, cờ xí phất phơ rợp đất.
Khắp nơi trong khuôn viên công ty chỗ nào cũng bày biện thức ăn còn nóng hổi, thịt quay thịt nướng thịt hầm... Thức uống thì có đủ loại rượu, bia, nước trái cây, nhiều loại kem và bánh tráng miệng, được bày sẵn trong những chiếc tủ lạnh thấp đặt dưới bóng cây và trong hành lang. Ngoài sân đi đến đâu là đụng phải đồ ăn thức uống đến đấy. Bên trong các căn tin quầy nào cũng đầy ắp món ăn, trên mặt kính của quầy nằm la liệt các bác tôm hùm, cua, mực làm bằng bánh mì to đùng cỡ những con heo con nhìn sống động giống như thật. Google còn thuê những người thổi bong bóng thành súc vật rất chuyên nghiệp và vẽ hình xâm đến giúp vui cho trẻ con và cả người lớn. Chúng tôi có dắt theo đứa cháu và con bé thích mê đến nỗi hết giờ mà vẫn chưa chịu đi về.
Đó là những năm về trước. Ngày nay Google phát triển rộng lớn, xây dựng thêm rất nhiều công trình không còn chỗ trống nên họ hạn chế số khách tham dự trong ngày lễ.
Halloween, chỉ còn vợ con nhân viên mà thôi.
Chúng tôi ghé Google vào giờ ăn trưa vì không muốn thằng út bỏ việc nửa chừng trong giờ làm việc. Thật không ngờ chỉ trong vòng mấy năm mà Google đã thay đổi một cách không thể tưởng tượng nổi. Ngày trước, phần lớn các dãy building đều nằm bên phải đường Amphitheatre, tính từ Freeway vào, và phía bên kia đường chỉ thưa thớt một số cơ sở, bãi đậu xe, còn lại rất nhiều đất trống. Bây giờ cả hai bên đều đã mọc lên dày đặc như nấm những dãy building chọc trời, nhìn đi nhìn lại đến “sái cả cổ” mà chẳng biết nơi nào là trụ sở chính, vì mỗi góc building đều có bức tường với biểu hiệu Google giống nhau.
Cuối cùng tôi quẹo đại vào bên tay phải thì gặp chỗ “Valet Parking.” Nhớ lại lời thằng út dặn, tôi dừng lại và lập tức có người ra giúp lái xe chúng tôi đi đậu.
- Google thật chu đáo quá chừng! Ông nhà tôi trầm trồ. - Nếu mình cứ chạy vòng vòng, không biết đến bao giờ mới đậu được xe.
Chúng tôi gọi cho thằng út rồi đi ra phía sau. Rải rác xung quanh các tòa nhà là những bồn hoa đủ màu sắc, bãi cỏ xanh rì, và nhiều kỳ hoa dị thảo khác được chăm bón cẩn thận. Xa xa bên ngoài các bãi đậu dày kín xe hơi là rừng cây bát ngát nhiều cây xanh và những cụm thông cao vút. Đi hồi nữa chúng tôi thấy một chiếc xe thùng màu trắng thật dài đậu giữa sân, bên hông xe nổi bật hàng chữ màu xanh sống động, “Onsite HairCuts!”
- Trời đất! Google chịu chơi hết chỗ nói! Ông nhà tôi kêu lên đầy thích thú. –Xe cắt tóc còn vào tận nơi để cắt tóc tại chỗ cho nhân viên!
Tới thêm một chút, tôi kéo tay ông đứng lại và tròn mắt nhìn tấm bảng “Oil Change-Dealer Services” và hàng chữ “Walk-Ins-Welcome.”
- Đây nữa nè! Tôi trầm trồ. - Còn có cả Dealer xe cũng vào đây thay nhớt…dạo! Nhân viên Google được cưng chiều đến hư mất thôi! Tôi khoái cái khoản thay-nhớt-khỏi-hẹn này, vì tôi rất ghét việc đem xe đến tiệm rồi ngồi chờ đến mõi mòn dù có hẹn trước hay không. Thay nhớt chỉ kiếm vài chục bạc, nên người thợ đã không ngại để mình ngồi đợi hàng giờ và đi tiếp những mối cá mập hơn.
Lúc này đã hơn mười hai giờ trưa, trời đang nắng chói chang, nhưng khi chúng tôi tới dãy building cao thì ngoài sân rợp đầy bóng mát của những tàn cây thốt nốt. Bỗng đâu có một nhóm nam thanh nữ tú từ trong tòa nhà bên cạnh ùa ra rồi leo lên những chiếc xe đạp màu sắc sặc sỡ và vội vã đạp đi, rộn rã trong tiếng nói cười. Tôi trầm trồ:
- Wow! Hình như họ là những tay đua xe đạp thì phải! Xe đạp đầy màu sắc nhìn vui quá!
- Không phải đâu má! “Thằng Gút Gồ” đến tự lúc nào, ở đàng sau lên tiếng. –Chúng là những chiếc xe đạp của Google gọi là “gBikes.” Xe đạp này là “hàng hiệu” đặc biệt, được “design” theo biểu hiệu của Google, với màu xanh mực, đỏ, vàng, và xanh ve. Công ty tụi con có đến bảy tám trăm chiếc như vậy, và một số xe máy nổ “Scooter” dùng để đi xa hơn, cho nhân viên mỗi khi cần di chuyển từ building này sang building khác, hoặc là họp hành quanh đây, tiện lợi lắm! Ba má nhìn kìa, loại xe đạp này có mặt khắp mọi nơi trong công ty, đi đến đâu tụi con cứ để đó rồi ai cần thì lấy đi tiếp.
Tôi nhìn theo tay nó chỉ, quả thật rất nhiều người đạp loại xe này vòng vòng trong công ty. Có mấy chiếc dựng gần bên, tôi lại nhặt lấy một chiếc và đạp thử. Xe rất êm dễ chạy.
- Bây giờ để con đưa ba má vào ghi danh thăm viếng rồi mới đi tham quan sau nghe!
Nói xong thằng út đưa chúng tôi vô bên trong, đến một chiếc máy ghi danh tự động và cắm thẻ nhân viên của nó vào. Nhìn nó loay hoay nạp thông tin họ tên chúng tôi vào máy, tôi chợt nhớ một lần tôi đọc trên mạng có anh chàng kia ở tiểu bang khác rất ngưỡng mộ Google, nhân đi công tác qua San Francisco nghe người ta nói công ty Google chỉ cách San Francisco khoảng một giờ lái xe nên muốn đến tham quan. Anh ta trả tiền phạt đổi vé máy bay trễ một ngày, book khách sạn thêm một đêm, và thuê chiếc xe rồi tìm đường đến Googleplex. Nhưng khi đến người ta không cho anh vào, vì anh chẳng quen biết ai ở đây.
Luật lệ của Google phải có thân nhân hay bạn bè làm trong công ty thì mới được vào tham quan, mà mỗi nhân viên cũng chỉ được đưa vào mỗi lần hai người khách. Họ cũng chẳng cho anh chụp tấm hình nào. Anh chàng tức tối, gọi điện thọai kiện tới người có trách nhiệm cao hơn nhưng cuối cùng vẫn đành phải ra về.
Sau đó anh ta lên mạng viết bài để “mắng vốn” Google với thiên hạ. Tội nghiệp anh ta đã tốn một mớ tiền cho cái kết quả “nothing.” Nhưng trong thời buổi khủng bố ẩn hiện khắp nơi như bây giờ thì cũng không thể trách Google được.
Tôi vội vã đón lấy tấm thẻ “Khách viếng” (Visitor) thằng con vừa in ra, cài lên áo rồi đi theo nó. Dọc đường, nó dừng lại và giảng giải về mọi thứ, mọi nơi mà chúng tôi đi qua.
Hiện tại Google có hơn hai mươi mấy tòa nhà trong toàn khu vực, mà phần lớn các tòa nhà đều được xây theo tiêu chuẩn có thể đưa nhiều ánh sáng tự nhiên vào. Ngoài những building lớn được đặt tên bằng con số, các phòng làm việc họp hành trong building thì được gọi theo những chủ đề khác nhau, chẳng hạn như địa danh trong địa lý là phòng “Bora Bora,” tên hòn đảo thần tiên thuộc quần đảo Polynésie của Pháp ở Thái Bình Dương, hay là phòng “Tunis” là tên thủ đô của nước Cộng Hòa Tunisia Bắc Phi Châu, nơi từng xảy ra cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” để chống lại chính phủ độc tài nổi tiếng thế giới của nam nữ thanh niên hồi tháng 12, 2010.
Lần trước đến đây tôi vì mê xem hóa trang Halloween nên không để ý nhiều về công ty. Bây giờ mới biết, Google đã tận dụng từng tấc đất, từng khoảng không gian đưa vào xử dụng, không hoang phí một tẻo teo nào, để vừa sinh lợi cho công ty lại vừa bảo vệ môi trường cho trái đất. Thí dụ như khoảng trống giữa các tòa nhà là một vườn rau xanh thiên nhiên giúp cho quang cảnh tươi mát mà theo lời thằng út thì vườn rau này cũng cung cấp phần nào rau xanh cho nhà bếp Google; hoặc những thùng nuôi ong mật được đặt gần mấy dãy hàng rào xung quanh công ty, để vừa “nhờ” các chú ong giúp cho cây cối quanh vùng thụ phấn đơm hoa kết trái, vừa thu hoạch mật; hay là trên mái của các bãi đậu xe, các sân trong (patio) được lợp bằng những tấm pa nô (solar panel) vừa khỏi tốn kinh phí mua vật liệu, vừa nạp năng lượng mặt trời để lấy điện.
