Hôm nay,  

50 Năm, Xuân Trên Đất Mới

26/01/202521:28:00(Xem: 3486)

 

Kim Loan cùng hai em học trò trường Việt Ngữ
Kim Loan và học trò trường Việt Ngữ.

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Bài viết kỳ này ghi lại vài hình ảnh vả cảm xúc tản mạn về ngày tết ở Mỹ, Canada cũng như quê nhà Việt Nam thuở trước.

 

***

 

Hồi hè vừa rồi, chồng tôi thông báo:

 

- Năm 2025 anh sẽ đi Pharmacy Conference từ cuối tháng Một cho đến hết tuần đầu tháng Hai.

 

- Vậy có phải ở San Jose, hay New Orleans, hay San Francisco như những lần trước để em đi theo?

 

- Kỳ này là ở Toronto, Canada của chúng ta.

 

Tôi chợt nhớ ra:

 

- Khoan, để em xem lịch có trùng ngày Tết không nhe.

 

- Khỏi em ơi, anh đã xem rồi, đúng ngày mồng 2 Tết Ất Tỵ luôn đó. Nếu em vẫn muốn qua Mỹ ăn Tết với gia đình thì em cứ đi.

 

- Thôi, tụi mình đã ăn Tết bên đó nhiều lần rồi, từ California đến Texas. Vậy nên em ở nhà, sẽ nhận lời làm MC Hội Chợ Tết Cộng Đồng Người Việt Edmonton.

 

- Ủa, sao em biết họ sẽ mời em làm MC, em đã hết chức vụ trong Ban Quản Trị Hội Người Việt lâu rồi mà?

 

- Thì hồi tháng rồi, anh Hội Trưởng có nhắn em, nếu năm nay em không qua Mỹ ăn Tết thì giúp làm MC Hội Chợ Tết 2025 vì đây là dịp đặc biệt, là cột mốc kỷ niệm 50 năm tha hương, 50 mùa Xuân trên đất mới, 50 năm Quốc Hận!

 

- Ui chao, vậy là họ rà trúng “đài” của em rồi.

 

- Bởi mới nói, đó là …ý Chúa, chớ đâu phải tự dưng năm nay anh phải đi Conference tại Canada trúng mùa Tết để em khỏi có lý do bay qua Mỹ, và ở lại Canada làm MC?

 

- Coi như Tết này dù không qua Mỹ sum họp đại gia đình nhưng anh và em vẫn vui vẻ bận rộn công việc riêng của mỗi người.

 

- Dù sao, gia đình chúng ta cũng mới gặp nhau trong đám cưới của con gái mình rồi, cuối năm 2025 lại gặp nhau tại Texas trong đám cưới đứa cháu nữa, hẹn cái Tết khác thôi. Xuân đến Xuân đi rồi Xuân lại đến mà, lo chi.

 

Vợ chồng tôi đã có những cái Tết sum vầy bên Mỹ rất đông vui, nhiều kỷ niệm. Ở Nam California, mà người Việt mình gọi tóm tắt là khu Little SaiGon, Phố Bolsa, khi Tết đến Xuân sang đã thu hút hàng ngàn du khách đồng hương từ các tiểu bang khác trong nước Mỹ (và cả những đồng hương từ Canada, Châu Âu) tìm về vùng đất ấm áp để sống lại không khí Tết quê hương. Nơi đây, đúng là nơi “đất lành chim đậu”, với số lượng người Việt đông đảo nhất Bắc Mỹ, khí hậu lý tưởng, đã cho chúng ta cảm giác thân thương của mùa Xuân rạo rực.

