Hôm nay,  

Chuyến đi Cruise “Mừng Tuổi Thọ”

24/09/202405:00:00(Xem: 1569)
Du lịch mừng thọ
(Hình do tác giả cung cấp)
 
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thúy, sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải Vinh danh Tác giả 2023. Bài viết dưới đây ghi lại chuyến du lịch Alaska và Canada bằng du thuyền rất thú vị của tác giả.
*
 
Bạn bè rủ đi “Cruise” gần nửa tháng qua ba thành phố của tiểu bang Alaska và Canada. 
 
Tôi cảm thấy ông xã không được khỏe và bản thân mình cũng vậy, nên đang còn lưỡng lự. Nhưng L (ông xã) thúc giục tôi cố gắng chuyến này bởi khó có cơ hội đi cùng với bạn bè, còn ông thì không thích đi du lịch. Hèn gì mấy năm trước hai người đến bưu điện làm thẻ passport, ông nhất định không chịu làm nhưng lại thúc giục tôi tiến hành.
 
Tôi nấu bò kho, chà bông cá Salmon, kho tôm, cháo cá, canh cá, hấp đậu, broccoli, cháo đậu xanh khoai bí đỏ... chia ra từng hộp nhỏ lớp bỏ frozen, lớp bỏ bên tủ lạnh, mới yên tâm về phần lương thực, nhưng lòng cũng nửa lo, nửa hồi hộp cầu nguyện ơn trên.
 
Ngày 4 tháng Năm, nhóm chúng tôi mười hai người gồm chị em Nữ Thành Nội (trường học trước 75) và bốn ông rể từ Sacramento lên, hai em từ Dallas qua, tôi và cô em ở tại San Jose. Tôi là Hai Lúa ít đi du lịch nên giao phó cho các em sành mọi việc lo liệu rất kỹ càng. Chúng tôi tập trung trên San Francisco để lên tàu Crown Princess trong ngày mưa gió tầm tã.
 
Giờ đầu tiên chị em tay bắt mặt mừng dùng buổi trưa đầy nhộn nhịp yêu đời và chụp hình lia chia. Một em lanh lẹ nói “chụp hình ngang đâu “airdrop“ ngang đó cho tiện, vậy là bao nhiêu máy để gần kề lấy hình. Lần sau chụp hình tiếp, chúng tôi vẫn làm màn sang hình nhanh kiểu vậy. Dè đâu sau đó, lúc tàu chuẩn bị tấp bến bên Alaska, chị em thấy tin nhắn con cháu: 
 
- Mẹ ơi, mẹ làm gì mà AT&T tính tiền đến $99 .87 cent rồi.
 
- Ba ơi đừng dùng phone nữa, bị hãng phone báo hơn $100!
 
- Mạ ơi con stop điện thoại rồi, mạ về con mở lại. 
 
Chỉ một thời gian ngắn thôi làm bà con nhốn nháo, hướng dẫn cho nhau bấm qua dấu hiệu “Airplane” nhanh lẹ. Tôi mở ra xem sau cùng cũng thấy T-Mobile báo hơn $159 tái mặt luôn vì “airdrop” nhiều hơn. Một rể nhanh tay nhắn con, sau đó la lên “tốn thêm $20 nữa”. Tóm lại ai cũng bị “charge” xem như từ $100 trở lên, thế là cười với nhau: “quên đi… tính sau, giờ an hưởng đã”.
 
Hai ngày đầu tàu lắc lư kinh khủng, chú rể V đang ngồi ăn sáng bỗng nhiên xin lỗi về phòng, tôi kiếu từ nghỉ ngơi sớm lý do người không được khỏe, em gái khác than nhức đầu. Vợ chú V chạy lên phòng nhắc chồng “trưa anh gắng xuống ăn chung kẻo kỳ lắm”, thì bị chồng lớn âm thanh “ai lại không muốn vui vẻ, chạy về phòng ôm bồn cầu mửa mệt nghỉ em có biết không?”.
 
Hóa ra mọi người đều say sóng, kẻ ít người nhiều mặt xanh như tàu lá chuối, bao nhiêu típ thuốc say sóng chuyền uống nhưng vẫn không giảm. Kể nhau nghe mới biết cùng đồng bệnh ôm bồn cầu nhiều lần. Có em nói “ước chi tàu tấp vào đâu, tụi em sẽ xuống mua vé máy bay về liền, bỏ cuộc chơi không tiếc tiền.” Còn tôi thì mềm người cũng ói nhiều, dù ngay cả khi không có thức ăn trong bụng, cũng ói toàn nước, lúc đó tôi thở dài chán nản “mới lên tàu đã như vậy làm sao chờ tới mười ngày nữa”.
 
