Hôm nay,  

Năm Mươi Năm Bể Dâu

21/02/202500:00:00(Xem: 1748)

AU1I5415
Ảnh chụp tại Giải Thưởng Việt Báo tháng 12, 2023, tác giả cùng 6 tác giả khác cùng nhận Giải Danh Dự VVNM 2023 tại hội trường SBTN.

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, sinh sống ở Atlanta trên 20 năm. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2023.
 
*
 
Năm mươi năm quả là một thời gian dài, dài quá nửa đời người, tuy nhiên so với dòng thời gian vô thủy vô chung thì nó chỉ là một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì năm mươi năm cũng chẳng là bao.
 
Năm mươi năm, nếu là đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình thì cũng chẳng có chi đáng để nói. Đằng này năm mươi năm xào xáo, ly tán, khổ đau… quả là thật khó mà nói hết trong một bài văn hay một câu chuyện.  Cũng may là bản tánh con người mau quên, mọi thứ rồi cũng dần dần nguôi ngoai theo lớp lớp sóng bồi của thời gian. Người ta thường nói thời gian là phương thuốc sẽ chữa lành những vết thương, sẽ xóa nhòa những ký ức, chôn vùi đi những dĩ vãng dù là vàng son hay đen tối, hạnh phúc hay khổ đau.

Vô thường vốn là tánh tự nhiên, là quy luật tự nhiên. Trời đất, thiên nhiên, xã hội, con người đều liên lỉ thay đổi và biến hoại trong từng phút giây. Hai chữ bể dâu ấy chính là nói đến sự thay đổi của vô thường, nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, dù muốn hay không thì sự thay đổi không sao cưỡng lại được! Với những người lớn tuổi và có đọc sách thì biết cái tích bể dâu vốn từ câu: “Thương hải biến vi tang điền”. Còn lớp trẻ, lớp sanh sau trong thời đại công nghệ cao hôm nay thì chác chắn là không biết. Bể dâu là sự thay đổi lớn của tự nhiên, của xã hội. Trong văn học cổ Trung Hoa xưa có người nói: “Trong đời đã từng ba lần thấy biển xanh hóa ruộng dâu”, ngụ ý là sự thay đổi triều đại, thay đổi thể chế chính trị, sự thay đổi của xã hội… Bể dâu ấy chính là sự biến hoại, thay đổi, sự thăng trầm trong xã hội loài người.
 
 
Năm mươi năm trước, Sài Gòn sụp đổ, một cơn bể dâu tang thương của thời hiện đại, của lịch sử dân tộc Việt Nam, kéo theo sự thống khổ, ly tán của dân Nam nước Việt. Hàng vạn con người bị tù đày, bị giam cầm, bị tước đoạt mọi phương tiện sống, triệt hết mọi con đường sống. Hàng vạn người mất nhà cửa, tài sản, ruộng vườn, bị đày đi lên những vùng hoang vu ác địa với cái mỹ từ “đi kinh tế mới”. Từ đó hàng triệu người di tản, vượt biển, vượt biên để tìm đường sống, tìm tự do, dẫn đến sự kiện bi thảm của lịch sử hiện đại mà sử thế giới gọi là “boat people”. Người Việt chạy trốn khỏi quê hương xứ sở, từ bỏ nhà cửa ra đi với hai bàn tay trắng và một tâm hồn trĩu nặng thương đau. Người Việt miền Nam vượt biển, lao vào cái chết để tìm sự sống, tản mác bốn phương trời để tìm tự do, tìm đất dung thân. Những quốc gia Âu -Úc- Mỹ đã mở rộng vòng tay đón nhận, cưu mang những con người bị “Quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh” (thơ Vũ Hoàng Chương).
 
Trong số những quốc gia cưu mang người Việt nhiều nhất ấy chính là nước Mỹ. Nước Mỹ thời buổi ấy cũng lâm vào sự sa sút khó khăn về kinh tế, các chính khách và các cấp chính quyền đều phản đối nhận người tỵ nạn. Tâm lý dân chúng Mỹ cũng chống lại việc nhận người Tỵ Nạn. Nhưng người Việt may mắn thay, ngài tổng thống thứ 39 của hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã mạnh mẽ và quyết đoán trong việc cưu mang người tỵ nạn. Chính ông đã ký dự luật HR 7769 để tiếp nhận người tỵ nạn. Cũng chính ông đã ký dự luật REFUGEE  ACT of 1980 để tăng gấp đôi việc nhận người tỵ nạn và thúc đẩy nhanh chóng việc nhận người tỵ nạn vào Mỹ. Từ đây mở ra một chương mới cho người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Những tháng ngày sau đó dòng người Việt qua Mỹ từ các diện HO, ODP, ROV, các thuyền nhân từ các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á... qua Mỹ ồ ạt và cũng từ đây hình thành nên cộng đồng người Việt đông đảo nhất ở bên ngoài nước Việt Nam.
 
Sau khi đã đến được bến bờ tự do, cuộc sống dần đi vào ổn định, ngoài việc mưu sinh, mưu cầu về vật chất, con người còn có nhu cầu về tinh thần. Đây là lý do những tờ báo Việt ngữ ra đời, những cơ quan ngôn luận Việt hình thành, trong số ấy đáng kể là tờ Việt Báo, khởi đầu với tên gọi Việt Báo Kinh Tế. Tờ báo này được sáng lập bởi nữ văn sĩ Nhã Ca và chồng là thi sĩ Trần Dạ Từ vào tháng 9, năm 1992. Có thể nói một cách chắc chắn rằng, tờ Việt Báo là nơi tập trung nhiều nhất những cây bút danh tiếng của người Việt hải ngoại. Những nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, họa sỹ, những tri thức của thời VNCVH đều cộng tác với Việt Báo dù là nhiều hay ít, dù thường xuyên hay không thường xuyên. Việt Báo từ xưa nay như một sân chơi “tụ hội quần hùng” của giới tinh hoa, trí thức của người Việt hải ngoại. Như người sáng lập, chúng ta thấy những tên tuổi vang danh như: Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Hồ Văn Đồng, Nguyên Sa, Lê Tất Điều, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Nhật Nam, Trịnh Y Thư, Huỳnh Kim Quang, Nguyễn Thanh Huy, Khánh Trường, Song Thao, Hoàng Chính, Hoàng Quân, Phan, Vương Trùng Dương… Rất nhiều, nhiều không thể nào liệt kê hết được. Những cây bút tài hoa, chuyên nghiệp đã góp công sức và trí tuệ để xây dựng tờ báo, làm cho tờ Việt Báo sống mạnh, sống khỏe, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
 
