Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Cuộc Phiêu Lưu Của Chiếc Xe Đạp

20/11/200200:00:00(Xem: 172369)
Người viết: Phạm minh Châu

Bài tham dự số 50\VBST

Bạn Phạm Minh Châu 30 tuổi, đã sống 11 năm ở Autria, hiện là sinh viên mỹ thuật. Dù không trực tiếp sống tại Hoa Kỳ, bạn Châu đã nhanh chóng gửi bài hưởng ứng, khi đọc trên Việt Báo Online về Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ, một cuộc thi mời gọi sự tham dự của người Việt trên toàn thế giới.

Vào một buổi chiều cuối thu, lúc đang quét dọn những chiếc lá vàng úa cuối cùng sau khi đã bay tả tơi trong gío và đáp đầy xuống mảnh vườn nhỏ bé của tôi, thì bỗng xuất hiện trước mặt tôi một cậu bé tóc đen tuyền với nụ cười tươi thắm trên khuôn mặt tròn trĩnh sáng sủa.

"Chú ơi!" Nó cất giọng bằng tiếng Việt rõ ràng, van nài, "Chú làm ơn trông dùm cháu chiếc xe đạp này một chút nha! Cháu trở lại lấy ngay thôi."

Ròi không cần biết rằng tôi có đồng ý hay không, nó vụt biến mất thật nhanh cũng như lúc xuất hiện. Tôi ngạc nhiên đôi chút vì sự việc bất ngờ, nhưng dĩ nhiên với lời đề nghị của một đứa trẻ như vậy thì làm sao có thể từ chối.

Khoảng mười phút sau, khi mảnh vườn dã được quét dọn xong xuôi, tôi cảm thấy hài lòng với thành qủa của đôi tay mình và một niềm vui nho nhỏ ngập tràn trong tôi.

Khoảng cách thời gian "một chút" đã qua lâu rồi mà bóng dáng cậu bé vẫn chưa thấy ló dạng lại như nó đã nói. Cơn gió lạnh nhẹ nhàng cuối thu thổi qua cũng đũ làm cho tôi run lên khi phải đứng chờ lâu ngoài trời, thành thử tôi quyết định đi vào nhà và viết tiếp một bài thơ dang dở mà mấy ngày nay đã làm cho tôi khổ sở vì ý thơ cứ lung tung tản nát... Ngồi một lát, tôi vẫn chưa bắt đầu viết được thêm được dòng nào vì đầu óc cứ mãi bận rộn với chiếc xe đạp nhỏ đang dựng trước ngõ. Để có thể an tâm hơn, tôi liền đẩy cái bàn giấy đến cạnh khung cửa sổ, để từ đó có thể vừa an tâm viết lách vừa canh chừng chiếc xe đạp.

Thời gian từ từ trôi qua. Một tiếng rồi hai tiếng. Bài thơ vẫn chưa nhúc nhích gì hơn vì mọi ý tưởng đã tan biến đi đâu mất rồi. Bù lại, hình ảnh cậu bé lại chập chờn trong tôi. Không biết chuyện gì đã sảy ra với nó nhỉ" Dĩ nhiên tôi hiểu chiếc xe đạp đối với một đứa trẻ thật sự quan trọng như thế nào vì tôi dã từng trải qua một thời thơ ấu như thế!

Không cần do dự gì thêm, tôi quyết định tự mang chiếc xe này đến tận nhà và giao cho nó. Chắc cậu bé là con một bà chuyên làm chả giò, chả lụa gì đó để bán cho người đồng hương ở cách đây hai cái ngã tư. Tôi nhớ đã có lần thoáng gặp nó tại đó.

Tôi cúi mình dắt chiếc xe nhỏ lầm lũi tiến về phía trước. Một bà lão hàng xóm người bản xứ, dắt con chó con xinh xắn đi ngược lại nhìn tôi một cách khôi hài vừa cười vừa nói:

"Ái chà! Cậu có con trẻ từ hồi nào mà tôi không biết hả""

"Tôi còn độc thân mà, chưa có con cái gì đâu, mà nếu có thì cũng không có gì phải dấu diếm bác đâu!" Tôi lịch sự chào lại và làm sáng tỏ mối nghi ngờ của người hàng xóm vui vẻ nhưng lúc nào cũng muốn soi mói vào cuộc sống riêng tư của những người ngoại quốc đang sinh sống tại đây.

"Á, vậy thì cậu muốn di dạo một chút cho nó thoải mái đó phải không" Nhưng chiếc xe đạp này tuyệt đói không có hợp với cậu chút gì, cậu có biết đìếu đó không" Đúng là tuổi trẻ vô tư thật!"

