Hôm nay,  

Niềm Vui Của Một Nhân Viên “Crossing Guard”

7/1/202500:00:00(View: 1068)

bo-sach-vvnm 

Tác giả tên thật Trần Đình Phước sinh năm 1947. Ông là cựu Trung Úy Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đến Mỹ tháng 10 năm 1992 theo diện H.O. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Ông hiện đang sống tại San Jose. Theo lời tác giả, ông viết bài này để tưởng nhớ nghệ sĩ khẩu cầm Tòng Sơn mất ngày 12 Tháng 6, năm 2022 tại Sài Gòn, cách đây 3 năm.
 
***
 
Khi đến San José (Bắc Cali) theo diện H.O. vào cuối tháng 10, năm 1992, sau một thời gian ngắn, cuộc sống gia đình gồm ba người: vợ, con trai và tôi tạm ổn định. Vợ và con tôi tiếp tục đi học.
 
Còn tôi đã xin vào làm cho hai hãng điện tử Flextronis và IBM. Công việc cuối cùng là Crossing Guard. (Hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường an toàn). Đây là công việc bán thời gian. Tôi đã làm hơn 17 năm. Sau đó, vì lớn tuổi, sức khoẻ giảm và không còn lạnh lẹ như trước, nên tôi không thể tiếp tục được nữa!
 
Trong khoảng thời gian dài, tôi đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với công việc này. Một trong những kỷ niệm, mà tôi không bao giờ quên, đó là mang lại niềm vui nho nhỏ đến các em học sinh mỗi khi có sinh nhật các em, bằng cách lấy trong túi quần ra cây kèn Harmonica thổi bài “Happy Birthday” để chúc mừng sinh nhật. 
 
Và cây kèn Harmonica mà tôi thổi là do nghệ sĩ khẩu cầm danh tiếng số một của Việt Nam là nghệ sĩ Tòng Sơn tặng tôi trong một lần tôi về thăm Sài Gòn, cách đây gần hai mươi năm.
 
Tôi nhớ, hôm đó là sáng Thứ Hai 19 tháng 06, năm 2006. Khi ngồi uống cà phê một mình tại quán bà Chi cũ, số 5 Nguyễn Phi Khanh, Đa Kao thì nghe ba thanh niên ngồi kế bên nhắc tên nghệ sĩ khẩu cầm Tòng Sơn. Họ dự định sẽ đi thăm ông vào cuối tuần.
 
Nhân cơ hội này, tôi hỏi họ số điện thoại và nơi ông đang ở. Họ thắc mắc tại sao tôi lại hỏi thì tôi nói tôi rất ái mộ ông, rất mong được gặp mặt ông, nhưng không biết ông ở đâu. Thế là họ vui vẻ cho tôi địa chỉ và số điện thoại của nghệ sĩ Tòng Sơn.
 
Sau khi uống ly cà phê xong, tôi gọi ngay nghệ sĩ Tòng Sơn theo số điện thoại được cho. Đầu dây bên kia có tiếng trả lời là Tòng Sơn. Tôi vội vàng nói, tôi là một khán giả từ lâu ái mộ ông và xin phép được đến thăm ông. Sau khi chờ vài giây, ông trả lời đồng ý và cho biết chỉ gặp ngay trưa nay, vì sau đó ông có học trò đến nhà học và buổi tối phải đi biểu diễn cho một đám cưới tổ chức tại một nhà hàng ở Quận 3.
 
Thời tiết Sài Gòn giữa trưa tháng Sáu khi mưa, khi nắng bất chợt. Ngồi trên chiếc xe đạp cọc cạch, tôi đạp đến cổng xe lửa số 6, nằm trên đường Trương Minh Giảng cũ mà mồ hôi ra nhễ nhại ướt đẫm cả sơ mi. Tạm nghỉ vài phút cho bớt mệt, sau đó quẹo mặt, đạp xe khoảng 200 mét, phải vác xe đạp băng qua đường rày, gặp một cái chợ nhỏ đang nhóm ồn ào có tên cũ là chợ Ga, tên mới là Trần Hữu Trang. Tôi đem gửi xe ở bãi giữ xe.
 