Việt Báo không chỉ là nơi tụ hội của những nhà văn, nhà thơ, chính khách mà còn hơn thế nữa, là sân chơi giao lưu, gặp gỡ của những nghệ sỹ lớn, có thể kể những tên tuổi thường xuyên xuất hiện trong các chương trình do Việt Báo tổ chức như nghệ sĩ tiêu biểu như: Kiều Chinh, Khánh Ly, Lệ Thu, Lê Uyên Phương … Nghệ sỹ Kiều Chinh cũng là một người góp công góp sức trong việc hình thành và phát triển của Việt Báo. Bà đã cộng tác với Việt Báo từ những ngày đầu hình thành cho đến tận hôm nay.
 
Tờ Việt Báo ở phương trời hải ngoại đã lưu truyền, gìn giữ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, ngôn ngữ người Việt. Ngày ngày chuyển tải những tin tức thời sự từ quốc tế đến quớc nội. Việt Báo đăng những sáng tác mới của các tác giả, lưu giữ những sáng tác thơ, văn, nhạc, họa… của một thời VNCH, những sáng tác đầy tính nhân văn, khai phóng và có giá trị nghệ thuật cao.
 
Nhưng điểm son đặt biệt nhất của tờ Việt Báo là chương trình đặc biệt “Viết Về Nước Mỹ – Writing on America”. Đây là một chương trình có ý nghĩa to lớn, mang tính nhân văn cao và tính hiện thực lịch sử sâu sắc. Chương trình này được nhà thơ Nguyên Sa gọi là: “Lịch sử ngàn người viết”. Viết Về Nước Mỹ đã được vinh danh bởi quốc hội Hoa Kỳ, tháng 7/2010 quốc hội Mỹ tuyên dương Viết Về Nước Mỹ về giá trị văn hóa và lịch sử. Những quyển sách tập trung các bài viết đã phát hành được lưu trữ ở thư viện của tiểu bang California, thư viện quốc hội Hoa Kỳ và dĩ nhiên có ở nhiều thư viện và các địa điểm khác. Tính đến nay Viết Về Nước Mỹ đã đi qua chặng đường 23 năm với 23 tuyển tập, mỗi quyển dày 640 trang, tổng cả thảy lên đến gần 15,000 trang và số người đọc đạt con số 93,236,299 lượt. Đây là một chương trình vô tiền khoáng hậu của lịch sử, văn hóa chưa từng có ở cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước.
 
Viết Về Nước Mỹ không phân biệt nam – phụ – lão – ấu, không chẻ chia Nam – Trung – Bắc, và càng không có lý do gì để phân cao – thấp hay sang – hèn. Tất cả mọi người đều có tham gia (nếu có khả năng và có câu chuyện). Viết về mọi đề tài của cuộc sống, xã hội, lịch sử, ký ức, hội nhập, đời sống của người Việt trên đất Mỹ. Viết về quá trình tỵ nạn, vượt biên, giao tiếp, sinh sống, nghề nghiệp. Viết về các mối quan hệ trong xã hội, sự tương tác của lớp người trước với lớp người sau. Viết về những xung động hay cách trở của ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, xã hội… Nói chung là tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói Viết Về Nước Mỹ là một đề tài mở, người viết tự do viết, tất nhiên là Viết Về Nước Mỹ có những tiêu chí nhất định, chẳng hạn như: bài viết về hoặc nói lên sự thật của cuộc sống người Việt tại Mỹ, hội đồng chấm bài có toàn quyền trong việc chọn hay từ chối bài... Viết Về Nước Mỹ đã đi được một quãng thời gian dài 23 năm với 23 tuyển tập được in thành sách. Một trong số những vị xuất sắc nhất và sau đó trở thành chánh chủ khảo của chương trình Viết Về Nước Mỹ đó chính là chị Trương Ngọc Bảo Xuân, ngoài ra có những vị giám khảo-tác giả khác như: Trần Nguyên Đán, Lê Tường Vi, Nguyễn Viết Tân, Khôi An, Anne Khánh Vân…
 
Thật đúng với tinh thần: “Lịch sử ngàn người viết”, số lượng người tham gia viết thật đông đảo và hùng hậu, đủ mọi thành phần trong cộng đồng từ: Cựu quân dân cán chính, hậu duệ quân dân cán chính, trí thức, bình dân, người cũ, người mới và ngay cả những người chẳng có “ân oán” gì với VNCH một thời cũng tham gia viết. Đề tài viết cũng thật phong phú, hầu như Viết Về Nước Mỹ là một bản sao của cộng đồng người Việt hải ngoại mà cụ thể là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Đề tài đa dạng, số lượng bài viết tham gia nhiều, vì vậy những bài được tuyển chọn cần phải có những yếu tố như: Tính xác thật của câu chuyện, ý nghĩa của bài viết, thông điệp chuyển tải, tính nhân văn, cách viết, sức viết và dĩ nhiên không thể không tính đến yếu tố nghệ thuật như: Bút pháp, ngôn ngữ, cách hành văn…
 
Lướt qua hành trình 23 năm lịch sử ấy chúng ta thấy có những cây bút xuất sắc như: Trương Ngọc Bảo Xuân, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán, Lê Tường Vi, Orchid Thanh Lê, Phan, Nguyễn Văn Tới, Vĩnh Chánh, Nguyễn Thị Kim Loan, Minh Thúy Thành Nội, Thụy Nhã, Phương Dung, Iris Đinh, Đoàn Thị… nhiều không kể xiết nên chỉ xin nhắc đến một vài cây bút tiêu biểu vì giới hạn giấy mực. Tuy nhiên nói về chương trình Viết Về nước Mỹ mà không nhắc đến bà Trùng Quang là một thiếu sót lớn. Bà Trùng Quang là cây bút lớn tuổi nhất tham gia Viết Về Nước Mỹ. Bà đã gợi ý và tài trợ tiền bạc để hình thành nên giải thưởng Trùng Quang. Bà Trùng Quang quả là một nữ nhi xuất sắc, tâm huyết, nặng lòng với lịch sử, văn hóa Việt Nam.
 