Các em bắt tôi phải có bài thơ “Say Sóng” và nhiều bài nữa về những đề tài khác, tôi “OK “vì đây là nghề của nàng tìm thú tiêu khiển qua ngày tháng. Tôi xin phép được trích mỗi bài thơ vài câu như là văn thơ hòa điệu, xin bà con đọc như phụ đề cho mỗi bức hình, mỗi nơi chốn.
 
Say sóng tay chân muốn rã rời
Say làm ngây ngất mặt xanh tơi
Say luồng khí lạnh run cơ thể 
Say hỡi ai ơi chẳng thiết đời
 
Khai chuyện bịnh thì em X trước đây tình cờ đang đi bộ, ngã quỵ xuống, được đưa vào bệnh viện bác sĩ chẩn bịnh nguyên nhân là rỗng xương, nên bể dưới mắt cá, phải bắt vít gần năm trời mới đi lại được. Em Y bị thay thận nhờ ông Mỹ qua đời hiến tặng. Hai em này đi bộ một đoạn là chân bị sưng vù về nằm dong chân cao. Em V mới bắn sạn thận một tuần trước. Em X mổ bao tử tháng rồi. Em H bệnh khớp xương nặng phải chích. Một rể bị ung thư phổi. Tôi bị áp huyết cao phải tăng đô thuốc từ 25 MG lên 100MG, kèm thêm viên Aspirin 81mg, chưa kể tiểu đường, cao mỡ. Em rể khác làm ăn thành đạt, đại gia lại bị bệnh “Gout” cử ăn uống.
 
Phòng tôi ở gồm bốn nữ giăng đầy thuốc, tới phòng ăn thì bao nhiêu bịch thuốc lớn để trên bàn, chị em nhìn so sánh “chị ít hơn của em, của mi thuốc không nặng bằng của tao…” Tôi nghĩ thật tếu, trẻ khoe việc học, sự nghiệp, già không có gì để khoe, ngoài chuyện khoe thuốc, khoe bệnh. Trong ánh mắt mọi người như có sự đồng cảm sâu xa rằng cố gắng lết được ngày nào biết ngày đó trong lúc đang đùa với sinh tử.
 
Tủ thuốc mọi người khoe
Luôn đeo vác dương loè 
Sáng trưa chiều nhắc nhở
Ăn uống phải kiêng dè 
 
Cũng may mắn từ khi tàu tấp bến trở về sau thì chúng tôi không còn say sóng, chẳng bù hai ngày đầu dù uống thuốc say sóng nhưng chẳng có kết quả. Cả nhóm như được hồi sinh và hăng hái vui chơi tiếp tục.
 
Mới thấy hôm nay tỉnh táo người 
Hồi sinh sức sống cảm vui tươi
Thấy dòng suối chảy chân cầu đẹp 
Chớp ảnh dù mưa miệng vẫn cười 
 
Ngày 7 tháng Năm, tàu đổ bến sáng sớm cho chúng tôi xuống thành phố Ketchikan. Các rể cầm bản đồ dẫn phái đoàn đi bộ đến thành phố xem quanh khắp nơi. Chúng tôi ghé nhiều phòng trưng bày nghệ thuật xem nhiều thứ thật thú vị như những tảng đá lớn có màu sắc đẹp. Trời mưa lạnh cóng, dù em X đưa thêm áo cho tôi mặc, nhưng tôi phải mua áo khoác (jacket) choàng thêm, các em khác mua nhiều mặt hàng làm quà tặng.
 
Ngày 8 tháng Năm, tàu tấp xuống thành phố Juneau. Các rể hướng dẫn theo bản đồ cũng đi suốt buổi đường phố chính, vào các tiệm xem thích gì mua đó. Trưa rể đại gia mời cả đoàn ăn cua tươi (đặc sản nổi tiếng của Alaska). Tiệm rất đông khách phải sắp hàng chờ đợi, thịt cua tươi ngọt ăn kèm những mẫu bánh mì nhỏ, mềm thơm ngon.
 
