Hôm nay,  

Từ Pháp Qua Mỹ Tu Thiền

15/10/201100:00:00(Xem: 275447)
Từ Pháp Qua Mỹ Tu Thiền

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 3382-12-28592vb5101511

Tác giả đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009, Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông từng bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Tôi có vài người bạn học thời nhỏ tuổi khá thân sống ở Pháp. Du học từ những thập niên 50 và 60, Trí,Tân và Quý lấy vợ đầm, có sự nghiệp vững vàng sống ở Paris. Thái qua Pháp năm 1977 cũng ở Paris, nhưng từ ngày về hưu thì lui về miền Nam. Tân làm bác sĩ research 35 năm nay , QUý làm trưởng ngành ngoại giao trong Bộ giáo dục Pháp. Người nào cũng có con cái bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, giáo sư đại học ngon lành… Bích Ngọc mấy tháng trước qua Pháp chơi,được Tân, Quý và Thái ra đón, đưa đi ăn nhà hàng. Ngọc nói, “ông nào cũng có 2 nhà hết, cái ở Paris, cái ở dưới biển, hay trên núi”.
Đầu tháng 10, Tân emailed cho hay Quý săp qua Cali tu thiền ở Perris như năm ngoái . Tôi biết chuyện Quý và cựu đại tá Trần văn Tự thân nhau và cùng tu ở Perris nhưng chưa bao giờ đến đó. Tôi nhờ Quý mua dùm vài cuốn tiểu thuyết Pháp và DVDs mang qua tôi gửi tiền lại. Quý là con ông Hồ đình Chánh, cựu tỉnh trưởng Ninh thuận nổi tiếng ngày xưa, lớn hơn tôi một hai tuổì đó, không học chung lớp, nên không thân , nhưng tôi biết rõ chị em Quý và ngôi nhà gia đình Quý ở trước 75, kế bên căn phố tôi ở ngày xưa Tôi email cho Quý số cell phone để gọi khi tới Riverside, Quý sốt sắng mua các thứ ti dặn và ân cần cho biết ngày tới Mỹ.
Sớm chủ nhật 9/10, cell phone tôi reo, có ai ở area code 909 gọi, nhưng tiếng nói lào xào, số phone lạ, không biết là ai. Gần trưa, lại nghe một số phone khác gọi, lần này nói nghe rõ ràng, té ra là Quý , đã tới thiền đường ở Perris, thuộc Riverside County, tu được 2 ngày rồi . Quý mượn phone bạn đồng tu gọi, cho tôi địa chỉ thiền đường để lái xe lên nhận quà.
-Ủa, mới qua mà đã nhập học rồi sao" Thiền đường tên gì, có gần Lake Perris không"
-Tên là Tánh Không,cách chố ông ở chừng 20 miles thôi, chố này là đồi núi sa mạc hoang vu không hà… Ghi địa chỉ nè..
- Có gặp ông Tự chưa" Ban ngày lên thăm được không"
-Ông Tự về Houston “nhập thất” rồi. Không phải muốn thăm lúc nào là thăm đâu, đây như cái “couvent”. Có thời khóa tu đàng hoàng. Bốn giờ rưỡi giờ sáng dậy, học và thực tập thiền cả ngày, tới 6 giờ chiêu mới xong, sau 6 giờ họ mới mở cổng cho vô thăm, vậy ông chỉ có thể tới sau 6 giờ thôi.
Chủ nhật còn mệt vì tối thứ bảy coi dạ vũ ballet Vết lăn trầm ở Rose Center về khuya mất ngủ, nên tôi để chiều thứ hai mới lái xe ra freeway 91 W, tìm tới chỗ Quý. theo directions check trên Internet, exit vô Van Buren lái ngoằn ngoèo lên núi . Năm ngoái nghe đồng hương PhanRang kể chuyện Quý từ Pháp sang đây tu thiền mấy tuần với cựu đại tá Tự,( nay là hòa thượng) nghe nói tu viện đó đâu gần hồ Perris, nhưng không biết dích xác ở đâu . Tôi lấy làm lạ , già yếu sắp chết thì ai cũng lo tu hành, không có gì lạ, nhưng sao không ở bên Pháp tu theo thày Nhất Hạnh mà lại bay qua tuốt bên này, quen ông Tự và ở lại tu cả tháng . Riverside có nhiều chùa và tu viện Việt Nam, tất cả đêu tọa lạc hai bên bờ freeway 91, trên các đồi núi hoang vu khô cằn xa thị xã, nhưng tôi ít khi tìm thăm, vì quan niệm Phật tại Tâm, không cần phải đi đâu xa mới thấy Phật. Lần này tò mò muốn gặp Quý coi thay đổi sau 50 năm ra sao, thiền viện ra sao, muốn biết lí do tại sao từ Pháp mà phải lặn lội sang Mỹ tu, nên tôi náo nức đi coi cho biết.
