Hôm nay,  

Mấy Mẩu Chuyện Thật Ngắn

15/01/200200:00:00(Xem: 206608)

Người viết: Trần Vị Xuyên
Bài tham dự số: 2-438-vb80106

Tác giả mới tham dự Viết Về Nước Mỹ lần đầu tiên, quên gửi chi tiết tiểu sử. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.

Tôi xin kể hầu quý vị mấy mẩu chuyện thật ngắn sau đây. Những mẩu chuyện nầy xảy ra đã lâu lắm rồi. Phải, đã lâu lắm rồi. Nhưng thời gian đối với những câu chuyện như thế này nào có quan trọng gì. Vì, thực tình mà nói, cho đến bây giờ, khi quý vị đang đọc các mẩu chuyện nầy, nhiều câu chuyện tương tự vẫn đang xảy ra.
Vậy tôi xin được bắt đầu:
* Một người đàn ông đến Mỹ theo chương trình HO vừa được Phòng Tìm Việc Làm của Quận Hạt mời đến phỏng vấn trở về. Gặp người bạn cũ ở một góc phố, anh ta chặn lại và tả oán:
"Toa" biết không, "moa" mới cự thằng Giám Đốc Phòng Tìm Việc Làm Quận Hạt một trận. "Toa" nghĩ có tức không chứ. Mới thấy mặt "moa", nó hỏi ngay: "Mày có nói sành tiếng Anh không"". "Moa" đốp chát ngay: "Tao nói được, nhưng chút ít thôi". Nó trả lại hồ sơ và bảo 6 tháng nữa hãy trở lại.
* Người đàn bà cùng chồng vượt biển mang theo đứa con gái 7 tuổi. Ba năm sau, người chồng chở đứa con gái đi học trên chiếc xe ô tô cọc cạch thì gặp tai nạn. Lỗi về phía người Mễ kia, nhưng khi gặp cảnh sát, cái anh chàng người Mễ đổ riệt lỗi cho người đàn ông Việt Nam không nói được tiếng Mỹ. Đứa con gái lanh miệng trình bày sự việc một cách rõ ràng, chính xác, viên cảnh sát lập biên bản và xác nhận tai nạn do người Mễ gây ra. Bà mẹ khoái về đứa con gái của mình lắm bèn kể chuyện lại với một bà bạn làm cùng sở.
- Chị biết không, khi nghe thằng Mễ đổ lỗi cho ông nhà tôi, con bé vọt miệng nói ngay với viên cảnh sát, "Mày không nên tin thằng kia. Để tao trình bày đầu đuôi cho mày thấy…. . .". Thế là con bé thuật đúng những điều nó chứng kiến và anh chàng Mễ cứng họng, không cãi được nữa.
* Một người di tản có cô con gái làm chủ một tiệm "nail" lớn ở khu sang trọng Cô con gái có chồng Mỹ, một chuyên viên điện tử. Một hôm, cậu rể quý đến phàn nàn với ông già vợ về cô vợ của hắn. Oâng già vợ kể lại câu chuyện với một người bạn:
- Anh biết thằng rể của tôi nó nói sao không" Nó nói với tôi thế này này: "Mày phải bảo con gái mầy làm việc ít lại. Làm ra tiền còn phải hưởng thụ nữa chứ. Mày có biết là tao phải chờ con gái mày từ 4 giờ chiều, mãi đến 8 giờ tối nó mới chịu đóng cửa tiệm và đến 9 giờ nó mới về tới nhà không"". Nói thế xong nó bỏ ra về. Nó không cần mình giải thích cho nó biết là vợ nó làm ra tiền là vì chúng nó, vì con cái của chúng nó trong tương lai. Thật là hết nước nói.
Một bà vào khoảng ngoài 30 mới được chồng bảo lãnh hơn vài năm. Khi ở bên nhà, bà ta làm nghề dạy học. Học ESL đâu vài khóa, bà ta ghi danh học Đại học cộng đồng (college). Bà ta nói học trường Đại học cộng đồng (college) để may ra kiếm thêm chút tiền học phụ vào với tiền đi may. Học được vài mùa (semester), một hôm bà phàn nàn với bà bạn cùng làm nghề may: "sáng nay mình mới gặp counselor. Thằng chả khó tính quá trời. Vừa thấy mặt mình, thằng chả dằn mặt mình liền, "semester này mày phải bắt đầu chọn major để học. Mày muốn chọn ngành gì"". Quả thật mình có biết major là cái cóc khô gì đâu. Mình phải xuống nước năn nỉ thằng chả, "Mày cho tao học mấy môn dễ dễ một chút. Tiếng Anh của tao còn yếu lắm." Thằng chả không chịu và bảo mình học về accounting. Mình đành OK ẩu.
*

