Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu." Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của “chú Sáu”, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và cô gái Việt. Bài thứ hai của tác giả Sáu Steve Brown là tự truyện “Hành Trình Tiếng Việt Của Một Người Mỹ.” Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây là bài viết thứ ba.
Hình ảnh kèm theo: Ông bà Brown thời còn ở Vermont, 1973.
Cách đây vài năm, có lần bạn bè mời tôi đi ăn sáng tại nhà hàng Mỹ. Cô hầu bàn hỏi tôi muốn ăn hột gà nấu chín cỡ nào. Bỗng dưng tôi ngẩn ra. Tôi hoàn tòan quên nói như thế nào vì ở nhà dù Tuyết nấu hột gà nhưng nàng không cần hỏi và chúng tôi cũng không dùng chữ như trong nhà hàng tức là như người Mỹ thường nói. Tôi cảm thấy mắc cỡ mà phải hỏi lại cô hầu bàn “Chẳng hạn như thế nào?” Cô ta liếc tôi rồi mới trả lời . Khi nghe tôi nhớ liền. Chết cha, tôi đã quên một số cách nói của chính tôi rồi. Thì ra tôi đã dần dần thành một người Mỹ được Việt hóa.
Năm 1973, tôi giải ngũ khỏi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và rời Việt Nam. Một tháng sau tôi trở lại nơi đó tìm người con gái mà tôi đã gặp và yêu thương. Sau khi tìm được nàng, vợ chồng tôi làm đám cưới ở Biên Hòa trong tháng Tư. Đến giữa tháng 5 vợ tôi về làm dâu xứ Mỹ.
Dĩ nhiên khi đi nước khác có bao nhiêu điều lạ. Ngôn ngữ mới, phong tục tập quán khác, đồ ăn cũng khác, vv... Những điều đó tôi đã từng trải qua khi mới đến Việt Nam. Tôi biết rằng khi chúng tôi về Mỹ cả hai sẽ phải cùng nhau đương đầu với khó khăn trong lúc vợ tôi học hỏi phong tục tập quán mới. Nhất là trong mấy năm đầu tiên.
Từ khi chúng tôi còn ở Việt Nam tôi đã kể cho Tuyết nghe về cái đẹp của phong cảnh quê tôi lúc tuyết rơi trên núi. Năm đó, dù đã tháng 5 các núi vẫn có tuyết nên tôi đem Tuyết đi xem. Tuyết thấy phong cảnh đẹp tuyệt vời nhưng khác với Việt Nam nhiều.
Tháng đầu tiên ở Mỹ chúng tôi ở chung với má tôi tại tiểu bang Vermont. Lúc đó ba tôi đã qua đời được tám năm. Sau đó tôi ghi tên vô đại học và chúng tôi thuê nhà tại một thung lũng tại khu rừng núi gần trường đại học. Lúc đó tôi làm công việc cắt cỏ cho trường đại học với lượng khoảng 50 đô la một tuần. Khi khóa học bắt đầu vào tháng 9 thì tôi nghỉ làm. Tôi được tiền cựu chiến binh 264 đô la một tháng, vì cách sống của vợ chồng chúng tôi rất đơn giản nên như vậy cũng đủ rồi.
Tại tiểu bang Vermont lúc đó có rất ít người Á Đông (hiện nay cũng vậy), vì thế không có đồ ăn Á Đông. Loại cơm mà lần đầu tiên Tuyết ăn ở Mỹ là từ gạo sấy gọi là instant rice. Loại cơm đó không ngon nhưng không có chợ nào bán gạo như ở Việt Nam. Vì thế Tuyết dần dần biết ăn và làm những món ăn thường ngày người Mỹ.
Một ngày kia trong lúc tôi đi học, Tuyết nghe có ai gõ cửa. Lúc đó là giờ tôi hay trở về nên Tuyết tự hỏi sao tôi gõ cửa mà không vô nhà như thường lệ. Sau cùng Tuyết mở cửa, một con dê chạy tọt vô nhà. Tuyết ngạc nhiên lắm, rồi nàng phải đuổi mãi nó mới ra khỏi nhà. Khi khác tôi đang học bài bỗng dưng Tuyết la lên “Anh ơi, có một con gì ở ngoài sân. Anh lấy súng đi!” Tôi nhìn qua cửa số thì thấy một con nai rừng (moose) thật to đứng đó. Thấy vậy tôi không đi lấy súng mà lấy máy chụp hình. Khi chúng tôi bước ra trước nhà nó đã chạy mất, nhưng rồi nó trở lại, đứng rất gần trước nhà. Khi chúng tôi ở vùng quê của tiểu bang Vermont chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm giống như thế. Những điều đó Tuyết chưa bao giờ gặp ở Việt Nam.