Hỏi thăm mấy người bán hàng rong trước chợ về nghệ sĩ Tòng Sơn, nhưng không ai biết! Cuối cùng, có một bác lớn tuổi dắt tôi đến số nhà 86/9. Bác nói ông Tòng Sơn đang ở đây. Đó là một căn nhà bằng ván, lợp tôn rất ọp ẹp. Nhìn thấy phía dưới nhà có một phụ nữ đang ngồi đạp máy may. Tôi bèn nói với cô là tôi muốn tìm nghệ sĩ Tòng Sơn. Cô bèn chỉ tay lên trên cái gác lửng nhỏ và nói chú ấy thuê đã nhiều năm nay, rồi cô nói tôi cứ tự nhiên bước thang lên gác. Hình như chú đang đợi người nào đó?

Trần Đình Phước
Ảnh trên: Tác giả và nghệ sĩ Tòng Sơn.
Ảnh dưới: TG thổi kèn Harmonica mừng sinh nhật cho học sinh
(hình do tác giả cung cấp)
Khi bước lên tới gác, nghệ sĩ Tòng Sơn bắt tay tôi, rồi ân cần mời tôi ngồi xuống sàn gác vì không có ghế. Ông hỏi tôi làm sao biết ông ở đây mà tìm đến.Tôi trả lời là do một sự tình cờ mà thôi! Tôi nói với ông, hôm nay được gặp ông quả là quá may mắn và rất mãn nguyện vì ngay từ thuở thơ ấu, tôi rất mê xem ông thổi khẩu cầm và ước ao được gặp mặt ông một lần. Nay, có duyên lành được tiếp xúc trực tiếp với ông. 
 
Tôi xin phép được gọi ông bằng anh. Trong khi trò chuyện, tôi tò mò hỏi:
 
- Nghe thiên hạ đồn, anh sưu tầm được nhiều cây khẩu cầm. Vậy anh có thể cho em chiêm ngưỡng các chiến lợi phẩm của anh được không?
 
Nghe xong, anh bèn đứng dậy, đi lại phía tủ quần áo mang ra một cái valise Samsonite nhỏ đã cũ, trong đó chứa cả mấy chục cây kèn Harmonica đủ loại, đủ cỡ. Và anh giới thiệu cho tôi từng cây một, giá trị của nó, mua lúc nào và mua ở đâu. Anh cho biết tất cả cây kèn này anh đều rất quý. Anh coi chúng như là những đứa con tinh thần, luôn luôn nâng niu, giữ gìn thật kỹ lưỡng như là bảo vật. Sau mỗi lần đi biểu diễn về, anh đều lau chùi sạch sẽ và để chúng trở lại trong valise.
 
Rồi, anh cầm cây kèn Harmonica chỉ có một lỗ khoe với tôi. Đây là cây kèn rất hiếm mà anh quý nhất. Đã có một người chuyên môn sưu tầm Harmonica trả giá rất cao, nhưng anh nhất định không bán, dù hoàn cảnh anh đang gặp khó khăn.
 
Nhìn gia tài Harmonica đồ sộ của anh, tôi biết là anh đã bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và đi nhiều nơi mới có thể sưu tầm được. Đến đây, tự nhiên anh nói:
 
- Nếu em thích bất cứ cây kèn nào bày trước mặt em, trừ cây kèn một lỗ thì anh sẽ tặng em để làm kỷ niệm.
 
Tôi không ngờ anh có nhã ý đề nghị với tôi. Điều này khiến tôi đắn đo, do dự và bối rối. Thấy tôi im lặng. Anh lại nói tiếp với tôi:
 
- Em đừng ngại. Đây là xuất phát từ tấm lòng của anh đặc biệt dành cho em. Dù em và anh chưa hề quen nhau, chưa hề một lần gặp mặt, nhưng khi vừa tiếp chuyện với em là anh đã có cảm tình liền. Anh cứ tưởng chừng như anh em mình có quen biết nhau đã lâu.
 
Tôi chọn cây kèn Suzuki 24 lỗ Made in Japan nằm trong hộp. Anh nói với tôi
 
- Cây kèn này, anh phải lựa đi, lựa lại, thử tới, thừ lui cả mấy chục cây mới mua được. Nay, em thích thì anh tặng em để làm kỷ niệm cho buổi gặp gỡ bất ngờ này. Từ xưa tới nay, anh chưa bao giờ tặng cho bất cứ ai hết!
 