 

Mỗi lần qua ăn Tết, chúng tôi đến trước vài tuần, vì thích niềm vui chộn rộn chuẩn bị sắm Tết, rồi đến ngày Tết là quay về Canada. Từ chợ đêm Phước Lộc Thọ, chợ Hoa Tết, Hội Chợ Tết, các chương trình Văn Nghệ, các khu thương mại chợ búa, khu văn phòng người Việt, đâu đâu cũng thấy “mùi của Tết”, “hương vị Tết”, nhất là ở các Chùa, Nhà Thờ đêm giao thừa, nghe tiếng pháo nổ mà lòng xôn xao.

 

Vì là “đất lành chim đậu” nên tôi có rất nhiều bạn bè người quen ở vùng Nam California. Ngoài gia đình ông anh và họ hàng ruột thịt, là những bạn cũ từng ở chung trại tỵ nạn, là những bạn bè, đồng nghiệp xưa khi còn ở Việt Nam, là những người hàng xóm cũ thân thương. Hầu như mỗi lần tôi qua đó, đều không thể gặp gỡ được hết mọi người, mà phải chia bớt ra theo nhóm, hẹn Xuân sau.

 

Riêng ở Arlington, Texas, tôi có nhiều anh chị em và gia đình chú ruột cùng các em họ ở đây, nên chúng tôi ăn Tết Texas nhiều hơn Tết Cali.

 

Tôi vẫn nhớ cái Tết đầu tiên năm 1994 khi tôi mới định cư Canada liền bay qua Texas đón Tết với đại gia đình. Lúc ấy Arlington còn thưa thớt người Việt, còn hiện nay thì người Việt “sinh sôi nảy nở” cũng như từ các nơi khác về đây lập nghiệp, mỗi lần Tết rất đông đúc rộn ràng, với các Hội Xuân liên tiếp nhau tại các khu chợ lớn nhứt là HongKong, Asia Times Square và Bến Thành Plaza.

 

Có năm, chúng tôi bay qua sớm, từ Arlington lái xe đến Houston, thưởng thức Kim Sơn Việt Nam buffet, ngắm phố Bellaire chuẩn bị Tết, các quán xá, tiệm giò chả bánh chưng nườm nượp người xếp hàng. Có thế mới thấy, người Việt chúng ta, dù xa quê hương, đang ở bất cứ nơi nào, cũng vẫn mang dòng máu Tiên Rồng, máu chảy về tim, mỗi mùa Xuân không thể quên văn hóa, cội nguồn dân tộc từ ngàn đời.

 

Năm nay, tôi sẽ làm MC Hội Chợ Tết Edmonton đúng dịp 50 năm tha hương của người Việt, bao nỗi buồn niềm vui biết nói sao hết cho vừa. Canada thường có tuyết rơi và thời tiết lạnh căm khi Tết đến, vậy mà người ta vẫn đến chật kín hội trường hàng năm. Cô bạn bên San Jose có lần hỏi tôi:

 

- Trời, nghe nói trời lạnh từ âm mười cho đến âm vài chục độ C, nếu tuyết rơi nữa, thì làm sao mà mọi người vẫn diện áo dài đến Hội Chợ Tết?

 

Ở đâu quen đó bạn ơi! Có người vẫn mặc đồ mùa đông rồi đến Hội Chợ sẽ vào phòng vệ sinh thay áo dài, thay giày thay guốc, vẫn đẹp lộng lẫy. Riêng tôi thuộc nhóm người…làm biếng, nên nhanh gọn hơn nhiều, tôi mặc sẵn áo dài từ nhà, nhưng hai ống quần dài sẽ được cột lại bằng dây thun, rồi mang đôi giày boots mùa đông, áo khoác dày mùa đông. Khi đến nơi, tôi chỉ việc tháo dây thun khỏi hai ống quần dài, thay đôi giày cao gót, thế là vẫn …thướt tha tà áo dài mùa Xuân.

 

Dù lạnh nhiều hay lạnh ít, mỗi mùa Hội Xuân đều có đông đủ người Việt và cả người ngoại quốc đến vui Xuân. Sau phần Chào Cờ, đốt pháo, múa Lân, phần Văn Nghệ luôn được chờ đón với những bài nhạc Xuân vời vợi nhớ thương: Anh Cho Em Mùa Xuân, Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa, Xuân Này Con Không Về, Câu Chuyện Đầu Năm, Mùa Xuân Lá Khô, Tôi Chưa Có Mùa Xuân...