Tôi vội vã cáo từ và vì không muốn để cho người ta trêu chọc mình qua những chuyện không đâu, nên tôi liền vác chiếc xe đạp nhỏ lên vai và đi tiếp. Được một lát, thì lại gặp một cô bé tóc vàng hoe ra vẻ người lớn lắm, khuyên tôi:

"Trời ơi! Người gì sao mà khù khờ đến thế! Có ai lại vác xe như vậy bao giờ! Sao chú không ngồi lên đó mà đạp cho nó vừa khỏe và lại vừa nhanh nữa chứ""

Mặc kệ, tôi vẫn vác chiếc xe và tiến về hướng căn nhà bà làm chả giò. Chắc cậu bé phải mừng lắm khi nhận lại chiếc xe.

Trong căn phòng chật hẹp vừa là phòng khách vừa là cửa hàng cũng như nhà bếp thì phải, bà chủ nhà với vóc dáng nhỏ bé, khắc khổ nhưng giọng nói lại oang oảng đang tiếp hai nữ khách mập mạp, ồn ào. Thấy tôi bước vào, bà ta vui vẻ ra mặt:

"Cậu muốn đặt mua gì đó" Ở đây tôi làm đủ thứ món ăn hương vị quê hương, vừa ngon lại vừa rẻ!"

"Không! Tôi chỉ muốn mang chiếc xe đạp về dùm cho cậu bé con của bác thôi!"

"Cái gí" Bà ta la toáng lên làm tôi cũng phải hoảng. Đôi mắt cụp nhỏ xíu tưởng như chưa bao giờ có dịp mở to ra đến như thế:

"Đang bị cảm lạnh như thế này, ai cho phép nó đạp xe đi chơi với cậu hả" Từ sáng đến giờ tôi cứ tưởng là nó đang nằm dưỡng bịnh ở trên giường thôi chớ! Ai dè...nó cũng không khác gì hơn ông gìa nó, chỉ làm khổ tôi thôi!"

Nói xong, bà ta xùng xục chạy vào một căn phòng kế bên, trên tay không quên mang theo con dao chặt thịt mà bà ta vừa tiếp khách vừa bằm dở dang một đống thịt to trên chiếc bàn con. Tôi hoảng hốt nói với theo:

"Bình tỉnh đi bác. Tôi nghĩ là có một sự lầm lẫn rồi, tôi chỉ muốn..."

Bà ta dường như không thèm nghe tiếp câu nói của tôi thì phải và đã khất dạng, nhưng không, bà ta trở ra ngay, khuôn mặt cau có bổng chuyển sang hớn hở một cách kỳ lạ:

"Ít ra phải vậy chứ! Thằng con của tôi ngoan lắm đó, nó đang nằm bịnh trong đó và mồ hôi ra đầm đìa..."

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi nghe bà ta kể về cậu con trai mười hai tuổi ngoan ngoãn của ba. Dù được sanh ra và lớn lên tại Mỹ, chưa một lần được thấy quê hương nhưng nó vẫn luôn đòi nghe cho bằng được những câu chuyện cổ tích về quê hương Việt Nam của bà mẹ. Nghe tôi trình bày lý do tại sao tôi tìm đến đây, ba người phụ nữ tỏ vẻ quan tâm thông cảm lắm. Trứơc khi từ gĩa, họ vui vẻ cho tôi biết đến hai địùa chỉ khác nhau mà theo dự đoán có thể là nhà cậu bé mà tôi đang tìm kiếmù. Tôi cố gắng ghi nhận tên con đừơng dài thòng lòng qua cách phát âm tiếng Anh trật lất của mấy người phụ nữ.

Để tìm đến cái địa chỉ thứ nhất đối với tôi không có gì khó khăn lắm, vì nó nằm ngay trên con đuờng tôi vẫn đi làm mỗi ngày. Sau khi bấm chuông, tôi thụt lùi lại một bước để nhường chổ cho bà chủ nhà tròn trĩnh khoảng trên dưới năm mươi tươi cười hiện ngay trên thềm cửa. Không chần chừ, tôi vào ngay câu chuyện:

"Cháu mang dùm chiếc xe đạp về cho cậu bé!"

Bà ta vẫn giữ nụ cười duyên dáng và thay vì nói chuyên với tôi, bà ta quay mặt vào trong nhà:

"Anh Dũng ơi! Thằng Cường đến thăm con trai mình nè!"

Người đàn ông to lớn tên Dũng xuất hiện vài phút sau đó, nhìn tôi với con mắt dò xét khó chịu như thể tôi đã làm gián đoạn sự tiêu khiển cua ông ta. Quay sang bà vợ, ông ta quả quyết:

"Đây không phải là thằng Cường bạn con mình đâu! Tôi biết nó mà!"

"Đúng thế! Cháu không phải tên Cường, mà tên là Đoàn và mục đích của cháu là chỉ muốn giao lại chiếc xe đạp này cho cậu bé thôi!"

