Hôm nay,  

Qua Cơn Sóng Dữ

04/12/202400:00:00(Xem: 2113)
bo-sach-vvnm
 
Minh Tâm là kỹ sư công chánh về hưu. Ông luôn ủng hộ và đã đóng góp một số bài viết cho mục Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Bài viết sau đây kể về chuyến du lịch Châu Âu của một cặp vợ chồng cao niên bị trở ngại do bị bệnh và vài kinh nghiệm cho người lớn tuổi khi đi chơi xa..
 
***

Người xưa có câu "70 chưa gọi là lành", ý nói họa phước của mỗi người tới 70 tuổi vẫn chưa biết được, phải tới khi hết thở thì mới có thể nói rằng cuộc sống của một người tốt xấu, lành dữ, ra sao. Câu chuyện dưới đây là một chuyện có thật về một chuyến du lịch bị trở ngại vào phút chót và những người trong cuộc đã trải qua những thử thách rất khó khăn, giống như họ phải chèo chống một con thuyền mong manh vượt qua cơn sóng dữ...
 
Ông Tuấn (70 tuổi) và bà Ánh (69 tuổi) là người thích du lịch. Từ khi ổn định cuộc sống ở nơi tạm dung, hơn 20 năm qua, họ đã thăm viếng nhiều nơi trên thế giới.
 
Năm nay, từ 6 tháng trước, họ đã mua vé máy bay đi Madrid - Tây Ban Nha. Chương trình du lịch tự túc sẽ kéo dài 18 ngày. Lúc đầu họ bay qua Madrid. Sau đó họ sẽ đi xe lửa xuống hải cảng Malaga để lên du thuyền thăm viếng một số hải cảng của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp rồi trở lại Malaga. Những ngày cuối chuyến đi, họ sẽ ghé thành phố Cordoba (Tây Ban Nha) để xem vài thắng cảnh ở đó rồi đi xe lửa trở lại thủ đô Madrid để chuẩn bị ra phi trường bay về Mỹ. Ông bà nầy du lịch Châu Âu nhiều lần nên chương trình như vậy là vừa phải và thoải mái với sức khỏe của người lớn tuổi. Ngoài ông bà Tuấn & Ánh, họ có thêm bà Ngọc (là chị ruột của bà Ánh) và chồng từ Pháp qua cùng đi du thuyền cho vui.
 
Trước ngày đi một tháng, ông bà đi chích ngừa cúm và sau đó một tuần lại chích ngừa Covid (mũi thứ 6). Vài ngày sau khi chích ngừa Covid, bà Ánh có triệu chứng "chán ăn". Ăn món gì cũng có cảm giác giống nhau, không mùi vị gì. Đi bác sĩ gia đình, bác sĩ cho thuốc để uống. Thấy không công hiệu gì, nên tuần sau bác sĩ gia đình giới thiệu tới bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa để soi bao tử, sợ trong bao tử có bướu hay ung thư gì không. Gọi điện thoại cho văn phòng bác sĩ tiêu hóa, ông nầy đắt khách, nhiều bịnh nhân, nên bận lắm. Lấy hẹn để khám phải mất... 5 tháng sau mới được khám!

Ngày khởi hành gần tới. Ông bà Tuấn và Ánh vẫn đi đứng bình thường, mạnh khỏe nên quyết định vẫn đi với hy vọng những thức ăn trên tàu sẽ kích thích sự thèm ăn và làm mình hết bịnh chăng!
 