Trên đây là mấy mẫu chuyện dựa trên sự thật.
Tôi nghĩ rằng nhiều vị trong chúng ta cũng được biết nhiều câu chuyện tương tự, hoặc chính các quý vị cũng có những câu chuyện tương tự.
Mỗi lần nghe một câu chuyện như vậy, quả thực là tôi không chú ý đến tình tiết của câu chuyện. Mấy câu chuyện tôi vừa kể nào có tình tiết gì là đáng quan tâm lắm đâu, có phải không ạ" Cũng chỉ là những cái chuyện xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ này, vậy thôi. Cái điều làm tôi thắc mắc, suy nghĩ và để bụng, đó là cách xưng hô của các nhân vật trong câu chuyện.
Lúc mới nghe câu chuyện đi xin việc của ông bạn HO là lúc tôi mới đặt chân lên đất Mỹ. Tôi cũng đến Mỹ theo chương trình HO như ông ta. Tôi nghĩ ông ta giận người phỏng vấn không thông cảm cho những người như ông ta nên ông ta mới tức giận mà "mày tao mi tớ" với người ấy.
Đến khi nghe câu chuyện của bà vượt biển kể về cô con gái thì tôi đâm hoảng. Tại sao một đứa bé Việt Nam, mới đến Mỹ có vài ba năm mà đã quên ngay lối xưng hô lễ phép của người Việt. Tại sao một đứa bé 10 tuổi lại dám gọi người Cảnh Sát đáng bậc cha chú của nó bằng "mày" và tự xưng một cách hỗn hào là "tao". Tôi đâm hoảng là phải vì lúc ấy 2 đứa con tôi cũng ở cái tuổi lên 5, lên 7. Tôi sợ con tôi sẽ học cách xưng hô "mày tao mi tớ" như vậy thì nguy quá.
Cậu chuyện của cô con gái bà vượt biển chưa làm tôi hoàn hồn thì tôi lại phải nghe đến câu chuyện cậu con rể Mỹ của ông di tản. Dễ sợ thật. Con rể mà xưng hô "mày, tao" với ông già vợ thì quả là hết biết. Mà ông già vợ kể lại câu chuyện cũng tỉnh bơ, chẳng cần biết là nó gọi mình bằng "mày"và xưng "tao" như thế là nó khinh thường mình tới mức nào. Oâng kể lại cho ông bạn nghe ngon ơ, chẳng chút vấp váp.Tôi lấy làm lạ quá bèn tìm một người hàng xóm đến Mỹ trước tôi khoảng mươi năm nhờ giải thích hộ. Oâng ta chỉ mỉm cười và nói, "Rồi đây ông sẽ hiểu". Tôi định hỏi "rồi đây" là bao giờ thì ông ta như hiểu ý tôi, khoát tay và bảo, "Tôi trả lời thế là đầy đủ lắm rồi. Thôi ông đi về đi !". Tôi hậm hực ra về, chẳng biết "rồi đây" là đến bao giờ. Lạ thật. Mỹ văn minh là thế mà chẳng biết tôn ti trật tự là gì thì quả là lạ thật, lạ thật.


