Hôm nay,  

Father’s Day: Thơ Từ Viện Dưỡng Lão

19/06/200500:00:00(Xem: 110636)
Sau đây là thơ của người cha gửi con, nhiều phần là con trai. Việt Báo nhận một bao thư đề chữ viết tay Fr. Father Day/Viện Dưỡng lão Santa Ana, mang dấu bưu điện SANTA ANA 9277 10 JUN 2005. Trong bao thư, chỉ có 2 trang thơ viết tay ký tên tắt là H.Đ.TT., ghi chú thêm “Father day 2005 / Viện Dưỡng Lão Santa Ana, không ghi địa chỉ.
Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ cũng như Việt Báo lâu nay chưa dành chỗ đăng thơ. Dù vậy, xin trân trọng đăng hai bài thơ sau đây, cùng với lời cầu chúc “Happy Fatres’s Day” kính gửi tới tác giả và những người cha cùng tâm trạng.

*

HAY TIN

Hay tin ba chết, con có buồn không"
Khi ba còn sống sao không thăm viếng

Đã lâu rồi im bặt tiếng chân con
Đến nơi đây rồi chờ đợi mỏi mòn
Đời cô quạnh thương buồn trong hận tủi
Đất tị nạn nhưng nguồn không xua đuổi

Chỉ ngồi buồn trong mắt lệ dầm chan
Nếu một mai con dừng bước lang thang
Con sẽ thấy muôn ngàn sao lấp lánh
Xe trước ngã thời xe sau phải tránh

Sống vô thường trong ảo ảnh hư vô
Đời có vui sao con chẳng cười ồ
Mà lại khóc trong mơ hồ tuyệt vọng
Ba đi rồi, còn lại ánh trăng trong.

BÂY GIỜ

Chim trời mỏi cánh đại dương
Cha con mình đã tìm đường đến đây
Để con khỏi kiếp đoạ đầy
Để con lập nghiệp dựng xây cuộc đời
Để con trọn kiếp làm người
Công thành danh toại sáng ngời mai sau
Để con hết cảnh lao đao
Thức khuya dậy sớm cơm nào đủ ăn
Bà con trong nước lăng xăng
Đói cơm khát nước khó khăn mọi bề
Con đi lại quên lối về
Khoai lang gạo tổ mưa hề, lệ tuôn
Cây có cội, nước có nguồn
Thế gian tên đổi, họ luôn vững bền
Bây giờ con nhớ hay quên"
Bây giờ con nhớ hay quên

H.Đ.TT.
Father’s Day, 2005.
Viện dưỡng lão Santa Ana

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,980,141
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.