Năm mươi năm bể dâu của người Việt ly hương tỵ nạn, mấy mươi năm hình hành, phát triển của Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ là cả một chặng đường gian khó nhưng đáng tự hào biết bao. Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ là một sự kiện, một dấu ấn in đậm vào tâm thức của không ít người Việt Nam hải ngoại. Là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hình thành của lịch sử và văn hóa người Việt hải ngoại.
 
Bể dâu thay đổi liên miên, vô thường thường trực trong từng phút giây. Ngay cả thân thể ta hàng triệu tế bào sanh sôi và hoại diệt không ngừng. Tâm ý chúng ta cũng thay đổi theo giai đoạn lịch sử, thay đổi theo xu hướng của xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì văn hóa và xã hội cũng khác nhau. Những con người của thời đại nào sẽ thích ứng với hoàn cảnh mội trường của thời đại đó. Con người không có khá năng ngăn chặn sự thay đổi, biến hoại. Ngay cả những bạo chúa có quyền lực mạnh nhất cũng không thể ngăn chặn sự thay đổi, nói cách khác chính những bạo chúa thực hiện sự những chính sách điên rồ ấy cũng chính là sự thay đổi. Thay đổi có thể tốt thành xấu hoặc xấu thành tốt.
 
Năm mươi năm trôi qua, những lớp người lớn tuổi những trụ cột của một thời từ VNCH ra đến hải ngoại nay đã già và lần lượt ra đi. Những thế hệ người lớp sau từ trong nước gia nhập cộng đồng hải ngoại như: Du học, làm việc, đầu tư kinh tế, kết hôn, con em cán bộ Cộng Sản di cư… Rồi những thế hệ con em của quân dân cán chính miền nam sinh ra và lớn lên ở hải ngoại đã, đang và sẽ làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách ứng xử trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Sự thay đổi tích cực hơn hay tiêu cực hơn thì quả là một vấn đề đáng để quan tâm. Những thế hệ thuộc dân quân cán chính của VNCH nay đã thưa thớt nhiều, lớp đã ra đi, lớp thì gần đất xa trời. Những thế hệ con cháu sinh ra và lớn lên ở hải ngoại thì hầu hết không biết đọc hay viết tiếng Việt. Lớp người mới qua thì không quan tâm và cũng khá xa cách với lịch sử, văn hóa của VNCH cũng như của lớp người Việt tỵ nạn. Trong số những người mới qua thì hầu hết chẳng còn quan tâm, thậm chí còn dè bỉu những vấn đề như: Nhân quyền, tự do, dân chủ… Tất cả những đổi thay đang diễn ra dù muốn hay không thì cũng phải chấp nhận sự thật. Với những người có trách nhiệm, có nhiệt huyết, có lòng quan hoài với lịch sử và văn hóa của người Việt tỵ nạn thì không thể không lo nghĩ. Những người làm văn hóa phải tìm cách nào đó để thích ứng với sự thay đổi, phải có phương sách để duy trì sự sống còn của lịch sử và văn hóa người Việt tỵ nạn, vì đây là sự nối dài của lịch sử và văn hóa của VNCH. Một nền văn hóa khai phóng, nhân bản, đa dạng và có tính giáo dục cao.
 
Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ chính là một phần của lịch sử và văn hóa người Việt hải ngoại, là sự kế thừa của lịch sử và văn hóa VNCH. Tuy vẻ vang và đáng tự hào là vậy nhưng hiện nay cũng đối mặt với sự thay đổi theo cơn bể dâu vô thường. Trong cái xu hướng chung của thời đại khoa học công nghệ cao, thời đại của điện toán, máy học, internet, trí thông minh nhân tạo (AI)… Con người không còn đọc sách báo nữa, con người dính chặt vào các phương tiện kỹ thuật: Iphone, Ipad, laptop… mà lướt các trang mạng xã hội. Con người bị cuốn hút vào vòng xoáy những chuyện hằm bà lằng của các mạng xã hội… Báo chí, sách vở, văn thơ... bây giờ như cảnh chợ chiều. Nhiều tờ báo đóng cửa, nhiều nhà in, nhà sách dẹp tiệm. Bản thân Việt Báo cũng từ nhật báo giờ chuyển thành tuần báo (với báo giấy), từ báo giấy ra 7 số một tuần, giờ chủ yếu là báo điện tử (trên mạng), chỉ còn in một số một tuần, phát hành vào mỗi thứ Sáu, tuy trên mạng vẫn là tờ báo online hàng ngày. Chương trình Viết Về Nước Mỹ cũng rút gọn lại từ tổ chức mỗi năm một lần giờ thì hai năm một lần. Những tháng năm sắp tới chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi, thay đổi theo chiều hướng đáng buồn và đáng lo ngại. Ai biết được liệu Việt Báo có thể trở thành nguyệt san hay tam cá nguyệt, chương trình Viết Về Nước Mỹ có thể tổ chức mỗi năm năm một lần hay cũng có thể đóng cửa luôn? Mọi thứ đều có thể, hoàn cảnh xã hội như thế, lịch sử như thế, trào lưu phát triển như thế… thì không thể nào cưỡng lại được. Nhưng làm thế nào để điều này không trở thành hiện thực, vì điều này nếu xảy ra sẽ là một mất mát lớn, một tổn thất không có gì bù đắp được cho lịch sử và văn hóa của người Việt hải ngoại.
 
