Hôm nay,  

Những người đón bão

17/10/202404:00:00(Xem: 1171)

bo-sach-vvnm 

Tác giả Y Châu là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, và đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2015. Sau đây là bài viết mới của ông ghi lại kỷ niệm buổi họp mặt bạn cũ trong những ngày đón bão ở tiểu bang Florida.
 
 * 
Cuối hè, thu về trước ngõ nhưng khí hậu vẫn còn nóng oi bức, gần 100 độ F vào giữa trưa, nhờ có gió biển từ Đại Tây Dương thổi vào làm mọi người cảm thấy dễ chịu.
 
Năm đó cũng vào mùa nầy, có người bạn rủ tôi qua Florida để tìm lại hương xưa, từ khí hậu nắng mưa, có vườn cây ăn trái không khác gì quê hương mình. Trong khi đó cũng có người nói rằng ở Nam Florida lắm mưa nhiều bão, như Andrew năm 1992, tàn phá tàn phá khủng khiếp miền Nam Florida, nó san bằng cả đến những cây cổ thụ trên 100 tuổi, làm sập nhà cửa, FEMA (cơ quan cứu trợ khẩn cấp Liên bang) phải đến từng nhà bị sập để cứu người. Cuối cùng tôi quyết định cùng vài người bạn đến Florida thử thời vận, khi sống ở Nam Florida tôi chứng kiến nhiều cơn bão đi qua như: Katrina, Wilma, Irma... và những người bạn đi chung với tôi đã bỏ đi.
 
Hằng năm chính quyền tiểu bang đều nhắc nhở người dân, bắt đầu từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 10 là mùa bão, mọi người phải cẩn trọng dự trử như yếu phẩm... Riêng người chủ nhà ngoài bảo hiểm nhà, ở những nơi thấp trũng phải thêm bão hiểm nước ngập (Flood Insurance).
 
Mùa nầy trường học bắt đầu khai giảng năm học mới, mấy đứa con thường gọi để kể chuyện trường lớp của mấy đứa cháu: nào thầy cô, bạn học, cũng như phụ huynh của các bạn mới... làm tôi liên tưởng đến trường xưa bạn cũ. Bỗng nhiên có người bạn ở Homestead gọi, có một người bạn học chung quân trường Nha Trang, hiện sống tại Bắc Florida đến viếng thăm, đúng là "tâm linh tương thông", tôi trả lời:
 
 - Mời bạn đến.

Hơn 50 năm chúng tôi gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi, chuyện xưa tràn về như "Hurricane Florida". Sau đó các bạn không muốn chờ đợi lâu, mời thêm nhiều sư huynh đệ khắp nơi, tề tựu về Homestead lần đầu tiên trong năm nay. Sau khi thư đi thư đến, chúng tôi hẹn gặp nhau vào tháng 10 ở "Homestead", cuối mùa "Hurricane".
 
Người xưa có câu: "Năm Thìn bão lụt".
 
Tôi nhớ không lầm thì năm 1964 (Giáp Thìn), lúc đó tôi còn nhỏ, ở Tân Châu, trên bờ sông Tiền Giang, đến mùa mưa lũ nước từ thượng nguồn biển Hồ (Cambodia) đổ xuống tràn ngập cả đường phố, muốn đi đâu mọi người phải lội nước hay đi xuồng; người lớn thì lo lắng riêng bọn trẻ như tôi rất thích: tha hồ bơi lội, con cá con tôm... theo con nước có khắp nơi sinh sản, khi nước rút cá tôm đầy đồng, đầy sông rạch...
 
Mỗi năm bọn trẻ chúng tôi chờ đón bão!
 
Thời gian chầm chậm trôi qua, gần đến ngày họp mặt thì tin tức khí tượng dự báo bão Helene (2024, Giáp Thìn) từ Đại Tây Dương qua đảo quốc Cuba, tiến vào vịnh Mexico, vận tốc gió tăng dần lên cấp 4: qua Tampa, Tallahassee, FL, GA, North Carolina, South Carolina, ...
 
Tính đến ngày 03/10/2024 số người chết gần 227, có thể tăng lên vì trên năm trăm người ở North Carolina không thể liên lạc được. Theo thống kê thì bão Helene làm chết người đứng thứ nhì, chỉ sau bão Katrina, cấp 5, năm 2005 là 1,350 người, và thiệt hại trên 160 tỷ MK.
 
Sau khi bão đi qua, những người thân quen gọi, nhắn tin hỏi thăm về trận bão..., riêng các chiến hữu không yên... phải hội ngộ sau hơn 50 năm xa cách.
 
Trời cao nhìn thấy xót thương, “hurricane” Helene đi qua Homestead, Nam Florida không bị thiệt hại nhiều: chỉ có mưa giông vận tốc gió chừng 30 MPH đến 40 MPH và sẵn sàng đón tiếp những chiến hữu.
 