 

Các tiết mục múa của các em sinh viên học sinh với các bài hát dân ca ai cũng thuộc lòng như Qua Cầu Gió Bay, Trống Cơm, Lý Ngựa Ô luôn nhận được những tràng pháo tay không dứt của khán giả, dù trong nhóm múa có nhiều em nói Tiếng Việt chưa rành, chưa hiểu hết ý nghĩa bài hát, và những điệu múa còn vụng về, thô cứng, nhưng rất đáng yêu.

 

Đặc biệt là các em bé, từ tuổi chập chững mới biết đi, cho đến các trẻ con tuổi mẫu giáo, tiểu học trong những bộ áo dài truyền thống để dự thi “trình diễn áo dài dân tộc”. Rồi các em chạy nhảy, tham gia các gian hàng trò chơi, hồn nhiên vô tư trong ánh mắt tự hào hạnh phúc của cha mẹ ông bà, khi ngắm nhìn thế hệ con, cháu đang nối tiếp truyền thống văn hóa quê hương.

 

Tôi nói với chồng:

 

- Tính ra thời gian tụi mình sống trên quê hương thứ hai đã dài hơn nhiều so với thời gian đã từng sinh sống tại Việt Nam, nên những mùa Xuân nơi đây cũng đã trở nên quen thuộc. Hễ Tết đến là trời phải…lạnh, là phải... có tuyết nhe, hổng có là em hổng chịu đâu á!

 

Chàng cười lớn, và phụ họa:

 

- Đồng ý! Đồng ý! Nay mai khi quê hương không còn Cộng Sản, chúng mình về quê ăn Tết, biết đâu lúc đó em lại…không quen, vì giữa nắng vàng Sài Gòn chiều Xuân em sẽ nhớ… tuyết trắng Canada.

 

Nói thì nói vậy, chớ tôi tin rằng, người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại, từ nơi nắng ấm California, cho đến Texas, New York, Washington, qua Canada, Châu Âu, Châu Úc… dù hàng năm vẫn đón Xuân, vẫn ăn Tết, không thiếu món gì, nhưng từ tận đáy lòng, vẫn cảm thấy… thiếu một cái gì đó, có phải?

 

Có một đêm giao thừa ở Texas, sau khi ăn uống với đại gia đình cũng gần khuya, mấy chị em tôi đi dạo quanh khu phố để tìm cảm hứng phút giao mùa năm xưa. Những con đường vắng tênh, những ngôi nhà đóng cửa im lìm, tắt đèn tối thui, có thấy “Tết nhứt” gì đâu! Bà chị chép miệng:

 

- Thì Tết là của cộng đồng Việt Nam và Tàu thôi mà. Dân Mễ dân Mỹ còn đang say sưa giấc nồng để ngày mai còn đi làm sớm. Có ai quan tâm đêm nay là “giao thừa”!!

 

Thế đấy! Đó là cái “thiếu”, bởi chúng ta đâu chỉ “ăn Tết” bằng bánh chưng bánh tét, bằng mứt dừa mứt sen, bằng hoa mai hoa đào, mà chúng ta cũng cần “ăn” cái hồn Tết, cái hồn quê thắm đượm trong không gian đất trời, nhà cửa, phố xá, con người xung quanh... mà chỉ có nơi quê Cha đất Mẹ mới có được.

 

Dù chỉ được hưởng 9 cái Tết thời Việt Nam Cộng Hòa, nhưng trong ký ức của tôi vẫn còn in dấu hình ảnh mùa Xuân bình an hạnh phúc trong thời chiến.