Chuyến bay từ Mỹ qua Tây Ban Nha yên ả. Chuyến xe lửa từ Madrid đến Malaga cũng tốt đẹp. Tuy nhiên khi gặp lại bà Ngọc và chồng từ Pháp qua để cùng đi du thuyền thì bà Ngọc nhận thấy có sự khác lạ ở bà Ánh. Bà Ánh nói năng hơi lắp bắp và bắt đầu bị lãng tai, ai nói gì phải lập lại hai ba lần bà mới nghe rõ. Về ăn uống, sự chán ăn vẫn không hết. Mỗi lần ăn trưa, ăn tối ở nhà hàng tự chọn trên tàu với cả chục món ngon, thì ông Tuấn phải ép bà ăn nhiều với hy vọng ăn được thì sức khỏe sẽ khá hơn. Họ bắt đầu nghi bà Ánh bị nhiễm một loại virus gì đó nên cho uống Vitamin C, Vitamin B Complex, Zinc... nhờ vậy trong 10 ngày đi du thuyền, sức khỏe của bà Ánh chỉ hơi yếu chớ không quá nặng. Bà chỉ cảm thấy thường xuyên bị ớn lạnh. Bà thích ngủ hơn là đi ăn hay đi coi những màn văn nghệ đặc sắc của tàu.
 
Hết 10 ngày đi du thuyền, tàu trở lại Malaga, ông bà Tuấn Ánh từ giã vợ chồng chị Ngọc để đi Cordoba rồi về Madrid lấy khách sạn 2 đêm để chuẩn bị bay về Mỹ. Ở Madrid, bà Ánh còn đủ sức đi thăm viếng Hoàng cung Tây Ban Nha một địa điểm du lịch nhiều người tới xem. Tối hôm đó, ông bà gọi điện thoại video qua ứng dụng Viber cho con gái và nói chuyện với cháu ngoại. Lúc đó bà hơi yếu và nói ít, không hoạt bát như mấy tháng trước. Bà hẹn ngày mốt sẽ bay về Mỹ gặp lại cháu yêu.
 
Tối hôm đó ông Tuấn ngủ say. Ông không ngờ sẽ có một tai biến khủng khiếp đang chờ gia đình ông.
 
Sáng hôm sau mới 7 giờ, ông Tuấn đã thức dậy thì thấy bà Ánh nằm im re. Gọi bà thì thấy bà mở mắt mà không có thần. Hỏi gì bà cũng không nói. Mắt bà nhìn lên trần, tay chân cứng ngắt. Ông Tuấn sợ quá tưởng bà đã chết rồi nhưng rờ mũi thấy bà có hơi thở. Ông vội vàng nhờ nhân viên của khách sạn gọi cấp cứu. Vài phút sau xe cứu thương tới với 4 người gồm 2 nam và 2 nữ. Trong số nầy có cô Sara biết nói tiếng Anh.
 
Nhóm cấp cứu làm việc rất nhanh. Công việc của họ rất chuyên nghiệp. Ông Tuấn không rành về y khoa nhưng thấy người thì lo đo huyết áp, người thì lo đặt những "nút" để đo điện tâm đồ. Cô Sara thì hỏi ông Tuấn về các loại thuốc mà bà Ánh uống hàng ngày, họ đã đi những đâu, sức khỏe của bà mấy ngày qua... rồi cô thông dịch cho bà Fatima ghi hồ sơ.
 
Thấy bịnh nhân không có phản ứng. Nhóm cấp cứu đề nghị đưa bà đi bệnh viện. Họ tháo hết nữ trang trên tay bà Ánh trao cho ông Tuấn giữ và nói ông Tuấn lấy giấy tờ như passport, thẻ bảo hiểm... để đi theo họ. Trên xe, họ làm sẵn kim để vô "nước biển". Lúc nầy đã hơn 7 giờ sáng mà trời vẫn còn tối. Ngoài trời lại mưa lâm râm nên khá lạnh. Thế nhưng cái lạnh ngoài trời chắc không lạnh bằng cái lạnh và nỗi lo sợ của ông Tuấn khi thấy người vợ thân yêu nằm thiêm thiếp như chết trên chiếc xe cấp cứu xa lạ.
 
Xe hụ còi chạy khoảng 20 phút mới tới phòng cấp cứu. Ở đó có người tiếp nhận và đưa bà Ánh vào phòng y tế, họ sẽ làm gì thì ông không biết. Về phần ông Tuấn, ông được đưa tới phòng hành chánh.
 