- Ba má biết hôn? Thằng út nói. – Những tấm pa nô này hàng ngày tiếp thu năng lượng mặt trời và tạo ra đến 30% công xuất điện dùng trong Google lận đó! Còn nữa, để khuyến khích nhân viên dùng loại xe đời mới chạy điện giảm ô nhiễm môi trường, Google đã cài đặt hệ thống sạc điện với trên 750 chỗ ở đàng kia kìa, một hệ thống sạc điện lớn nhất toàn quốc, bên dưới những tấm pa nô năng lượng mặt trời. Nhân viên đi làm đem xe đậu ở đây chiều về đã đủ điện chạy tiếp mà không phải tốn một xu nào!
- Wow! Quả là những việc làm lợi ích vô song! Ông nhà tôi nói.
- Chưa hết đâu! Để giúp nhân viên và làm tốt môi trường, Google còn có “Shuttle Bus” đưa đón nhân viên toàn vùng Bay đi và về, trên xe Bus có cả “WiFi” nữa. Con cũng đi xe bus dài dài, chỉ khi nào “ngủ nướng” trễ Bus con mới lái xe. Nhiều người đi chung Bus sẽ tiết kiệm nhiên liệu, giảm bớt khói xe, và nhất là tránh được nạn kẹt xe.
- Nhưng như vậy rủi ở nhà có việc cần con làm sao về kịp? Tôi hỏi.
- Ồ, việc ấy thì không phải lo. Google sẽ cung cấp xe để đi bất cứ lúc nào.
- Ôi, thật là hết ý! Tôi xuýt xoa.
Đi một hồi gặp hai hồ nước xanh lơ hình chữ nhật nằm song song trên bục cao giống như hai cái hộc, thằng út nói: -Đó là hai hồ bơi nước nóng “Spa”.
- Trời đất! Hồ bơi gì ngắn ngủn vậy? Tôi kêu lên. –Kiểu này chỉ cần vung mấy sải tay là đụng bờ bên kia, chỗ đâu mà bơi chứ?
Nó cười ngất: - No! Những hồ bơi này là “Hồ vô bờ,” má không dễ gì bơi tới đích đâu! Chúng giống như là những cái treadmill vậy, nước được bơm chảy cuộn ngược dòng, bơi đến khi nào mệt thì ra chứ còn lâu mới tới đích. Cho nên bơi để tập thể dục là rất tốt.
- Đúng là Google! Cái gì cũng gồ ghề, cũng khác đời hết! Tôi lắc đầu.
Chúng tôi đi xem từ dưới đất đến trên lầu, dĩ nhiên là ngoài hành lang và những chỗ được cho phép, chứ không phải trong các phòng làm việc. Mắt tôi thì cứ tròn lên, miệng không ngớt trầm trồ, vì chỗ nào cũng có những điều đáng nói. Sân bóng chuyền cát, khu ném đĩa, nơi thảy Bowling, bức tường “Climbing Wall,” và các trung tâm thể dục “Fitness.” Máy massage được đặt rải rác khắp các tòa nhà, có vài người đang nằm lim dim giữa tiếng máy đấm bóp chạy rào rào. Đây đó là những bàn trò chơi điện tử, ping pong, bi da, và phòng giặt đồ “laundry.” Công ty còn có phòng massage do chuyên viên có bằng nghiệp vụ phụ trách, để giúp nhân viên thư giãn sau những giờ phút làm việc căng thẳng. Có đến hai mươi mấy nhà ăn và căn tin, phục vụ ba bữa/ngày, và hàng trăm cái bếp nhỏ tức “micro-kitchens” có mặt trên từng góc hành lang, building nào cũng có, cung cấp những món ăn liền, ăn vặt, như nước giải khác, mì, bánh sanwish, bánh ngọt, trái cây.
Ông nhà tôi chợt lên tiếng: - Thật Google khôn quá trời quá đất! Tất cả mọi thứ đều ở trong tầm tay thế này, nếu là ba, ba cũng sẽ ăn dầm nằm dề trong hảng để làm việc!
Thằng út cười: -Dạ đúng đó ba! Cả bác sĩ cũng trực sẵn ở đây, tụi con làm sao dám bệnh!
Ra ngoài Parking, tôi kinh ngạc nhìn chiếc xe đạp bự chang màu vàng có hình thù kỳ dị, với cái tên cũng dị kỳ luôn, “Xe đạp hội nghị” (Conference Bikes). Xe có 7 cái yên ngồi, 1 cho tài xế cầm vô lăng và 6 yên khác vòng quanh cho hành khách mà dưới mỗi yên xe đều có bàn đạp để mọi người cùng đạp. Điều thú vị là, mọi người ngồi theo vòng tròn, nên khi cùng nhau đạp xe thì có người xoay lưng đạp ngược lại với hướng đi, người thì đạp xéo, kẻ lại đạp ngang, mà chiếc xe vẫn chạy thẳng theo hướng lái người cầm vô lăng!
Thằng út nói:
- Xe đạp này tụi con thường dùng khi di chuyển nhiều người cùng một lúc và đôi khi cả nhóm ra ngồi trên xe để họp bàn công việc như một hội nghị bàn tròn. -
Thiệt tình! Tôi chỉ nói được như thế bằng giọng khâm phục vì bao nhiêu lời khen ngợi và trầm trồ tốt đẹp tôi đều tuôn ra cả, nên giờ đã “hết vốn” rồi.
Nơi sân sau chỗ “courtyard” người thì đang ngồi trên ghế phơi mặt ngoài trời để tắm nắng cùng cái laptop hay quyển sách trên tay, số khác núp dưới mấy dãy dù màu chăm chú vào những đĩa thức ăn đầy ắp. Nhân viên, khách viếng qua lại tấp nập rộn ràng. Buổi trưa ở Google nhìn thật vui tươi, sống động, trông vừa tất bật lại vừa nhàn nhã giống như quang cảnh buổi trưa ở một trường đại học. Chẳng thế mà Google đã tự hào là làm việc ở đây người ta có cảm giác như “trở lại trường đại học.”
Nhưng nếu nói một cách chính xác hơn nữa, thì Google là một nơi “bao gồm tất cả mọi nơi” trong xã hội ngày nay. Là công viên với những con đường mòn đầy cây cổ thụ và hoa cỏ đủ màu đủ sắc; là viện bảo tàng với bộ xương khủng long hóa thạch dài thoàng đứng há miệng nhe răng; là trường đại học với những tòa building ẩn hiện dưới tàng cây, xe hơi đậu kín bãi và các bức tường thấp ghi tên từng building; là khu ăn chơi giải trí với những căn tin, các môn thể thao thể dục, game, trò chơi điện tử; là Disneyland với biểu tượng icons Android Jelly bean, Honeycomb, và Gingerbread...; cuối cùng, là “nơi huyền thoại,” nơi mà không khách viếng nào có thể vào hay tưởng tượng nổi, đó là hình ảnh và những bí mật bên trong các tòa nhà, nơi các công trình, các đề án, các phát minh tuyệt vời đang từng ngày được hình thành để làm “thay đổi thế giới” như lời của Larry Page, người đồng sáng lập Google cùng với Sergey Brin.
Đi dạo một hồi, thằng út kêu chúng tôi ghé vào một nhà ăn gần đó:
- Vào đây ăn chút gì đã. Chắc ba má cũng đói bụng rồi, ăn xong con sẽ đưa đi tiếp.
Có nhiều người cũng đeo bảng “Khách viếng” như chúng tôi đang chọn món tại các quầy. Thằng út cho biết đây là một trong các nhà ăn lớn, có nhiều quầy thức ăn khác nhau như Mỹ, Nhật, Ý, Á Châu gồm Tàu, Việt nam… mỗi quầy do một bếp trưởng quản lý.
- Các đầu bếp ở đây đều là những bếp chính Google gom về từ các nơi, có người đã từng viết và xuất bản “Cook book” nữa đó ba. Nó nói. -Những món ăn được chọn lựa kỹ càng, họ thay đổi món mỗi ngày để vừa ngon miệng vừa bảo đảm đủ chất dinh dưỡng hầu giữ gìn sức khỏe cho nhân viên. Đặc biệt, nhà bếp Google dùng toàn sản phẩm, thực phẩm, rau trái “organic” được sản xuất từ dân địa phương trong vòng 150 miles xung quanh bộ chỉ huy Google, với mục đích “trâu ta ăn cỏ đồng ta” ủng hộ bà con hàng xóm để đẩy mạnh kinh tế địa phương, đồng thời lấy nguồn thực phẩm tươi mới cho nhà bếp.