 

Là những ngày Tết nắng rực vàng, tôi hớn hở mặc bộ quần áo mới toanh, sáng mồng Một dậy sớm, đứng khép nép nơi bàn Ba tôi đang uống trà ăn mứt với khách, đợi tiền lì xì, rồi sung sướng chạy xuống bếp tìm món thịt đông và chè kho của má, có khi còn giành nhau với các anh chị em trong nhà cái đùi gà còn nóng hổi, miếng xôi còn lại trong chõ xôi khi chờ khói nhang tàn trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Chiều tối, êm đềm gia đình quây quần, nơi phòng khách chiếc tivi đang vang lên bài ca Xuân bất hủ của Phạm Đình Chương đầy hy vọng tin yêu: “Chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình ...”

 

Giờ đây, ba má tôi đã không còn nữa, các anh chị em trong gia đình mỗi người một mái gia đình riêng, mùa Xuân tuổi thơ đã là dĩ vãng.

 

Chiều nay, đứng nơi cửa sổ sau nhà, ngắm nhìn bầu trời trắng xóa tuyết rơi, tôi ngẩn ngơ tìm đôi cánh én báo tin Xuân, và thả hồn lãng đãng, theo trái tim mộng mơ về những mùa Xuân đầm ấm trên quê hương, một thuở xa lắm…

 

 

MÙA XUÂN TUỔI THƠ

 

Tôi đã có một thời tuổi nhỏ

Đếm từng ngày khao khát đợi mùa Xuân

Tờ lịch trên tường dường như chậm quá

Sao chẳng rơi như chiếc lá ngoài sân?

 

Tôi thích ngắm mỗi lần trời nổi gió

Cây soan trước nhà lá rụng lan man

Để ao ước thời gian đi nhanh nữa

(Chưa biết buồn theo chiếc lá thời gian!)

 

Là mỗi độ Xuân về tôi vẫn biết

Lá sẽ khô theo cơn gió cuối năm

Chợ sẽ vui những sắc màu ngày Tết

Người rộn ràng mua sắm, phố thêm đông

 

Rồi mẹ sẽ may cho tôi áo mới

Nồi bánh chưng như cổ tích ngày xưa

Tôi hớn hở nhận đồng tiền mừng tuổi

Thảnh thơi ăn kẹo mứt, cắn hạt dưa

 

Tôi đã ước mình đừng bao giờ lớn

Để suốt đời tôi được đếm thời gian

Được tung tăng chạy vui đùa trong xóm

Với bạn bè khi thấy gió Xuân sang

 

Để tôi mãi có ông bà, cha mẹ

Anh chị em sum vầy, chẳng rời xa

Bên mâm cỗ, mùi khói nhang ngào ngạt

Đêm giao thừa nao nức chờ pháo hoa

 

Bao năm qua, bây giờ tôi đã lớn

Giấc mộng trẻ thơ như quả bóng bay

Những cái Tết không đợi chờ vẫn đến

(Tôi vô tình khi mộng khỏi tầm tay!)

 

Nhưng xóm nhỏ của tôi vẫn còn đó

Tôi đã đi phiêu bạt mấy phương trời

Lá vẫn rơi, lại có bao đứa trẻ

Ước ao và chờ đợi Tết như tôi??

 

Kim Loan

 