Phong cảnh thung lũng nơi chúng tôi ở tuyệt đẹp, ở đó có con suối nhỏ nên chúng tôi hay thích đi câu cá. Tuyết nấu cá lên và đó là lần đầu tiên tôi thấy cá là món ăn ngon. Lúc trước tôi chưa bao giờ thích ăn cá nhưng từ khi ăn cá do Tuyết nấu, tôi trở thành thích ăn cá theo cách nấu Việt Nam.
Theo thói quen từ lúc nhỏ tôi hay thích đi dạo chơi trong rừng, có lúc mang theo súng, có lúc không. Từ khi có vợ tôi cũng hay đem Tuyết theo. Khoảng hai mươi lăm năm sau, khi tôi đem anh vợ tôi vô rừng chơi, anh ấy kể cho tôi rằng người Việt không thích vô rừng vì ở rừng Việt Nam đầy nguy hiểm như cọp, beo, mìn, ăn trộm, v.v... Thế mà Tuyết không phàn nàn hay tỏ vẻ sợ gì cả.
Đó là ví dụ liên quan đến một việc thường ngày tại Mỹ và Việt Nam nhưng dân hai nước đó có cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Khi suy nghĩ lại tại sao lúc đầu Tuyết không sợ, tôi vẫn không biết rõ được. Có lẽ nàng linh cảm thấy là rừng ở Hoa Kỳ an toàn hơn, hay vì sự thoải mái của tôi đã truyền qua cho nàng.
Lúc chúng tôi mới lập gia đình thì tôi không biết nói tiếng Việt gì cả còn Tuyết biết nói tiếng Anh một ít mà thôi. Cả hai chúng tôi biết tiếng Pháp nên dùng thêm khi nói chuyện. Tình hình ngôn ngữ như thế dĩ nhiên rất dễ hiểu lầm. Vấn đề đó chỉ giảm bớt đến khi tôi biết tiếng Việt mấy năm sau.
Một ngày kia, khi chúng tôi đang đi thì Tuyết yêu cầu tôi ngừng xe vì bên đường có nhiều hoa nở đẹp. Nhưng tôi phải giải thích cho Tuyết chỗ đó là đất riêng của người ta nên không hái hoa ở đó được. Khi khác trong mùa đông khi đi qua đèo, bỗng dưng chúng tôi thấy một con nai đang đứng trong tuyết bên đường. Tuyết nghĩ bàn chân nó bị kẹt trong tuyết nên dễ bắt. Nhưng khi tôi ngừng xe nó chạy vô rừng liền.
Theo phong tục người Mỹ khi mời ai đến ăn cơm thì chỉ nói một lần mà thôi. Nhưng khi Tuyết mời ai nếu họ không đồng ý lần đầu tiên thì hỏi lần thứ hai, thứ ba. Khi người Mỹ đã nói không một lần thì họ sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bị tiếp tục hỏi nữa. Nhưng Tuyết giải thích cho tôi đối với người Việt nếu không hỏi đến ba lần người ta sẽ cho mình là không thật lòng. Những điều như thế rất khó biết được nếu không có ai giải thích cho mình.
Một lần chúng tôi mời bà ngoại tôi đến ăn cơm. Khi bà tới, Tuyết làm một bữa cơm ngon và chưng bày bàn ăn cẩn thận với khăn bàn hoa. Khi ăn xong bà ngoại cho tôi biết cái khăn mà Tuyết trang trọng trải trên bàn là khăn trải giường. Cái khăn đẹp nên Tuyết không biết được. Nghe xong cả hai chúng tôi cười hoài.
Sau khi Tuyết chia tay với gia đình bên Việt Nam thì nàng nhớ nhà nhiều. Tuyết chỉ liên lạc được với gia đình qua những lá thư mà thôi. Lúc đó chúng tôi có ý định trở lại Việt Nam sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tức là khoảng bốn năm sau. Chúng tôi không hề biết kế hoạch đó sẽ bị cắt đứt bởi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Suốt hai năm sau khi lấy nhau chúng tôi theo dõi tin tức thường xuyên. Lắm lúc có đại diện phong trào phản chiến hay là nhà báo tuyên truyền cho Cộng Sản. Những điều họ hay đề cập tới nhứt là phê bình về chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhì là khen lực lượng Việt Cộng hay quân đội Bắc Việt. Chúng tôi có rất nhiều thắc mắc, lo lắng về những điều họ nói. Tuyết viết thư cho ba nàng nói “con e rằng cộng sản sẽ thắng chiến tranh.” Ba nàng hồi âm là phụ nữ không biết gì về chính trị.