Nhìn mấy dãy tủ kiếng của các quầy đầy ắp thức ăn nghi ngút khói, tôi hoa mắt không biết bắt đầu từ đâu và chọn những món gì, vì thứ nào nhìn cũng hấp dẫn hết. Chỉ là bữa trưa bình thường, mà thức ăn nhiều đến vậy. Những món ăn ở đây còn ngon và hạp khẩu vị với tôi hơn là thức ăn ở các nhà hàng vì không có món nào là quá nhiều dầu mỡ.
Tôi ăn xong trước bèn đi tà tà vô phòng tiếp tân để kiếm thêm thông tin. Thấy tôi đeo bảng viếng thăm, cô nhân viên trực chào niềm nỡ. Tôi hỏi cô có “Flyer hay “Booklet” gì của Google để tôi đọc thêm thì cô cười:
- Bây giờ chúng tôi không còn dùng giấy mực nữa. Tất cả thông tin đều ở đàng kia kìa! Cô chỉ vào cái computer thật lớn đặt ở góc hành lang.
Quả thật mọi thông tin của Google “từ A đến Z” từ bộ chỉ huy đến các chi nhánh trên thế giới đều được cài sẵn ở đây. Tôi chỉ nhấp chuột và xem, không phải lục tứ tung như cái máy ở nhà. “Tham quan” Googleplex, tôi được dẫn từ đường link này sang link khác và tìm thấy nhiều chi tiết lý thú về Google. Larry đã từng nói, nhiệm vụ của Google là gom góp, sắp xếp lại tài liệu và thông tin trên thế giới. Tôi tâm đắc nhất câu anh nói với tờ “Fortune CNNMoney” là “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn phải thực hiện những việc quan trọng, hiếm người làm, và ở Google chúng tôi không bao giờ thiếu những việc như vậy, vì thế giới này còn có rất nhiều điều cần phải đổi thay.” Larry còn cho biết, bạn không nhất thiết phải nằm trong ban quản trị mới nổi danh, mà làm một kỷ sư trực tiếp với sản phẩm của mình mới là đáng nói. Điều quan trọng hơn hết của Google, cũng theo Larry, vẫn là cố gắng đem lại những gì tốt nhất cho nhân viên, nhất là vấn đề đời sống và sức khỏe, vì như thế mọi người sẽ luôn vui khỏe để dốc lòng làm việc, đóng góp nhiều thành tích cho công ty.
Và đúng như thế! Để đáp trả lại sự ưu ái này, sắp tới đây một “kỳ tích” mới mà Google hiện đang chuẩn bị chào hàng ra thế giới là đôi kính thông minh “Google Glass.” Đôi kính này còn “ngầu” gấp vạn lần chiếc điện thoại thông minh. Như những phép lạ trong truyện Phong Thần khi “Hô biến!”, đeo đôi kính này, nếu bạn muốn chụp hình hay quay video cảnh vật trước mắt, bạn chỉ cần “ra lệnh” bằng tiếng nói, “Google Glass! Hãy chụp hình cảnh này cho ta!” là nó sẽ làm ngay. Bạn còn có thể chia xẻ với bạn bè từ xa hình ảnh sống thực trước mắt bạn. Và đôi kính có “phép” này còn chỉ đường cho bạn rõ ràng từng góc phố, thời gian, và “chơi luôn” dịch lời thoại của bạn ra tiếng nước ngoài bằng âm thanh, nên bạn sẽ không còn“ngán thằng Tây” nào khi tiếp xúc với người ngoại quốc!
Tôi đã có một chuyến đi thật tuyệt vời, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí báu, và tận mắt chứng kiến những “chiến lược” điều hành công ty độc đáo của Google. Theo những gì tôi được biết thì Google chú trọng vào những điểm sau đây. Chọn lựa nhân viên tài giỏi. Khuyến khích sự sáng tạo và phát minh. Không cứng nhắc trong giờ giấc. Cung cấp thực phẩm, tiện nghi đời sống hàng ngày, và chăm sóc sức khỏe cho nhân viên cùng gia đình họ. Khen thưởng và vinh danh những kẻ có công. Đặc biệt, đối xử bình đẳng thân thiện, cho mọi người cái cảm giác như làm việc trong một gia đình. Có thể nói Larry Page, Sergey Brin, và ban điều hành Google là những nhà chỉ huy thuộc hạng “Siêu Sao”. Họ đã hành xử đúng câu châm ngôn của người Mỹ, “Treat others how you want to be treated,” hãy đối xử với người khác những gì bạn mong muốn được đối xử. Và tôi đã tìm được câu trả lời vì sao Google thành công “như diều gặp gió.” liên tục có phát minh, giật nhiều giải thưởng, và đoạt vương miện “Nơi làm việc tốt nhất trong năm” đến những bốn lần, mỗi hai năm liên tiếp 2007-2008 và 2012-2013, một kỷ lục chưa từng xảy ra với bất kỳ công ty nào từ trước đến nay.
Cuối cùng, cám ơn Google và những bộ óc thông minh “Googlers” đã đóng góp thật hữu ích vào nền công nghệ thông tin cho nhân loại toàn hành tinh, trong đó có tôi, được nhờ. Thú thật, tôi rất hãnh diện được làm “người hàng xóm trong vòng 150 miles” của Google. Tôi cũng xin cám ơn Google đã đào tạo cho tôi một “Thằng Gút Gồ” để tôi có cơ hội lâu lâu ghé tham quan “công ty huyền thoại” của các bạn. Và nhất là, để tôi “kêu réo” mỗi lần tôi hoặc mấy bà bạn già gặp vấn đề với cái lũ máy vi tính vốn dĩ đầy rắc rối kia.
Phương Hoa
Bài số 4180-14-29590vb4040914
Tác giả sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng. Tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education (giáo dục nhi đồng) tại Chapman University miền Nam California hồi tháng 5, 2012 khi tròn 62 tuổi, hiện là một nhà giáo an cư tại thành phô1 cổ Marysville, miền Bắc Cali. Phương Hoa đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
* * *
Cách đây mấy tháng, cô bạn Jilly có gửi cho tôi một email, “Hey! Bà chị đọc thông tin này chưa? Công ty của “Thằng Gút Gồ” nhà chị đang làm, vừa được tạp chí kinh tế FOUTUNE-CNN Money bình chọn trao vương miện The Best Place To Work, nơi làm việc tốt nhất năm 2013. Google đã đọat chiếc vương miện này đến lần thứ tư rồi đấy, thú vị không?” Cô còn gửi kèm cái link của CNNMoney cho tôi đọc.
“Thằng Gút Gồ” là biệt danh thân thương mà cô bạn Jilly và những người bạn Mỹ gọi thằng út Billy, sau ngày một tờ báo địa phương viết về tiệm của tôi. Thật ra không phải vì cái shop bé xíu của tôi “nổi tiếng” mà được nhà báo viếng. Đó là năm 2008, tình hình kinh tế tồi tệ, việc làm ăn bị chậm nên cô bạn Jilly đã bày “chiêu” đãi tiệc để giúp thu hút thêm khách hàng. Cô ấy tìm cách mời ký giả Marc Lutz của tờ Lodi News-Sentinel đến phỏng vấn làm tôi mừng quính, vì được quảng cáo đặc biệt lại chẳng tốn tiền.
Ngày báo phát hành, rất nhiều khách hàng đem báo mới đến tặng. Họ nói, “Bài báo tuyệt vời, tôi nghĩ là anh chị nên giữ để làm kỷ niệm.” Bài báo nói đến việc chúng tôi sắp mở tiệc chả giò để tỏ lòng cám ơn khách hàng đã hổ trợ bao năm qua. Việc nhà tôi là cựu chiến binh Nam Việt Nam, vượt biển trên chiếc ghe câu nhỏ xíu chất đầy người sém bị chìm, lênh đênh trên biển không thức ăn nước uống hàng chục ngày mới đến Philippines. Việc học hành, việc làm của mấy thằng nhóc nhà tôi, kể cả chuyện thằng con thứ nhì còn kẹt lại Việt Nam chờ bảo lãnh và chuyện thằng út Billy đã vất vả thế nào để vào Google, vừa được Google bình chọn là “Top Ten” trưởng nhóm (Group leader), và dù đang bận bù đầu vì vừa làm “fulltime” vừa trở lại trường học tiếp nhưng nó sẽ tranh thủ về Lodi giúp chiên mấy trăm cuốn chả giò để đãi khách.
Trong ngày đãi tiệc, thằng út đưa vợ cùng về giúp chúng tôi. Ann, cô con dâu, dù đang trong thời kỳ ốm nghén mỏi mệt, dù bận rộn công việc ở bệnh viện trên Berkeley cũng tranh thủ về phụ.
Người ta nói, ở cái xứ “Lady first” này ai sinh con gái là nhà có phước, vì con gái thì sẽ “mãi mãi là con mình,” còn con trai thì trong tương lai sẽ là con của… “vợ và bên vợ nó!” Nhưng có lẽ chúng tôi cũng có phước, nên dù chỉ sinh bốn thằng đực rựa, bây giờ chúng tôi đã có được bốn cô con gái cũng đủ “tiêu chuẩn” để có thể gọi là “con mình.”