Edmonton, Xuân Ất Tỵ 2025

Ý kiến bạn đọc
03/02/202519:11:38
Khách
Rút kinh nghiệm của Nam VN bị Mỹ phản bội năm 1975 và Ukraine sắp bị Mỹ bán đứng cho Nga, Canada và Âu Châu nên tách rời tránh tùy thuộc vào Mỹ, chế vũ khí nguyên tử để tự vệ. Theo báo Guardian thì dân Ðan Mạch nay coi Mỹ nguy hiểm hơn Bắc Hàn. Canada nên đe doạ rút khỏi NORAD và thắt chặt bang giao với TQ và Nga để giảm sức ép và đe doạ của Mỹ. Trich Tuoi Tre VN:
"Nhiều người Đan Mạch coi Mỹ là ‘mối đe dọa’ nhiều hơn Triều Tiên và Iran
UYÊN PHƯƠNG
news google
Một cuộc khảo sát mới đây ở Đan Mạch cho thấy phần lớn người tham gia phản đối việc bán Greenland cho Mỹ và xem Mỹ và “mối đe dọa” lớn đối với Copenhagen.
Báo Guardian (Anh) dẫn kết quả khảo sát được thực hiện từ ngày 15 đến 22-1 của công ty phân tích dữ liệu YouGov cho thấy 46% trong số 1.000 người Đan Mạch tham gia khảo sát cho biết họ coi Mỹ là “mối đe dọa rất lớn” hoặc “mối đe dọa tương đối lớn” đối với Đan Mạch."
02/02/202517:18:09
Khách
Người Ukraine ủng hộ Trump cũng đau vì Trump mốn bán đứng Ukraine như Nixon bán đứng VNCH. Tin VB:
"Mỹ-Nga họp mật sau lưng Ukraine là điều rất nguy hiểm. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết hôm thứ Bảy rằng việc loại trừ đất nước của ông khỏi các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Nga về cuộc chiến ở Ukraine sẽ "rất nguy hiểm" và yêu cầu Kyiv và Washington thảo luận nhiều hơn để xây dựng một kế hoạch ngừng bắn.
..."Họ có thể có mối quan hệ riêng, nhưng nói về Ukraine mà không có chúng tôi — điều đó rất nguy hiểm cho tất cả mọi người", Zelenskyy nói.
... Quan chức cấp cao của Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ muốn Ukraine tổ chức bầu cử, có khả năng là vào cuối năm nay, đặc biệt là nếu Kyiv có thể đồng ý ngừng bắn với Nga trong những tháng tới. (thay TT Zelensky)
...Hôm thứ Ba, Putin cho biết Nga có thể đàm phán hòa bình với Ukraine nhưng loại trừ khả năng nói chuyện trực tiếp với Zelensky vì ông coi tổng thống Ukraine là nhà lãnh đạo "bất hợp pháp"
Không có gì mới lạ về giải pháp hoà bình cho Ukraine trong 24 giờ của Trump. Trump nay copy đi theo chiến thuật của Nixon bán đứng VNCH cho CS năm 1975. Nhiều nguời VN bầu cho Trump bán đứng Ukraine.
02/02/202514:19:03
Khách
Xuân năm nay, Trump nhậm chức làm cả triệu nguời vui nhưng có cả triệu nguời buồn. Những công dân Canada, Mexico ủng hộ Trump nay bị Trump áp thuế trừng phạt, đòi chiếm Canada thành thuộc địa, đổi tên vịnh Mexico thành vịnh America. Nhân viên chánh phủ liên bang Mỹ chế độ cũ ai bỏ phiếu cho Trump nay nhận giấy khuyến khích từ chức, nghỉ hưu sớm. Một số nhân viên FBI và Bô Tư Pháp năm ngoái bỏ phiếu cho Trump nay có nguời bị sa thải hay trả thù. Nguời VN chống Cộng Sản văng miểng năm ngoái bỏ phiếu cho Trump nay đã thấy Trump gắt gao với hàng hoá Canada và Mexico nhưng lại nhẹ nhàng với hàng hoá các nuớc Cộng Sản và ưu ái với Bắc Hàn. Khi