Cũng như chùa Lôc Uyển ở Éscondido, Thiền viện Tánh Không do Thầy Thích Thông Triệt tạo lập, nằm trên đồi núi khô khan, nhưng nhìn qua 2 cổng sắùt kiên cố, thấy bên trong có nhiều cây cối, chủ yếu là cây ăn quả do bàn tay người trồng lên xanh mát. Thấy một người đàn bà mặc áo tràng xám tình cờ đi ra, bèn nhờ gọi thăm Quý ở Pháp qua. Chị vô kêu anh bạn đồng tu ra bấm nút mở cổng cho mình lái xe vô đậu. Đang rề rề tìm chỗ đậu thì thấy một anh chàng mặc áo tràng xám bước ra nhìn xe mình chăm chăm, biết ngay là Quý, cũng dáng dấp thon nhỏ đó ngày nào thời trung học. Cười bắt tay , hai đứa kéo nhau ngồi xuống dưới bóng cây, hàn huyên hỏi đáp lia lịa…
-Tui nhân nghỉ break time, cúp cua lẻn ra gặp ông, chứ lẽ ra 6 giờ mới tan học.
Tôi chăm chú ngắm Quý. Da mặt Quý hơi sậm màu, lông mày thưa, khuôn mặt hiền từ, nụ cười đẹp, ánh mắt hiền hòa như của người tu lâu năm, lấy làm lạ sao Phật pháp thay đổi sắc diện phong thái con người nhanh quá. Nói chuyện với Quý, thấy ngay anh chàng như không còn mảy may tham sân si, hờn giận, chấp nhứt gì nữa trong tâm, đứng gần mà cảm thấy an bình, thoải mái như gần một đại đức giản dị, đạm bạc, không phải nói chuyện với chủ tịch ngành ngoại giao Bộ giáo dục Pháp như mình biết, mà chỉ là một anh bạn rất ư là hiền, thật thà và vui vẻ, như thân nhau sống chung từ bao năm nay.
Hai đứa nhắc chuyện xưa, các người quen dan Phanrang, người này nguời kia, chị em Trúc Hường thân nhau ở Saigon, cô Năm Vinh nấu cháo cho ăn lúc QUý bị mới qua Mỹ bị bệnh ở New York, Boubi con kỹ sư Thành bạn thời nhỏ ,anh Ngô văn Luôn cháu rễ ông Thiệu, chị Oanh, Long con bà Hoán, ông Ngạc, bà Khuê, Hổ ở Cầu nước đá, thời kỳ học Duy tân trên mình một lớp,nhưng chỉ học một năm đệ lục rồi lên Dalat thành mình không biết Quý mà Quý cũng không biết mình.
-Ông đi du học một lượt với Trí, Tân hồi 58 , 59 hả, sao tôi không nghe ai nói về ông cả.
-Đâu có, tôi học xong Cử nhân Luật ở Saigon, qua 67 mới đi Mỹ học..rồi từ Mỹ mới qua Tây.
-Ông già có tiền lo cho đi như Trí, Tân" Năm đó tôi mới ra di dạy ở Soc trăng.
-Không,Mỹ cho học bổng, tôi điểm cao được chọn. Ở New York học được vài năm rồi qua Tây học tiếp lên thạc sĩ, làm trong Bộ giáo dục Pháp mấy chục năm, mới về hưu ba năm nay.
-Sao ông giỏi quá vậy" Làm chức gì trong Bộ Giáo dục"
-Làm trưởng Phòng ngoại giao của Bộ…hay dẫn phái đoàn đi thăm các nước. Mấy năm trước dẫn phái đoàn về Việt Nam, có ghé thăm căn nhà xưa ở Cầu nước đá..