Cô dâu út này rất thích nấu nướng. Thời gian đầu mới cưới, cô bé thường hỏi tôi cách nấu những món thằng út thích rồi nấu hai vợ chồng cùng ăn. Nhưng đến bây giờ thì tôi lại thường…bắt chước cô dâu này mỗi khi xem những món ăn hấp dẫn được vợ chồng nó dán lên FaceBook. “Hậu sinh khả úy” mà! Tụi trẻ bây giờ biết cách nấu nướng đủ kiểu, Mỹ, Ý, Nhật, Hàn gì tụi nó cũng rành sáu câu hết. Đặc biệt, vợ thằng út còn có “tuyệt chiêu” chiên chả giò rất giòn nên lãnh giúp phần này hôm đãi tiệc. Cô vợ thì ở trong bếp nhà tôi để chiên, thằng út thì làm công tác vận chuyển. Hễ vợ nó chiên xong khay nào là nó chở ra shop tiếp tế rồi trở về lấy khay khác. Từng khay chả nóng giòn, vàng lườm đều đặng nhìn rất hấp dẫn được thằng út “refill” trên bàn ăn. Thực khách không ngớt trầm trồ khen ngon. Trong những lúc chạy ra chạy vào đem thức ăn, nó cũng ngồi chuyện trò với mấy bà khách Mỹ. Người ta xúm lại hỏi nó, “A, hóa ra cậu là Thằng Gút Gồ hả? Tôi có đọc về cậu trong bài báo ngày hôm qua. Good job!” Thằng út chỉ khiêm nhượng cười trừ và nói cám ơn họ. Nhưng chiều lại khi mọi người đi hết thì nó càm ràm:
- Má thiệt là! Chuyện của con chỉ là chuyện nhỏ, có gì đâu mà má kể với nhà báo chứ?
Bỡi vì khi đó nó chưa có con nên nó đâu có biết, đối với trái tim cha mẹ bất cứ một điểm tốt nào, một kết quả nào dù là nhỏ xíu mà đứa con đạt được, cũng đều to lớn, đều tươi đẹp bằng “cả một mùa Xuân.”
Nhưng tôi tin là đến bây giờ thằng út không còn trách tôi nữa, vì có lẽ nó đã hiểu thấu tấm lòng của người mẹ này rồi. Nó đã có hai nhóc tì và thường hớn hở khoe với tôi những kết quả mà mấy đứa bé đạt được. “Má, bé Họa Mi (Elena) hôm nay đã đếm được đến số ba mươi kia đấy, lại còn biết xách cái bình tí hon ra tưới hoa mỗi ngày!” Hay là “Má, cu Cườm (Jayden) vừa đi được mấy bước đầu tiên, rồi đưa tay lên kêu ba-ba-ba, dễ thương lắm, ha…ha…”
Sau bữa tiệc chả giò đó, bạn bè Mỹ và những khách hàng thân quen của tôi khi nào gặp hay gọi phone đều hỏi thăm về “Thằng Gút Gồ.” Phần nó, nó cũng tỏ ra thân thiện với họ. Dù luôn bận rộn, nhưng mỗi lần nghe tôi kể có người khách nào gặp trục trặc về máy computer, nhất là mấy người già cả sống một mình, nó thường giúp họ. Một lần có bà khách già tên Francis than thở với tôi chiếc máy vi tính bà đang xài bỗng dưng có vấn đề, bà gọi thợ đến nhà nhưng họ đòi giá trên mây phải đợi khi nào đủ tiền mới kêu sửa. Bà là khách thân nên tôi biết tiền hưu của bà giới hạn. Mỗi lần ký check trả tiền bà đều cẩn thận ghi vào sổ tay, và tôi thấy trong cái list thậm chí chỉ vài đồng cho cái bánh ngọt hay 99 cent ly nước ở McDonalds.
Mọi cái list đều kết cuộc như nhau, cuối tháng bà cũng vừa xài đến đồng bạc cuối cùng.
Tôi cũng biết, chiếc máy vi tính này bà Francis mua theo kiểu “Layaway” ở Walmart, cái kiểu mua trả góp, mỗi tháng góp một ít tiền đến chừng đủ số thì mới lấy hàng về. Bà sống rất cô đơn dù có ba người con, hai trai một gái, nhưng họ đều ở tiểu bang xa nên bà chỉ có cái máy vi tính và một con mèo làm bạn. Bà lên mạng internet mỗi ngày để đọc tin tức, viết email cho cháu, nghe nhạc, và nhất là chơi các trò chơi sắp chữ. Bác sĩ khuyên bà nên thường xuyên chơi game đố chữ để luyện trí nhớ, giúp bộ não họat động sẽ giảm thiểu tình trạng bị lãng trí của người già. Bây giờ cái máy vi tính “sinh chuyện” mà giá sửa chữa như thế thì biết đến bao giờ bà mới có đủ tiền.
Tôi cảm thấy tội nghiệp bà Francis, nhân lúc đó là giờ ăn trưa tôi bèn gọi thằng út hỏi xem nó có thể giúp gì cho bà. Mới đầu tôi cũng ngại sợ phiền, thằng con đang bận lu bù với trăm công nghìn việc mà mình còn quấy rầy nó nữa. Không ngờ nó vui vẻ bảo tôi đưa phone cho bà ấy. Sau khi hỏi kỹ tình trạng cái computer, nó cho bà biết có lẽ không đến nỗi trầm trọng lắm, và qua điện thọai nó chỉ dẫn tận tường cho bà làm thế nào để điều chỉnh lại. Nó còn nói nếu bà làm không được thì email cho nó. Bà mừng quá ghi xuống các thứ rồi vội vã ra về. Sau đó bà gọi cho tôi, giọng vui rộn rã, “Cái máy vi tính của tôi đã họat động lại rồi. Hãy nói dùm với Thằng Gút Gồ là tôi cám ơn rất nhiều nghe. Hes awesome! Thằng bé thật tuyệt vời!”
Giúp được bà Francis tôi mừng lắm. Và thấy thằng con không càm ràm vì lỡ bữa ăn trưa để giúp người, tôi bèn “được nước làm tới,” thường gọi vào giờ ăn trưa để nhờ nó giúp cho mấy bà khách già khác. Khi thì nó chỉ họ tạo một cái email, lúc góp ý dùm chọn mua cái laptop; có lần nó kiếm giúp cái máy vi tính giá rất hời kèm theo quà tặng rồi gửi cái link để bà già Valary mua; và nó còn chỉ dẫn một cô khách lập trang web cá nhân nữa.
Cảm động nhất là tấm lòng quí thương “Thằng Gút Gồ” của những bà già Mỹ ấy trong các dịp lễ. Đến Giáng Sinh, họ lụm cụm tự tay làm lấy quà bánh cho nó, khi thì những thanh sô cô la ngọt lịm, chiếc bánh táo vàng ươm, lọ củ cải đường muối chua, hoặc đĩa kẹo hạnh nhân bóng mượt. Lễ Phục Sinh thì có những chiếc trứng luộc nhuộm đủ màu, họ mang đến nhờ tôi tặng cho nó vì nghĩ lễ lạc thế nào tụi nó cũng về. Nhưng vợ chồng nó bận bịu quanh năm, đến lễ lớn tụi nó tranh thủ đi chơi xa, nên thường là chúng tôi đem ra hưởng xái hết rồi kể lại. Chỉ đến khi vợ chồng “Thằng Gút Gồ” có em bé, họ tặng quần áo đồ dùng thì tôi gửi lên hoặc là cất giữ chờ tụi nó về lấy.
Tôi rất hạnh phúc, vì nhờ “Thằng Gút Gồ” mà tôi có nhiều bạn thân người Mỹ. Dù đã dọn khỏi thành phố, chúng tôi vẫn còn liên lạc thường xuyên qua điện thoại, email, hay FaceBook để trao đổi thông tin, chia xẻ vui buồn. Nhưng để trở thành “Thằng Gút Gồ,” thằng út đã phải chiến đấu miệt mài, chiến đấu đến trầy vi tróc vảy. Nó mơ ước được vào làm cho Google từ lâu rồi. Khổ nỗi học xong năm 2003, ra kiếm việc làm trong thời điểm rất nhiều hảng xưởng đóng cửa, thì việc một kỷ sư mới tốt nghiệp như nó xin vào nơi từng đoạt giải quốc tế “Webby Awards,” chẳng khác nào muốn “hái sao trên trời.”
- Tiêu chuẩn của Google cao lắm. Nó nói với ba nó. – Phải chờ khi có nhiều kinh nghiệm chuyên môn con mới nộp đơn. Bây giờ trước mắt con sẽ xin làm ở những chỗ khác để thu thập kinh nghiệm, sau này hãy tính.
Thật tội nghiệp thằng út. Mấy anh nó ra trường sớm đều đã có công việc tốt, giờ chỉ có nó là chạy đôn chạy đáo. Nhưng nó kiên nhẫn miệt mài không nãn chí. Nộp đơn bên đông rồi lại nộp bên tây, hảng này chưa kịp kêu phỏng vấn nó đã nộp thêm hảng khác. Bất cứ công việc nào có liên quan đến ngành nghề của nó thì dù khó dù dễ nó vẫn nhận làm. Chỗ này mướn kỷ sư vi tính tạm trong vài tháng, chỗ kia cần chỉ một tháng nó cũng vui vẻ tới luôn. Tôi đã rất mừng khi thấy dù là làm tạm thời, nó vẫn cố gắng giữ tròn trách nhiệm, không bao giờ chậm trễ công việc. Có lần hảng xe truck ở Stockton thuê nó giúp phần vi tính cho họ chỉ một tháng, mỗi ngày nó lái xe gần cả trăm mile đi làm, và ngày kia xe bị hư trên Freeway nó phải kêu xe đến kéo rồi gọi tắc xi đi làm tiếp.