tranh cử Trump hứa trừng phạt TQ nặng áp thuế 60% để kiếm phiếu nhưng khi lên làm TT thì không làm. Trump chỉ áp thuế 10% cho TC, trong khi không áp thuế vào hàng hoá CSVN. Luờng gạt cử tri là cái nghề chánh trị. Dân tị nạn VN bị CS luờng gạt hưu chiến Mậu Thân 1968, hoà giải hoà hợp, 10 ngày cải tạo năm 1975, nay vẫn còn tiếp tục bị luờng gạt.Với Mỹ làm kẻ thù suớng hơn làm bạn. Chỉ mới 3 ngày Tết mà nhieu kẻ ủng hộ Trump đã bị một vố. Hàng hoá tại Amazon, Walmart, Target, Ebay, Costco sẽ có giá cao hơn it nhất 10% vì 90% hàng hoá bán ở đó nhập cảng từ Canada, Mexico, và TQ. Nhưng các tỷ phú Mỹ càng ngày càng giàu hơn, tài sản Elon Musk tăng 50% sau khi Trump thắng cử.
Ngày xưa VNCH thua trận không phải vì CS giỏi hơn mà vì chánh sách của VNCH tự bắn vào đầu làm tàn phế VNCH truớc khi thua trận. Nay Mỹ cũng có những chánh sách tự bắn vào đầu từ hai đảng DC và CH. Vận số nuớc Mỹ đáng lo ngại.
01/02/202500:15:49
Khách
Ngày biểu tình chiếm quốc hội 6 tháng 1 năm 2021 TV chiếu hai lá cờ Canada và VNCH cùng với cờ Mỹ. Ngày mai ông Trump đánh thuế 25% vào hàng Canada thì những nguời Việt ở Canada ủng hộ ông Trump cũng bị sốc vì hàng Canada bán qua Mỹ không đuợc thì kinh tế Canada di xuống, đồng tien Canada mất giá. Không có cờ Ấn Ðộ và Do Thai ngày 6 tháng 1 nhưng một số chức vụ cao cấp trong chánh phủ Trump nay cho nguời Ấn Ðộ và Do Thai mà không cho nguời VN.
27/01/202513:51:46
Khách
Xin hỏi tác giả và độc giả bên Canada, năm nay Trump đòi sáp nhập Canada cùng với Greenland và Panama thành tiểu bang 51 của Mỹ vậy dân VN tại Canada có còn ủng hộ Trump không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 260,671
Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Câu nói dân gian trên chắc có lẽ chỉ được áp dụng tại Việt Nam hay những nước chậm tiến trong những năm tháng nghèo đói. Ăn uống là nhu cầu sống còn của con người và vì thế người ta nhiều khi phải đánh mất phẩm giá của mình để tồn tại. Tuy vậy, tôi thấy câu này vẫn có thể áp dụng tại Mỹ, đất nước giàu có nhất thế giới và đồ ăn thì dư thừa.
Một cô bé Mỹ lai Việt, khoảng 12-13 tuổi với mái tóc dài ngang vai quăn tự nhiên, ôm lấy khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nâu tròn to, vai đeo một ba lô khá nặng so với thân hình mảnh khảnh của mình, hai tay ôm một em bé còn rất nhỏ chừng hai, ba tháng tuổi, cô bé đứng trong đuôi người nối dài xếp hàng ở trước cửa ngân hàng Bank of America, trên đường Harbor, Garden Grove, California chờ đến lượt mình. Những người đứng chờ phía trước thấy cô bé có con nhỏ bèn nhường chỗ để cô bé được tiếp sớm hơn, ai cũng tò mò nghiêng người nhìn vào bên trong lớp vải quấn đứa trẻ xem thử đứa bé ấy là con gái hay con trai, lớn nhỏ ra sao, có bà người Mỹ đứng sát bên lên tiếng: - Chắc cháu bé mới hơn hai tháng phải không? Còn nhỏ quá bế ra đây làm gì? - Sao không để nhà cho mẹ cháu giữ nó? Khuôn mặt của cô bé một chút ngỡ ngàng, lo lắng nhìn xung quanh không biết phải trả lời ra sao, chỉ yên lặng cúi nhìn đứa trẻ đang say giấc trong tấm khăn hồng êm ấm.
