Hôm nay,  

Bạc Tình 2

06/10/200800:00:00(Xem: 263979)

 

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Người viết: Thanh Mai

 

Bài số 2423-16208500-vb2051008

 

Tác giả cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell  Minnesota, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Với loạt bài “Ép Con Học Hành Quá Sức”, “Chú Bè Đa Tình” kể về tấm lòng của người mẹ đồng thời cho thấy sự chăm sóc đặc biệt mà hệ thống y tế và giáo dục của nước Mỹ dành cho trẻ em chậm phát triển và kém thị lực, cô đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

 

***

 

Nói sơ sơ vài trường hợp thôi chứ ngồi mà kể ra hết những trường hợp Bích Liên biết thì ôi thôi sao thấy đàn ông tệ quá xá tệ. Nàng cũng không muốn vơ đũa cả nắm nhưng nói chung thì đừng có dại mà tin đàn ông. Phải lo đề phòng và giữ chồng cho kỹ vì chồng nàng cũng là một con người bình thường với đầy đủ các ái tình lục dục, cũng tham sân si, cũng hỉ nộ ái ố, và luôn ca tụng "tứ khoái" của cuộc đời. Gia đình nàng đến ngày nay vẫn còn hạnh phúc vui vẻ không có nghĩa là sẽ mãi mãi mà mất đi cảnh giác. Rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, giữ chồng được lúc nào hay lúc nấy, và nếu số trời đã định ông chồng của mình có chạy theo người đàn bà khác thì Liên cũng không tiếc nuối vì mình đã làm hết sức rồi.

 

Cũng may là Trân có vẻ như không để ý đến những người đàn bà đẹp và cũng không có bao nhiêu bạn phái nữ. Chàng chỉ thỉnh thoảng liên lạc với vài người bạn học thời trung học hoặc đại học còn ở trong nước hay ở rải rác khắp bốn phương trời. Một hôm Trân nói với Liên:

 

- Anh mới liên lạc được một thằng bạn nối khố đang ở bên Pháp. Nghe nói hắn đang tính nghỉ phép bốn tuần bên Mỹ nên anh muốn mời hắn tới nhà mình ở em thấy có tiện không"

 

- Ai vậy" em có biết không"

 

- Thằng Huy! Hồi xưa vào thành phố học Đại học anh hay ăn dầm nằm dề ở nhà nó lắm. Rất thân. Tiếc rằng đã chục năm nay hắn đi vượt biên nghe nói qua được Pháp và tụi anh bị mất liên lạc.

 

- À, em nhớ anh chàng này, rất to con như ông khổng lồ vậy. Hồi đám cưới của mình ảnh làm phù rể phải không" Ảnh qua một mình hay đi với vợ con"

 

Trân chép miệng:

 

- Huy vẫn còn độc thân! Hắn giỏi, thông minh mà sao đến giờ vẫn chưa lập gia đình mới lạ.

 

Liên nghĩ đến việc nhà có thêm một người thì hơi phiền toái, nhưng dù gì cũng là bạn thân ngày xa xưa của chồng và nhất là không phải đàn bà, tức không phải là điều cấm kỵ của nàng thì chắc không sao nên gật đầu nói với chồng:

 

- Khi nào ảnh qua anh báo trước để em chuẩn bị phòng ốc cho người ta. Để ảnh ở phòng dưới basement có kỳ không"

 

Trân vui ra mặt:

 

- Phòng đó thì ngon quá rồi. Nó ở riêng biệt bên dưới cũng được tự nhiên và thoải mái.

 

Rồi cũng đến ngày Huy bay qua, hai vợ chồng Trân Liên cùng ra phi trường đón khách. Huy trông vẫn to lớn vạm vỡ, và rất rắn rỏi với từng bắp thịt cuồn cuộn. Hai người bạn ôm nhau mừng rỡ. Huy chào Liên:

 

- Chào Madam. Cả chục năm rồi mà vẫn không thay đổi bao nhiêu nhỉ"

 

Liên cười:

 

- Anh khéo nói, đúng là dân Pháp có khác.

 

- Chị khéo nuôi chồng quá. Trân giờ trông khỏe mạnh bô trai hơn xưa đó nhen.