Sau đó, anh lấy cây viết Permanent Ink Marker màu đen ký tên tặng trên hộp kèn và trao cho tôi. Tiếp đến, anh chỉ tôi cách cầm kèn, cách hít thở, làm sao giữ được hơi và một số kinh nghiệm về thổi khẩu cầm mà anh từng trải. Anh cũng tặng tôi các CD và DVD do anh thực hiện. Đây là tâm huyết và hoài bão, mà anh đã nhiều năm ấp ủ mới hoàn thành được các đứa con tinh thần này.
 
Biết anh chiều nay rất bận nên nói chuyện với anh thêm khoảng 10 phút, tôi chào anh ra về và xin được gửi tặng anh một chút quà, mà tôi đã chuẩn bị trước khi rời khỏi nhà. Anh nói ngay:
 
- Bộ em muốn trả tiền mua cây kèn của anh tặng sao?
 
Và anh nhất định từ chối món quà của tôi trao anh. Tôi phải năn nỉ nhiều lần.
 
- Nếu anh không nhận quà của em thì em xin trả lại cây kèn anh tặng cho em.
 
Cuối cùng, anh mới đồng ý nhận cho tôi vui. Tôi nói với anh:
 
- Đây là tấm lòng chân thật của một người em dành cho một người anh mà từ lâu ái mộ. Một Thần Tượng thời thơ ấu của em. Một người ở phương xa chưa hề quen biết anh, chưa một lần gặp mặt. Một trong hàng triệu khán giả ngưỡng mộ tài nghệ một nghệ sĩ thổi khẩu cầm danh tiếng nhất Việt Nam.
 
Đó là nghệ sĩ Tòng Sơn.
 
Chính nhờ cây kèn Harmonica do nghệ sĩ Tòng Sơn tặng đã mang lại cho tôi sự lạc quan, những giây phút an ủi khi tuổi ở cuối trời chân mây nơi đất khách, quê người, đang chờ ngày về sum họp với Ông Bà. 

Tôi còn tạo được niềm vui cho các em học sinh mỗi khi đến “Sinh Nhật” bằng tiếng kèn Harmonica thổi bài “Happy Birthday” đơn sơ, nhưng chất chứa đầy ắp tấm chân tình.

Tôi xem đó là nguồn hạnh phúc vô biên được Ơn Trên ban cho, mà hiếm người có được như tôi.

 
Trần Đình Phước
(San José, California - Tháng 06, năm 2025) 
 
 
 