Bây giờ, bốn mươi năm sau khi chúng tôi lấy nhau, việc dùng ngôn ngữ nào thay đổi tùy theo ai đang ở nhà. Khi nói tiếng Việt nhiều hơn là những lúc bà con của Tuyết đến ở chung với chúng tôi. Còn những khi khác chúng tôi nói tiếng Anh nhiều hơn. Hiện nay tỷ-lệ món ăn Việt với món ăn Mỹ trong các bữa ăn của tôi là 80/20. Thật ra nếu không có đồ ăn Mỹ thì đối với tôi không sao, nhưng nếu không có đồ ăn Việt Nam thì tôi thèm lắm. Còn Tuyết thì ăn đồ ăn Việt Nam nhiều hơn.
Khi bắt đầu bữa ăn, theo phong tục Việt Nam thì phải mời những người ngồi chung bàn nhưng phong tục Mỹ không có cái đó. Hiện nay khi ăn chung với người Mỹ tôi vẫn muốn mời họ ăn, dường như tôi cảm thấy có điều gì thiếu sót khi không mời. Rồi tôi phải tự nhắc đó không phải là phong tục của người Mỹ. Có những ý kiến đơn giản khi dùng tiếng Việt nhưng tôi thấy rất khó diễn đạt bằng tiếng Anh. Lý do chính là phong tục Mỹ không có điều đó. Những tình huống như thế cho tôi thấy tôi đã được Việt hóa khá nhiều.
Nói chung, việc làm quen với một phong tục tập quán mới là điều cần có thời gian dài và lúc đầu có thể khó khăn. Tuy vậy khi chung sống với nhau lâu thì những thay đổi xảy ra mà nhiều lúc mình không nhận thấy. Cũng như tôi không biết những phong tục và cách sống Việt đã hiện ra trong tôi khi nào.
Thì ra không chỉ có Tuyết hội nhập và làm dâu xứ Mỹ, tôi cũng đã thành chàng rể Việt dù đang sống trên đất Mỹ.
Sáu Steve Brown
Hình ảnh kèm theo: Ông bà Brown thời còn ở Vermont, 1973.
Cách đây vài năm, có lần bạn bè mời tôi đi ăn sáng tại nhà hàng Mỹ. Cô hầu bàn hỏi tôi muốn ăn hột gà nấu chín cỡ nào. Bỗng dưng tôi ngẩn ra. Tôi hoàn tòan quên nói như thế nào vì ở nhà dù Tuyết nấu hột gà nhưng nàng không cần hỏi và chúng tôi cũng không dùng chữ như trong nhà hàng tức là như người Mỹ thường nói. Tôi cảm thấy mắc cỡ mà phải hỏi lại cô hầu bàn “Chẳng hạn như thế nào?” Cô ta liếc tôi rồi mới trả lời . Khi nghe tôi nhớ liền. Chết cha, tôi đã quên một số cách nói của chính tôi rồi. Thì ra tôi đã dần dần thành một người Mỹ được Việt hóa.
Năm 1973, tôi giải ngũ khỏi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và rời Việt Nam. Một tháng sau tôi trở lại nơi đó tìm người con gái mà tôi đã gặp và yêu thương. Sau khi tìm được nàng, vợ chồng tôi làm đám cưới ở Biên Hòa trong tháng Tư. Đến giữa tháng 5 vợ tôi về làm dâu xứ Mỹ.
Dĩ nhiên khi đi nước khác có bao nhiêu điều lạ. Ngôn ngữ mới, phong tục tập quán khác, đồ ăn cũng khác, vv... Những điều đó tôi đã từng trải qua khi mới đến Việt Nam. Tôi biết rằng khi chúng tôi về Mỹ cả hai sẽ phải cùng nhau đương đầu với khó khăn trong lúc vợ tôi học hỏi phong tục tập quán mới. Nhất là trong mấy năm đầu tiên.
Từ khi chúng tôi còn ở Việt Nam tôi đã kể cho Tuyết nghe về cái đẹp của phong cảnh quê tôi lúc tuyết rơi trên núi. Năm đó, dù đã tháng 5 các núi vẫn có tuyết nên tôi đem Tuyết đi xem. Tuyết thấy phong cảnh đẹp tuyệt vời nhưng khác với Việt Nam nhiều.