Báo giấy bây giờ càng ngày càng teo tóp lại, không chỉ là báo tiếng Việt, ngay cả báo tiếng Anh cũng thế. Lần lượt co cụm, đóng cửa, lùi vào dĩ vãng. Ngày nay các mạng xã hội: Face Book, You Tube, Tik Tok, X, Instagram, Baidu… cung cấp hình ảnh, âm thanh, tin tức một cách nhanh chóng, cập nhật trong từng phút giây. Con người ngày nay lười biếng đọc, lười tư duy và suy nghĩ, chỉ thích hùa theo những trào lưu của mạng xã hội. Các mạng xã hội tràn ngập tin giả, tin thất thiệt, tin xạo, thuyết âm mưu... Đây cũng là một sự thay đổi; xét về mặt kỹ thuật, phương tiện thì tiến bộ nhưng về mặt nhân văn, đạo đức, nhân cách… thì thay đổi theo chiều hướng xấu. Con người ta mê và tin vào tin giả, thuyết âm mưu chứ không chịu tin vào những tin tức chính xác, không chịu kiểm chứng các tin tức, thậm chí những tin tức thật, có chứng cứ người ta vẫn không tin.  Các mạng xã hội và những kẻ tung tin thuyết âm mưu đã đầu độc và xỏ mũi dắt người, lèo lái con người vào mê hồn trận, thao túng tâm lý quần chúng.
 
Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ đã và đang đối mặt với sự thay đổi, nếu không có phương sách nào thích ứng với sự thay đổi của xã hội, sự thay đổi của khoa học công nghệ, sự thay đổi của trào lưu mới (cả về vật chất và tâm lý) thì e rằng cũng như các tờ báo hải ngoại khác, sẽ khó có thể vượt qua. Mặc dù Việt báo và Viết Về Nước Mỹ đã góp phần duy trì lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt ở xứ người, nhưng nếu một mai không còn Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ nữa thì sẽ sao đây? Những thế hệ con em người Việt sinh ra và lớn lên ở đây còn gì để hướng về? Còn đâu để nương tựa về căn cước văn hóa và nguồn gốc của mình?  Còn giả như muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt nói chung, Việt tỵ nạn nói riêng thì phải đào bới ở kho tàng tư liệu tiếng Anh?  Tìm ở tư liệu của người nước ngoài viết? Điều này cũng có nghĩa là tìm về nguồn cội và căn cước của mình qua trung gian. Vậy nên bây giờ Việt Báo nói riêng những tờ báo tiếng Việt nói chung nên có sự thay đổi và tiếp cận với giới trẻ, tìm cách nào để gây hứng thú cho giới trẻ hầu duy trì tờ báo tiếng Việt, nhất là với Việt Báo làm sao để duy trì chương trình Viết về Nước Mỹ. Duy trì được chương trình Viết Về Nước Mỹ tức cũng là dòng sử Việt, văn hóa Việt của người Việt tỵ nạn còn tiếp tục đồng hành.
 
Năm mươi năm bể dâu biết bao thay đổi kể từ lớp người tỵ nạn đầu tiên được đưa đến quận Cam. Tiếp sau là những lớp thuyền nhân được cứu vớt, những lớp người đến từ các trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á. Kế là một lượng lớn những người đi diện HO, ODP, ROV… Cộng đồng người Việt ở Mỹ hình thành và lớn mạnh như hôm nay. Nếu những năm tháng xưa, nỗi nhớ nhà, nhớ quê cha đất tổ, nhớ người thân bạn bè, thèm món ăn Việt… rất da diết thì ngày nay chẳng còn là vấn đề nữa. Người ta có thể đi đi về về hàng năm, thậm chí nhiều lần trong năm. Việc đi về dễ dàng, văn hóa giao lưu (phần nhiều từ trong ra), lớp người mới đến (đầu tư, kết hôn, du học…) cũng đã và đang làm thay đổi cái giá trị căn cước lịch sử và văn hóa người Việt tỵ nạn. Cái đặc trưng của văn hóa Việt tỵ nạn, nói cách khác là văn hóa của VNCH đang phai nhạt, đang pha trộn đang lai tạp. Dễ thấy nhất hiện tượng người Việt hải ngoại (một số báo Việt) là cách dùng từ ngữ ngô nghê, vô nghĩa, sáo ngữ, mị ngôn, đại ngôn, đao to búa lớn của người Việt trong nước, đại khái như: Trình, toang, bùng, xõa, hạ cánh an toàn, nhận quà trên mức tình cảm, thực phẩm chức năng, áo mưa phương tiện, mỗi cuối câu thì đệm chữ ạ… hết sức vô duyên. Đành rằng sự giao lưu là tốt nhưng giao lưu như thế này thì chính người Việt hải ngoại đang tự làm phai nhạt bản sắc riêng của mình. Trong hoàn cảnh như thế này mà Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ nói riêng hệ thống báo chí Việt nói chung đi vào giai đoạn thay đổi thoái trào thì đáng buồn thay! Nhưng biết làm sao được?  Khi đó là quy luật. Vô thường không có ngoại lệ: Chánh – tà, thị – phi, Quân tử – tiểu nhân, Tây – Tàu – ta… đều chịu sự chi phối của vô thường, đều bị thay đổi theo cuộc bể dâu.
 
Giả sử năm mươi năm trước không có sự kiện 30/4, không có sự sụp đổ của Sài Gòn thì ắt không có việc bị đày đi kinh tế mới, không có nạn vượt biển, không có vấn đề thuyền nhân. Từ đó cũng không có HO, ODP, dĩ nhiên sẽ không có cộng đồng Việt tỵ nạn và hẳn nhiên không có Việt Báo, không có chương trình Viết Về Nước Mỹ. Vì sự kiện 30/4, vì sự sụp đổ Sài Gòn để rồi kéo theo bao nhiêu thay đổi, cả một cuộc bể dâu đau thương và cũng từ đó lại hình thành nên cộng đồng Việt tỵ nạn và sự xuất hiện của Việt Báo, của Viết Về Nước Mỹ.
 
Bể dâu vô thường, thay đổi bất tận, họa phước xoay vần không thể nào biết trước. Năm mươi năm một kiếp người, năm mươi năm ít ra cũng tròn hai thế hệ. Năm mươi năm một hành trình lịch sử nếu bảo dài thì cũng là dài thật, nếu bảo ngắn thì quả là ngắn như một cơn mơ. Lịch sử dù có bể dâu thế nào đi nữa vẫn cứ tiếp diễn.
 