Ở đó cô Sara đưa cho ông biên bản y tế mà bà Fatima ghi chép, từ lúc bắt đầu ca bịnh, và từ giã ông vì nhiệm vụ cấp cứu của họ đã hết. Họ không đòi hỏi phải trả tiền bạc gì cả.
 
Ở phòng tiếp bịnh nhân, có cô nhân viên tên Paula thuộc phòng "Quốc Tế" của bệnh viện tới nói chuyện với ông Tuấn. Cô cho biết đây là một bịnh viện tư nằm ở phía bắc Madrid có tên là Hospital Universitario Fundación Jiménez Díaz (đọc tên bịnh viện thấy giống những bệnh viện dành cho sinh viên thực tập như bịnh viện UCI hay UCLA ở Cali). Cô nói người nhà bệnh nhân cần đóng ký quỹ một số tiền là 6,500 Euro cho những ngày điều trị sắp tới. Nếu có bảo hiểm trả thì bệnh viện sẽ hoàn lại sau. May là ông Tuấn có thẻ tín dụng (credit card) với khả năng chi trả khá cao để thanh toán cho phần nầy.
 
Xong thủ tục nhập viện. Cô nói ông Tuấn ngồi chờ ở phòng đợi. Khoảng hơn một giờ sau có bác sĩ tới hỏi thăm ông Tuấn về hoàn cảnh nhập viện của bà Ánh, dù họ đã đọc báo cáo của mấy người cấp cứu hồi sáng. Họ cho biết đã vô nước biển và chuyển bà đi làm nhiều thứ "test" như làm CT scan, đo điện não đồ, lấy máu để thử, chụp X ray, lấy nước trong tủy sống để thử...
 
Sau đó họ cho ông Tuấn vô gặp bà Ánh. Bà tỉnh rồi, nói được chút đỉnh nhưng giọng nói ngọng và bị khủng hoảng thần kinh. Bác sĩ nói bà bị sưng não và sưng phổi nhưng chưa biết chính xác bà bị bịnh gì và sẽ chuyển bà Ánh qua phòng săn sóc đặc biệt UCI để theo dõi và tiếp tục làm những test khác như MRI... Họ nói ông Tuấn có thể về khách sạn nghỉ một chút, chiều sẽ vô thăm vì thời gian thăm bịnh ở phòng săn sóc đặc biệt có giới hạn.
 
Ra khỏi bệnh viện, ông Tuấn hơi hoang mang, không biết mình đang ở đâu nhưng nhờ có khiếu coi bản đồ, ông nhanh chóng định vị và tìm xe công cộng để về khách sạn. Chiếc xe bus số 001 chạy ngang khu thị tứ của Madrid. Đông đảo du khách đang vui vẻ đi lại mua sắm hai bên đại lộ Gran Via, có ai biết một người xa lạ đang héo ruột nát gan lo cho sức khỏe của vợ mình.
 
Về khách sạn, có wifi. Ông Tuấn email cho bà Ngọc biết về tình hình của em Ánh. Bà Ngọc rất lo lắng và nói sẽ lấy vé máy bay để bay gấp từ Pháp qua Madrid để giúp Tuấn săn sóc em gái thân thương của mình.
 
Liên lạc với thân nhân bên Mỹ để hỏi, nếu cần thì phải mướn máy bay riêng có bác sĩ y tá đi theo săn sóc (gọi là air ambulance). Theo tìm hiểu trên mạng giá dịch vụ nầy thay đổi từ $50,000 tới $100,000. Vấn đề là không biết công ty nào uy tín. Họ đòi mình trả tiền trước bằng cách "wiring - chuyển thẳng" tiền từ ngân hàng của mình hay trả bằng thẻ tín dụng. Nếu gặp chỗ lường gạt thì tiền mất tật mang. Khó quá!
 
