Hôm nay,  

Ông Robert

10/09/202405:00:00(Xem: 1357)
Screenshot_20240903-172302
Robert và tác giả (hình do tác giả cung cấp)

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, sinh sống ở Atlanta trên 20 năm. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2023. Bài viết dưới đây là những mẫu chuyện vui trong sở làm của tác giả, qua đó bày tỏ vài vấn đề đáng suy ngẫm trong công việc và đời sống.
 
*
 
Cả đám đang tán gẫu cười đùa rôm rả, chợt im bặt khi thấy bóng thằng Edgar đang từ xa xăm xăm đi đến. Nó dẫn một khứa lão mới toanh tới và giới thiệu:
 
- Hey Steven, đây là ông Robert, từ hôm nay ông ấy sẽ nhập với nhóm của anh.
 
Mọi người bắt tay và tự giới thiệu tên mình với ông Robert. Steven cũng bắt tay ông ấy, điều đầu tiên gây ấn tượng nhất là đôi mắt ông Robert sáng quắc, sáng trưng trên gương mặt đen như hắc ín, chưa bao giờ mà Steven thấy một người da đen nào có đôi mắt sáng đến như thế. Cánh mũi thì giống hệt cặp sừng con trâu rừng, đôi chân bước đi hơi khập khiễng. Ông Robert cao hơn Steven cả một cái đầu, tướng tá săn chắc và gọn gàng chứ không ồ ề ục ịch như tụi thằng Kasame, thằng Gred...Ông Robert tiếp xúc với công việc và nhanh chóng tiếp thu, chỉ một buổi là làm thành thạo như mọi người.
 
- Hey Robert, ông thông minh và giỏi lắm, chỉ một buổi là làm ngon lành không thua ai.
 
- Cảm ơn Steven, cảm ơn vì những lời nói tử tế và thân thiện của anh.
 
- Trước khi vào hãng này, ông làm ở đâu?
 
- Tôi trải qua nhiều việc rồi, lần cuối làm cho một hãng bên Tennessee. Tôi mới chuyển về Atlanta thôi.
 
- Wow! Ông thích Atlanta không?
 
- Rất thích, vật giá rẻ, nhà cửa rẻ, việc làm nhiều, dễ sống.
 
- Vậy chứ quê hương ông ở đâu?
 
- Tôi sanh ra ở Virginia, lớn lên thì chuyển xuống Florida, đã sống một phần đời ở North Carolina, South Carolina, Tennessee và cuối cùng thì Atlanta. Tôi muốn mai kia về hưu sẽ về lại Virginia, vậy còn anh thì sao?
 
- Tôi người Việt Nam, tôi đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.
 
- Thế anh có thích sống ở Mỹ không?
 
- Thích, tôi yêu nước Mỹ cũng như yêu quê hương của tôi. Ở quê nhà của tôi khó sống lắm!
 
- Tại sao?
 
- Cộng sản cai trị rất độc tài. Chính trị rất hà khắc, người dân không có quyền tự do, không có dân chủ như ở Mỹ.
 
- Cộng Sản là gì vậy?
 
- Rắc rối và dài dòng lắm, có nói ông cũng khó hình dung ra, tuy nhiên để dễ hiểu thì ông hãy nhìn tình hình ở mấy nước: Việt Nam, Cu Ba, Venezuela, Russia, North Korea… thì sẽ biết.
 
- Ừ, những nước ấy nghèo đói thấy mẹ luôn, dân khốn khó, chính phủ thì hung hăng hiếu chiến, côn đồ…
 
Câu chuyện còn kéo dài không biết khi nào dứt nếu như thằng Eddie không xía vô:

- Robert, ông có biết không? Steven thích đàn bà da đen, ở trong hãng toàn tán tỉnh mấy em da đen. Em nào nó cũng ôm chặt cứng, kết nghĩa tùm lum...
 
Ông Robert tròn mắt:
 
- Thật hả?
 
Steven khiêu khích theo cái lối Mỹ:
 
- Tại sao không?
 
Thằng Eddie lại tiếp:
 
- Nó thích con Lisa, con Christina...và nhiều con nhỏ khác nữa, hễ em nào mông to là nó thích.
 
Cả đám cười hô hố, thằng Roddrieg nhún nhảy và hát bài Rap đang thịnh hành: “That a big old ass right there” làm cho mọi người cùng hứng thú dậm dật hát theo.
 