Vì xe bỏ sửa, nó về nhà tôi ngủ lại để sáng sớm chúng tôi đi làm chở nó đi luôn. Hồi đó chúng tôi ở xa chỗ làm nên dù trời mùa đông giá buốt, mới năm giờ sáng tôi đã dựng nó dậy chở đi lúc nó còn đang mắt nhắm mắt mở. Đến tiệm nhưng chưa đến giờ đi làm, nó còn ngái ngủ bèn chui ra đàng sau trải tấm nilon nằm khoanh như con tôm dưới nền xi măng ngủ ngon lành trong bầu không khí lạnh cắt da. Vì mới đến sáng sớm, tôi mở toang cửa tiệm cho thoáng để dọn dẹp rồi mới đóng lại mở sưởi và tôi đã không để ý đến thằng con. Chừng xong việc ra sau nhìn thấy nó nằm ngủ như thế tim tôi đau nhói, tội nghiệp con khôn xiết. Nó đang còn tuổi ăn tuổi ngủ mà đã phải vất vả như thế! Giờ này mỗi lần nghĩ lại thời kỳ đó tôi vẫn còn thấy nao lòng.
Nhưng rồi nhờ vậy mà tích thiểu thành đa, dần dà thằng út cũng có được chút vốn kinh nghiệm. Rồi nó xin được cái job dài hạn hơn, làm full-time trong sáu tháng, dù gì cũng khá hơn những cái job đầu cua tai nheo khi trước. Nhưng niềm vui không trọn vẹn vì nó bị người ta lợi dụng tình trạng “ít mật nhiều ong” lắm người cần việc để trả cái giá rất bèo. Khi nó đến phỏng vấn, họ hứa sẽ trả mức lương kỷ sư thực tập, thế mà vào lúc ký hợp đồng thuê, họ chỉ trả bằng mức lương công nhân. - Thật là tức! Nhưng cuối cùng con cũng đành phải nhận. Nó về nhà than thở. – Bất cứ giá nào con cũng phải làm, lấy thêm kinh nghiệm để sau này xin vào Google. Họ trả nhiêu đó chứ nếu giảm xuống nữa chắc con cũng phải theo! Nó tự an ủi.
Tôi cũng bất bình dùm cho thằng con, lòng rủa thầm bọn người lợi dụng thời cơ bắt chẹt những kỷ sư mới ra trường. Thật là không công bằng, qua những lần nói chuyện tôi biết công việc của nó cũng đâu khác gì việc của những người làm chính thức, vậy mà nó lại chỉ được trả kiểu ba cọc ba đồng. Tuy vậy, nó vẫn ráng “cày,” ráng hoàn thành mọi trách nhiệm mà hảng đã giao phó. Hơn một năm sau hảng mới nâng nó lên mức kỷ sư thực tập. Nhưng lúc này nó cũng đã có đủ kinh nghiệm để nộp đơn vào Google.
Và cuối cùng, cơ hội đã đến cho thằng út. Google chẳng những nhận nó vào làm mà còn có tiêu chuẩn cho nó trở lại trường tiếp tục học lên cao hơn.
Đến bây giờ tôi mới thấy thằng út đã chọn đúng ngành, vì là ngành nó thích nó mới làm việc tốt được. Ngày trước khi biết nó chọn học computer tôi cố cản. Nhà có bốn đứa thì ba thằng anh của nó đều là kỷ sư, điện tử, cơ khí, và computer. Thằng út học hành cũng thông minh chăm chỉ, đạt nhiều thành tích không thua gì mấy anh của nó, nên tôi hy vọng nó sẽ chọn một ngành khác hơn, một ngành gì có chữ “Sĩ.” Kỳ lạ thay, trong tất cả các chữ sĩ, tôi lại chỉ “mê” Nha sĩ. Tuy may mắn chưa bao giờ bị đau răng, nhưng tôi đã từng chứng kiến cảnh những nạn nhân đau răng chịu đựng đớn đau, lăn lộn một cách kinh hoàng. Có lần người bà con của tôi vì không chịu nổi cơn răng hành đã lấy bông gòn nhúng vào thuốc trừ sâu Mitox rồi nhét vào kẽ răng ngậm lại mà ngủ. Nhưng ông ấy đã không chết, chẳng biết vì may mắn hay là vì cái thân xác đã bị chai bỡi sắn khoai nên thuốc độc “vào không thủng.” Từ đó tôi nghĩ sẽ khuyến khích một trong những thằng nhóc của tôi học ngành Nha để sau này có thể giúp đỡ bà con.
- Nhưng mà má ơi, mỗi một người chỉ có ba mươi mấy cái răng, nếu con làm Nha sĩ thì sau khi…nhổ hết răng của họ rồi, lấy đâu ra răng cho con nhổ nữa? Thằng nhóc cười hề hề. - Như vậy có phải là con sẽ bị…thất nghiệp dài dài không?
Tôi biết nó không muốn nên kiếm cớ. Ngày xưa thằng út là con của rẫy rừng, nhưng nó vừa chào đời thì một cơn mưa thật to đổ xuống nên nhiều người nói nó có số sướng. Tôi vẫn còn nhớ cái giọng oang oang của bà y tá vườn, “Người ta nói mưa là may, thằng bé này vừa lọt lòng đã gặp mưa to nên về sau sẽ sướng lắm đấy!” Sướng đâu không thấy, nó vì sinh sau đẻ muộn nên từ nhỏ đã phải chịu cảnh khổ cùng với gia đình. Mấy thằng anh của nó ra đời trước 75, thời kỳ “hoàng kim,” khi còn nhỏ thì ngoài sữa mẹ còn được uống thêm sữa Guigoz của Pháp, lớn một chút sáng sáng theo ba mẹ ra tiệm ăn phở, lâu lâu đi nhà hàng chọn món ngon, cuối tuần cùng cả nhà mang thức ăn đi dã ngọai, và bắt đầu từ lớp mẫu giáo đã được học trường tư có dạy ngọai ngữ. Còn nó lúc nhỏ bị thiếu sữa sớm, vì mẹ không đủ thức ăn thì sữa ở đâu ra. Tôi đành phải nấu nước cháo gạo lức và rau quả đổ vào bình cho con bú dặm, vừa nhớ lại thời kỳ vàng son ngày trước mà thương con giọt vắng giọt dài.
Về sau lớn lên, trong những lần gặp khó khăn, thằng út nhớ lại sự tiên đoán trước kia
tôi thường nói và chọc quê tôi, “Má cứ nói là số con sướng, sao con cực thế chứ?” Bây giờ tôi mới nghiệm ra, “cái số sướng” của một người là phần thưởng cho sự cố công từ người đó. Dù có vận số tốt, nhưng người ta cũng phải cất công vun trồng thì mới có hưởng, chứ làm sao chỉ ngồi tự nhiên trong mát mà lại được ăn bát vàng. Chính ý chí, sự quyết tâm sẽ hổ trợ cho vận số để giúp người ta đạt được mục đích của cuộc đời. Chỉ nói riêng về chuyện xin việc làm, nếu ngày đó thằng út không chịu khó lượm bạc cắc từ những công việc lắc nhắc nhỏ nhoi, mà cứ mãi kén cá chọn canh, chờ đợi tìm được job tốt thì có khi đến giờ cũng chưa có cái job nào, chứ đừng nói là được vào “dưới trướng” Google. Đã từ lâu tôi muốn ghi lại những kinh nghiệm này để về sau cho mấy nhóc tì của thằng út biết, bố chúng đã phải vất vả như thế nào để gặt hái ước mơ. Đó là trách nhiệm của “kẻ làm bà nội” này, vì nếu chờ khi chúng lớn lên mới nói, tôi sợ lúc đó mình không còn đủ minh mẫn nhớ lại hết mọi chuyện.
Ngày tôi mở đường link CNNMoney do Jilly gửi và đọc được tin tốt của Google, tôi cảm thấy rất hào hứng. Vì là “Fan” của Google, cũng là vì “dựa hơi” thằng út, tôi đã tự xem mình cũng là dây mơ rễ má của Google. Tôi thường dõi theo sát nút tin tức, cùng vui và cùng lo với Google. Lo là những khi nghe có gì đó không ổn, chẳng hạn như vụ rắc rối về bản quyền sau khi Google mua lại YouTube. Còn vui là vì từ một công ty nhí-hết-cỡ-nhí với chỉ hai chủ-một thợ, không có được cái văn phòng, vậy mà mười lăm năm sau Google đã trưởng thành trọn vẹn theo tỷ lệ thuận với bộ chỉ huy, “Headquater” rất ư hùng vỹ gọi là Googleplex ở Mountain View, California, với hơn bốn mươi sáu nghìn nhân viên dưới trướng, theo báo cáo cuối năm 2013 của Google.