Mãi chiều ngày thứ nhì sau khi nhập viện thì các thử nghiệm y khoa mới có kết quả. Có một bác sĩ ở phòng săn sóc đặc biệt gặp ông Tuấn và cho biết bà Ánh bị nhiễm hai loại virus cúm A và một loại virus Covid (dù đã chích ngừa, vẫn bị sao?). Những con virus nầy rất dữ và tấn công tới óc. Hiện bà viêm não, viêm phổi, lúc tỉnh lúc mê. Bác sĩ nói có thuốc trị bịnh nầy nhưng cũng còn tùy sức khỏe và khả năng chống chỏi của bà Ánh. Do bà Ánh ăn ít cả tháng nay nên cơ thể của bà suy kiệt, khả năng miễn nhiễm cũng thấp hơn những người khác.
 
Bệnh viện cho thuốc vào cơ thể bà Ánh qua đường tĩnh mạch của hai cánh tay và ở cổ. Do bà chưa tỉnh lắm nên người ta phải cột bụng và hai tay bà vào giường, tránh cử động nhiều có thể làm chỗ truyền dịch bị hư. Cả đêm như vậy. Khi nào người nhà vào thăm mới được mở ra. Bạn thử suy nghĩ nếu mình ngủ mà bụng và tay không nhúc nhích được thì sẽ khó chịu tới mức nào. Khổ lắm bạn ơi!
 
Trong vòng 1 tuần sau đó, bà Ánh bị sốt cao và lạnh (cúm) hoài, ngoài ra bà còn than khó thở. Bịnh nhân phải nằm liệt trên giường, không ăn uống chỉ được chích thuốc và dung dịch dinh dưỡng. Ngay cả nước cũng không được uống. Bác sĩ nói nước cho cơ thể bịnh nhân được cung cấp qua truyền "nước biển". Trong cổ bịnh nhân, cơ quan để giúp nước uống chảy vào bao tử chưa làm việc đúng. Uống nước có thể làm nước chảy vào phổi gây nhiễm trùng thì càng rắc rối thêm. Nếu bịnh nhân nói khát nước thì dùng một tấm gạc bông gòn thấm nước rồi thoa nhẹ vào môi. Khô cổ, khô môi cũng là một điều khổ khác, khó chịu lắm!
 
Nhờ bác sĩ, y tá, người nhà... săn sóc tận tình, bịnh tình bà Ánh thuyên giảm dần nhưng sự tiến triển khá chậm...
 
Trong khi đó sức khỏe của ông Tuấn cũng có vấn đề. Có lẽ ông cũng bị nhiễm cúm nên nhiều lúc bị lạnh cóng mà hơi sốt. Ông lo sợ nếu mình cũng bịnh giống bà Ánh thì làm sao săn sóc cho vợ. Cả hai người cũng nằm liệt giường thì tai họa khó lường. Ông bị cao huyết áp, mà thuốc trị bịnh đem theo ông uống cũng gần hết, nếu hết không biết làm sao vì là thuốc chỉ bán theo toa bác sĩ. May thay có vợ chồng bà Ngọc nghe tin em bị bịnh nặng nên mua vé máy bay cấp tốc từ Pháp qua Madrid để săn sóc. Bà Ngọc là nha sĩ nên biết nhiều về thuốc. Bà có đem thuốc trị cúm và thuốc trị cao huyết áp cho ông Tuấn. Nhờ đó mấy ngày sau ông bớt bịnh và đỡ lo chuyện hai vợ chồng cùng nằm bệnh viện ở Madrid.
 
Trong thời gian bà Ánh chữa bịnh ở Tây Ban Nha, các bác sĩ, y tá, sinh viên, nhân viên văn phòng... đều rất tử tế, giúp đỡ tận tình. Phòng ốc bệnh viện nầy sạch sẽ khang trang. Bệnh viện có wifi miễn phí để liên lạc với người thân.
 
Bảy ngày sau khi nhập viện, bà Ánh mới tỉnh dần và được ăn loại đồ ăn sền sệt như bột mì hay bột khoai tây nghiền, sữa chua (yaourt), trái cây cũng nghiền nhuyễn trộn với loại bột gì cũng sền sệt như yaourt... Đồ ăn nầy thơm ngon bổ dưỡng nhưng thật ra ăn vài lần là ngán.
 