-Trời, oai vậy đó…Sao ai qua đó thấy cũng thành công hết vậy" Tân, Trí, Thái, Phát…Nghe nói ông lấy vợ đầm, có 2 con trai, có đứa nào làm bác sĩ như con Tân không"
-Môt thằng giáo sư đaị học, thằng kia kinh doanh điện thoại. Tụi nó ở riêng hết, làm ăn thành công, còn khá hơn bác sĩ nữa. Hồi trước tôi và con tôi hay kình chống, cãi nhau. Từ ngày tôi dự khóa tu ở Mỹ về, nó nói tôi thay đổi khác đi, không còn cố chấp, hung hăng nữa…cái gì cũng cười xuề xòa, dễ tánh, khiến nó ngạc nhiên và bắt đầu kính trọng, tìm hiểu về đạo Phật.
-Ở đây khóa tu chừng nào mới kết thúc"
-Tới 20 tây xong, rồi phải lên San Jose, đi Houston. Kỳ này đi 1 tháng thôi, ở lâu quá tội nghiệp bà xã buồn, ở nhà thui thủi bên đó có một mình.
-Bã còn đi làm chứ"
-Còn.
-Còn thì tốt rồi, làm việc bận rộn thì giờ đâu mà nhớ nhung.
Nói tới đó thì thấy 2 vợ chồng từ xa đi lại, như khách mới tới thăm tu viện, hai bên chào hỏi nhau.Thấy Quý mặc áo tràng xám,chị vợ hỏi:
-Ở đây có bao nhiêu người dự tu khóa này anh"
-Dạ khoảng sáu bảy chục người.Đa số sống Riverside, hay San Diego, ở gần đây,tối ngủ lại.
-“Anh này từ Pháp qua”, tôi giới thiệu Quý.
-Vậy sao" Tụi tôi nghe nói chỗ này có thiền viện, nên lên coi thử, lái xe suýt chút nữa lọt hố.Muốn tham dự khóa tu, phải làm sao anh"
-Dễ lắm, xin với thày một tiếng.Công việc phân công, ai nấu bếp, tưới cây, quét dọn, đều lên danh sách thời khoá biểu mỗi ngày. Chỗ ngủ có sẵn, rất đơn sơ, mỗi ngày đóng 15$ tiền cơm nước thôi, ai muốn đề xướng xây dựng sửa sang trồng trọt gì thì tự động làm. Đều là nguời hiểu giáo lý Phật cả, tâm bố thí rộng rãi, cái “ngã chấp” teo lại, nên sống hòa thuận với nhau không có vấn đề gì.
QUý bỏ vô trong hình như lấy quà mang ra cho tôi, còn tôi tò mò muốn đi thăm toàn thể cơ ngơi, nên cùng hai ông bà khách lần theo con đường trải sỏi giữa hai hàng cây xanh, ung dung ngắm cảnh, đi coi các nơi.Rõ ràng công sức người tu đã bỏ ra ở đây rất nhiêu, biến một chốn khô cằn hoang vu thành vườn tược cây trái xanh mát xum xuê làm ta có cảm tưởng đang du ngoạn trong các vườn cây ở Lái thiêu. Mỹ tho…Ba đứa tôi trầm trồ thấy những chùm táo Tàu lòng thòng, trái cam trái bưởi đu đưa hai bên đường lào xào tiếng sỏi dưới chân, nhiều bụi thanh long đang leo giàn, có trái chín hồng,Lác đác những tượng Quan Âm trắng lộ thiên đứng bên hồ nước, mấy bụi trúc xanh um tùm, các tảng đá to trắng phau,Những con đường có hàng cây liễu rủ lá xuống gần chạm đất để thiền sinh thoải mái tâm hồn, thong thả kinh hành sau những giờ ngồi thiền định tâm chú mục.