Ngôi nhà nằm ở một vùng ngoại ô, khuất sau những tàng cây cổ thụ, phủ đầy rêu phong và ký ức. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường, đều như đang thì thầm câu chuyện về một gia đình đã từng hạnh phúc, ấm êm. Ông Lâm, với mái tóc bạc phơ như sương tuyết và dáng người gầy gò, liêu xiêu theo năm tháng, ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế mây cũ ở hiên nhà. Chiều tà buông xuống, nhuộm tím cả khoảng sân, mang theo hơi lạnh se sắt của cơn gió trở mùa, lay lắt những cánh hoa đỗ quyên đỏ thắm trước ngõ, như ngọn lửa nhỏ đang cố gắng níu giữ hơi ấm sắp tàn lụi. Mỗi cơn gió đi qua, ông Lâm lại khẽ rùng mình, không phải vì lạnh, mà vì nỗi cô đơn quạnh quẽ đang bám riết lấy ông từ hai năm nay. Từ ngày người vợ yêu quý của ông về với đất.
Mùa Hạ đã bắt đầu báo hiệu, các loài hoa thi đua nở đủ màu sắc tươi vui. Anh Quang bước ra sân theo tiếng gọi của vợ nhờ bưng phụ mấy chậu hoa quỳnh lên bệ cao, vì muốn ngắm nét đẹp của loài hoa trang đài đang nở hàng chục đóa hồng và vàng. Bé LiLy bước chân cao chân thấp đi theo cha cười hồn nhiên.
Có những người Cha tôi đã gặp Hiến dâng đời, phục vụ tha nhân Sáng danh Chúa, sống Phúc Âm Gieo lời Chân Lý xa gần nơi nơi … (KL) Đó là những vị linh mục mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian bốn năm sống ở trại tỵ nạn Thái Lan. Nói về các Cha thời tỵ nạn thì có rất nhiều điều muốn nói, nhưng có nói thêm trăm ngàn lời cũng vẫn chưa đủ. Ở trại, chúng tôi may mắn có được các Cha người Việt Nam (cũng là nguời tỵ nạn vượt biên). Các Ngài là những người khởi đầu lập nên nhà thờ đơn sơ đầu tiên nơi trại cấm Panatnikhom, viết tắt là Panat, (gọi là Trại Cấm vì chúng tôi là những thuyền/bộ nhân đến trại tỵ nạn sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa không nhận người tỵ nạn, nên chúng tôi bị xem là bất hợp pháp, phải ở Trại Cấm chờ nước sở tại thanh lọc, xét duyệt tư cách tỵ nạn).
Trải qua bao thời gian, những người bạn cũ rời xa, những người bạn mới xuất hiện, nhiều khuôn mặt đến, rồi đi, như nước chảy qua cầu. Vậy mà có một khuôn mặt đặc biệt, ở lại rất lâu trong góc trái tim tôi, một nhỏ bạn thật đặc biệt. Đặc biệt, là vì nó là... người Nga. Tôi đã từng có ác cảm với dân tộc Nga, từ những ngày trước năm 1975, là năm đổi đời, đổi hướng tương lai của đa số dân tỵ nạn cộng sản. Ác cảm là vì, giống dân từ một quốc gia xa lạ và rất xa trên bản đồ trái đất, đầu tiên tạo ra chế độ Cộng sản, lại đầu độc cả thế giới qua cái chủ nghĩa Cộng sản ác nhân thất đức.