- Tuần sau mình đến chơi nhà người quen ở Milpitas, hay là tranh thủ đi thăm lại Google một chuyến nữa nghe bà! Ông nhà tôi nói, khi tôi cho ông đọc bản tin ấy.
- Phải phải! Tôi đồng ý ngay. –Để xem tận mắt Google thay đổi đến cỡ nào mà được bầu “The Best” liên tục trong mấy năm.
Hai lần thăm Trụ Sở Google
Chúng tôi đã một lần viếng Bộ chỉ huy Google Mountain View hơn sáu năm trước, trong ngày lễ Halloween. Đó là một ngày đáng nhớ. Khi đó công ty còn nhiều chỗ trống nên họ cho phép nhân viên đưa thân nhân bạn bè vào dự lễ “Ma” chung vui với công ty.
Buổi sáng ngày Halloween tất cả nhân viên đều hóa trang và đến công ty làm việc bình thường. Bắt đầu từ hai giờ chiều thì ngừng tay hết và ra ngoài dự lễ. Mỗi người một kiểu hóa trang độc đáo, màu sắc rực vui, làm cho đám trẻ con nhìn đến lác cả mắt. Khai mạc buổi lễ là một con lân dài thườn thượt từ đông sang tây do mấy chục nhân viên Google cầm chân múa. Trên sân khấu phần thì ca nhạc, lớp “talk show,” rồi nào là ảo thuật… Trống chiêng inh ỏi ngất trời, cờ xí phất phơ rợp đất.
Khắp nơi trong khuôn viên công ty chỗ nào cũng bày biện thức ăn còn nóng hổi, thịt quay thịt nướng thịt hầm... Thức uống thì có đủ loại rượu, bia, nước trái cây, nhiều loại kem và bánh tráng miệng, được bày sẵn trong những chiếc tủ lạnh thấp đặt dưới bóng cây và trong hành lang. Ngoài sân đi đến đâu là đụng phải đồ ăn thức uống đến đấy. Bên trong các căn tin quầy nào cũng đầy ắp món ăn, trên mặt kính của quầy nằm la liệt các bác tôm hùm, cua, mực làm bằng bánh mì to đùng cỡ những con heo con nhìn sống động giống như thật. Google còn thuê những người thổi bong bóng thành súc vật rất chuyên nghiệp và vẽ hình xâm đến giúp vui cho trẻ con và cả người lớn. Chúng tôi có dắt theo đứa cháu và con bé thích mê đến nỗi hết giờ mà vẫn chưa chịu đi về.
Đó là những năm về trước. Ngày nay Google phát triển rộng lớn, xây dựng thêm rất nhiều công trình không còn chỗ trống nên họ hạn chế số khách tham dự trong ngày lễ.
Halloween, chỉ còn vợ con nhân viên mà thôi.
Chúng tôi ghé Google vào giờ ăn trưa vì không muốn thằng út bỏ việc nửa chừng trong giờ làm việc. Thật không ngờ chỉ trong vòng mấy năm mà Google đã thay đổi một cách không thể tưởng tượng nổi. Ngày trước, phần lớn các dãy building đều nằm bên phải đường Amphitheatre, tính từ Freeway vào, và phía bên kia đường chỉ thưa thớt một số cơ sở, bãi đậu xe, còn lại rất nhiều đất trống. Bây giờ cả hai bên đều đã mọc lên dày đặc như nấm những dãy building chọc trời, nhìn đi nhìn lại đến “sái cả cổ” mà chẳng biết nơi nào là trụ sở chính, vì mỗi góc building đều có bức tường với biểu hiệu Google giống nhau.
Cuối cùng tôi quẹo đại vào bên tay phải thì gặp chỗ “Valet Parking.” Nhớ lại lời thằng út dặn, tôi dừng lại và lập tức có người ra giúp lái xe chúng tôi đi đậu.
- Google thật chu đáo quá chừng! Ông nhà tôi trầm trồ. - Nếu mình cứ chạy vòng vòng, không biết đến bao giờ mới đậu được xe.
Chúng tôi gọi cho thằng út rồi đi ra phía sau. Rải rác xung quanh các tòa nhà là những bồn hoa đủ màu sắc, bãi cỏ xanh rì, và nhiều kỳ hoa dị thảo khác được chăm bón cẩn thận. Xa xa bên ngoài các bãi đậu dày kín xe hơi là rừng cây bát ngát nhiều cây xanh và những cụm thông cao vút. Đi hồi nữa chúng tôi thấy một chiếc xe thùng màu trắng thật dài đậu giữa sân, bên hông xe nổi bật hàng chữ màu xanh sống động, “Onsite HairCuts!”
- Trời đất! Google chịu chơi hết chỗ nói! Ông nhà tôi kêu lên đầy thích thú. –Xe cắt tóc còn vào tận nơi để cắt tóc tại chỗ cho nhân viên!
Tới thêm một chút, tôi kéo tay ông đứng lại và tròn mắt nhìn tấm bảng “Oil Change-Dealer Services” và hàng chữ “Walk-Ins-Welcome.”
- Đây nữa nè! Tôi trầm trồ. - Còn có cả Dealer xe cũng vào đây thay nhớt…dạo! Nhân viên Google được cưng chiều đến hư mất thôi! Tôi khoái cái khoản thay-nhớt-khỏi-hẹn này, vì tôi rất ghét việc đem xe đến tiệm rồi ngồi chờ đến mõi mòn dù có hẹn trước hay không. Thay nhớt chỉ kiếm vài chục bạc, nên người thợ đã không ngại để mình ngồi đợi hàng giờ và đi tiếp những mối cá mập hơn.
Lúc này đã hơn mười hai giờ trưa, trời đang nắng chói chang, nhưng khi chúng tôi tới dãy building cao thì ngoài sân rợp đầy bóng mát của những tàn cây thốt nốt. Bỗng đâu có một nhóm nam thanh nữ tú từ trong tòa nhà bên cạnh ùa ra rồi leo lên những chiếc xe đạp màu sắc sặc sỡ và vội vã đạp đi, rộn rã trong tiếng nói cười. Tôi trầm trồ:
- Wow! Hình như họ là những tay đua xe đạp thì phải! Xe đạp đầy màu sắc nhìn vui quá!
- Không phải đâu má! “Thằng Gút Gồ” đến tự lúc nào, ở đàng sau lên tiếng. –Chúng là những chiếc xe đạp của Google gọi là “gBikes.” Xe đạp này là “hàng hiệu” đặc biệt, được “design” theo biểu hiệu của Google, với màu xanh mực, đỏ, vàng, và xanh ve. Công ty tụi con có đến bảy tám trăm chiếc như vậy, và một số xe máy nổ “Scooter” dùng để đi xa hơn, cho nhân viên mỗi khi cần di chuyển từ building này sang building khác, hoặc là họp hành quanh đây, tiện lợi lắm! Ba má nhìn kìa, loại xe đạp này có mặt khắp mọi nơi trong công ty, đi đến đâu tụi con cứ để đó rồi ai cần thì lấy đi tiếp.
Tôi nhìn theo tay nó chỉ, quả thật rất nhiều người đạp loại xe này vòng vòng trong công ty. Có mấy chiếc dựng gần bên, tôi lại nhặt lấy một chiếc và đạp thử. Xe rất êm dễ chạy.
- Bây giờ để con đưa ba má vào ghi danh thăm viếng rồi mới đi tham quan sau nghe!
Nói xong thằng út đưa chúng tôi vô bên trong, đến một chiếc máy ghi danh tự động và cắm thẻ nhân viên của nó vào. Nhìn nó loay hoay nạp thông tin họ tên chúng tôi vào máy, tôi chợt nhớ một lần tôi đọc trên mạng có anh chàng kia ở tiểu bang khác rất ngưỡng mộ Google, nhân đi công tác qua San Francisco nghe người ta nói công ty Google chỉ cách San Francisco khoảng một giờ lái xe nên muốn đến tham quan. Anh ta trả tiền phạt đổi vé máy bay trễ một ngày, book khách sạn thêm một đêm, và thuê chiếc xe rồi tìm đường đến Googleplex. Nhưng khi đến người ta không cho anh vào, vì anh chẳng quen biết ai ở đây.
Luật lệ của Google phải có thân nhân hay bạn bè làm trong công ty thì mới được vào tham quan, mà mỗi nhân viên cũng chỉ được đưa vào mỗi lần hai người khách. Họ cũng chẳng cho anh chụp tấm hình nào. Anh chàng tức tối, gọi điện thọai kiện tới người có trách nhiệm cao hơn nhưng cuối cùng vẫn đành phải ra về.
Sau đó anh ta lên mạng viết bài để “mắng vốn” Google với thiên hạ. Tội nghiệp anh ta đã tốn một mớ tiền cho cái kết quả “nothing.” Nhưng trong thời buổi khủng bố ẩn hiện khắp nơi như bây giờ thì cũng không thể trách Google được.
Tôi vội vã đón lấy tấm thẻ “Khách viếng” (Visitor) thằng con vừa in ra, cài lên áo rồi đi theo nó. Dọc đường, nó dừng lại và giảng giải về mọi thứ, mọi nơi mà chúng tôi đi qua.