Tu viện này không có chùa xây cất kiên cố, mái đỏ, đuôi rồng to lớn như chùa Lộc Uyển ở Éscondido, chỉ có năm ba căn nhà nhỏ thấp như thiền thất của các người tu ở thường trực, còn toàn là những trại lều vải dã chiến lớn nhỏ đủ cỡ, kê đầy giường chiếc (single bed) có phủ mền, chứa từ sáu bảy đến vài chục giường để ngủ ban đêm. Trời Đông sắp đến, màn vải phất phơ phong phanh kiểu này chắc là lạnh lắm. Tôi vào nhà bếp coi,mái vách sơ sài cất bằng vật liệu nhẹ, có 3 tủ lạnh lớn,bếp núc, bàn ăn la liệt, thức ăn rau cỏ vương vãi. Phòng khách kê những sofas bằng da đã cũ hai bên lối đi, có chỗ da sờn rách vá bằng tape băng keo, cho người ngồi chơi hay ăn uống. Hình như ở đây, chuyên tu học cho tâm an lạc mới là việc chính, còn việc nấu nướng, ẩm thực, ngủ nghê phục vụ cho tấm thân tứ đại vô thường không cần thiết. Lớp học che màn kín, tôi tới gần rón rén ghé mắt nhìn vào thấy năm mười thiền sinh ngồi ghế chăm chú đọc sách, có kẻ viết notes, không thấy thày giảng ở đâu. Tôi quay trở ra tiếp tục thám hiểm trang viên vướn tược. Không khí trong tréo,cây cối cảnh vật xinh xắn ngẵn nắp, tâm hồn cảm thấy sảng khoái vô cùng. Tôi bỗng thầm nghĩ:

-Một ngày nào đó, có lẽ mình cũng xin lên tu hành ở chỗ này,một tháng, nửa năm, ăn uống chay tịnh, ở lều thô sơ, ngồi thiền nghe pháp, thong thả kinh hành giữa cảnh vườn thiền an tịnh như vầy, giao hết nhà cửa cho con cái quản lý.
Loanh quanh một lát, thấy Quý xuất hiện từ xa với mấy cuốn sách và DVDs.
-Tôi mua mấy cái này ông dặn. Phim này nói về cải cách xã hội công xưởng ở Pháp, phim này chuyện Fernandel, cái này đời sống học sinh nội trú… Tặng ông đó.
-Thôi, thôi, để tôi gửi tiền lại…
-Không…quà cho ông mà. Anh em mấy chục năm nay bây giờ mới gặp, tôi rất là vui… Không đáng gì đâu.
-Tôi chưa bao giờ tới Pháp, chỉ có đi Thụy Sĩ ở 2 tuần năm 2003, qua Ý chơi, có 2 cô em sống ở Thụy sĩ.
-Sang năm đi đi, tôi ra phi trường đón về nhà tôi ở.
-Nghe bà Ngọc nói mấy ông, ông nào cũng làm chủ 2 cái nhà, cái trên núi, cái dưới biển. Mây ông đi Pháp ông nào cũng thiệt giỏi, nghe nói đời sống Pháp đắt đỏ lắm mà sao mấy ông tài vậy" Tôi dạy francais mà lại qua Mỹ sống, còn ông đi Mỹ mà lại bay qua Pháp sống. Ông thành công lớn ở Pháp. Tôi lúc trẻ vướng vòng lính tráng tù tội, 40 tuổi mới qua Mỹ lập lại cuộc đời bằng hai bàn tay trắng, mãi 25 năm, bây giờ mới trả off được cái nhà..
Quý cười hiền lành:
-Mỗi người đều có một biệt nghiệp riêng, đưa đẩy theo giòng đời biến chuyển... Thành công giàu có cao sang xuông xẻchưa hẳn là điêu tốt. Vất vả như ông chưa hẳn là điều đáng buồn. Nghịch cảnh rèn luyện con người, làm ông sớm hiểu cuộc đời vô thường. Chưa chắc tôi đã may mắn hơn ông, vì ông hiểu đạo sớm hơn tôi.