Tháng đầu tiên ở Mỹ chúng tôi ở chung với má tôi tại tiểu bang Vermont. Lúc đó ba tôi đã qua đời được tám năm. Sau đó tôi ghi tên vô đại học và chúng tôi thuê nhà tại một thung lũng tại khu rừng núi gần trường đại học. Lúc đó tôi làm công việc cắt cỏ cho trường đại học với lượng khoảng 50 đô la một tuần. Khi khóa học bắt đầu vào tháng 9 thì tôi nghỉ làm. Tôi được tiền cựu chiến binh 264 đô la một tháng, vì cách sống của vợ chồng chúng tôi rất đơn giản nên như vậy cũng đủ rồi.
Tại tiểu bang Vermont lúc đó có rất ít người Á Đông (hiện nay cũng vậy), vì thế không có đồ ăn Á Đông. Loại cơm mà lần đầu tiên Tuyết ăn ở Mỹ là từ gạo sấy gọi là instant rice. Loại cơm đó không ngon nhưng không có chợ nào bán gạo như ở Việt Nam. Vì thế Tuyết dần dần biết ăn và làm những món ăn thường ngày người Mỹ.
Một ngày kia trong lúc tôi đi học, Tuyết nghe có ai gõ cửa. Lúc đó là giờ tôi hay trở về nên Tuyết tự hỏi sao tôi gõ cửa mà không vô nhà như thường lệ. Sau cùng Tuyết mở cửa, một con dê chạy tọt vô nhà. Tuyết ngạc nhiên lắm, rồi nàng phải đuổi mãi nó mới ra khỏi nhà. Khi khác tôi đang học bài bỗng dưng Tuyết la lên “Anh ơi, có một con gì ở ngoài sân. Anh lấy súng đi!” Tôi nhìn qua cửa số thì thấy một con nai rừng (moose) thật to đứng đó. Thấy vậy tôi không đi lấy súng mà lấy máy chụp hình. Khi chúng tôi bước ra trước nhà nó đã chạy mất, nhưng rồi nó trở lại, đứng rất gần trước nhà. Khi chúng tôi ở vùng quê của tiểu bang Vermont chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm giống như thế. Những điều đó Tuyết chưa bao giờ gặp ở Việt Nam.
Phong cảnh thung lũng nơi chúng tôi ở tuyệt đẹp, ở đó có con suối nhỏ nên chúng tôi hay thích đi câu cá. Tuyết nấu cá lên và đó là lần đầu tiên tôi thấy cá là món ăn ngon. Lúc trước tôi chưa bao giờ thích ăn cá nhưng từ khi ăn cá do Tuyết nấu, tôi trở thành thích ăn cá theo cách nấu Việt Nam.
Theo thói quen từ lúc nhỏ tôi hay thích đi dạo chơi trong rừng, có lúc mang theo súng, có lúc không. Từ khi có vợ tôi cũng hay đem Tuyết theo. Khoảng hai mươi lăm năm sau, khi tôi đem anh vợ tôi vô rừng chơi, anh ấy kể cho tôi rằng người Việt không thích vô rừng vì ở rừng Việt Nam đầy nguy hiểm như cọp, beo, mìn, ăn trộm, v.v... Thế mà Tuyết không phàn nàn hay tỏ vẻ sợ gì cả.
Đó là ví dụ liên quan đến một việc thường ngày tại Mỹ và Việt Nam nhưng dân hai nước đó có cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Khi suy nghĩ lại tại sao lúc đầu Tuyết không sợ, tôi vẫn không biết rõ được. Có lẽ nàng linh cảm thấy là rừng ở Hoa Kỳ an toàn hơn, hay vì sự thoải mái của tôi đã truyền qua cho nàng.
Lúc chúng tôi mới lập gia đình thì tôi không biết nói tiếng Việt gì cả còn Tuyết biết nói tiếng Anh một ít mà thôi. Cả hai chúng tôi biết tiếng Pháp nên dùng thêm khi nói chuyện. Tình hình ngôn ngữ như thế dĩ nhiên rất dễ hiểu lầm. Vấn đề đó chỉ giảm bớt đến khi tôi biết tiếng Việt mấy năm sau.
Một ngày kia, khi chúng tôi đang đi thì Tuyết yêu cầu tôi ngừng xe vì bên đường có nhiều hoa nở đẹp. Nhưng tôi phải giải thích cho Tuyết chỗ đó là đất riêng của người ta nên không hái hoa ở đó được. Khi khác trong mùa đông khi đi qua đèo, bỗng dưng chúng tôi thấy một con nai đang đứng trong tuyết bên đường. Tuyết nghĩ bàn chân nó bị kẹt trong tuyết nên dễ bắt. Nhưng khi tôi ngừng xe nó chạy vô rừng liền.