Hiện tại Google có hơn hai mươi mấy tòa nhà trong toàn khu vực, mà phần lớn các tòa nhà đều được xây theo tiêu chuẩn có thể đưa nhiều ánh sáng tự nhiên vào. Ngoài những building lớn được đặt tên bằng con số, các phòng làm việc họp hành trong building thì được gọi theo những chủ đề khác nhau, chẳng hạn như địa danh trong địa lý là phòng “Bora Bora,” tên hòn đảo thần tiên thuộc quần đảo Polynésie của Pháp ở Thái Bình Dương, hay là phòng “Tunis” là tên thủ đô của nước Cộng Hòa Tunisia Bắc Phi Châu, nơi từng xảy ra cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” để chống lại chính phủ độc tài nổi tiếng thế giới của nam nữ thanh niên hồi tháng 12, 2010.
Lần trước đến đây tôi vì mê xem hóa trang Halloween nên không để ý nhiều về công ty. Bây giờ mới biết, Google đã tận dụng từng tấc đất, từng khoảng không gian đưa vào xử dụng, không hoang phí một tẻo teo nào, để vừa sinh lợi cho công ty lại vừa bảo vệ môi trường cho trái đất. Thí dụ như khoảng trống giữa các tòa nhà là một vườn rau xanh thiên nhiên giúp cho quang cảnh tươi mát mà theo lời thằng út thì vườn rau này cũng cung cấp phần nào rau xanh cho nhà bếp Google; hoặc những thùng nuôi ong mật được đặt gần mấy dãy hàng rào xung quanh công ty, để vừa “nhờ” các chú ong giúp cho cây cối quanh vùng thụ phấn đơm hoa kết trái, vừa thu hoạch mật; hay là trên mái của các bãi đậu xe, các sân trong (patio) được lợp bằng những tấm pa nô (solar panel) vừa khỏi tốn kinh phí mua vật liệu, vừa nạp năng lượng mặt trời để lấy điện.
- Ba má biết hôn? Thằng út nói. – Những tấm pa nô này hàng ngày tiếp thu năng lượng mặt trời và tạo ra đến 30% công xuất điện dùng trong Google lận đó! Còn nữa, để khuyến khích nhân viên dùng loại xe đời mới chạy điện giảm ô nhiễm môi trường, Google đã cài đặt hệ thống sạc điện với trên 750 chỗ ở đàng kia kìa, một hệ thống sạc điện lớn nhất toàn quốc, bên dưới những tấm pa nô năng lượng mặt trời. Nhân viên đi làm đem xe đậu ở đây chiều về đã đủ điện chạy tiếp mà không phải tốn một xu nào!
- Wow! Quả là những việc làm lợi ích vô song! Ông nhà tôi nói.
- Chưa hết đâu! Để giúp nhân viên và làm tốt môi trường, Google còn có “Shuttle Bus” đưa đón nhân viên toàn vùng Bay đi và về, trên xe Bus có cả “WiFi” nữa. Con cũng đi xe bus dài dài, chỉ khi nào “ngủ nướng” trễ Bus con mới lái xe. Nhiều người đi chung Bus sẽ tiết kiệm nhiên liệu, giảm bớt khói xe, và nhất là tránh được nạn kẹt xe.
- Nhưng như vậy rủi ở nhà có việc cần con làm sao về kịp? Tôi hỏi.
- Ồ, việc ấy thì không phải lo. Google sẽ cung cấp xe để đi bất cứ lúc nào.
- Ôi, thật là hết ý! Tôi xuýt xoa.
Đi một hồi gặp hai hồ nước xanh lơ hình chữ nhật nằm song song trên bục cao giống như hai cái hộc, thằng út nói: -Đó là hai hồ bơi nước nóng “Spa”.
- Trời đất! Hồ bơi gì ngắn ngủn vậy? Tôi kêu lên. –Kiểu này chỉ cần vung mấy sải tay là đụng bờ bên kia, chỗ đâu mà bơi chứ?
Nó cười ngất: - No! Những hồ bơi này là “Hồ vô bờ,” má không dễ gì bơi tới đích đâu! Chúng giống như là những cái treadmill vậy, nước được bơm chảy cuộn ngược dòng, bơi đến khi nào mệt thì ra chứ còn lâu mới tới đích. Cho nên bơi để tập thể dục là rất tốt.
- Đúng là Google! Cái gì cũng gồ ghề, cũng khác đời hết! Tôi lắc đầu.
Chúng tôi đi xem từ dưới đất đến trên lầu, dĩ nhiên là ngoài hành lang và những chỗ được cho phép, chứ không phải trong các phòng làm việc. Mắt tôi thì cứ tròn lên, miệng không ngớt trầm trồ, vì chỗ nào cũng có những điều đáng nói. Sân bóng chuyền cát, khu ném đĩa, nơi thảy Bowling, bức tường “Climbing Wall,” và các trung tâm thể dục “Fitness.” Máy massage được đặt rải rác khắp các tòa nhà, có vài người đang nằm lim dim giữa tiếng máy đấm bóp chạy rào rào. Đây đó là những bàn trò chơi điện tử, ping pong, bi da, và phòng giặt đồ “laundry.” Công ty còn có phòng massage do chuyên viên có bằng nghiệp vụ phụ trách, để giúp nhân viên thư giãn sau những giờ phút làm việc căng thẳng. Có đến hai mươi mấy nhà ăn và căn tin, phục vụ ba bữa/ngày, và hàng trăm cái bếp nhỏ tức “micro-kitchens” có mặt trên từng góc hành lang, building nào cũng có, cung cấp những món ăn liền, ăn vặt, như nước giải khác, mì, bánh sanwish, bánh ngọt, trái cây.
Ông nhà tôi chợt lên tiếng: - Thật Google khôn quá trời quá đất! Tất cả mọi thứ đều ở trong tầm tay thế này, nếu là ba, ba cũng sẽ ăn dầm nằm dề trong hảng để làm việc!
Thằng út cười: -Dạ đúng đó ba! Cả bác sĩ cũng trực sẵn ở đây, tụi con làm sao dám bệnh!
Ra ngoài Parking, tôi kinh ngạc nhìn chiếc xe đạp bự chang màu vàng có hình thù kỳ dị, với cái tên cũng dị kỳ luôn, “Xe đạp hội nghị” (Conference Bikes). Xe có 7 cái yên ngồi, 1 cho tài xế cầm vô lăng và 6 yên khác vòng quanh cho hành khách mà dưới mỗi yên xe đều có bàn đạp để mọi người cùng đạp. Điều thú vị là, mọi người ngồi theo vòng tròn, nên khi cùng nhau đạp xe thì có người xoay lưng đạp ngược lại với hướng đi, người thì đạp xéo, kẻ lại đạp ngang, mà chiếc xe vẫn chạy thẳng theo hướng lái người cầm vô lăng!
Thằng út nói:
- Xe đạp này tụi con thường dùng khi di chuyển nhiều người cùng một lúc và đôi khi cả nhóm ra ngồi trên xe để họp bàn công việc như một hội nghị bàn tròn. -
Thiệt tình! Tôi chỉ nói được như thế bằng giọng khâm phục vì bao nhiêu lời khen ngợi và trầm trồ tốt đẹp tôi đều tuôn ra cả, nên giờ đã “hết vốn” rồi.
Nơi sân sau chỗ “courtyard” người thì đang ngồi trên ghế phơi mặt ngoài trời để tắm nắng cùng cái laptop hay quyển sách trên tay, số khác núp dưới mấy dãy dù màu chăm chú vào những đĩa thức ăn đầy ắp. Nhân viên, khách viếng qua lại tấp nập rộn ràng. Buổi trưa ở Google nhìn thật vui tươi, sống động, trông vừa tất bật lại vừa nhàn nhã giống như quang cảnh buổi trưa ở một trường đại học. Chẳng thế mà Google đã tự hào là làm việc ở đây người ta có cảm giác như “trở lại trường đại học.”
Nhưng nếu nói một cách chính xác hơn nữa, thì Google là một nơi “bao gồm tất cả mọi nơi” trong xã hội ngày nay. Là công viên với những con đường mòn đầy cây cổ thụ và hoa cỏ đủ màu đủ sắc; là viện bảo tàng với bộ xương khủng long hóa thạch dài thoàng đứng há miệng nhe răng; là trường đại học với những tòa building ẩn hiện dưới tàng cây, xe hơi đậu kín bãi và các bức tường thấp ghi tên từng building; là khu ăn chơi giải trí với những căn tin, các môn thể thao thể dục, game, trò chơi điện tử; là Disneyland với biểu tượng icons Android Jelly bean, Honeycomb, và Gingerbread...; cuối cùng, là “nơi huyền thoại,” nơi mà không khách viếng nào có thể vào hay tưởng tượng nổi, đó là hình ảnh và những bí mật bên trong các tòa nhà, nơi các công trình, các đề án, các phát minh tuyệt vời đang từng ngày được hình thành để làm “thay đổi thế giới” như lời của Larry Page, người đồng sáng lập Google cùng với Sergey Brin.
Đi dạo một hồi, thằng út kêu chúng tôi ghé vào một nhà ăn gần đó:
- Vào đây ăn chút gì đã. Chắc ba má cũng đói bụng rồi, ăn xong con sẽ đưa đi tiếp.