 

Trân vỗ vai bạn:

 

- Ngày xưa đói ăn thì làm sao khỏe mạnh như bây giờ được. Nay có điều kiện đồ ăn thừa mứa thì không dám ăn vì sợ béo, sợ mỡ trong máu cao. Bà xã tôi cho ăn uống cẩn thận lắm. Còn bạn, độc thân mà sao trông vẫn tươm tất và ngó bảnh hết sức.

 

Huy cười buồn buồn:

 

- Một thân một mình thì càng phải tập luyện lo cho sức khỏe để nếu đổ bịnh thì đâu ai lo.

 

Liên thấy mến mến anh bạn cũ của chồng này. Huy có một nụ cười rất ấm áp, quyến rũ. Nhưng ngược lại đôi mắt của anh lại thăm thẳm, man dại như của một người đang cô đơn, đang lạc lõng và đang tìm kiếm một điều gì không bình thường. Nàng thầm hỏi tại sao một anh chàng đẹp trai, đầy nam tính và quyến rũ như vậy lại sống độc thân" Khó tính chăng" Điều kiện tốt như anh ta phải có cả trăm phụ nữ nộp đơn xin nâng khăn sửa túi là cái chắc. Như nàng, đã có chồng và mới gặp không bao lâu mà nhìn anh ta lại phát sinh một cảm giác muốn gần gũi, và muốn làm cho đôi mắt thăm thẳm buồn kia mất đi vẻ cô đơn lạc lõng.

 

Tiếng của Trân lôi Liên trở về thực tại và như nhắc nhở nàng:

 

- Vậy là bạn phải lấy vợ. Có khỏe cho lắm cũng có lúc bịnh và cần có người chăm sóc.

 

Cả ba ra bãi đậu xe, Trân loay hoay mở cốp xe bỏ hành lý bạn vào, còn Huy đến xe lịch sự mở cửa xe mời nàng:

 

- Mời người đẹp!

 

Một sự ga lăng nho nhỏ của Huy cũng làm Liên như bâng khuâng trở lại thưở con gái ngày nào. Từ ngày quen và lấy Trân, chàng ít khi để ý chiều chuộng và ga lăng cho nàng. Bản tính của chàng không thích màu mè kiểu cọ, không thích lấy lòng vợ bằng những chuyện chàng cho là dư thừa, không thực tế. Trân thường nói:

 

- Mắc mớ gì phải mở cửa xe cho đàn bà, chuyện đó dễ ợt con nít còn làm được. Chỉ là để trình diễn thôi, chẳng có nghĩa gì hết!

 

Vào những ngày lễ tình nhân, ngày phụ nữ hoặc sinh nhật vợ, Trân cũng không bao giờ mua quà hoặc ngay cả một đóa hoa hồng cho nàng. Chàng nói:

 

- Phi thực tế. Cả nhà đưa nhau đi ăn tiệm có vui hơn không! Anh thương và yêu em 365 ngày như nhau, ngày nào cũng là ngày đặc biệt mà, bộ em không thấy sao"

 

- Anh khô khan thì có. 365 ngày đặc biệt nhưng không có ngày nào lãng mạn hết trơn.

 

Từ ngày Huy đến ở chung, Liên như thấy có một cái gì lâng lâng, lãng mạn len lỏi vào tâm hồn mình. Huy thật khác hẳn với Trân, chàng tỉ mỉ săn sóc, chú ý từng ly từng tí đến nàng. Mỗi sáng Liên thức dậy đi làm đã thấy Huy lúi húi trong bếp pha sẵn cho nàng một ly cà phê nóng hổi, thơm phức và ân cần hỏi han. Còn Trân chồng nàng thì vẫn ngủ say trong chăn không màng gì đến vợ. Trân có rất nhiều ngày phép nên lấy bốn tuần phép để tiếp bạn và đưa bạn đi đây đi đó. Buổi tối đôi bạn thường thức đến khuya lắc khuya lơ để tâm sự và nhắc lại chuyện ngày xưa, nhưng trong khi Huy thức dậy sớm để pha ly cà phê cho nàng thì chồng nàng lại vô tình ngủ kỹ. Mỗi chiều đi làm về, Huy lại pha sẵn cho nàng ly nước chanh hoặc ly cam vắt và cũng ân cần hỏi han đến công việc của nàng ở hãng, trong khi Trân tỉnh bơ ngồi xem ti vi.