Đến ngày thứ 10, bà Ánh mới được đưa qua phòng hồi sức. Chắc có lẽ do bệnh nhân là người nước ngoài nên họ cho ở phòng khá tiện nghi. Phòng nầy chỉ có một giường, rộng rãi, có sofa và phòng vệ sinh riêng. Giờ thăm viếng không hạn chế. Mỗi ngày có bác sĩ y tá tới khám bệnh và chích thuốc, phát thuốc cho uống thường xuyên.  Phần ăn mỗi ngày rất ngon và bổ dưỡng.
 
Vậy mà phải thêm một tuần nữa, sức khỏe bà Ánh mới tương đối ổn định. Bà có thể đi lại trong phòng và tự đi vệ sinh.
 
Trước khi xuất viện, ông Tuấn đến phòng "Quốc Tế" của bịnh viện để hỏi việc thanh toán viện phí. Nhân viên bệnh viện nói viện phí là hơn 47,000 Euro (hơn 51,000 USD).  Họ đã liên lạc với hãng bảo hiểm sức khỏe của bà Ánh bên Mỹ thì bên đó nói thân nhân phải ứng tiền trả viện phí trước, sau nầy về Mỹ họ sẽ thanh toán lại sau (?).
 
Ông Tuấn than rằng thẻ tín dụng của ông không đủ để trả một số tiền lớn lên đến 48,000 Euro. Nhân viên bệnh viện nói: "Ông có thể trả 50%. Về Mỹ sẽ trả tiếp phần còn lại". May là thẻ tín dụng của ông Tuấn cho phép thanh toán thêm 15,000 Euro nữa nên bệnh viện đồng ý cho xuất viện. Ông không biết nếu mình không có khả năng trả một số tiền lớn như vậy thì bịnh viện sẽ tính sao đối với bịnh nhân!
 
Ông bà Tuấn và Ánh rời bệnh viện với lòng biết ơn, đặc biệt đối với bác sĩ trực tiếp chữa trị là Dr. Antonio. Ngoài ra, họ cũng cám ơn tất cả những nhân viên y tế của bịnh viện như y tá, y công, sinh viên, lao công... mọi người đều rất dễ thương, thân thiện.
 
Do các thử nghiệm cho thấy bà Ánh còn có một cục máu đông nhỏ trong tĩnh mạch ở cổ, nên trước khi bịnh nhân xuất viện về khách sạn, bác sĩ cho toa mua thuốc để bệnh nhân tự chích vào bụng mỗi 12 giờ. Y tá chỉ cho ông Tuấn cách chích, ông còn mở youtube để học thêm nên ông chích cho bà Ánh tương đối tốt. Bà không than đau nhiều như lúc mới bị chích.

Gần 3 tuần sau tai biến, bà Ánh đã bình phục nhiều và chuẩn bị đi để về Mỹ.
 
Do mua gấp nên vé máy bay mắc gấp 6-7 lần so với vé đã mua sáu tháng trước. Dù sao có vé bay về là tốt rồi. Ông bà Tuấn và Ánh còn ở khách sạn thêm hai ngày cho khỏe hẳn rồi mới khởi hành. Họ dự trù chuyến du lịch dự chỉ 18 ngày đã kéo dài gần 40 ngày giống như một chuyến hải hành sắp cặp bến lại bị một trận bão tố cuồng phong làm tàu chao đảo tưởng đã sắp chìm.
 
May mắn tai qua nạn khỏi, không giống như trường hợp một người bạn của ông Tuấn. Ông ấy mới 65 tuổi, đi du lịch Thụy Sĩ, bị cúm nặng và qua đời ở đó. Về phần bà Ánh, trong cái rủi có cái may. Nếu bà bịnh nặng lúc còn trên du thuyền (hay trên máy bay lúc bay về) thì chắc bà đã không về được vì phương tiện y tế trên du thuyền cũng có nhưng hạn chế hơn ở thủ đô. Bà nhập viện ở Madrid là thành phố lớn có những bệnh viện tốt, bác sĩ giỏi, y tá tận tâm nên tánh mạng được giữ lại ...
 