Có nhiều người cũng đeo bảng “Khách viếng” như chúng tôi đang chọn món tại các quầy. Thằng út cho biết đây là một trong các nhà ăn lớn, có nhiều quầy thức ăn khác nhau như Mỹ, Nhật, Ý, Á Châu gồm Tàu, Việt nam… mỗi quầy do một bếp trưởng quản lý.
- Các đầu bếp ở đây đều là những bếp chính Google gom về từ các nơi, có người đã từng viết và xuất bản “Cook book” nữa đó ba. Nó nói. -Những món ăn được chọn lựa kỹ càng, họ thay đổi món mỗi ngày để vừa ngon miệng vừa bảo đảm đủ chất dinh dưỡng hầu giữ gìn sức khỏe cho nhân viên. Đặc biệt, nhà bếp Google dùng toàn sản phẩm, thực phẩm, rau trái “organic” được sản xuất từ dân địa phương trong vòng 150 miles xung quanh bộ chỉ huy Google, với mục đích “trâu ta ăn cỏ đồng ta” ủng hộ bà con hàng xóm để đẩy mạnh kinh tế địa phương, đồng thời lấy nguồn thực phẩm tươi mới cho nhà bếp.
Nhìn mấy dãy tủ kiếng của các quầy đầy ắp thức ăn nghi ngút khói, tôi hoa mắt không biết bắt đầu từ đâu và chọn những món gì, vì thứ nào nhìn cũng hấp dẫn hết. Chỉ là bữa trưa bình thường, mà thức ăn nhiều đến vậy. Những món ăn ở đây còn ngon và hạp khẩu vị với tôi hơn là thức ăn ở các nhà hàng vì không có món nào là quá nhiều dầu mỡ.
Tôi ăn xong trước bèn đi tà tà vô phòng tiếp tân để kiếm thêm thông tin. Thấy tôi đeo bảng viếng thăm, cô nhân viên trực chào niềm nỡ. Tôi hỏi cô có “Flyer hay “Booklet” gì của Google để tôi đọc thêm thì cô cười:
- Bây giờ chúng tôi không còn dùng giấy mực nữa. Tất cả thông tin đều ở đàng kia kìa! Cô chỉ vào cái computer thật lớn đặt ở góc hành lang.
Quả thật mọi thông tin của Google “từ A đến Z” từ bộ chỉ huy đến các chi nhánh trên thế giới đều được cài sẵn ở đây. Tôi chỉ nhấp chuột và xem, không phải lục tứ tung như cái máy ở nhà. “Tham quan” Googleplex, tôi được dẫn từ đường link này sang link khác và tìm thấy nhiều chi tiết lý thú về Google. Larry đã từng nói, nhiệm vụ của Google là gom góp, sắp xếp lại tài liệu và thông tin trên thế giới. Tôi tâm đắc nhất câu anh nói với tờ “Fortune CNNMoney” là “Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, bạn phải thực hiện những việc quan trọng, hiếm người làm, và ở Google chúng tôi không bao giờ thiếu những việc như vậy, vì thế giới này còn có rất nhiều điều cần phải đổi thay.” Larry còn cho biết, bạn không nhất thiết phải nằm trong ban quản trị mới nổi danh, mà làm một kỷ sư trực tiếp với sản phẩm của mình mới là đáng nói. Điều quan trọng hơn hết của Google, cũng theo Larry, vẫn là cố gắng đem lại những gì tốt nhất cho nhân viên, nhất là vấn đề đời sống và sức khỏe, vì như thế mọi người sẽ luôn vui khỏe để dốc lòng làm việc, đóng góp nhiều thành tích cho công ty.
Và đúng như thế! Để đáp trả lại sự ưu ái này, sắp tới đây một “kỳ tích” mới mà Google hiện đang chuẩn bị chào hàng ra thế giới là đôi kính thông minh “Google Glass.” Đôi kính này còn “ngầu” gấp vạn lần chiếc điện thoại thông minh. Như những phép lạ trong truyện Phong Thần khi “Hô biến!”, đeo đôi kính này, nếu bạn muốn chụp hình hay quay video cảnh vật trước mắt, bạn chỉ cần “ra lệnh” bằng tiếng nói, “Google Glass! Hãy chụp hình cảnh này cho ta!” là nó sẽ làm ngay. Bạn còn có thể chia xẻ với bạn bè từ xa hình ảnh sống thực trước mắt bạn. Và đôi kính có “phép” này còn chỉ đường cho bạn rõ ràng từng góc phố, thời gian, và “chơi luôn” dịch lời thoại của bạn ra tiếng nước ngoài bằng âm thanh, nên bạn sẽ không còn“ngán thằng Tây” nào khi tiếp xúc với người ngoại quốc!
Tôi đã có một chuyến đi thật tuyệt vời, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí báu, và tận mắt chứng kiến những “chiến lược” điều hành công ty độc đáo của Google. Theo những gì tôi được biết thì Google chú trọng vào những điểm sau đây. Chọn lựa nhân viên tài giỏi. Khuyến khích sự sáng tạo và phát minh. Không cứng nhắc trong giờ giấc. Cung cấp thực phẩm, tiện nghi đời sống hàng ngày, và chăm sóc sức khỏe cho nhân viên cùng gia đình họ. Khen thưởng và vinh danh những kẻ có công. Đặc biệt, đối xử bình đẳng thân thiện, cho mọi người cái cảm giác như làm việc trong một gia đình. Có thể nói Larry Page, Sergey Brin, và ban điều hành Google là những nhà chỉ huy thuộc hạng “Siêu Sao”. Họ đã hành xử đúng câu châm ngôn của người Mỹ, “Treat others how you want to be treated,” hãy đối xử với người khác những gì bạn mong muốn được đối xử. Và tôi đã tìm được câu trả lời vì sao Google thành công “như diều gặp gió.” liên tục có phát minh, giật nhiều giải thưởng, và đoạt vương miện “Nơi làm việc tốt nhất trong năm” đến những bốn lần, mỗi hai năm liên tiếp 2007-2008 và 2012-2013, một kỷ lục chưa từng xảy ra với bất kỳ công ty nào từ trước đến nay.
Cuối cùng, cám ơn Google và những bộ óc thông minh “Googlers” đã đóng góp thật hữu ích vào nền công nghệ thông tin cho nhân loại toàn hành tinh, trong đó có tôi, được nhờ. Thú thật, tôi rất hãnh diện được làm “người hàng xóm trong vòng 150 miles” của Google. Tôi cũng xin cám ơn Google đã đào tạo cho tôi một “Thằng Gút Gồ” để tôi có cơ hội lâu lâu ghé tham quan “công ty huyền thoại” của các bạn. Và nhất là, để tôi “kêu réo” mỗi lần tôi hoặc mấy bà bạn già gặp vấn đề với cái lũ máy vi tính vốn dĩ đầy rắc rối kia.
Phương Hoa
Chỉ có những người về hưu thì mới có nhiều thời gian nấu nướng ma thoi. Chuyen công ty Google cung rất là thú vị! Bảo đảm ai vào đây rồi là không bao chờ nghĩ đến chuyện đổi job đâu. Cam on tac gia Phuong Hoa
Le hang
Cám ơn tác giả đã chia sẻ kinh nghiệm điều hành công ty của Google. Quả thật đây là những kinh nhiệm quí báu cho những ai làm kinh doanh. Tôi hiện giờ đã về hưu, nếu không tôi sẽ bắt chước những kinh nghiệm này đẻ làm cho business của tôi phát triển mạnh lên. Cau noi "Hãy đối xử với người khác những gì bạn mong muốn được đối xử" quả là chí lý. Chẳng những đối với việc lam, chủ và nhân viên mà còn bạn bè với nhau cũng vậy. Mot bai viet hay!
Tai ha.
Cam on tac gia Phuong Hoa da ke chuyen ve cong ty Google. That la mot noi lam viec tuyet voi. Rat may man cho ai la nhan vien cua ho. Uoc gi toi co nguoi quen de di tham quan Google mot lan cho biet.
Thanh
Tiện đây tôi cũng mới biết trang Vietbao.com này, rất bổ ích. Trước đó không biết toàn đọc mấy trang web của bọn độc tài việt cộng như vnexpress.net, thanhnien, tuoitre...vv..toàn tin tuyên truyền và láo xạo...cướp, giết, hiếp, người mẫu, hoa hậu ngủ với đại gia nào, toàn ba cái thằng ngu đần nhưng làm lãnh đạo đất nước, tham nhũng be bét mà chẳng có được cái kiến thức nào làm vốn, hay kinh nghiệm sống... coi riết mà phát điên...Xin cảm ơn
Cám ơn các bạn đã bỏ thì giờ đọc bài và chia sẻ cảm nghĩ. PH rất trân trọng sự quan tâm của các bạn. Chúc các bạn luôn luôn sức khỏe, may mắn, và mỗi ngày đều tràn đầy niềm vui…
Thân mến,
Phương Hoa
Thân mến
PH
Thanh Mai
Co dung de y co nhung nguoi ghen an ghet o. Thay minh co chuyen vui thi ho noi tam bay tam ba do co a. Chuc co luon manh khoe binh an .