 

Liên dạo này thấy mình cũng có chút thay đổi, nàng ăn diện kỹ hơn, thấy đời nên thơ hơn...và chỉ có Huy nhận ra sự thay đổi đó:

 

- Chị chải tóc kiểu này xinh lắm đấy!

 

Hoặc:

 

- Bộ đồ màu này hợp với nước da của chị lắm&

 

Trân thì đâu có để ý gì đến tóc tai hay quần áo của vợ, chàng buông một câu khi thấy bạn khen vợ mình:

 

- Liên lúc nào cũng đẹp, không cần trang điểm hoặc ăn mặc cũng đẹp luôn. Bạn khỏi cần khen.

 

Trong khi Liên đỏ mặt vì câu nói của chồng thì Trân lại tỉnh bơ như quên mất chàng đã nói gì. Trước nay, Liên cũng ít để ý đến sự quan tâm của chồng đối với mình. Trân lúc nào cũng là một người chồng mẫu mực, không lăng nhăng bậy bạ, không cờ bạc rượu chè, ngoài giờ làm việc chỉ thích ở nhà vui với vợ con. Trân thương vợ nhưng như đa số đàn ông Việt nam, chàng bảo là yêu thì để trong lòng chứ cứ nói ra hoặc tỏ vẻ âu yếm chiều chuộng thì trông rất tuồng. Ngược lại Huy như bù trừ vào những thiếu sót đó, chàng thật nam tính, nồng nàn, lãng mạn và trữ tình. Trong cặp mắt man dại thăm thẳm đó lâu lâu lại lóe lên một tia lửa như muốn thiêu cháy lòng nàng. Thân hình cao to vạm vỡ nhưng tướng đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như một con beo, chàng như có một từ trường rất mạnh xung quanh khiến Liên ngây ngất tê dại cả người và thầm mơ ước được vòng tay đó siết chặt, được tan loãng trong cái sức mạnh tiềm tàng kia.

 

Liên chưa bao giờ có một niềm đam mê kỳ lạ như thế. Chưa bao giờ nàng bị tình cảm xung động và giận cái bản ngã của mình như vậy. Đêm nàng ngủ không ngon, nhiều khi thức dậy thao thức vì một bên là lý trí, đạo đức, tình yêu và tình nghĩa với chồng; bên kia là một tình cảm lãng mạn không tên cứ càng ngày càng lấn chiếm tâm tình của nàng. Càng xua đuổi nó đi, nó lại cứ tràn vào, cứ như một loại vi khuẩn khó trị. Liên vận dụng hết lý trí và hình ảnh chồng con để chiến đấu và xua đuổi hình bóng của Huy trong tim nàng. Nàng đang có một gia đình hạnh phúc, chồng tốt con ngoan nên không bao giờ muốn đánh mất. Hơn nữa qua kinh nghiệm đau thương của Mẹ nàng và của những người quen biết, Liên rất ghét những kẻ bạc tình. Liên biết cái thứ tình cảm lãng mạn bồng bột này chẳng bao giờ đi đến đâu, là một thứ tình cảm tội lỗi không đáng dung thứ. Cũng may, Huy lúc nào cũng giữ một khoảng cách với Liên. Chàng vẫn tôn trọng và đối xử với Liên như một người bạn thân, không hơn. Còn Trân thì tỉnh bơ như không thấy và không bao giờ nghi ngờ vợ mình đã chao lòng.

 

Thấy chồng tuyệt đối tin tưởng mình như vậy, Liên vừa mừng, vừa hổ thẹn và cũng vừa giận. Mừng là vì chàng không nhận ra mà ghen tuông trách móc vợ; hổ thẹn vì mình đã có máu đa tình giống cha, có chồng mà lại đi cảm động để ý đến một người đàn ông khác; và giận vì Trân quá vô tình không để ý gì đến sự thay đổi trong lòng nàng.

 

Hai tuần lễ đầu, Trân bận bịu đưa Huy đi thăm viếng những danh lam thắng cảnh của tiểu bang hoặc thăm bạn bè xưa. Đến tối hai người bạn lại thức khuya cà phê cà pháo hoặc sương sương nên khi chàng vào phòng ngủ thì Liên đã ngủ khò tự lúc nào và chàng cũng mệt quá lăn ra ngủ vùi.