Tôi biết Quý thành thật khi nói câu đó, tỏ ra con người rất hiểu biết, đưa cái thắc mắc trong đầu từ lâu ra hỏi:
-Sao bên Pháp có làng Mai, thày Nhất Hạnh, có thày chùa Khánh Anh, nhều thày giỏi lu bù mà ông không gia nhập tu thiền, lại chạy qua tuốt bên Mỹ làm đệ tử ông thày bên này, năm nào cũng tốn tiền bay qua đây nhập thất"
Quý cười hiền:
-Ừ, lạ lắm, như có nhân duyên sao đó. Hồi nhỏ tới giờ không hề biết đạo Phật là thế nào, mấy năm trước ở Pháp tôi đã từng nghe ngài Đạt Lai Lạt Ma giảng, thày Nhất Hạnh giảng... mà cũng không thấy “interessé” chút nào. Bụt nhà không thiêng. Vậy mà tự nhiên khi thày Thông Triệt qua Pháp, nói năm ba câu, tôi lại tự nhiên ưa thích, xin làm đệ tử. Mới đâu gặp tôi, ổng đã kêu tôi bằng “con”. “Chào con, sao con buồn vậy"” Tôi tức giận lắm. Ổng là ai mà dám kêu mình bằng con" Mình đang là chức sắc cao cấp trong Bộ giáo dục, mà ổng mới gặp đã kêu bằng con, xưng Thầy, biểu ai mà không tự ái. Mà công nhận tôi lúc đó có chuyện buồn thiệt. Hình như ổng đọc thấu qua tim tôi.
-Thì khi con người buồn, săc buồn lộ ra ở mặt, ai mà chẳng biết, cần gì phải là thày tướng số hay hòa thượng mới biết.
-Không phải đâu, người tu cao họ có cái nhãn thức, linh thức, biêt được tâm người phàm nghĩ gì.
-“Ý ông nói thày tu cao, chứng được “Tha tâm thông"“ tôi cười. ”Hồi xưa, ở Phanrang có ông sư Lộc tu thiền ngoài Đài sơn, mấy bà Sáu an, cô Tư thắm, bạn má tôi, cứ thần thánh hóa ổng, mới tới ngoài cửa khuôn viên ổng chưa vào, mà đã kháo nhau ổng ngồi trong đó biết mình sắp vô rồi đó. Thật là cuồng tín.
-Tôi vẫn nghĩ ổng thấu suốt được ý nghĩ và trình độ của đệ tử.
-À, mà ông tu thiền ở đây theo lối ngồi kiết già, tập trung tư tưởng vào một đề tài công án, hay quán về một đề mục, hay để tâm trí rỗng rang không vướng mắc.."”
-Để tâm trí rỗng rang….
-Như vậy tốt…
-Chỉ mong tu sao cho tâm được an lạc, chứ không mong được mục đích tôi hâu là thành Phật.
-Trời đất, tu thì phải tu cho được giải thoát, cho được thành Phật..chứ tu chỉ được cái tâm “an vui “ thôi thì dễ ợt. Ông có thấy tôi trẻ hơn tuổi không" Ai cũng nói vậy. Vì tôi không lo nghĩ, phiền muộn, ham muốn gì nữa. Tui được tâm rỗng rang, an vui rồi nè. Vô ngã.Vô thường..
-Thì từ ngày theo Thày mới nghe, mới biêt mấy chữ Vô ngã, vô thường đó, trước kia chưa hề biết. Đâu có biết “sắc thanh hương vị xúc pháp” là gì….6 căn, 6 trần, 6 thức là gì..đâu có biết Tướng không, Tánh không là gì..Chưa hề đọc qua cuốn kinh, chưa hề nghe qua cuốn băng giảng pháp, mặc dù họ gửi cho lu bù. Đùng một cái…
-Khi nhân duyên tới thì gặp thày, gặp pháp. Ông cũng có căn cơ đó, dân Tây văn minh khoa học thực nghiệm, chức vụ cao sang…mà dễ dàng ngộ đạo như ông thật hiếm có. Trong khi Tân,Trí,Thái, Phát …vẫn còn tàn tàn an hưởng giàu sang phú quí chưa biết tu. Đúng là khi Nhân chin muồi thì Quả tự nhiên trổ.Tôi căn cơ sớm hơn. Lúc nhỏ sanh trong đại gia đình Phật giáo, ông bác làm Hội trưởng Phật học Nam kỳ, tối tối người lớn bắt lên lầu ngồi quỳ chung với người lớn tụng kinh lạy Phật, thích thú say mê đọc sách tiền thân Phật Thích ca lu bù. Sáu tuổi đã tự ý lấy sáp đèn cầy nắn tượng Phật, hái hoa cúng, để vô tháp lạy, không ai bày cả. Lớn lên, cha chết năm 20 tuổi, gặp cơ đàn “Phật ông” Hàn mặc Tử xuống giúp cho mấy mẹ con côi cút,khuyên làm phước giải bớt nghiệp chướng, rồi do đọc Kinh Lăng nghiêm năm 23 tuổi mà ngộ đạo, biết được Vọng tâm và Chơn tâm. Tiếng chuông khi còn khi mất mà TANH nghe lúc nào cũng có, không mất. Cảnh vật khi tối khi sáng mà TÁNH thấy lúc nào cũng có không thay đổi. Phải lìa vọng tâm, hằng sống với Chơn tâm, ý thức từng giây phút mọi biến chuyển trong Tâm. Sông với chơn tâm thì mình là Phật, rất là đơn giản.