Thưa anh Don, tôi biết hương hồn anh đang hiện diện quanh quất đâu đây, trong khán phòng này và nghe được những lời tôi nói. Cảm ơn anh đã luôn là người hàng xóm tốt bụng. Anh thường xuyên cắt cỏ cho khoảng sân trước nhà chúng tôi khi cắt cho nhà anh. Không chỉ cắt thôi đâu quý vị, anh còn tỉa rồi thổi bằng máy thổi sạch bóng, từ sát cửa ra vào đến sân xe chạy. Lần nọ, nhà chúng tôi bị bể ống nước, ngập lụt ngoài phòng khách lên tận mắt cá, anh là vị cứu tinh đã khóa nước trước khi chồng tôi kịp về nhà. Bao lần chúng tôi quên đóng cửa “garage” qua đêm, anh luôn nhắn tin cho tôi “Cửa garage nhà chị còn mở đó nhe.” Tôi cảm thấy rất hổ thẹn vì chưa mời anh được một bữa ăn Việt Nam! Tệ thật! Tôi có mua biếu anh hộp bánh vào dịp Noel mấy năm nhưng nhìn lại thấy không đủ so với những gì anh đã làm cho gia đình tôi! Nhưng tôi vĩnh viễn không còn dịp nữa rồi!
Hàng năm, cứ qua giữa tháng Năm là nước Mỹ lại bắt đầu rộn ràng hơn cho ngày lễ hội Memorial Day sắp tới! Các “florist centers” lo chuẩn bị thêm nhiều hoa để cung cấp cho người tiêu thụ, những gian hàng đồ lưu niệm bày biện lắm thứ hơn để bán. Walmart, Krogers tấp nập khách hàng vì có đông người đi chợ cho các tiệc tùng ăn uống chiều hôm đó. Như chúng ta biết, ngày lễ này được long trọng tổ chức vào mỗi thứ Hai cuối cùng của tháng Năm nhằm vinh danh những người lính đã xả thân hy sinh trong quân đội Hoa Kỳ. Ngược dòng lịch sử và theo các sử gia thì cuộc nội chiến Mỹ được xem là có nhiều người chết nhất nên những nghĩa trang thành hình từ đấy. Vào mấy năm cuối của thập niên 1860 thì ở nhiều quận, hạt, tỉnh, thành, thiên hạ bắt đầu tới sửa sang, dọn dẹp vệ sinh cho những ngôi mộ của người thân mình, mang theo bông hoa trang hoàng cho các ngôi mộ đó; những chiến binh đã nằm xuống!
Là con trai trưởng trong một gia đình có chín anh em, tôi sống với Mẹ trong hầu hết bảy mươi bốn năm đời mình. Chỉ có hai lần tôi phải xa Mẹ lâu nhất, mỗi lần tám năm, đều liên quan đến nước Mỹ và Mẹ. Lần thứ nhất từ năm 1991 khi Mẹ đi tỵ nạn Hoa Kỳ theo diện H.O. Tôi kẹt lại quê nhà cho đến cuối năm 1998 mới đi đoàn tụ gia đình theo diện ODP. Đi hay ở, một quyêt định không phải dể dàng với tôi lúc bấy giờ. Những năm chín mươi sau những tháng năm sống vất vả, cay đắng và tủi nhục để kiếm sống và tồn tại, đứa con một sĩ quan tù cải tạo, nhờ thời kỳ mở cửa, các công ty nước ngoài lần lượt vào Việt Nam, tôi được làm việc cho văn phòng đại diện công ty Hoa Kỳ AMP tại Việt Nam. Mức lương 700 USD của một giám đốc kỹ thuật hồi đó là một con số rất lớn nếu so với đồng lương 50 USD của một kỹ sư mới ra trường.
Cũng như bao đứa con trai khác, hồi bé tôi mơ ước được đi máy bay. Vì lớn lên ở Việt Nam sau 1975, mơ ước đó xem ra khó thành hiện thực. Thế rồi khi tôi 18 tuổi, giấc mơ ấy đã đến khi tôi leo lên chiếc máy bay TU134 của Liên xô tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh, như đã kể trong bài viết dự thi Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tôi vào năm 2002. Ở Mỹ trên 30 năm, tôi đi máy bay tương đối cũng khá nhiều và cũng có nhiều kinh nghiệm lý thú để hôm nay kể cho quý vị thưởng thức.
Nhạc sĩ Cung Tiến