Là một tác giả Viết Về Nước Mỹ và một người cầm bút, trong tinh thần 50 năm cộng đồng người Việt hải ngoại, xin được ghi nhận và biết ơn Kho tàng văn học và lịch sử hải ngoại – tờ Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ - vì chính nơi này đã là bộ sử ngàn trang ghi nhận và lưu giữ những di sản của người Việt hải ngoại trong suốt nhiều thập niên qua.

Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 01/01/25
 

Ý kiến bạn đọc
13/03/202516:25:46
Khách
Trich Mimi: "Thua chấp nhận mới là vị Anh hùng hảo hớn, đừng tìm cách ly gián hoặc miệt thị người khác hèn lắm. "
Luận điệu này là luận điệu tuyên truyền của bên thắng cuộc chống lại những nguời còn chống đối chế độ CS VN. Tháng 4 năm nay CSVN chào mừng 50 năm chiến thắng năm 1975, CS muốn phe thua trận phải hoàn toàn chấp nhận thua, đầu hàng vô điều kiện. Nhưng không phải ai cũng chấp nhận thua, cây cột đèn nếu đi đuợc cũng ra đi khỏi VN, dù phải làm ô sin ở Hàn Quốc hay chết trong xe thùng vẫn trốn ra đi, không ai muốn chấp nhận phe thắng cuộc. Một số không ra đi đuợc tham gia lực luợng Phục Quốc, nguời Thuợng Fulro vẫn tiếp tục chống đối, và một số bỏ công danh sự nghiệp theo tuớng Hoàng Cơ Minh trở về VN kháng chiến. Kẻ không bao giờ chấp nhận thua CS mới là anh hùng.
05/03/202519:13:52
Khách
Ong Ba` Mimi. Cái đề bài là chuyện bể dâu VN, nhưng thế giới Mỹ, Nga, Ukraine cũng có chuyện bể dâu kẻ thắng nguời bại. Ta thấy VNCH bị bỏ rơi cắt viện trợ năm 1975 nay lại thấy Ukraine bị cắt viện trợ sắp chung số phận của VNCH thì là chuyện bể dâu cho dân Ukraine. Tôi hoàn toàn không có chuyện miệt thị cá nhân nào cả. Còn chỉ trích TT Mỹ thì không riêng tôi mà đã có hàng triệu nguời làm vì họ là nguời đóng thuế. Chính Mimi mới là nguời miệt thị tôi, nhưng tôi không bắt chuớc ông bà Mimi. Nguời nào miệt thi cá nhân thì nguời đọc đã thấy rõ. Ta nên lịch sự với nhau.
03/03/202522:18:02
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay và phân tích sâu sắc.
PS: đến Ông PhaoNg, những bài viết và những câu chuyện của tất cả tác giả là những kho tàng hoặc bài học vô giá mà các tác giả chia sẽ để tụi con cháu học hỏi, phấn đấu, chia sẻ yêu thương...Nhưng ngược lại Ổng "Ăn cơm nhà bàn chuyện quốc gia". Hy vọng Ông rãnh thì có những ý kiến tích cực một chút nếu Ông có đẩu óc. Rảnh thì đọc kính cầu nguyện, xám hối... để tích Đức về sau, chứ đừng gieo rắc thêm hận thù. Thua chấp nhận mới là vị Anh hùng hảo hớn, đừng tìm cách ly gián hoặc miệt thị người khác hèn lắm. Chúc Ông cuối đời Thân tâm an lạc.
03/03/202501:16:05
Khách
Ðánh đuợc con hổ chạy là hay nhưng thu phục đuợc hổ để cuỡi càng hay hơn. Hơn 50 năm truớc CSVN đánh Mỹ chạy, 50 năm sau Putin thu phục bắt đuợc Trump và đảng CH làm tay sai. Nếu Putin chia rẽ đuợc khối NATO để Mỹ tách ra khỏi khối NATO thì sau đó chiếm Ðông Âu, Greenland và Canada dễ như trở bàn tay. Ðuợc như vậy thì Putin sẽ trở thành chiến luợc gia giỏi nhất trong lịch sử thế giới, hơn cả Napoleon và Alexandre the Great.
Tổng Bí Thư Lê Duẩn nói "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, TQ" . Trump & Vance đả kích Zelenski và NATO là đánh cho Putin.
Ðiều đáng buồn là nguời VN tị nạn CS tại Mỹ sau khi Trump thắng cử không còn biểu tình chống Nga xâm lăng Ukraine.
28/02/202519:55:07
Khách
Ðúng là bể dâu. Nga hôm nay chiến thắng version 2 của chiến tranh lạnh vì Mỹ đầu hàng Nga vô điều kiện tại chiến truờng Ukraine. Năm 1991, Mỹ thắng chiến tranh lạnh hiệp 1 mà không tốn một viên đạn . Năm 2025,Nga thắng chiến tranh lạnh hiệp 2 mà không tốn một viên đạn. Putin từng tuyên bố muốn tái tạo Liên Sô ngày xưa sáp nhập các nuớc đã tách ra năm 1991. Và nay thì khi Nga xâm lăng các nuớc vùng Baltic như Latvia, Lithuania, thì Mỹ sẽ ủng hộ Nga vì theo Mỹ thì Nga có thiện chí hoà bình và Mỹ tin tuởng vào Putin. Sáng nay TT Ukraine tai toà Bạch cung không chịu khuất phục bởi chánh phủ Mỹ để họ bán đứng Ukraine cho Nga như họ đã bán đứng Nam VN cho CS 50 năm về truớc. Năm 1963 TT Diệm không chịu khuất phục Mỹ và Mỹ cúp viện trợ nhưng VNCH không đầu hàng và TT Diệm bi tay sai Mỹ giết. Ðệ nhị CH VNCH chấp nhận mọi điều kiện của Mỹ qua hoi nghi Paris 1973 nhưng rồi cũng bị Mỹ bỏ rơi dàn xếp thay Tổng Thống để đầu hàng CS. Năm 1992, Ukraine ngây thơ nghe lời hứa hẹn của Mỹ và Anh bảo vệ Ukraine nếu Ulraine từ bỏ 500 vũ khí nguyên tử chuyển giao cho Nga. Nhưng khi Ukraine bị tấn công năm 2014 và 2022 thì Mỹ nuốt lời hứa như họ đã nuốt lời hứa bảo vệ VNCH năm 1975. Rút kinh nghiệm VNCH nam 1972-1973 bị Mỹ ép rồi chết, TT Zelenski không chịu khuất phục. Với bài học VNCH và Ukraine, các nuớc trên thế giới nên trang bị vũ khí nguyên tử để sống vì tuỳ thuộc vào Mỹ là là bị Mỹ bán đứng. Mỹ mất uy tín với thế giới khi các nuớc nhỏ nhìn trên TV thấy cuộc đấu khẩu với hai ông TT và Phó TT đại cuờng Mỹ đánh hội đồng kẻ duới cơ Zelenski. Dân Mỹ có chút đạo đức xấu hổ vì TT Mỹ hành xử như kẻ tiểu nhân.