-Nói thì dễ… nhưng làm rất khó. Ngay trong đám người già lên tu ở đây, mà hôm qua còn có người tự nhiên tức giận, nổi sân la lối om sòm, còn thua người phàm không tu nữa.
-Thì tu phải chịu khó dụng công phu. Không thấy có ta, có người, có việc …thì mọi hờn giận đều rơi rớt biến mất hết. Đừng chấp nhứt gì, đừng khẳng dịnh cái gì đúng tuyệt đối, đừng để bụng cái gì lâu, đừng ham muốn cái gì nữa..Tất cả mọi sự trên đời dều là giả dối, hư vọng, do mắt thấy tai nghe mũi ngửi tay rờ mà cảm biết. Chết sống sanh diệt thay đổi liền liền, có gì là thật. Sống theo hạnh Tri Túc, biết đủ, cho là đủ, thì là dủ. Phải hiểu những chuyện gây cho mình phiền não là do Vọng tâm gây ra. Lìa Vọng tâm thì thành Phật. Giữ tâm trí rỗng rang thì thành Phật.Tu rất dễ: Tâm bình thường tức là Đạo. Để tôi cho ông mấy cái CD thày Thanh từ giảng Kinh Kim Cang . Chỉ cần nghe nó nhiều lần là nhập tâm, tâm trí sẽ rỗng rang thanh thoát…như hư không.
-Thì thày Thông Triệt này là đệ tử thày Thanh Từ đó.
-Vậy sao" Thì ông theo đúng đường rồi đó. Mình muốn gặp chào ổng được không"
Quý ngần ngại nhìn vào trong trướng:
-Ông ngoài 80 rồi, giảng xong là rút lui vô phòng, ít muốn gặp ai.
Lúc đó, có mấy thiền sinh cầm tô cơm ra ngoài đứng ăn, có người di ra xe lấy đồ, có người lên, kẻ xuống, đi qua, đi lại. Gặp ai, Quý cũng vui vẻ giới thiệu tôi :
-Đây là bạn cũ hồi nhỏ tôi, đây là bác sĩ X, ở San Diego lên tu.
-Đây là anh Y (chỉ một ông già khập khiễng yếu chân) trước làm Sở Welfare, mới về hưu.
Quay lại tôi, QUý giải thích:
-Hầu như ai cũng ở lại đây ăn ngủ tu 3 tuần liền, tu vậy mới có effet. Ngày lên, tối về với vợ con gia đình, không có hiệu quả tốt. Trong đời mình cũng nên có những khoảng thời gian biệt lập đáng nhớ như vầy để trau dồi tâm linh, xa đời sống gia đình hàng ngày, gây duyên lành cho kiếp sau. Hiện tại tôi vẫn chưa vui, vì có dự dịnh lớn để làm mà chưa thực hiện được.
-Dự định làm giúp cho xã hôi hay cho cá nhân "
-Cho xã hội.
-Thôi, buông bỏ hết đi..Quý à.. Làm cho xã hội thì được phước hữu vi vì tạo nhân lành, phải sinh ra lại để hưởng lại quả báo lành, vinh thân phì gia, vợ đẹp con khôn,danh cao chức lớn tiền nhiều…đâu có giúp ích gì cho đường tu.
-Ông nói đúng, tôi về hưu rồi mà vẫn bận rộn suốt ngày, chỗ này gọi phone hỏi, chỗ kia nhờ làm cái này, cái nọ…Công danh sự nghiệp lớn, tài sản nhiều, kiến thức rộng, nên phải gánh vác nhiều thứ…cũng trở ngại cho đường tu, tôi biết chứ..Biết phải buông bỏ, mới rỗng rang tâm trí được.