Reader's Comment
7/4/202520:17:57
Guest
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
7/1/202516:10:23
Guest
Cầu xin Thượng Đế ban phước lành đến nghệ sĩ Tòng Sơn và tác giả. Câu chuyện quá cảm động dù đơn giản. Những tấm lòng đẹp đẽ luôn hiểu nhau, yêu mến nhau.
Send comment
Off
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Your Name
Your email address
)
Add a posting
Total View: 258,776
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014, giải Trùng Quang 2018 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài viết kỳ này là một câu chuyện tình với kết thúc có hậu.
Những bông tuyết bắt đầu lớn và nặng, rơi từng chùm to khi chúng tôi về gần tới nhà! Hôm nay, 05 tháng 01 năm 2025 là ngày đầu đưa con trai trở lại OSU (The Ohio State University) sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây dài hạn trong năm. Cho xe vào “garage” xong, tôi vội vã lấy xẻng xúc bớt tuyết trên lối đi đoạn rải muối trước khi chạy vội vô nhà trốn lạnh...
Tôi đang đứng tần ngần trước gian hàng bày bán các món Tết như mứt dừa, mứt gừng, kẹo mãng cầu, cũng có cả nguyên hộp trình bày đủ thứ mứt. Bánh trái thì có đủ loại, nào là bánh tét, bánh chưng, bánh ú, giò thủ, chả lụa, v..v... Chao ôi nhìn gian hàng Tết thiệt mát mắt và thèm muốn, nhưng phải suy nghĩ nên mua thứ nào và ở đâu.
Tôi đã đến đây và được hướng dẫn xuống bể nước ngầm, tận mắt nhìn những kiến trúc tuyệt vời của bể. Nằm ở góc đường Memorial và Sabine, Buffalo Bayou Park là một công viên rộng lớn đẹp nhất của thành phố Houston, có đủ mọi phương tiện sinh hoạt ngoài trời như đi bộ, trượt ván, đi xe đạp, hòa nhạc, … Thoạt nhìn thì không ai có thể nghĩ rằng bên dưới lại có một bể nước ngầm đã được xây dựng từ gần một thế kỷ nay...
Một cái Tết nữa lại về. Trong cái không khí lạnh giá của mùa Đông Virginia có một người tha hương ngồi hồi tưởng lại những cái Tết xa xưa. Những ngày Tết xa xưa đó đối với tôi thường được đánh dấu bằng cột mốc từ ngày đưa ông Táo về trời. Thông thường đó cũng là ngày họp mặt tất niên của học sinh. Đối với tôi khi ấy không còn gì thú vị hơn một ngày họp mặt vui chơi thỏa thích cùng bạn bè để sau đó không phải lo nghĩ gì đến sách vở, trường lớp trong suốt hai tuần lễ liền.
Một chiếc xe cũ chạy với tốc độ khá nhanh như muốn thu ngắn đoạn đường về sau ngày làm việc mệt nhọc. Ngồi nép trên chiếc ghế cạnh người lái, có một người đàn bà gầy guộc, cổ khoác chiếc khăn choàng xanh và tay ôm chặt những gói quà. Hình như đó là những món đồ quý giá lắm, vì trên gương mặt héo hắt của chị đã thấp thoáng nụ cười. Lâu lắm rồi chị mới tìm thấy niềm vui như thế này. Chị vuốt ve từng món trên tay, cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, không chỉ quẩn quanh với sự chiến đấu sống còn mỗi ngày vắt kiệt thể xác lẫn tâm hồn. Ở một nơi không phải là quê hương mình, chị đã tìm thấy chút ủi an của tình người. Dù chỉ một chút thôi, nhưng ngần ấy cũng đủ cho chị niềm tin mà bước tới...
Hôm Mồng Hai Tết Dương Lịch 2025, tại thành phố San Jose Bắc Cali, có một sự kiện vô cùng cảm động, vô cùng đẹp đẽ, do một người Mỹ gốc Việt tổ chức, làm cho những người “Homeless” tức là những kẻ không nhà, thật vui và hạnh phúc. Người đó là chàng cựu Không Quân VNCH Lê Văn Hải, đương kim Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), và anh còn là...nhiều, rất nhiều “Chủ” khác...của nhiều Hội Đoàn và cơ quan truyền thông báo chí, Hội này Nhóm kia... Người dân San Jose và các vùng phụ cận hầu hết đều biết đến anh...
Chiều nay, đứng nơi cửa sổ sau nhà, ngắm nhìn bầu trời trắng xóa tuyết rơi, tôi ngẩn ngơ tìm đôi cánh én báo tin Xuân, và thả hồn lãng đãng, theo trái tim mộng mơ về những mùa Xuân đầm ấm trên quê hương, một thuở xa lắm…
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi. My đi vào tiệm tạp hóa trong đầu cứ lẩm nhẩm lời mẹ dặn “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối thì dễ rồi, nhưng còn vôi, kiếm đâu ra? Những ngày lễ khác, mẹ chẳng để ý, con cháu muốn làm gì thì làm. Chỉ có Tết Nguyên Đán là mẹ nhớ. Hình như cả đời mẹ chỉ chú trọng đến tết Ta. Mẹ không muốn bỏ qua bất kỳ tục lệ nào. Mọi thứ đâu ra đấy, không có làm phiên phiến qua loa.
Suy từ câu nói bất hủ của học giả Phạm Quỳnh, "Truyện Kiều còn thì... nước ta còn”, thì người Việt nơi hải ngoại phải nói, “Tiếng Việt còn thì nước Việt còn”. Mà theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng”, mình có được tấm lòng thì ý nghĩa cuộc đời mình không lẽ để gió cuốn hết đi. Cho nên tấm lòng quý nhất là giữ gìn và bảo tồn Văn hóa cùng Việt Ngữ của quê hương.
Nhạc sĩ Cung Tiến