Theo phong tục người Mỹ khi mời ai đến ăn cơm thì chỉ nói một lần mà thôi. Nhưng khi Tuyết mời ai nếu họ không đồng ý lần đầu tiên thì hỏi lần thứ hai, thứ ba. Khi người Mỹ đã nói không một lần thì họ sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bị tiếp tục hỏi nữa. Nhưng Tuyết giải thích cho tôi đối với người Việt nếu không hỏi đến ba lần người ta sẽ cho mình là không thật lòng. Những điều như thế rất khó biết được nếu không có ai giải thích cho mình.
Một lần chúng tôi mời bà ngoại tôi đến ăn cơm. Khi bà tới, Tuyết làm một bữa cơm ngon và chưng bày bàn ăn cẩn thận với khăn bàn hoa. Khi ăn xong bà ngoại cho tôi biết cái khăn mà Tuyết trang trọng trải trên bàn là khăn trải giường. Cái khăn đẹp nên Tuyết không biết được. Nghe xong cả hai chúng tôi cười hoài.
Sau khi Tuyết chia tay với gia đình bên Việt Nam thì nàng nhớ nhà nhiều. Tuyết chỉ liên lạc được với gia đình qua những lá thư mà thôi. Lúc đó chúng tôi có ý định trở lại Việt Nam sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tức là khoảng bốn năm sau. Chúng tôi không hề biết kế hoạch đó sẽ bị cắt đứt bởi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Suốt hai năm sau khi lấy nhau chúng tôi theo dõi tin tức thường xuyên. Lắm lúc có đại diện phong trào phản chiến hay là nhà báo tuyên truyền cho Cộng Sản. Những điều họ hay đề cập tới nhứt là phê bình về chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhì là khen lực lượng Việt Cộng hay quân đội Bắc Việt. Chúng tôi có rất nhiều thắc mắc, lo lắng về những điều họ nói. Tuyết viết thư cho ba nàng nói “con e rằng cộng sản sẽ thắng chiến tranh.” Ba nàng hồi âm là phụ nữ không biết gì về chính trị.
Bây giờ, bốn mươi năm sau khi chúng tôi lấy nhau, việc dùng ngôn ngữ nào thay đổi tùy theo ai đang ở nhà. Khi nói tiếng Việt nhiều hơn là những lúc bà con của Tuyết đến ở chung với chúng tôi. Còn những khi khác chúng tôi nói tiếng Anh nhiều hơn. Hiện nay tỷ-lệ món ăn Việt với món ăn Mỹ trong các bữa ăn của tôi là 80/20. Thật ra nếu không có đồ ăn Mỹ thì đối với tôi không sao, nhưng nếu không có đồ ăn Việt Nam thì tôi thèm lắm. Còn Tuyết thì ăn đồ ăn Việt Nam nhiều hơn.
Khi bắt đầu bữa ăn, theo phong tục Việt Nam thì phải mời những người ngồi chung bàn nhưng phong tục Mỹ không có cái đó. Hiện nay khi ăn chung với người Mỹ tôi vẫn muốn mời họ ăn, dường như tôi cảm thấy có điều gì thiếu sót khi không mời. Rồi tôi phải tự nhắc đó không phải là phong tục của người Mỹ. Có những ý kiến đơn giản khi dùng tiếng Việt nhưng tôi thấy rất khó diễn đạt bằng tiếng Anh. Lý do chính là phong tục Mỹ không có điều đó. Những tình huống như thế cho tôi thấy tôi đã được Việt hóa khá nhiều.
Nói chung, việc làm quen với một phong tục tập quán mới là điều cần có thời gian dài và lúc đầu có thể khó khăn. Tuy vậy khi chung sống với nhau lâu thì những thay đổi xảy ra mà nhiều lúc mình không nhận thấy. Cũng như tôi không biết những phong tục và cách sống Việt đã hiện ra trong tôi khi nào.
Thì ra không chỉ có Tuyết hội nhập và làm dâu xứ Mỹ, tôi cũng đã thành chàng rể Việt dù đang sống trên đất Mỹ.
Sáu Steve Brown
Cám ơn thom đọc những bài viết tôi và có lời khen
Cám ơn cháu Khôi An đọc bài viết chú và cũng vì sự giúp đỡ của cháu nữa.
Cám ơn Cháu Donna. Lâu lắm không thấy bài viết mới của cháu. Cứ viết đi nhé.