Mua vé đi vòng “tour” ngắm cảnh 
Trắng ngời băng đá núi non xa
Bờ biển cát mềm xanh mặt nước
Chớp hình tạo dáng điệu phe ta
         
Ăn xong cả nhóm lại đi vòng vòng xem tiếp những nơi lạ khác, sau đó mua vé “tour” đi bằng xe “bus” đến địa điểm Mendenhall Glacier. Ông tài xế vừa lái vừa giới thiệu quang cảnh, trường học, phố xá… trên đường chạy. 
 
Đến nơi quang cảnh thật tuyệt đẹp, dù trời lúc mưa lúc tạnh. Đi qua vài đoạn có đá gập ghềnh là bãi biển cát mềm nước trong xanh, trên núi có những khối băng trắng xoá và xanh trong suốt như pha lê. Chúng tôi tận hưởng vẻ đẹp và tha hồ kêu réo mấy ông rể chụp hình.
 
Ngày 9 tháng Năm, tàu tấp thành phố Haines, nhưng trời mưa mù mịt tối đen, trước đó có hai em bị sưng vù chân, một em trúng lạnh không thể đi được. Chúng tôi cũng lượng sức tuổi già nên ở trên thuyền ngồi uống cà phê nhìn mưa qua khung cửa kính. Giờ phút cuối hai em khác liều xuống tàu đi loanh quanh gần đó thời gian ngắn, trở về cho biết thành phố ít dân cư vắng vẻ lắm, nên chúng tôi cũng bớt ấm ức.
 
Mưa như lệ nên hồn đi lạc nhỉ
Xoá ưu phiền hít thở phút hiện sinh
Có anh em bạn hữu sống nghĩa tình
Mưa tuôn chảy trên dòng thơ tản mạn

Ngày 10 tháng Năm, tàu thông báo sẽ lái chậm qua vực Glacier Bay National Park & Preserve cho mọi người chiêm ngưỡng. Thật tuyệt vời khi ra đứng trên boong tàu nhìn những dãy núi vĩ đại đóng băng tuyết trắng xoá đi qua, nhìn như những tảng ngọc thạch quý giá, trên tàu ai cũng đưa máy hình thi nhau chớp, có nhiều người chiếm được ghế ngồi bên cửa kính thả mắt say sưa suốt buổi.
 
Chầm chậm thuyền đi ngắm tuyết băng
Một vùng trắng xóa núi non hằn
Nhìn từng tảng đá xanh như ngọc 
Non nước biển trời chẳng cách ngăn
 
Ba ngày tiếp tàu không đỗ bến. Chúng tôi hẹn nhau 5 giờ sáng còn vắng người, mặc áo dài. Mấy bà lôi các ông chồng thức dậy theo chụp hình, đem thêm áo dài đi thay, cả nhóm tung hoành chạy từ tầng này lên tầng kia tìm góc cạnh đẹp làm phông.
 
Mấy O gái Huế thướt tha
Vàng xanh đỏ tím trong tà áo xinh
Nắng lên sớm buổi bình minh
Sóng yên biển lặng chớp hình thích ham
Áo dài truyền thống Việt Nam
Điểm tô nét đẹp đài trang kiêu kỳ
Thắm duyên mà lại nhu mì
Mặc vào y phục nhất nhì quê hương
 
Sáng khác lại hẹn nhau mặc đồng phục màu trắng chạy quanh ra boong tàu, hoặc lên tầng cao nhất chụp hình tiếp. Lúc đó không biết sao mà ai cũng mạnh mẽ quên bệnh tật, tha hồ đóng phim tạo dáng và ngỡ như đang trở lại thời đi học.
 
Gợi giấc mơ hoa hồn thạch thảo 
Thêu tranh biển rộng dạo chơi thuyền
Trắng màu áo hạt nắng xuyên
Mấy O Thành Nội làm duyên điểm hình. 
 
Ngày 13 tháng Năm, tàu tấp vào thành phố Victoria- Canada. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ vì thấy được ánh nắng, khí hậu dễ chịu. Đi qua những con đường rợp cây xanh mướt, các loài hoa nở đẹp trông lạ mắt, có loài hoa nhỏ màu trắng pha cà phê sữa rụng tấp chồng chất bên lề đường. Hoa bay trong gió đọng trên tóc, vương vấn trên áo khiến người ta lâng lâng cảm giác nửa thực nửa mộng say say giữa đời.
 
