Hôm nay,  

Tôn Sư Trọng Đạo

03/10/202405:00:00(Xem: 1159)
bo-sach-vvnm 
Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây bày tỏ lòng biết ơn và tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo của tác giả đối với vị thầy đáng kính của mình.
 
Trong văn hóa người Việt chúng ta, bàng bạc khắp nơi, chúng ta không khó để tìm thấy những lời dạy của tiền nhân về cách sống biết ơn những người làn thầy, về tinh thần tôn sư trọng đạo.
 
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Không thầy đố mày làm nên

Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ, phải yêu kính thầy.

Tháng năm dãi dầu nắng mưa,
Con đò tri thức thầy đưa bao người
 
Trong xã hội, từ thuở dựng nước, tiền nhân đã đặt người làm thầy vào vị trí rất cao trọng, chỉ sau vua, trong thứ tự Quân Sư Phụ. Với tôi, người làm thầy mang một thiên chức cao cả, vì người làm thầy có thể giúp định hình tương lai cho nhiều thế hệ tiếp nối.
 
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thân mẫu là người cả đời chỉ biết đến phấn trắng, bảng đen, có thân phụ vừa là sĩ quan quân đội vừa là huấn luyện viên của Cục Chính Huấn, trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên tình yêu dành cho việc giảng dạy đến với tôi thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng.
 
Tôi tham gia giảng dạy từ khi còn là một sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Saigon, rồi trở thành một giảng viên của trường đại học này, và rồi tôi lại tiếp tục tham gia giảng dạy Việt ngữ cho các thế hệ trẻ tại hải ngoại gần hai mươi năm qua. Dù đã quen với công tác này trong một thời gian dài nhưng tôi chưa bao giờ có suy nghĩ, dù chỉ trong thoáng chốc, có ngày tôi sẽ trở thành một huấn luyện viên võ thuật, dạy võ cho các em nhỏ dẫu tôi cũng đã theo đuổi tập luyện môn Hiệp Khí Nhu Đạo (Aikido) từ khi còn là một sinh viên đại học.
 
Người đã làm tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ này, cùng dấn thân tham gia vào công tác mới mẻ này, là vị thầy đáng kính Đặng Thông Phong, người đã dành hết tâm huyết cuộc đời mình cho Aikido.
 
“Aikido là một kỹ thuật tự vệ và chiến đấu rất hiệu quả với đòn thế đa dạng. Những vệ sĩ ở Nhật Bản thường sử dụng Aikido khi bảo vệ các yếu nhân. Anh em phải chuyên cần luyện tập để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân, để có thể sử dụng đòn thế một cách hiệu quả nhất. Và nhất là anh em cần làm gương cho các môn sinh.”, thầy thường nhắc nhở chúng tôi.
 
Đây cũng là điều mà ba tôi thường nhắc nhở các chị em tôi, “khi tụi con dạy con cái, cách thức hiệu quả nhất, hay nhất chính là làm gương sáng cho tụi nhỏ. Tụi nhỏ sẽ nhìn mà làm theo”.
 
Thật vậy, cuộc đời võ thuật của thầy là một tấm gương sáng chẳng những cho riêng tôi mà cho hàng ngàn môn sinh đã có may mắn được đi theo thầy. Hãy cứ nhìn vào một vị đại võ sư tuổi, nay đã ngoài 80, tuy lực đã phần nào bất tòng tâm, nhưng tâm huyết cống hiến cho Aikido vẫn sôi sục trong huyết quản, vì lời tuyên thệ trước tổ sư và môn phái, vì lời hứa danh dự với bào huynh của mình, mà đem lòng yêu mến Aikido. Xin hãy một lần đến với võ đường Tenshinkai để được nhìn thấy một cụ già, tuy tuổi đã vượt xa thất thập cổ lai hy, tuổi xưa nay hiếm, vẫn hăng say, ân cần chỉnh sửa đòn thế cho học trò, mà vững tâm, mà kiên trì trong việc tập luyện.
 
Ôn Lại Những Bài Học Mà Thầy Đã Dạy Tôi. Biết ơn tiền nhân là bài học đầu tiên mà tôi được học. Theo tôi đây là bài học bắt buộc mà thầy muốn tất cả các môn sinh phải thuộc nằm lòng. Bài học này được thường xuyên nhắc nhở qua những kỷ niệm thường niên, nhất là vào ngày truyền thống Tenshinkai. Trong các lời phát biểu của thầy, thầy luôn nhắc đến công lao và sự nghiệp của tổ sư Morihei Ueshiba. Thật cảm động và trang trọng khi chứng kiến một vị võ sư với mái tóc đã bạc trắng màu thời gian, quỳ cung kính dâng hương lên tổ sư. Theo tôi, chẳng có bài học nào sống động hơn, chẳng có ngôn từ nào có thể đẹp hơn về bài học biết ơn tiền nhân bằng hình ảnh này.
 