Sau đó, tôi đem câu chuyện này hỏi mấy ông bạn của tôi - những ông bạn đến Mỹ trước tôi vài ba năm - người nào cũng chỉ mỉm cười và nói: "Tôi cũng hay nghe người ta thường thuật lại những mẫu đối thoại giữa người mình với tụi Mỹ như thế thì tôi cũng bắt chước như thế chứ có hiểu gốc ngọn gì đâu !" À thì ra thế. Tôi đã bắt đầu hiểu lờ mờ về cách xưng hô kỳ quái nầy. Kịp đến khi nghe câu chuyện của cái bà nhà giáo mới được chồng bảo lãnh và đang theo học "college" thì tôi mới vỡ lẽ. Quả y như rằng là người sau bắt chước người trước. Chứ chả lẽ một bà mang tiếng là giáo viên lại gọi thầy của mình là "mày" và tự xưng "tao".
Vậy cái cách dịch "mày, tao" là do bắt chước. Thế nhưng cái người đầu tiên tại sao lại dịch "mày, tao" mà không dịch "ông (bà), anh (chị)" để thay cho "mày", và "tôi" để thay cho "tao" nghe không lich sự, tao nhã hơn sao"
Vậy thì tại sao người đầu tiên lại dịch là "mày, tao"" Có người bảo là do "tự ái dân tộc" ("). Họ bảo tụi Mỹ gọi mình bằng "mày" thì mình cũng gọi tụi nó bằng "mày". Tụi nó xưng "tao" thì mình cũng xưng "tao". Mình phải ngang hàng với tụi nó chứ. Đừng để cho tụi nó kỳ thị ! Hay lắm ! Nhưng mà . . . người Mỹ gọi như thế nào thì ta dịch là "mày" là "tao", và nói như thế nào thì mình mới có thể dịch là "ông, bà, anh, chi" và "tôi"" Chịu chết !
Mới đây tôi có được nghe cuộc đối thoại giữa một ông bạn Việt Nam và một nhân viên cảnh sát người Mỹ. Khi người Việt Nam phạm luật giao thông, tôi thấy viên cảnh sát đến trước mặt người Việt Nam và gọi ông ta bằng "Sir" và lễ phép xin xem giấy tờ. Oâng bạn Việt Nam thì gọi viên Cảnh sát là "Officer" và tự xưng là "I". Trong mấy tiếng "Sir", "Officer", "I" và trong cung cách nói chuyện giũa 2 người có vẻ lịch sự, hiểu biết nhau lắm. Vậy mà khi thuật lại câu chuyện cho một người thứ 3, ông bạn Việt Nam lại vẫn cứ "mày, tao". Vậy là do bệnh dịch gọi là "thói quen".
Tôi nghĩ, dùng ma túy là một thói quen khó bỏ. Hút thuốc lá là một thói quen khó bỏ. Theo một thói quen khó bỏ người ta gọi là "nghiện" hay "ghiền". Ghiền thuốc lá người ta còn bỏ được. Nghiện ma túy người ta còn bỏ được. Vậy thì, tôi nghĩ, thói quen nói "mày, tao" khi thuật lại những mẩu chuyện nói với người Mỹ cũng có thể bỏ được. Mà bỏ đi là phải. Bỏ đi là vừa.
Xin quý vị mường tượng: Trong một hội trường đông đảo người Việt. Một vị khách là người Mỹ được mời lên phát biểu ý kiến. Trong bài nói chuyện, ngoài cái câu thông thường "Ladies and Gentlemen", ông ta vẫn gọi thính giả là "You", và người thông dịch vẫn dịch là "Oâng Bà" hay "Anh Chị" hay "Qúy vị". Diễn giả tự xưng " I ", "Me" và được dịch là "Tôi". Không bao giờ nghe người thông dịch gọi thính giả là "chúng mày" hay "bọn bay" và dịch lời tự xưng của diễn giả là "Tôi" chứ không bao giờ dịch là "Tao". Mà dịch như thế là đúng, là hợp với phép lịch sự tối thiểu trong cách xưng hô của những con người có hiểu biết với nhau. Đó là một lẽ. Một lẽ khác cũng quan trọng lắm. Chúng ta vẫn tự hào là một dân tộc có một nền văn hiến lâu đời. Chúng ta vẫn tự hào là chúng ta có một ngôn ngữ thật phong phú trong cách xưng hô - cách xưng hô có tôn ti trên dưới rõ ràng. Đạo đức và luân lý Việt Nam dạy chúng ta rằng, đáng là bậc trưởng thượng ta phải gọi là "ông, bà, chú, bác, anh, chị", đối với người có chức tước, khi cần giao tiếp, thì dù có nhỏ tuổi hơn ta, ta cũng phải tôn trọng mà gọi họ là "ông, bà" hay "anh, chị" tùy theo tuổi tác già hay trẻ. Chúng ta phải nêu cái gương lịch sự, lễ phép trong cách xưng hô cho con cháu chúng ta học hỏi. Chúng ta đừng bao giờ để cho con cháu của chúng ta phải thắc mắc, đại loại như: "Tại sao bố lại gọi ông Giám đốc của sở bố làm việc bằng "mày" và tự xưng là "tao" nhỉ" Bố nói thế với bác Bảy đấy!", "Tại sao mẹ lại gọi ba øchủ người Mỹ của mẹ bằng "mày" và xưng "tao" với bà ấy nhỉ" Mẹ thuật chuyện với thím Chín như thế đấy!". Tôi tin rằng, trong bất cứ gia đình Việt Nam nào hiện đang sống trên đất Mỹ đều dạy con cái của mình cách xưng hô lịch sự, có tôn ti đúng khuôn phép theo truyền thống giáo dục tốt đẹp của dân tộc - dĩ nhiên là tôi không dám nói đến các gia đình mà con cái của họ không biết nói tiếng Việt! Tội nghiệp lắm thay!
Tôi biết nhiều người khi thuật lại những cuộc đối thoại tương tự như những cuộc đối thoại kể trên với những cách xưng hô "mày, tao" một cách hết sức vô tội vạ. Họ không bao giờ nghĩ rằng cách xưng hô được dịch và thuật lại một cách không chính xác như thế có thể gây những tác hại về lâu, về dài như thế nào đối với thế hệ kế tiếp của chúng ta.
Hãy thương lấy con cháu của chúng ta. Đừng để cho chúng nó nghĩ sai về tư cách của chúng ta mà phải tội!
Trần Vị Xuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.