Cám ơn bạn đọc đã bỏ thời giờ đọc một bài viết dài, về một câu chuyện không lấy gì làm hay ho cho lắm. Viết bài nầy tác giả chỉ muốn kể lại những kinh nghiệm của một người lớn tuổi bị bịnh nặng trên đường du lịch để mọi người chú ý khi gặp một hoàn cảnh mà không ai muốn gặp. Những kinh nghiệm nầy có thể không hoàn toàn giống nhau tùy quốc gia, dù sao cũng đáng để chúng ta biết trước mà phòng ngừa và thích ứng trong trường hợp bất khả kháng.
 
Kinh nghiệm khi người lớn tuổi (và người nhỏ tuổi) khi đi du lịch xa:
 
1. Cần chích ngừa đầy đủ nhứt là bịnh cúm và Covid.
2. Đem theo số thuốc cần toa bác sĩ nhiều hơn số lượng cần thiết 2-3 lần, nhớ đem theo cả vỏ chai thuốc để biết chính xác tên thuốc và liều lượng.
3. Mua travel insurance (để giúp mua vé máy bay khẩn cấp)
4. Đem theo thẻ bảo hiểm y tế
5. Có ứng dụng trên điện thoại app như viber, messenger... để liên lạc gia đình khi có wifi (thường free ở khách sạn)
6. Biết cách sử dụng Google map để được chỉ đường khi cần thiết.
7. Có thẻ tín dụng có thể xài được ít nhất 10,000-20,000 USD. Thẻ nầy không phải để xài mà dự phòng khi khẩn cấp như deposit bệnh viện, khách sạn, mua vé máy bay...
 
Bệnh viện Universitario Fundación Jiménez Díaz - Madrid - Spain
Hospital Universitario Fundación Jiménez Díaz - Madrid – Spain (hình do tác giả cung cấp)
 