“Chúng ta có trách nhiệm gìn giữ những chứng tích lịch sử của môn phái mà tổ sư đã ưu ái dành cho Aikido Việt Nam”, thầy nhắc nhở anh em môn sinh.
 
“Thầy ở tuổi này, chẳng còn mưu cầu gì cho bản thân. Thầy cố gắng duy trì võ đường để anh em có nơi luyện tập, gìn giữ truyền thống và phát triển môn phái”, thầy tâm sự trong một dịp thầy trò có dịp hàn huyên. Tôi hoàn toàn cảm nhận được nỗi ưu tư của thầy tôi, nỗi ưu tư chưa làm tròn hết trách nhiệm, chưa trả đủ món nợ ân tình với tổ sư và vị thầy sáng lập Aikido Việt Nam, thầy Đặng Thông Trị, bào huynh của mình, dẫu cả cuộc đời thầy đã cống hiến trọn vẹn cho công cuộc phát triển môn phái.
 
Tính kỷ luật là bài học thứ hai mà tôi được học. Cứ nhìn cách các môn sinh ngồi ngay hàng thẳng lối, cách các môn sinh chào nhau trong tinh thần tương kính, ta có thể dễ dàng nhận ra tính kỷ luật đã được thiết lập và duy trì tại tất cả võ đường trực thuộc hệ phái Tenshinkai. Hãy quan sát cách các môn sinh tuy tuổi còn rất nhỏ nghiêm trang cúi chào tổ sư trước khi lên sân hay rời sân, cách thức các em kính cẩn đưa cả hai tay lãnh nhận đai và văn bằng, chúng ta không khó để nhìn ra bài học mà thầy muốn rèn luyện cho tất cả môn sinh.
 
Tính kỷ luật là yếu tố hết sức quan trọng, nhất là khi hướng dẫn đòn thế cho các em còn nhỏ tuổi, vì một sai sót nhỏ, dù do bất cẩn, có thể dẫn đến chấn thương, hay gây ra tâm lý e sợ, hoang mang trong các em hoặc sẽ tạo ra một nền tảng kỹ thuật cơ bản sai lệch cho các em. Thực tế cho thấy một đứa trẻ có tính kỷ luật sẽ cẩn thận hơn trong việc học, chuẩn bị chu đáo hơn cho các kỳ thi. Một đứa trẻ kỷ luật của ngày hôm nay sẽ dễ dàng hơn để trở thành một kỹ sư có trách nhiệm mai sau trong công việc, một y tá, một bác sĩ tận tụy với bệnh nhân, hay một người thầy hết lòng vì học sinh. Quốc gia hưng thịnh khi có những công dân gương mẫu, kỷ luật làm rường cột.
 
Sự tự tin là bài học thứ ba mà thầy đã truyền đạt cho tôi. Vào đầu mỗi buổi học, thầy thường yêu cầu hai môn sinh, thường là ở đẳng cấp huyền đai, xung phong ra sân trình bày lại những kỹ thuật mà thầy đã dạy trong các buổi học trước. Điều tưởng chừng đơn giản này có lẽ đã làm cho rất nhiều môn sinh, trong đó có tôi, lo lắng, hay e ngại. Lo lắng vì không biết mình có nhớ đòn thế không, e ngại vì sợ rằng mình có thể thực hiện sai kỹ thuật trước mặt thầy và bạn bè đồng môn. Sự tự tin sẽ được xây dựng, lòng quyết đoán sẽ được hình thành từ những bài tập tưởng chừng như đơn giản đó.
 
Việc tham gia các buổi biểu diễn Aikido, theo thiển ý của tôi, cũng không nằm ngoài bài học này. Ngoài việc chúng ta có thể kiểm chứng những gì mình đã học, thì sự tự tin là điều bắt buộc phải có, khi chúng ta trình diễn trước mặt thầy, các bạn bè đồng môn, các quan khách, các phụ huynh và nhất là trước mặt các môn sinh, những học trò mà chúng ta chăm sóc, hướng dẫn.
 
Những Kỷ Niệm Của Riêng Tôi. Với tôi, luôn luôn là một điều thú vị và phấn khích khi được trực tiếp xem thầy biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện trong những dịp lễ lớn của môn phái như ngày Giỗ Tổ, ngày truyền thống đầu năm Tenshikai, hay trong những dịp kỷ niệm như ngày Giỗ thầy Đặng Thông Trị, vị khai sáng Aikido tại Việt Nam, cũng là bào huynh của thầy, dẫu tôi đã có may mắn được tập luyện dưới sự hướng dẫn, dạy bảo của thầy hàng tuần.
 