Hai ông bà nhìn nhau rồi nhìn tôi với một nỗi kinh ngạc lạ thường không thốt được nên lời, cứ y chang như tôi mới từ một hành tinh nào đó đến vậy! Tuy nhiên sau khi nghe tôi tường thuật lại câu chuyện từ đàu, họ mới cho tôi biết là cậu con trai qúy tử đã ngoài hai mươi và đang theo học tại một trường đại học ở xa. Ôi! thật là một sự lầm lẫn đáng tiếc nữa mà tôi không thể tránh được. Tuy nhiên, niềm hy vọng nhỏ vẫn chưa nguôi và tôi lại tiếp tục lên đường tìm đến địa chỉ thứ hai.

Tiếp tôi lần này là một phụ nữ trẻ đẹp duyên dáng trong cái áo choàng rộng thùng thình. Rút kinh nghiệm 2 lần trước, tôi nói ngay:

"Tôi mang chiếc xe đạp cho cậu bé."

Chị ta niềm nở:

"Bây giờ rồi sao" Gì mà sớm thế! Còn tới hai tháng nữa mà! Nhưng thôi, không sao cả! Cám ơn mấy anh nhiều nha!"

Cái gì sớm, cái gì hai tháng và mấy anh nào" Tôi ngạc nhiên.

Chị ta vẫn vui vẻ trò chuyện:

"Đúng là mấy anh làm việc trong cộng đồng đáo qúa đi thôi! Nhưng sao chiếc xe to thế" Anh có chiếc nào khác nhỏ hơn không" Tuy nhiên, sự thật thì tôi cần cái xe đẩy Baby kia!"

Chị ta vừa cười vừa nhìn chiếc xe một cách khôi hài, thích thú.

Biết là mình lại bị lầm lẫn một lần nữa, nên tôi vội vàng xin lỗi và đính chính ngay. Đang ôn hòa chị ta bỗng đổi thái độ ngay sang giận dữ.

"Cái gì. Tôi không cần những thứ hàng của mấy hãng quảng cáo rẻ tiền như vậy đâu nha! Mà này, bác sỹ đã khuyên tôi là trong thời gian mang thai không được xúc động nhiều sẽ ảnh hưởng tới đứa bé. Nay anh đã chọc giận tôi bằng cách quảng cáo hàng hóa như vậy hả""

Nói xong, chị ta đóng ngay cánh cửa một cái rầm đến nỗi đùa bé trong bụng chắc cũng phải giật mình theo.

Chán nản vì việc làm của mình dẫn đến những kết qủa không vui, tôi quyết định vác chiếc xe quay trở về dựng lại chỗ cũ để cậu bé tự động đến lấy về thì có lẽ hay hơn.

Từ xa, tôi đã thoáng trông thấy bóng dáng của nó đang thấp thoáng trước ngõ, bên cạnh là hai người đàn ông mà một người đang trong y phục của cảnh sát. Tiếng cậu bé bô bô khi tôi đến gần:

"Cái ông này đã ăn cắp chiếc xe của con nè bố! Bố nói cảnh sát bắt ổng đi!"

"Cậu hãy nói cho tôi biết ngay lập tức! Ai cho phép cậu lấy chiếc xe của con tôi, hả""

Người đàn ông mặc thường phục giận dữ nhìn tôi dọa nạt.

"Tôi sẽ thưa cậu về tội chiếm đoạt tài sản riêng tư! Cậu có biết là ở đây luật pháp nghiêm minh không hả""

Chưa hết sự bàng hoàng nơi nhà ngưòi phụ nử mang thai, nay lại thêm một sự dọa nạt khác từ một người đồng hương chưa hề quen biết, tôi thật sự bối rối.

Cuối cùng người cảnh sát lên tiếng. Trước khi làm biên bản, ông ta muốn biết rõ hư thực ra sao"

Sau khi ghe xong phần trình bày của tôi, ông ta quay sang cậu bé hỏi:

"Tại sao cháu lại nhờ anh này trông hộ xe cho cháu rồi bây giờ lại nói là anh ta ăn cắp xe của cháu, hả""

"Tại vì bố cháu kêu lên nhà!"

"Nhưng sau đó tại sao cháu lại không xuống lấy xe như đã hẹn, mà để anh này phải lặn lội đi tìm cháu như vậy""

"Vì bố cháu không cho xuống đường chơi nữa, thành thử ra cháu không xuống ngay được."

"A! Thì ra là thế!"

Người cảnh sát tươi cười như thể đã khám phá điều bí mật của một vụ án hình sự ghê gớm lắm. Ông ta giảng hòa xong và lên xe từ gĩa.

Từ hôm đó, tôi được hân hạnh làm quen với gia đình cậu bé ở sát dãy nhà của mình từ bao nhiêu năm nay mà tôi không hề biết đến. Tôi cứ thầm nói với chính mình là nếu trước đây tôi chịu khó để ý đến những người xung quanh một tí thôi, thì chắc tôi đã giải quyết chuyện này một cách nhanh gọn và êm suôi hơn rồi...

Dù sao, cũng nhờ vậy mà tôi mới có dịp biết thêm sinh hoạt của những người đồng hương nơi đây.

PHẠM MINH CHÂU, Autria

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,798,754
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.