25/02/202501:57:13
Khách
Cảnh bể dâu 50 năm về truớc nay có thể lặp lại cho Mỹ. Có một số nguời bi quan tin rằng nuớc Mỹ sẽ sập đổ duới thời Trump vì chia rẽ, nhân viên chánh phủ, quân đội bất mãn và vật giá tăng vụt. Nhiều nguời nghi ngờ Trump làm nội tuyến cho Nga khi đứng về phe Nga buộc Ukraine đầu hàng. Chiến luợc gia DC James Carville còn tin rằng thời gian rạn nứt sập đổ chỉ 30 ngãy y hệt nhu Nga Sô năm 1991 sau khi dân biểu Yelsin và dân nổi dậy chiếm Công truờng Ðỏ . Trich VB:
" Chiến lược gia đảng Dân chủ James Carville cho rằng chính quyền Trump sẽ "sụp đổ" trong vòng 30 ngày khi công chúng phản ứng với các hành động của nhánh hành pháp. "Tôi tin rằng chính quyền này, trong vòng chưa đầy 30 ngày, đang ở giữa một sự sụp đổ lớn và đặc biệt là sự sụp đổ trong dư luận", Carville nói trong cuộc trò chuyện với Dan Abrams của báo Mediaite về những hành động gần đây chưa từng có của chính quyền Trump.
Abrams đã yêu cầu Carville làm rõ ý ông khi xác nhận rằng Carville tin rằng chính quyền Trump sẽ sớm sụp đổ. "Nó đang sụp đổ ngay lúc này. Chúng ta đang ở giữa một sự sụp đổ", Carville trả lời. "Đây là mức chấp thuận thấp nhất, thậm chí không hề gần, mà bất kỳ tổng thống nào từng có vào thời điểm tương đương".
Khi chính quyền Trump tiến hành cắt giảm chi tiêu liên bang thông qua Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk, mối lo ngại và sự sốc đã lan rộng khắp cả nước. Hàng nghìn công chức liên bang đã mất việc khi DOGE đang xem xét nhiều cơ quan liên bang khác nhau, có khả năng tiếp cận thông tin nhạy cảm.
Ông cũng lưu ý rằng ông không tin rằng đảng Cộng hòa sẽ có thể thông qua một gói hòa giải để giải quyết nợ của đất nước. Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa sẽ phải đến Hạ viện Dân chủ, những người mà Carville cho biết sẽ gây sốc cho công chúng Mỹ, về vấn đề này. "Tôi nghĩ họ biết chính xác những gì họ đang làm và họ biết chính xác điều gì sẽ xảy ra", Carville nói. "Tôi chưa bao giờ nhầm lẫn".
23/02/202514:36:09
Khách
Sau 30-4-1975, một cô giao liên VC vùng Chợ Lớn hăng say giúp CS tiếp thu vùng Chợ lớn, chỉ điểm những thuơng gia CS chôn giấu hàng hoá của cải trong chiến dịch đánh tư sản. Sau dó cán bộ đến tịch thu nhà cửa cha mẹ của cô này đuổi cha mẹ đi kinh tế mới không cho trở lại nhà . Vì quá cực khổ và đói tại vùng kinh tế mới và mất hết tài sản chôn dấu trong nhà, nguời cha nhảy xuống sông chết còn bà mẹ bị điên sống đầu đuờng xó chợ ăn xin. Cô giao liên này mới tỉnh ngộ ra là ngu dại giup CS giết cha mình va làm hại mẹ mình. Lịch sử dâu bể đang đến với nuớc Mỹ khi con cái của công chức liên bang đóng góp ủng hộ Trump tranh cử 2024 nay nhìn thấy cha mẹ bi sa thải, những nguời còn làm việc bi căng thẳng khủng hoảng tinh thần vì chánh phủ hạch sách quấy nhiễu áp lực từ chức y hệt như công an CSVN. Những nguời này đã giúp chánh phủ làm gia đình cha mẹ mình khốn đốn và giúp Nga chiếm đất Ukraine .
23/02/202513:34:13
Khách
Một trong những hình phạt dã man thời phong kiến là xử giảo, cắt từng miếng thịt cho đến khi nạn nhân chết. Sau HÐ Paris 1973, thế giới nhìn thấy Mỹ và CS xẻo thịt VNCH cho đến chết, mỗi ngày vài tiền đồn, quận lỵ cho đến Phuớc Long, Ban Mê Thuột, miền Trung, Xuân Lộc và Saì gòn năm 1975. Nay thế giới đang nhìn hai đao phủ Mỹ và Nga xẻo thịt Ukraine, bôi nhọ Ukraine, tuớc đoạt tài nguyên, cắt viện trợ, Starlink, pháo bom cho đến chết. Với việc ngừng cung cấp dịch vụ truy cập Starlink, một nguồn kết nối internet, thì đây sẽ là một đòn mạnh vao quân đội Ukraine. Thế giới nhìn thấy Ukraine đang dẫy dụa vì những vết xẻo từ Trump mà Zelenski không dám trả miếng.
Nhưng có luật nhân quả. Mỹ cũng đang hại chính mình. Thị truờng bất động sản suy sập vì sa thải nhân viên hàng loạt và Walmart báo động giá hàng đang tăng vì thuế nhập cảng.
23/02/202503:13:19
Khách