Trời đất thiên nhiên cũng lạ, phú cho đàn bà da đen người nào cũng có cặp mông quá trời luôn, cứ như hai cái trái dưa hấu Gò Công cỡ lớn; cũng có thể nói giống hai trái dừa xanh Tam Quan. Mông thì diêu ra núng nính, phinh phính; ngực thì như thể ưỡn ra, thật đúng với câu: “ngực tấn công mông phòng thủ”. Steven chỉ thích người mình, thanh mảnh, nhỏ gọn kiểu người mình hạc xương mai...chứ đâu có thích to bự, đồ sộ. Có một điều là ở chỗ làm của Steven hổng có phụ nữ người mình, chỉ toàn phụ nữ quốc tế, nhiều nhất vẫn là mấy em Mỹ đen.
 
Trong số mấy em da đen đó, có con Senawa thích Steven ra mặt, ngày nào gặp nhau cũng ôm thật chặt, vượt qua cái lối ôm xã giao thông thường, thậm chí con nhỏ còn hôn cổ và bóp mông Steven làm cho cả đám bạn cười reo cổ vũ và gắn ép thêu dệt đủ điều. Ngày nào con Senawa cũng tìm cớ đến chỗ Steven, qua cung cách, lời nói và ánh mắt của nó Steven nhận biết nó sẵn sàng lên giường, tình cho không biếu không. Nhiều người cũng thấy vậy. Ông già James tỏ vẻ người lớn có kinh nghiệm và có bản lãnh.
 
- Steven, cẩn thận đấy! Con Senawa có tình cảm với Steven nhưng nó cũng có thể thưa Steven ra tòa tội quấy rối tình dục! (sexual harassment)
 
- Cảm ơn ông James, tôi cũng biết vậy và tôi không có hành vi gì quá đáng đâu!
 
Lũ bạn của Steven như đám giặc cạn mất nết ngoác miệng ra cười quang quác chẳng coi lời ông James ra gì. Ông Robert cười nhẹ nhưng giọng nghiêm túc:
 
- Ông James nói phải đấy! Cẩn thận nghe Steven! Nhiều khi phụ nữ nó thích anh nhưng nó cũng có thể lật kèo trở mặt thưa anh tội quấy rối tình dục.
 
Steven cảm ơn ông Robert, Steven cũng biết rõ vấn đề này, hàng ngày qua tin tức từ truyền thông, mạng xã hội và ngay trong thực tế có rất nhiều vụ đã xảy ra. Mấy tháng trước cũng ngay trong hãng đã xảy ra trường hợp như thế. Con Cynthia lên văn phòng tố cáo thằng Edmon đụng chạm thân thể nó. Việc đúng sai thế nào không biết nhưng trước mắt là thằng Edmon bị mất việc. Những người làm chung nói con Cynthia muốn cái chỗ leader (tổ trưởng) của thằng Edmon nên nó cáo gian. Hãng không cần biết đúng sai, cứ cho thằng Edmon nghỉ việc trước,  an toàn cho hãng là trên hết, khỏi phải lo chuyện rồi phải rắc rối với cảnh sát, quan tòa...Sự việc tuy nhỏ nhưng khiến nhiều người e dè và cẩn thận trong việc đụng chạm thân thể người khác.
 
Vụ này cũng cho thấy chuyện thưa kiện quấy rối tình dục rất phổ biến, thường xuyên xảy ra, có mọi lúc mọi nơi không kể nam – phụ – lão – ấu… Cái khái niệm quấy rối tình dục bị hay được lạm dụng một cách quá đáng. Việc thưa kiện, tố cáo, quy chụp, kết tội cũng rất thiên biến vạn hóa, diễn dịch rất mông lung. Nhiều kẻ đứng ra tố cáo vốn là chủ mưu, trước đã đồng thuận nhưng sau đó lại lật kèo. Có những hành vi chỉ nhìn hay những lời nói vu vơ cũng bị tố quấy rối tình dục, có những đụng chạm vô tình cũng bị tố quấy rối tình dục… Nhiều người thân bại danh liệt, sự nghiệp tiêu tan, thậm chí phải chịu phạt vạ hay tù tội oan chỉ vì cái khái niệm “quấy rối tình dục”. Tòa án Mỹ, pháp luật Mỹ chỉ dụng lý chứ không dụng cảm tình, mọi việc cứ chiếu theo luật mà xử thế thôi! Những người càng cao danh vọng thì cành dễ bị trở thành nạn nhân của “quấy rối tình dục”. Tục ngữ Việt của người mình cũng có câu: “Nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu” vì vậy người có danh tiếng, giàu có, địa vị… rất dễ trở thành nạn nhân của “quấy rối tình dục”.
 