Bóng mát cây cao rợp mặt đường
Hoa bay nhè nhẹ thoảng mùi hương
Ngất ngây gió lộng hôn trên tóc
Vạt nắng ban chiều quyến luyến thương
 
Tận hưởng cảnh đẹp cả đoàn đi không biết mỏi chân, đến trung tâm thành phố, nơi tập trung khách du lịch đông đảo. Hình ảnh chúng tôi thích nhất là nhìn xe ngựa chở khách đi vòng vòng trên đường phố, hoặc có loại xe nhìn giống như “xe lôi” ở các tỉnh miền Tây của Việt Nam, mà đã gần bốn chục năm qua tôi mới thấy lại nét thân quen của quê hương mình. Nhìn để gợi nhớ từng giai đoạn lịch sử như thời Pháp thuộc người đem sức kéo xe chạy. Giai đoạn sau 1975 tôi có cơ hội chạy xuống các tỉnh miền Tây tìm đường vượt biển, nhưng giai đoạn này thì thấy xe được chế biến khá hơn là cột móc xe đạp, hoặc xe máy vào chiếc xe lôi để chạy. Nhìn cảnh vừa vui mắt vừa gợi nhớ biết bao nhiêu hình ảnh dân nghèo cực sống lam lũ vất vả trên quê hương yêu dấu.
 
Chúng tôi rất tiếc không có thì giờ nhiều nơi chốn này, vì phải quay lại tàu theo giờ quy định. Trời về chiều, nắng nhạt dần và khí hậu bắt đầu se lạnh, nhưng cái lạnh thật dễ chịu như đi trên bờ biển. Hoa bay từ muôn phía nhiều hơn theo làn gió, tôi như người mộng du, nhớ lời bài hát “ Tà Áo Xanh” của Đoàn Chuẩn Từ Linh, tôi vừa tận hưởng vẻ thơ mộng thần tiên chung quanh, vừa hát khẽ ”Gió bay từ muôn phía tới đây ngập hồn em, rồi tình lên chơi vơi...” Chơi vơi trong khoảnh khắc, chơi vơi như con chim tung cánh trên nền trời xanh mát, bay theo làn mây trắng lửng lờ, rồi lạc vào thế giới huyền ảo thanh sắc xanh, tím, đỏ, vàng từ muôn hoa ngát hương dịu dàng. Quên bệnh tật, quên mình đang hiện diện nơi trần gian ngấp nghé bóng hoàng hôn cố tìm những giọt nắng tàn…
 
Bao ngày còn lại tiếp tục ăn hưởng trên tàu. Có đêm đến nhà hàng thấy vắng mặt một anh rể, hỏi vợ anh được biết “anh bị cao áp huyết, anh nói đừng kêu gọi gì hết, để anh nằm yên, lúc nào hết nhức đầu sẽ tới”. Sau đó anh xuất hiện và gọi ly rượu, tôi là thứ nhà quê nên chẳng biết loại rượu gì chỉ biết loại đặc biệt phải trả tiền thêm. Cả nhóm phụ nữ lộ vẻ lo lắng nhìn T, nàng cười nói” bệnh đó mỗi lần uống ly rượu mạnh sẽ làm hạ huyết áp, nghe vậy thì biết vậy để yên tâm phần nào.
 
 
Tôi gặp vài chị bạn trên tàu, trong đó có nhà văn Đỗ Dung hội trưởng nhóm “Minh Châu Trời Đông” (hội văn thơ). Tuy anh chị lớn tuổi hơn, chị bị phổi yếu, thiếu oxygen nên bên mình luôn có bình oxy để thở. Nhìn anh đẩy xe lăn cho chị có mặt trong chuyến du thuyền là điều đáng mừng, vì sức sống anh chị vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi trở ngại của bệnh tật. Tôi và chị có lúc ngồi điểm tâm cùng nhau, lựa ghế ngồi bên khung cửa kính nhấp từng hớp cà phê thơm nóng. Nhìn biển trời một màu xanh, biển mênh mông nhịp nhàng từng đợt sóng lượn, hai chị em cùng im lặng mỗi người một cõi thả hồn chơi vơi... Tôi nghĩ đến L (chồng) dù năn nỉ hết lời rằng” cố gắng đi một chuyến biết với người ta, bây giờ còn lết được, mai mốt ngồi một chỗ thì bó tay “nhưng L nhất định không đi” ngày trước vượt biển sợ hãi quá rồi, bây giờ còn ám ảnh sóng nước trên biển”. Chàng đã nói vậy thì tôi cũng đành tìm niềm vui cùng bạn bè gấp rút, khi mà con ma bịnh hoạn đang báo hiệu về sức khỏe và thời gian.
 