Tôi chuẩn bị đến nơi hẹn, trong lòng rất hồi hộp, tuy không thể so sánh với buổi lễ ở vũ đình trường năm nào, khi Chuẩn tướng Võ văn Cảnh tuyên bố:
 
 - Các sinh viên sĩ quan quì xuống, các tân Chuẩn úy đứng lên, bên huy hiệu "Mặt Trời và Thanh Kiếm Bạc"
 
 50 năm gặp lại người xưa
 Các cụ mần răng chi rứa
 Tay ngang tầm mắt, chào tiễn đưa
 Nha trang ơi, biển xanh phủ bóng dừa.
 
 Florida, người viếng chưa?
 Vườn cây, bóng mát, gió đu đưa
 Đón chào chiến hữu, trải gió mưa
 Vũ Đình Trường, nhịp bước nhặt thưa
 
 "Homestead", giày dép sẵn sàng chưa?
 “Marathon”, bắt đầu đua
 Thử tài, thử sức: giải thưởng "trái dừa"
 Quà tặng, mừng chiến hữu năm xưa.
 
Chúc mừng chiến hữu vượt qua bão lũ
Cùng nhau nhắc lại chuyện ngày xưa...
 
Ngoài trời còn lác đác những hạt mưa thu, tôi đến nơi nhưng không tìm ra nhà, gọi anh để chỉ đường, khu nầy giờ được sửa sang quá đẹp, nên tôi không nhận ra nhà anh.
 
Vừa bước vô cửa: đây rồi các huynh đệ của tôi hơn 50 năm mới được hội ngộ, cám ơn ơn trên! Tôi vui mừng bắt tay ôm mừng từng người một, giữ chặt không muốn bất cứ ai chia cắt huynh đệ chúng tôi nữa!
 
Chuyện xưa tràn về như mùa "Hurricane Florida". Từ chuyện vui buồn khi ở quân trường, chuyện đi chiến dịch "CTCT", chuyện đời chiến binh, chuyện học tập "cải tạo", chuyện định cư ở Hoa Kỳ.
 
Khi đang học quân sự thì huynh đệ chúng tôi được lệnh phải lên đường đi chiến dịch "CTCT", nhờ vậy mà chúng tôi có dịp tiếp cận với người dân quê hiền lành, chất phác; những người lính nơi rừng sâu núi thẳm, cái sống cái chết như "chỉ mành treo chuông"!
 
Sau khi ra trường về đơn vị, trong thời gian học tập cải tạo, chúng tôi học hỏi rất nhiều về tình chiến hữu, hoạn nạn có nhau. Nhớ lại những tháng ngày ở núi Cấm: mỗi ngày phải đi "lao động", nhưng cơm không đủ ăn... Sư huynh Văn Tưởng, dáng người cao lớn, nên bữa ăn hằng ngày không thấm vào đâu, huynh nhìn thấy đàn chuột nhắt chạy tung tăng trên trần nhà, huynh làm bẫy bắt chúng rồi đem đi nướng trui thơm ngon, làm mọi người thèm chảy nước miếng.

Khi ở Bắc Hòa, kinh Cá Tôm, Đồng Tháp, tôi đặt lưới dưới kinh bắt được con rắn vi cá, đem vô nấu cháo xé phay, chúng tôi có một bữa no nê, còn những chú rùa ở dưới kinh nữa...
 
Khi đang kể chuyện thì một huynh hỏi tôi:
 
 - Miami có nhiều đặc sản như quê hương mình, mà các huynh từng nhìn thấy qua hình ảnh mà tôi gởi cho, có thật không? Tôi còn ăn cháo rắn?
 
 - Ở đây có nhiều đặc sản từ cây trái, đến những động vật hoang dã như Iguana (kỳ nhông xanh), rắn, rùa... món ăn khoái khẩu của người Nam Mỹ. Tôi không còn ăn, vì khi nhìn thấy nó gợi nhớ đến thời gian lao lý, cầm lòng không đậu.
 
Cá sấu ở Everglades National Park, một nơi du lịch nổi tiếng, trong nhà hàng có món đặc sản "alligator nugget" giống như “chicken nugget” ở cửa hàng thức ăn nhanh McDonald, Burger King, để nhát ma những người yếu bóng vía.
 
  Đời người "thất thập cổ lai hy"
  Người ở lại, người đi hết rồi
  Trăm năm dâu bể, cuộc đời
  Quê hương xứ lạ, đâu người năm xưa.
 
  Nha Trang dãi nắng dầm mưa
  Trèo đèo vượt suối, đu đưa giữa trời
  Trây-di, áo lính một đời
  Sư huynh sư đệ, lệ rơi nhạt nhòa.
 