Thế giới này chuyện biển thành ruộng dâu hay ruộng dâu thành biển xanh xảy ra thuờng xuyên. Chánh sách bảo vệ Ukraine của Mỹ thời Biden nay bị xoá bỏ khi Mỹ đứng về phiá Nga chỉ trích đồng minh Âu Châu và Ukraine, đe doạ trừng phạt xâm chiếm Canada, Greenland của Ðan Mạch và Panama. Tại hội nghi Munich, Phó TT Vance chỉ trích đồng minh Âu Châu mạnh mẽ và bác bỏ cơ hội gia nhập NATO của Ukraine. TT Trump chưa bao giờ tố cáo lãnh tu CS TQ, VN, Bắc Hàn, Nga là độc tài nhưng ông tố cáo TT Ukraine độc tài và đòi thay thế. Truớc 1975 Mỹ cũng tố cáo các lãnh tụ Nam VN độc tài và đòi thay thế. Các nuớc Âu châu tuần này bị bất ngờ không hiểu tại sao Mỹ đột ngột chuyển từ bạn trở thành thù.
Theo tin tổng hợp của Việt Báo Cựu giám đốc KGB Alnur Musayev giải thích lý do tại sao Trump bỏ đồng minh đi theo Nga. Trích:
"Cựu giám đốc KGB Alnur Musayev đưa tin trên X và Facebook hôm Thứ Sáu 21/2/2025 rằng vào năm 1987, Cục 6 của KGB đã tuyển dụng thành công một doanh nhân người Mỹ 40 tuổi tên là Donald Trump và ông được đặt mật danh là Krasnov. Mục tiêu của Cục 6 thuộc KGB là tuyển dụng các doanh nhân người Mỹ, theo ông giải thích.
Lời cáo buộc gây chấn động này được đưa ra bởi Alnur Mussayev, cựu giám đốc tình báo Kazakhstan, trong một bài đăng trên Facebook. Người đàn ông 71 tuổi này, trước đây là người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan, cho biết ông đã phục vụ tại Tổng cục 6 của KGB tại Moscow, nơi chịu trách nhiệm hỗ trợ phản gián trong nền kinh tế. Bài đăng của Mussayev không đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố của mình, nhưng trong một bình luận tiếp theo, ông đã đưa ra một cáo buộc gây sốc khác".
Một nguồn tin khác là Trump bị KGB Nga bắt giò khi đi chơi ở Nga bị quay video chơi trò tiểu tiện trên mình với gái điếm Nga tại khách sạn Ritz-Carlton ở Mạc Tư Khoa nên phải tuân lệnh Nga. Tuy nhiên các tin này chưa đuợc tình báo Mỹ kiểm chứng.
Bây giờ Trump dang làm TT thì tình báo và FBI đang nằm trong tay Trump, dù có bằng cớ hồ sơ của KGB, thì bằng cớ bị tiêu huỷ và nhân viên điều tra bị sa thải . Nếu có bằng cớ đưa ra quốc hội Mỹ thì luật cấm Bộ Tư Pháp truy tố Tổng thống đuơng nhiệm phải bỏ . Ðây là lý do bộ Tu Pháp của Biden phải huỷ bỏ các vụ tài liệu mật sau khi Trump thắng cử
Xưa nay công chức liên bang Mỹ huởng nhiều quyền lợi, làm việc nhẹ luơng cao, nhưng nay dâu biển thì họ bị hạch sách, sa thải, mất nhân phẩm, phải báo cáo công việc hàng tuần lên trung uơng vì Trump không tin cấp chỉ huy trực tiếp, siết gọng kìm để họ nghỉ việc. Nhiều nguời đang nằm bệnh viện bị sa thải bất ngờ, bảo hiểm sức khoẻ bị ngưng không có tiền trả vì bảo hiểm mới chưa mua. Công chức bi sa thải phải bán hết nhà cửa. Ðây chỉ là màn mở đầu của cảnh bể dâu sau đó đến vật giá và kinh tế suy nhuợc, y hệt như đã xảy ra khi CS chiếm Saìgòn, từ cải tạo đến đánh tư sản, sau đó đổi tiền rồi đi kinh tế mới, rồi lạm phát. Ðau nhất là những công chức bỏ phiếu cho Trump năm 2024, tự đào hố chôn mình.
22/02/202515:54:26
Khách
Bài hay. Trong cái rủi 1975 có caí may là cộng đồng VN trăm hoa đua nở đóng góp nhiều cho văn học nghệ thuật có tự do ngôn luận tự do tư tuởng mà CSVN tiêu diệt sau 1975. Cảnh bể dâu 50 năm về truớc nay lặp lại với Ukraine, Gaza. Mỹ bán đứng VNCH cho CS năm 1972-1975, rồi bán đứng lực luợng Northern Alliance ở Afghanistan cho Taliban năm 2023, nay mưu toan bán đứng Ukraine cho Nga. Nay Trump theo Putin lập trục Moscova-Washington để đe doạ sáp nhập đô hộ Canada, Greenland, Gaza, và Panama . Ðổi lại Nga đuợc sáp nhập Ukraine và Trump tuyên bố khuyến khích Nga tấn công chiếm đóng các nuớc Âu châu không đóng tiền đủ cho NATO. Tập Cận Bình Tọa San Quan Hổ Ðấu ngồi trên đỉnh núi thuởng thức cảnh cắn xé giữa những con hổ Âu châu và khối trục Nga Mỹ. Do Thái sẽ thưà gió bẻ măng dựa vào Mỹ chiếm đóng Lebanon, West Bank, Iran, Jordan, Ai Cập để lấy dầu hoả . Khác với thời chiến tranh VN, Mỹ-Nga nay thành Axis of Evil gây sợ hãi tang tóc cho Âu Châu, Canada, Mexico, Trung Ðông, và Nam Mỹ. Viện trợ TQ sẽ thay viện trợ USAID của Mỹ mở rộng vành đai con đuờng qua Mỹ châu, Âu châu và Phi Châu. Rồi khi Nga Mỹ TQ thanh toán hết thế giới họ sẽ thanh toán nhau như các nuớc thực dân đánh nhau hồi thế chiến II. Nuớc Mỹ bị quả báo vì can thiệp gây hổn loạn tại Nam VN, Iraq, Nam Mỹ,Trung Ðông, nên Trời sai quỷ xuống phá. Nhiều nguời thắc mắc là không lẽ nuớc Mỹ hết nhân tài nên bầu cho Biden lú lẫn và Trump quỷ quyệt làm Tổng Thống, nhưng đó là vì vận số nuớc Mỹ phải chiụ cảnh bể dâu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 82,471