Minh Tâm

Ý kiến bạn đọc
21/12/202414:47:09
Khách
Theo TG Phan Cao Tri:
"Saturday, December 21, 2024
Chính phủ Mỹ vào năm tới có 16 tỷ phú làm việc:
Tổng thống Donald Trump
Elon Musk, bộ DOGE
Vivek Ramaswamy,bộ DOGE
Linda McMahon, Bộ trưởng Giáo dục
Doug Burgum, Bộ trưởng Nội vụ
Howard Lutnick, Bộ trưởng Thương mại
Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính
Stephen Feinberg, Phụ tá bộ trưởng quốc phòng
Charles Kushner, Đại sứ ở Pháp
Warren Stephens, Đại sứ ở Anh
Jared Isaacman, NASA
Kelly Loeffler, GĐ quản lý doanh nghiệp nhỏ SBA
Steve Witkoff, Giám đốc các vấn đề Trung Đông
Massad Boulos, Cố vấn các vấn đề Trung Đông
David Sacks, giám đốc AI và tiền điện tử
Frank Bisignano: giám đốc an sinh xã hội.
21/12/202414:38:56
Khách
Nuớc Mỹ thuờng xuyên có án mạng mỗi ngày, thuờng là bị tù 10-30 năm, không ai bị tử hình dù xả súng vào đám đông như vụ bắn chết 10 nguời Mỹ đen tại siêu thị Top ở New York. Nhưng tuần qua, thì liên bang đòi kết tội tử hình cho Lugi Magione vì anh chàng này giết một nguời là chủ tịch công ty y tế. Dân nghèo bị xả súng giết hàng chục nguời hay y tế từ chối chữa tri làm chết cả ngàn, hay thả bom vào khu đông dân cư ở Gaza thì chánh phủ liên bang Mỹ làm ngơ, nhưng động đến chủ tịch công ty y tế làliên bang truy tố tử hình. Dân chúng Mỹ nhiều nguời coi Lugi Magione là anh hùng giết kẻ ác nhưng chánh phủ Mỹ không nghe lời dân chúng mà nghe lời các tỷ phú. Khác với Âu châu và thế giới đi học bác sĩ theo lời thề Hypocrat cứu nhân độ thế, mot số nguời Mỹ theo học y khoa để làm giàu, có khi cha mẹ ép con cái đi học y để làm giàu. Ở Mỹ nhiều bác sĩ ham làm giàu bị tù vì gian lận medicare, cho bệnh nhân nha phiến opioid, nhất là cho giới triệu tỷ phú siêu sao điện ảnh ca sĩ, Michael Jackson, Prince, Hunter Biden và Elon Musk là những thi dụ bác sĩ ham tiền cấp nha phiến cho bệnh nhân trong khi nguời già Mỹ phá sản vì phí tổn y tế. Cơn song dữ đang hoành hành.
14/12/202415:15:17
Khách
Bình luận viên nickname rhg viết trên Yahoo News về thảm hoạ y tế hoành hoành tại Mỹ như sau. Ðây có lẽ là nghiệp báo mà dân Mỹ phải trả. Trên chiến truờng phải mất vài ngàn lính địch quân mới giết đuợc 100 lính Mỹ nên trừ Cộng sản coi sinh mạng bộ đội như cỏ rác, thế giới ít ai dám đối đầu quân Mỹ. Nhưng ông Trời đưa Covid -19 làm dân Mỹ chết như rạ, nhiều nhất thế giới trong khi dân Phi Châu, Lào, Campuchia thì Covid lại dung tha không cho chết nhiều. Dân Mỹ nay đang phải trả gánh nặng y tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới không bi.