-Buông bỏ. Đúng. Giải trừ kiến thức, bỏ mặc chuyện đời lăng xăng…cọng thêm một trang viên tiêu sơ êm đềm tịch mịch như vầy mới là môi trường tốt cho tâm linh dễ dàng tiến hóa.
Thấy tới giờ ăn của thiền sinh, trời cũng đã chạng vạng, sợ lái xe về không thấy rõ bảng tên đường, cảnh vật nhập nhòe dễ bị lạc đường, tôi xin cáo từ, hẹn sẽ lên thăm một lần nữa.
-Hôm nào có ngày nghỉ không tu, cho tôi hay, tôi chở về nhà chơi, chở đi Santa Ana thăm bà con..
- Không được đâu, 21 tây lên máy bay lên San Jose rồi. Nếu tới, nhớ sau 6 giờ chiều. Khi nào muốn qua Pháp chơi, cho tôi hay…
Quý chúm chím cười nắm tay tôi đưa ra xe. Nụ cười hiền, đầy thiện cảm. Tôi choàng vai ôm bạn, lách vô xe ngồi. Quý nói với theo:
-Emai nói tụi nó..Tân, Trí, Thái..email cho tôi. Tôi bị “ísolé“ ở đây rồi, vùng này đồi núi hoang vu, cell phone gọi, rất ít khi bắt sóng được.
Tôi vùn vụt lái xe lên đồi, xuống đồi về nhà Riverside, hai bên thỉnh thoảng có mấy lâu đài đồ sộ sừng sững gữa rừng đất cát hoang vu cằn cỗi. Chạy lạc 10 phút một đoạn đường cua bên trái thay vì quẹo phải, phải quay ngược lại, dọc đường lăm lăm ngó chừng bảng tên đường thường xuyên, sợ lạc, sau cùng về lại góc Van Buren và freeway trước khi trời sụp tối. Nói chuyện hàn huyên có ba tiếng đồng hồ với Quý ở tu viện êm ả rộng rãi xanh mát trên đồi Perris mà về nhà tâm hồn thoải mái nhẹ nhàng khoan khoái. Quý xuất hiện như một hình ảnh đẹp về tình bạn tốt và phong thái thoát tục của người đang giác ngộ. Từ một nơi chốn thanh tịnh, tịch mịch, khoảng khoát, hoang vu, dành cho những người muốn thoát vòng sinh tử mà thế gian tạm gọi là thiền đường “Tánh Không”.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
18/11/201117:12:28
Khách
Đề tài VVNM đâu chỉ có làm giàu và du học, mà còn cuộc sống muôn màu muôn sắc của người Việt ở Mỹ. Cám ơn tác giả Phạm Hoàng Chương.
Tôi chưa tới thiền viện trong bài này, nhưng thấy có độc giả hỏi nên đi tìm giùm trên Internet được địa chỉ và website như sau:
THIỀN VIỆN TÁNH KHÔNG
18525 Frantz Road, Perris, CA 92570
www.tanhkhong.org
23/10/201116:48:23
Khách
Độc giả mỗi nguời một ý thích. Kẻ thích truyện tình tiết éo le, nguời thích chuyện cảm động thương tâm,kẻ lại ưa bon chen chụp giựt. Tôi lại ưa thích những bài có không khí yên tịnh, thanh thản tâm hồn, thoát tục, nhuốm mùi đạo vị như vầy. Phải chi tác giả cho biết thêm địa chỉ thiền đường,hay website của tu viện Tanhkhong này để có dịp viếng thăm và tim hiểu thêm . Cảm ơn nhiều.
12/11/201102:23:21
Khách
Kính gởi các bác một website về thiền Vipassana.

http://www.dhamma.org/
20/10/201116:17:52
Khách
Tác giả kể ra một loạt tên người; đọc xong chẳng nhớ ai cả! Bài viết này có lẽ nên để gởi cho người thân, bạn bè, những người trong cuộc đọc, chứ người ngoài chẳng thấy có gì đáng quan tâm. Có nhiều bài người khác gởi thì Việt Báo lựa chọn rồi không đăng; trong khi có lẽ Việt Báo đăng bài này vì tác giả trước đây đã có nhiều bài được đăng, nên VB nể mặt.
17/10/201122:29:56
Khách
Tào lao .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,429
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.