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Biết được Hội sinh viên người Mỹ bản địa ở trường UTA (University of Texas at Arlington) cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho lễ hội Pow Wow lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 1 tháng Ba năm 2025, tôi chủ động liên lạc với Ông chủ tịch của hội và được chấp nhận vào làm thiện nguyện viên. Tất cả các thiện nguyện viên được yêu cầu tham gia hai buổi họp online để nghe phổ biến về nội qui và những điều nên tránh khi làm thiện nguyện cho lễ hội. Buổi họp thứ ba được tổ chức tại trường UTA một ngày trước lễ hội. Ông Silva-Brave, chủ tịch hội sinh viên người Mỹ bản địa, giải đáp những thắc mắc của thiện nguyện viên, đưa chúng tôi đi tham quan khu vực Maverick Activity Center để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ khi làm việc.
Tôi đến thăm chị Dung đang nằm bịnh. Anh Việt mở cửa đón tôi với bộ mặt hốc hác xanh xao tiều tụy. Nhìn chị nằm trên giường gần như bất động, tôi đè nén sự xúc động. Không ai ngờ vợ anh đang còn mạnh mẽ bất ngờ bị ung thư bướu trong não, chữa trị trong thời gian ngắn, nay đành bất lực. Dầu biết luật đời gắn chặt Sinh Lão Bệnh Tử không ai tránh thoát. Nhưng có chia lìa là có đau buồn ngậm ngùi, nhất là với người phụ nữ có quá nhiều đức tánh tốt, người vợ tuyệt vời, người mẹ mà các con xem như thần tượng, người dâu được cả dòng họ nhà chồng khen ngợi, bạn bè thương mến.
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi. Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
Trời mùa đông, sương mù phủ mờ những con đường. Tôi ngồi trong chiếc Toyota Camry đã vượt qua hơn trăm ngàn dặm, lắng nghe tiếng quạt gió từ hệ thống sưởi ấm phả đều lên khuôn mặt tê lạnh. Buổi sáng âm 4 độ C, và khi điện thoại trên giá đỡ bất ngờ sáng lên, tôi thấy thông báo: “Pick up from Wawa, $5.50.” Không chút đắn đo, tôi nhấn “chấp nhận.” Cây xăng Wawa chỉ cách nhà vài con đường. Khi xe vừa dừng lại, tôi mở cửa bước vào cửa hàng tiện lợi. Dù là sáng thứ Bảy, nơi này vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Các trạm bơm xăng chật kín xe cộ. Xe tải chở hàng, xe con, và những chiếc SUV đông đúc trẻ em trên ghế sau nối đuôi nhau chờ đến lượt. Tài xế nhanh tay cầm vòi bơm, mắt liếc qua màn hình hiển thị giá xăng, một vài người thở dài khi thấy con số tăng lên nhanh chóng.
Cảm ơn giấc mơ Mỹ với 400 đô của gia đình tôi. Tôi thật sự hy vọng giấc mơ Mỹ của nhà tôi ngày càng tươi đẹp hơn và tròn trịa hơn cho những thế hệ sau. Cảm ơn tất cả những cơ hội mà chúng tôi có được. Cảm ơn những bước chân dĩ vãng đã tôi luyện tôi thành tôi của ngày hôm nay. Cảm ơn những chuyến đi ngược xuôi của dòng đời đưa tôi về những địa điểm của địa cầu dù là du lịch, tham quan thế giới để mở mang tầm mắt hay để tôi luyện con người. Cảm ơn ba mẹ đã sanh thành, dưỡng dục và nuôi dưỡng những đức tánh của con. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi làm những việc muốn làm.
Những năm 1970, quan niệm xã hội chưa thông thoáng như bây giờ. Chuyện yêu đương với người nước ngoài là điều không tưởng, chứ đừng nói tới việc lấy chồng ngoại quốc. Vậy mà con bé xấp xỉ đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, tập tễnh ra ngoài đi làm phụ giúp gia đình, cái con bé hiền như con mèo đó, lại dám lấy thằng chồng Mỹ.
Hương biết, từ ngày gật đầu làm vợ Jim, cho đến lúc đặt chân đến Mỹ, sinh con và sống trong sự bao bọc của Jim, bắt đầu bằng cảm giác thương hại, rồi mang ơn Jim đã giúp cô có tấm vé đi Mỹ, thoát khỏi Việt Nam, rời khỏi làng quê bé nhỏ khốn khổ, đổi đời. Hương cũng tự hỏi, làm sao Jim yêu cô chỉ qua một lần tiếp xúc và sau đó là những cuộc gọi đường dài, nhưng dù sao hành động của Jim trong những năm qua cũng đủ chứng minh tất cả. Còn Hương ư, chưa bao giờ cô nghĩ mình đã rung động vì Jim...
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014, giải Trùng Quang 2018 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài viết kỳ này là một câu chuyện tình với kết thúc có hậu.
Những bông tuyết bắt đầu lớn và nặng, rơi từng chùm to khi chúng tôi về gần tới nhà! Hôm nay, 05 tháng 01 năm 2025 là ngày đầu đưa con trai trở lại OSU (The Ohio State University) sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây dài hạn trong năm. Cho xe vào “garage” xong, tôi vội vã lấy xẻng xúc bớt tuyết trên lối đi đoạn rải muối trước khi chạy vội vô nhà trốn lạnh...
Nhạc sĩ Cung Tiến