Trong vòng tay lưu luyến, hẹn ngày gặp lại, cám ơn quí vị phu nhân đã từng "đồng cam cộng khổ với những người lính", hôm nay lại cùng quí sư huynh đệ từ xa đến đây, "đón bão". Sau Helene, Milton, Leslie... chuẩn bị viếng thăm Nam Florida trong tuần tới.
 
 
Y Châu
 
* Xin chia sẻ cùng anh chị Noi, anh Quan, những người bảo trợ buổi họp bạn.
                                         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,856
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
Alaska nguyên là thuộc địa miền Tây Bắc Bắc Mỹ của Nga. Qua sự đề xuất của Ngoại-trưởng William Seward, ngày 30-3-1867, Thượng Viện Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại vùng thuộc địa này từ Đế-quốc Nga chỉ với giá 7,200,000.00 đô la. Quốc kỳ Hoa kỳ nhanh chóng được cắm lên vùng lãnh thổ mới vào ngày 18-10-1867 và qua một vài thay đổi về mặt hành chánh, trước khi đựợc tổ chức thành lãnh thổ vào ngày 11-5-1912. Alaska trở thành Tiểu bang thứ 49 của Hoa kỳ ngày 3-1-1959. Là một trong hai tiểu bang không cùng ranh giới với Hoa kỳ (Hawaii và Alaska), Alaska ở vùng cực Bắc nước Mỹ, phần lớn diện tích bị băng tuyết phủ quanh năm. Với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Alaska đã thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nước trên thế giới.
“…Người xưa nói ngắn gọn mà ý nghĩa sâu xa, “có phước có phần”? Đứa bé đi chơi về, trao cho bà ngoại miếng bánh, viên kẹo nó đã để dành cho bà ngoại chứ không phải nó không muốn ăn. Một việc nhỏ trong mắt người lớn nhưng là việc lớn đối với trẻ nhỏ luôn thích ăn bánh kẹo. Nếu cha hay mẹ nó mua cho bà ngoại cả hộp bánh, cả túi kẹo bà ngoại thích ăn là chuyện bình thường thì cái bánh, viên kẹo đứa cháu thương, nghĩ đến bà nên đem về là phước phần của bà ngoại. Nếu cho bà ngoại miếng ngọc bằng cái bánh, hay thỏi vàng bằng viên kẹo thì bà ngoại vẫn chọn cái bánh, viên kẹo của cháu bà. Ông bà mình nói là bà ngoại có phước có phần. Phước là có đứa cháu ngoại thảo ăn, thương bà. Phước cũng là “không” có đứa cháu, cha mẹ đã nói là mua cho bà ngoại, nhưng ngồi trong xe nó cứ cố tháo gỡ bao bì cho đã nư…”
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè. Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.
Con người của lão lạ kỳ, gọi như thế nào cho đúng đây? Chung thủy, trung thành, không thay đổi…! Đi vô tiệm ăn nếu thích món nào thì khi trở lại lão ăn hoài món đó. Vô tiệm ăn Thái lão chỉ ăn một món Red Curry. Đến tiệm Cheddar lão chỉ ăn món cá hồi nướng. Vô tiệm Muscat’s Charlie lão chỉ ăn mỗi món cá tuna nướng! Chỉ cần một lần món nào vừa miệng là lão chỉ ăn món đó, không hề thay đổi! Mụ bảo hãy thử món khác nhiều khi ngon hơn thì sao nhưng lão lắc đầu! Lão như vậy nên các tiệm ăn quen mặt, biết ý. Bao giờ cũng vậy, vừa ngồi xuống người hầu bàn sau khi viết xuống món mụ muốn, họ cười toe quay qua lão: - Tôi biết ông muốn món gì rồi! Red Curry phải không? Cá hồi nướng phải không….?
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua...
Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland. Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng. Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.
... Nơi chúng tôi đặt chân đến nước Mỹ là Sacramento, California, nhà của ông anh, với nhiều ngỡ ngàng mới lạ. Thuở đó Sacramento đất rộng người thưa. Nhiều hôm tôi ra trước nhà, nhìn tới nhìn lui không thấy bóng người qua lại; tôi ngồi bệt xuống đường đi bộ cho đỡ mỏi chân. Nhiều người nhìn tôi nói, sao mà giống y như "homeless", nếu tôi có thêm một vài bao bị kề bên. Nhiều đêm, giật mình tỉnh giấc tôi ngỡ mình đang ở Việt Nam. Một thời gian ngắn, chúng tôi xuôi Nam xuống Los Angeles... rồi đến Florida. Vì cuộc mưu sinh, tôi đi nhiều nơi, viếng nhiều chỗ nhưng chưa có dịp trở lại nơi đầu tiên đến Mỹ với nhiều kỷ niệm...
Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời. Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê: - Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? - Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao....
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Nhạc sĩ Cung Tiến