Nhìn những bước di chuyển nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng lực kết thúc đòn thế đầy uy lực khiến chẳng những riêng tôi mà tất cả khán giả đều trầm trồ, thán phục khi chứng kiến thầy quật ngã những môn sinh cao lớn, khỏe hơn, trẻ hơn vài chục tuổi. Một đôi lần tôi may mắn được thầy gọi ra làm uke cho thầy. Khi thấy tôi có ý nắm tay thầy không chặt, thầy cười nhẹ nhàng trách “Nắm mạnh vô, sợ làm ông già đau hả?”. Tôi chắc chắn tất cả anh em môn sinh đều dễ dàng nhận ra kỹ thuật tuyệt vời hòa với nội công thâm hậu nếu chí ít một lần được làm uke cho thầy, dù thầy đã ở vào tuổi xưa nay hiếm.
 
“Đây có thể là chuyến đi tập huấn xa cuối cùng của thầy”, thầy tuyên bố trước toàn thể môn sinh tại đạo đường trung ương Tenshinkai, khi thầy nhận lời mời sang chấm thi huyền đai cho một võ đường bên Úc châu. Và tôi đã cố gắng sắp xếp công việc để chí ít được một lần theo chân thầy. Tôi không thể nào cho phép mình một lần nữa vuột mất cơ hội này trong cuộc đời làm môn sinh của tôi.
 
Và tôi thật sự hạnh phúc với quyết định này. Đi theo thầy để được một lần nữa chính thức xem thầy biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện. Đi theo thầy để được một lần nữa nghe thầy giảng dạy lại những kỹ thuật cơ bản, mềm mại, uyển chuyển nhưng đầy uy lực của môn phái Tenskinkai mà đôi khi tôi vì lý do này lý do khác vẫn chưa nhìn ra sự tinh tế trong những đòn thế này. Đi theo thầy để được có cơ hội gần thầy, nghe thầy chia sẻ những kỷ niệm, những dự tính cho Tenshinkai trong tương lai. Đi theo thầy để được tận mắt nhìn thấy sự yêu mến, kính trọng thầy của các môn sinh phương xa, qua đó tôi có thể hiểu ra, nhận ra rõ ràng hơn sự may mắn của việc được thầy chỉ dạy hàng tuần mà chuyên cần tập luyện hơn.
 
Rời quê nhà, theo chân thân phụ sang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, tôi cũng đã kịp chuẩn bị cho mình một chút vốn liếng về Hiệp Khí Nhu Đạo khi được luyện tập tại một võ đường tọa lạc trong sân Tao Đàn, Saigon. Dẫu đã là môn sinh của hệ phái Tenshinkai hơn 6 năm nhưng vào thời đó tôi hoàn toàn không được biết đến tên tuổi của hai vị đại võ sư, Đặng Thông Trị, Đặng Thông Phong vì tên của hai vị hoàn toàn không được phép nhắc đến trong các buổi giảng dạy, huấn luyện Aikido. Với tôi, đây thật sự là một sự bất kính, sự vô ơn mà Cộng sản đã cố gắng tạo ra nhằm xóa bỏ lịch sử phát triển Aikido tại miền Nam Việt Nam.
 
Đặt chân đến Hoa Kỳ trong khi mọi sự vẫn còn bỡ ngỡ, bận rộn với công việc mưu sinh, việc học hành, Aikido hoàn toàn nằm ngoài tâm trí tôi cho đến ngày tôi tốt nghiệp Thạc Sĩ tại đại học Cal State of Long Beach, ngành điện toán.
 
“Anh muốn đi tập Aikido không? Tụi mình giờ xong chuyện học hành rồi.”, một người bạn đồng khóa đề nghị. Và đó là lần đầu tiên tôi được nghe lại ba từ “Ai-ki-do” sau hơn tám năm đặt chân đến Hoa Kỳ. Tôi đã có hân hạnh được lần đầu diện kiến vị thầy đáng kính của Aikido Việt Nam tại đạo đường trung ương.
 
“Anh muốn thầy cho anh học lại từ cấp đai nào?”, thầy ân cần hỏi tôi với một nụ cười hiền lành, sau khi xem qua tấm bằng chứng nhận đệ nhất huyền đai của tôi.
 
“Kính thưa thầy, con xin thầy cho con được học lại từ đai trắng như các môn sinh nhập môn”, tôi xin thầy. Và đó là sự khởi đầu cho những ngày tháng tôi được phép tập luyện dưới sự dìu dắt, dạy bảo của thầy.
 
Thay Cho Lời Kết. Tôi khắc trong tâm những chia sẻ của thầy về ước muốn xây dựng một nhà thờ tổ, nơi thầy có thể lưu lại những hình ảnh, những kỷ vật, lưu lại một quá khứ hào hùng, đáng trân trọng của lịch sử hình thành và phát triển Aikido tại quê nhà mà trọn cuộc đời thầy đã dâng hiến, gắn bó.
 
Tôi mạn phép chia sẻ lại, có lẽ với tất cả anh chị em đồng môn, trong bài viết ngắn ngủi này thay cho lời kết.
 
Viết xong ngày 3 tháng 8 năm 2024.
 
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 
 
 

Ý kiến bạn đọc
06/10/202420:26:02
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,675
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Nhạc sĩ Cung Tiến