 

Đến tuần thứ ba thì Liên thấy thái độ Trân có vẻ khác lạ. Chàng hay nhìn Liên một cách dò xét và khi Liên nhìn lại thì chàng giả lơ quay đi chỗ khác. Chàng không còn muốn ân ái với nàng như xưa và cứ tránh né không muốn gần gũi với nàng nữa. Có phải Trân sinh lòng hồ nghi và giận nàng" Liên đã cố gắng đè nén và dấu đi tình cảm của mình đối với Huy nhưng có khi nào nàng đã để lộ trong một ánh mắt nhìn, hoặc trong một cữ chỉ âu yếm, hoặc trong lúc mớ ngủ. Liên giận mình lắm, nàng khi không lại làm cho chồng mình giận và đau khổ. Một bên là tình yêu gia đình và lý trí, một bên là nỗi đam mê khờ dại cứ làm nàng ray rứt khó chịu khôn nguôi. Liên nghĩ chỉ có cách ráng tỉnh táo và tránh xa Huy chừng nào hay chừng nấy, chờ đến khi Huy về nước thì mọi việc sẽ từ từ qua đi.

 

Dường như Trân hiểu và muốn giúp nàng mà chiều hôm đó khi Liên đi làm về, chàng nói:

 

- Còn khoảng chục ngày nữa anh Huy về Pháp. Bọn anh tính ngày mốt hai đứa anh sẽ bay qua California dự buổi họp bạn. Có thể ảnh sẽ đổi vé về Pháp từ California luôn.

 

Liên cảm thấy buồn buồn vì chắc sẽ không gặp lại Huy nữa, nhưng nàng cũng mừng vì đây là cơ hội để quên và không bị yếu đuối để làm điều lầm lỗi với chồng con. Liên nghĩ chồng mình chắc chắn đã nghi ngờ về cảm tình của mình đối với Huy nên đã tìm cách đưa bạn đi sớm để nàng khỏi phải sa ngã. Liên nói một câu thật lòng:

 

- Thế cũng tốt. Rồi mọi chuyện sẽ qua.

 

Trân nhìn nàng với ánh mắt kỳ lạ và lập lại:

 

- Ừ, rồi mọi chuyện sẽ qua!

 

Hôm sau, Trân và Huy loay hoay sửa sang lại tất cả những vật dụng hư hỏng trong nhà như cái cửa bị long bản lề, cái đèn bị đứt bóng, rồi cắt cỏ, tỉa cây...Liên ngày đó cũng xin phép nghỉ tính ở nhà thu xếp hành lý cho Trân và làm bữa cơm tiễn biệt nhưng Huy nói:

 

- Madam! Bữa nay chị được ưu tiên làm nữ hoàng có chúng tôi hầu hạ. Chị cứ đi mua sắm thoải mái đi. Chúng tôi sẽ lo bữa ăn để phục vụ madam.

 

Liên đùa:

 

- Phải chi ngày nào cũng được như vậy thì thích quá!

 

Trân nói giọng ngậm ngùi:

 

- Anh chỉ mong làm em vui được chừng nào hay chừng đó.

 

Liên cảm nhận được nỗi buồn trong giọng nói của Trân. Nàng càng thấy áy náy và thương chồng vô cùng. Nàng nghĩ:

 

 "Anh ấy thương mình biết bao. Khi anh trở về, mình sẽ là một người vợ thật tốt để gia đình mình luôn hạnh phúc vui vẻ."

 

Buổi cơm chiều cũng xong, Trân ôm con trai vào lòng dặn dò:

 

- Ngày mai Ba và chú Huy đi sớm, Ba không chở con tới trường được nên con phải thức dậy sớm hơn và ra đón school bus chung với mấy bạn nhé.

 

Thằng nhỏ gật gù:

 

- Dạ! Con cũng thích đi school bus với mấy bạn. Ba yên tâm đi chơi đi, nhớ mua quà cho con nghe.

 

Huy nói với Liên:

 

- Cảm ơn chị đã tiếp đãi tôi bấy lâu nay. Nếu có gì lầm lỗi xin chị tha thứ.

 

Liên kêu lên:

 

- Anh này khách khí quá. Có gì đâu mà phải nói đến tha thứ.

 

- Thì tôi đã mượn ông xã của chị mấy tuần nay...

 

Liên đùa:

 

- Tôi cho anh mượn luôn đó! Nhớ luyện cho ảnh biết cách ga lăng như anh rồi trả lại tôi nghe!