rhg
12 hours ago
"Only in the US will 40% of seniors go medically bankrupt before they die. Evil is the word for for-profit insurance companies making your life and death decisions. They should have no say. My daughter is a PICU doctor who spends hours upon hours arguing with the insurance companies about pediatric care. The insurance companies excuse.. oh they are going to statistically die anyway so why bother with care. EVIL. In addition, insurance companies only pay 70% of the same adult procedure making pediatric medicine unprofitable and why there are now only 5 PICUs in the entire country. So when your sick or injured child has to be air lifted to the nearest PICU and might die on the way, you can thank the insurance companies for this."
Nhà Phật nói tuớng cuớp bỏ đao xuống thành Bồ Tát thì mong sao Mỹ bỏ đao kiếm để giải nghiệp.
12/12/202418:38:20
Khách
Ông này may mắn qua cơn sóng dữ. Qua cái vụ anh chàng Lugi Mangione bắn chết chủ tịch công ty bảo hiểm y tế vì công ty từ chối trả tiền chữa bệnh và tin tức bên trong thì thấy dân Mỹ nhiều nguời khốn khổ vì có bệnh mà bảo hiểm không chiu trả tiền chữa bệnh. Nuớc Mỹ nay đang đi đến cực đoan của chế độ tư bản, chánh phủ Mỹ bắt dân phải có healthcare, ai không có thì phải mua Obamacare nhưng đóng tiền nhiều cho y tế khi có bệnh lai không đuợc chữa, khi dân trung lưu về già bệnh hoạn chết thì tài sản chuyển hết vào hệ thống y tế. CBS sáng nay có phỏng vấn ông giáo sư đại học NewYork (NYU) và ông nói cái lỗi là quốc hội Mỹ ăn tiền của ngành y tế quá nhiều nghẹn họng, và ông nói là nuớc Mỹ nay đang chuyển hết tài sản của nguời dân vào tay các tỷ phú chỉ vì quốc hội bị giới nhà giàu lobby, không bảo vệ dân. Nay Mỹ có tỷ phú như Musk, Jeff Besos, Zuckenberg,... quá giaù hang trăm tỷ trong khi đó thế hệ trẻ Mỹ tốt nghiệp đại học nay không mua nổi nhà và cha mẹ thì vất vả trả tiền y tế.
Hai chủ tịch Amazon và Facebook Meta lợi dụng tham nhũng của chánh phủ Mỹ nên loan báo năm nay đóng góp 1 triệu đô la cho ngày lễ nhậm chức Tổng Thống tháng giêng 2025. Ðây là lần đầu tiên các tỷ phú công khai đóng góp cho lễ nhậm chức Tổng Thống Mỹ để khuynh đảo chánh phủ. Ðã có hàng trăm triệu đô la các công ty bí mật đưa vào các viên chức chánh phủ Mỹ để họ đuợc tự do tung hoành trên thị truờng mà dân Mỹ dang gánh chịu vì thấp cổ bé miệng. Chi phí y tế Mỹ cao nhất thế giới, nhưng khi có đại dịch như Covid thì dân Mỹ lại chết nhiều nhất trên thế giới chứng tỏ dân Mỹ nay trả tiền quá đắt cho dịch vụ y tế thấp kém. Có lẽ nuớc Mỹ đang bị nghiệp báo nên dân chúng bị ma quỷ cầm quyền hút máu mà không ai làm gì đuợc.
04/12/202421:37:13
Khách
Cảm ơn Tác giả chưa se một bài viết hay. Chúc Có Chúc thật nhiều sức khỏe để có những chuyển du lịch khác chia sẻ với mọi người.
04/12/202416:16:57
Khách
Cám ơn tác giả về một bài viết hay và có nhiều kinh nghiệm chia sẻ. Chúc mọi người luôn được bình an và mạnh khỏe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,654
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959. Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
“…Người xưa nói ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa, “có phước có phần”? Đứa bé đi chơi về, trao cho bà ngoại miếng bánh, viên kẹo nó đã để dành cho bà ngoại chứ không phải nó không muốn ăn. Một việc nhỏ trong mắt người lớn nhưng là việc lớn đối với trẻ nhỏ luôn thích ăn bánh kẹo. Nếu cha hay mẹ nó mua cho bà ngoại cả hộp bánh, cả túi kẹo bà ngoại thích ăn là chuyện bình thường thì cái bánh, viên kẹo đứa cháu thương, nghĩ đến bà nên đem về là phước phần của bà ngoại. Nếu cho bà ngoại miếng ngọc bằng cái bánh, hay thỏi vàng bằng viên kẹo thì bà ngoại vẫn chọn cái bánh, viên kẹo của cháu bà. Ông bà mình nói là bà ngoại có phước có phần. Phước là có đứa cháu ngoại thảo ăn, thương bà. Phước cũng là “không” có đứa cháu, cha mẹ đã nói là mua cho bà ngoại, nhưng ngồi trong xe nó cứ cố tháo gỡ bao bì cho đã nư…”
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè. Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.
Con người của lão lạ kỳ, gọi như thế nào cho đúng đây? Chung thủy, trung thành, không thay đổi…! Đi vô tiệm ăn nếu thích món nào thì khi trở lại lão ăn hoài món đó. Vô tiệm ăn Thái lão chỉ ăn một món Red Curry. Đến tiệm Cheddar lão chỉ ăn món cá hồi nướng. Vô tiệm Muscat’s Charlie lão chỉ ăn mỗi món cá tuna nướng! Chỉ cần một lần món nào vừa miệng là lão chỉ ăn món đó, không hề thay đổi! Mụ bảo hãy thử món khác nhiều khi ngon hơn thì sao nhưng lão lắc đầu! Lão như vậy nên các tiệm ăn quen mặt, biết ý. Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi xuống người hầu bàn sau khi viết xuống món mụ muốn, họ cười toe quay qua lão: - Tôi biết ông muốn món gì rồi! Red Curry phải không? Cá hồi nướng phải không….?
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua...
Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland. Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng. Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Nhạc sĩ Cung Tiến