Tôi nhớ tới bài “Viễn Du” (Phạm Duy) “Ra sông. Biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông. Biết đời viễn vông, biết ta hãi hùng” hãi hùng ngày tôi trốn vượt biên, còn bây giờ “Ra khơi. Thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới. Thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới...”. Suy nghĩ “giấc mộng” thoát khỏi quê hương đến bến bờ tự do, hai bàn tay trắng nỗ lực gầy nên sự nghiệp giờ đã đạt thành, còn “niềm tin” chỉ là khoảng thời gian ngắn nhặt những hạt nắng chiều mong manh yếu ớt mà thôi.
 
Tựa nương nước Mỹ ơn dày 
Đến thời tuổi hạc vui vầy nghỉ ngơi
Đi Cruise đầu óc thảnh thơi
Tách cà phê ấm đầy vơi ý tình
Chừ đây có chị cùng mình 
Thuyền đang lướt sóng bình minh gió lồng
Đại dương biển cả mênh mông 
Suy tư lắm nỗi theo dòng nước trôi 
 
Nghĩ cũng buồn cười. Qua Mỹ hai bàn tay trắng, dốc hết sức lực làm việc đầu tắt mặt tối, “an cư mới lạc nghiệp”, chạy theo nợ nhà, nợ các thứ quyết phải thanh toán cho xong, lòng tự nhủ “retire” sẽ đi chơi đền bù. Rồi ngày về hưu cũng là lúc vác tủ thuốc kè vai, ông xã tôi bị bệnh “Parkinson” thần kinh yếu, đi nhiều lúc hơi loạng choạng, còn tôi cũng ba cao một thấp đâu có vừa. Càng bệnh càng tu nhiều thêm kẻo không còn dịp. Học giáo lý trường Cao đẳng Thực Dụng trên Zoom do tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng giảng dạy, được sự hỗ trợ của Ni Sư Diệu Thiện chùa Huyền Không, Hoà Thượng Thích Từ Lực chùa Phổ Từ và nhiều giáo sư khác. Cũng như nghe, đọc nhiều bài của thầy Thích Pháp Hòa, Thích Tánh Tuệ...Để hiểu, để thấm cuộc đời là vô thường. Định luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử phải tuần tự đi qua trong sự chuẩn bị không sợ hãi. Lời Phật dạy luôn ghi nhớ” lúc ra đi mọi người chỉ đưa tiễn mình đến cổng nghĩa địa mà thôi, sau đó tự một mình bước vào không mang theo được thứ gì ngoài công đức nếu có vun xới xây nên trong lúc sống”.
 
Ngày tháng vụt nhanh như giấc chiêm bao. Nay tất cả đã đến tuổi hạc, gần nhau mới hiểu rõ toàn người thập tử nhất sinh. Đa số cả nhóm đều uống những loại thuốc trị bệnh nặng. Chúng tôi thường chọc nhau là “cua đã sứt cọng gãy càng hết rồi”, cho nên tôi đặt chuyến đi chơi này là “Ăn mừng tuổi thọ”. Gặp nhau không phải là điều dễ, đi chơi chung chan hoà tình cảm là một hạnh phúc lớn. Những tấm lòng tốt, những tâm hồn thoải mái vui vẻ.
 
Làm sao mà quên được những ân tình quý báu: Em này lo tôi lạnh đưa áo ấm mặc thêm. Em kia đưa áo trắng đóng phim tô điểm từng tấm hình. Em nọ nhiệt tình đưa giày mắc tiền bảo tôi dùng lúc mặc đầm, khi tôi mang đôi giày hiệu Naturalizer mua nơi Macy’s hơn một năm quên bẵng, sực nhớ đem ra dùng khai trương chuyến đi cruise, ai ngờ chỉ vài bước đi ăn tiệm đêm tối là rớt từ từ từng mảng dưới đế rải ra từ tầng năm, tầng sáu, tầng bảy như dấu lông ngỗng Mỵ Châu rắc đường, nhưng trên thuyền không có Trọng Thủy đi tìm *(1), chỉ có tôi trở về phòng chân cao chân thấp hết niềm tin vào giày hiệu. Trong khi đôi giày thể thao chẳng đắt tiền mà cuốc bộ suốt mười một ngày đi chơi. Nhớ bạn giỏi lo từ A tới Z về giấy tờ, thủ tục và hướng dẫn nhiều việc khác. Nhớ những chai dầu xanh các em bắt bôi vào trán, vào cổ đề phòng trúng gió khi cuốc bộ các thành phố. Nhớ em trẻ nhất mỗi sớm gọi phone tới phòng nhắc thức dậy lên phòng 15 tập trung ăn sáng. Nhớ ba em khác tới trước chiếm hai bàn giữ chỗ để được gần nhau ăn mới ngon. Nhớ em về tới nhà lo chạy đi chợ mua những thứ hợp khẩu dân Huế nấu nhiều món đãi bạn phương xa. Nhớ lúc người này đau thì cả nhóm ngồi buồn vì vắng mặt bữa ăn, người khác sưng chân thì cả nhóm kéo tới phòng thăm và lo âu bạn mình ngày mai không đi xuống bến thăm các thành phố của Alaska được. Nhưng rồi cuối cùng mọi chuyện đều qua, sưng chân thì đắp nước đá, uống thuốc giảm đau. Vẫn lết, vẫn cùng nhau lang thang đây đó đủ tám O phe nữ. 
 