 

Trân nhìn Liên đăm đăm tính nói gì lại thôi. Tối đó chàng vào nằm bên cạnh vợ mà mặt cứ dàu dàu không vui. Liên rúc vào lòng chồng nhưng Trân chỉ ôm vợ siết chặt và nói:

 

- Thôi ngủ đi em. Mai anh còn đi sớm.

 

Cho là Trân vẫn còn giận mình nên Liên thở dài, nằm im và lần lần chìm vào giấc ngủ. Trong mơ, nàng thấy Trân và Huy cùng phi ngựa trên một cánh đồng bất tận, còn nàng cứ chạy bộ theo và gọi hoài, gọi mãi nhưng cả hai cùng không quay lại&

 

                        ***

 

Tính ra Trân đi California đã hơn một tuần rồi nhưng vẫn chưa về. Email và phone cũng không liên lạc được. Quái, chàng có đem điện thoại cầm tay theo mà. Liên lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra hoặc chàng gặp tai nạn gì không nên nàng gọi hỏi người bà con và một số bạn bè ở đó xem Trân có ghé đến không nhưng tất cả đều bảo không gặp chàng. Trân và Huy như biến mất. Liên tính chờ thêm vài ngày nữa rồi báo cảnh sát nhưng rồi nàng nhận được một lá thư qua đường bưu điện với tên người gửi là Trân. Lá thư không đề địa chỉ của Trân nhưng con dấu bưu điện từ Massachusetts. Thư viết bằng nét chữ quen thuộc của chàng:

 

Liên em.

 

Lẽ ra anh phải báo cái tin này cho em lúc anh còn ở nhà nhưng khó nói ra lời vì anh đã không đè nén được mình mà đi yêu một người đồng phái là Huy. Phải, một tình yêu thật kỳ lạ anh đã không bao giờ ngờ được, nó cuồng nhiệt quá khiến anh phải từ bỏ bổn phận làm cha, làm chồng.

 

Từ khi mới lớn, anh thấy mình dễ thân với bạn cùng giới hơn phái nữ. Nhưng anh không dám nghĩ mình là gay vì hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ lên án đồng tính luyến ái và chính anh cũng vậy. Anh muốn chứng tỏ mình là đàn ông nên đã rất mừng vì quen biết được với em, cưới em và có con của chúng ta. Anh rất quí gia đình mình, mong rằng có thể sống với em đến răng long đầu bạc. Nhưng từ khi có sự xuất hiện của Huy, anh không thể khống chế được mình nữa. Anh ấy có sức mạnh mãnh liệt đầy nam tính cả về thể chất lẫn tinh thần, lại có sự quan tâm chu đáo tỉ mỉ của người phụ nữ, và thật là quyến rũ. Anh cảm thấy được gần gũi với Huy, bây giờ mình mới thật sự là mình. Anh không mong em tha thứ cũng không mong em thông cảm, chỉ mong em sớm dịu lại để chúng ta có thể ngồi lại với nhau cùng thu dọn những hậu quả do chuyện đáng tiếc này mà thôi.

 

Anh sẽ liên lạc điện thoại với em sau, hy vọng lúc đó em sẽ bình tĩnh hơn để chúng ta có thể nói chuyện nhiều. Chúc em an lành.

 

Trân.

 

Liên đọc xong lá thơ mà đầu óc nàng như mụ đi. Người chồng yêu quí của nàng bỗng dưng trở thành người yêu kẻ đồng phái! Anh ấy có phải là kẻ bạc tình chăng" Anh đã bỏ gia đình, trách nhiệm mà chạy theo một mối tình anh cho là bản ngã của mình. Đạo đức và lương tâm của anh để đâu" Còn nàng" lên án sự phản bội, đa tình của cha và của những người khác, nhưng đứng trước một cám dỗ mãnh liệt vẫn có thể sa ngã. Nếu Huy không phải là người yêu đồng tính mà tỏ tình với Liên thì liệu nàng có dùng lý trí của mình mà không ngã vào vòng tay của Huy không" Nàng cũng là một kẻ phản bội không hơn gì người khác, chỉ là chưa đến lúc mà thôi.

 

Tới đây đường ngắn ngõ dài

 

Đón ngăn nhau lại, hỏi ai bạc tình"

 

THANH MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,074
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.