Kể về mấy ông rể NTN thì hết sức ngưỡng mộ tánh tình đầy quý mến. Nhớ hai ông nhiếp ảnh gia, một ông chụp hình “mì ăn liền” và một ông anh lớn tuổi nhất hiền hoà bình dị. Hình như trời sinh ra họ khi lấy vợ đều hết lòng yêu thương bà xã, nhờ vậy các bạn, hoặc chị em nào có đi chung đều được hưởng ké. Khó quên hình ảnh chị em hẹn nhau dậy sớm, và các rể cũng chẳng được ngủ yên. Một ông ngồi giữ quần áo ấm và xách tay, ba ông chạy theo chụp hình mệt nghỉ. Dẫu nét mặt họ còn ngái ngủ nhưng luôn giữ nụ cười vui vẻ, say mê nghề nghiệp. Có ông những lần khác mỗi khi chụp hình còn tự nguyện vơ áo ấm, xách tay của tám bà đeo quấn quanh người nặng chịch trông rất thương, muốn mấy bà chụp hình cho đẹp. Cảm kích quá, chị em cũng áy náy nói lời cảm ơn, nhưng mấy ông rể xua tay “thấy mấy O vui là tốt rồi, không nhằm nhò chi mô”. Cám ơn những người bạn tốt đã cho Hai Lúa tôi hưởng rất nhiều điều thú vị trong chuyến đi chơi này.
 
Thân bé nhỏ thời gian gần khép đóng
Một kiếp người nếm trải lắm gian nan
Tuổi hoàng hôn trở giấc buổi chiều vàng
Ta trân trọng những ngày còn ngắn hẹp
 
Tôi muốn lập lại đoạn ngắn trong bài viết “Chị Em Trung Học Nữ Thành Nội” trước đây là “Đã gần 50 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông xoay vần trôi qua, sự đời biết bao thăng trầm, ngôi trường Thành Nội giờ đã đổi tên, chỉ còn hình ảnh trong hoài niệm, nhưng tình cảm chị em NTN ngày xưa, đến bây giờ vẫn tràn đầy”. Đúng vậy, khó thể quên được những ngày trên tàu chị em đối xử, lo lắng cho nhau, san sẻ niềm vui làm hành trang đầy yêu thương, được cất giữ trong trái tim ấm áp.
 
Chuyến đi chơi không thể không nghĩ đến cái ơn của nước Mỹ. Nhờ ơn mưa móc che chở, tôi được thở không khí tự do, đã có đời sống vật chất đầy đủ nếu không nói là sung túc. Hoa Kỳ có ngành du lịch rất lớn, đã phục vụ cho người dân trong nước cũng như khách quốc tế những chương trình quy mô sang trọng, thỏa mãn đời sống con người đầy văn minh lịch sự như chuyến du hành vừa qua. 
 
Cám ơn America. Âu cũng là cái phước duyên của tôi được hưởng chung với bạn bè bằng chuyến du thuyền với chủ đề “Ăn Mừng Tuổi Thọ” trên con tàu mang tên Crown Princess.
 
(*1) Sự Tích Trọng Thuỷ & Mỵ Châu 
(*2) những đoạn thơ được trích trong mỗi bài thơ
 
 
Minh Thúy Thành Nội 
 
2024
 

Ý kiến bạn đọc
06/10/202405:52:55
Khách
Bài viết vui quá ,rất thích đọc lời văn của Tác giả
Cám ơn Tác giả mong đọc tiếp
30/09/202421:23:59
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,753
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Nhạc sĩ Cung Tiến