Nơi Steven làm việc, công ty soạn hẳn một bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, đề ra những hành vi, lời nói và cách tiếp xúc nào được phép, cách nào không được phép. Đọc cuốn quy tắc ứng xử ấy xong muốn tá hỏa luôn nhưng vẫn phải ký cam kết. Nếu cứ y theo quyển quy tắc ứng xử ấy thì con người chẳng còn là con người nữa, đó chỉ là những người máy vô tri, vô hồn, vô cảm xúc mà thôi! Con người có trái tim, có tình cảm, có tâm hồn… không thể ứng xử như người máy được. Bộ quy tắc ứng xử ấy khó có thể áp dụng vào thực tế, tuy nhiên công ty muốn tránh sự thưa kiện rắc rối làm liên lụy nên bắt buộc mọi người phải chấp nhận ký vào. Bộ quy tắc ứng xử chính là công cụ để công ty tránh khỏi liên lụy nếu có thưa kiện quấy rối tình dục xảy ra trong công ty.
 
Ông Robert nói với Steven:
 
- Con Senawa thích Steven thật đấy, con Sequoia cũng thích Steven nhưng cẩn thận vẫn hơn. Anh không có địa vị, tiền bạc gì để chúng nó thưa kiện nhưng chí ít là anh bị đuổi việc. Anh biết rồi đó, mất việc thì nhiều thứ mất theo. Ở xứ Mỹ này “no money no honey”, “no money no buddy”…
 
Ông Robert ngưng lại vì lũ bạn ậm à ậm ừ đồng ý và góp thêm lời vô lời nói của ổng. Thằng Kevin K bảo:
 
- Ông Robert kinh nghiệm đầy mình, ổng nói phải đấy! Hở ra là bị thưa kiện quấy rối tình dục. Trước khi Steven vào công ty này, có một vụ thưa kiện rất vô lý như thế đã xảy ra. Thằng Nick nó thấy cái thẻ đeo của bà Barbara bị vướng kẹt giữa lớp hai lớp áo của bả, nó thò tay gỡ cái thẻ cho bả… vậy mà bả hô hoán la làng thằng Nick sờ ngựcc. Vụ việc ồn ào và bà Barbara đòi gọi cảnh sát. Thằng Nick phải khóc lóc van xin và cuối cùng công ty cho nó nghỉ việc ngay ngày hôm đó luôn. Bà Barbara không ưa  thằng Nick đã lâu, nhân cơ hội này bả làm ầm ĩ, lợi dụng cái thuật ngữ quấy rối tình dục thưa kiện để tống khứ nó đi.
 
Ông Robert nói riêng với Steven:
 
- Tôi đã có ba đời vợ và ly dị cả ba, giờ sống cu ki một mình. Thằng con trai lớn của tôi bằng tuổi Steven. Có thể anh cũng như thằng con tôi chưa đủ kinh nghiệm để hiểu hết lòng dạ người ta và những hiểm hóc của cuộc đời. Đàn ông như chúng ta sống không thể thiếu đàn bà nhưng cũng đau mình vì đàn bà, sướng cũng vì đàn bà mà khổ cũng vì đàn bà.
 
Ông Robert nói như tâm tình, lời ổng rất chính xác, đàn bà làm cho đàn ông sung sướng nhưng đàn bà cũng đem lại nhiều khổ lụy vô cùng. Ở cái xứ này với cái thuật ngữ quấy rối tình dục thì đàn ông càng dễ dính chưởng, dễ chết đứng như chơi. Mà nào chỉ có đàn bà thưa kiện quấy rối tình dục, cũng có nhiều người đàn ông cũng bị đàn ông thua kiện quấy rối tình dục, tội sờ mó, đụng chạm...rất mơ hồ và sự suy diễn thì khó lường hết được.
 
Tụi thằng Kieth, thằng Mauricio… không quan tâm tới vấn đề hiện thực mà ông Robert nói, tụi nó chỉ căn cứ vào câu cuối của thằng Vicera nói:
 
- Thằng Steven thích đàn bà da đen vì đàn bà Á đông lép quá, không có mông, không có ngực, lấy dao phạt trước phạt sau hổng rớt miếng mỡ nào.
 
Những thằng bạn mắc dịch cười như thể chưa bao giờ được cười. Ông Robert cười nhẹ, lắc đầu, cung cách hành xử của ổng sao nho nhã, nhẹ nhàng giống kiểu Á Đông thế! Có lần ông Robert tâm sự với Steven, ổng là cựu chiến binh từng đi chiến trường Iraq, vậy thì giờ ngoài lương lao động ra ổng còn có trợ cấp của quân đội, lương lính thế thì đời sống vật chất tiền bạc của ổng khá đầy đủ. Steven cà khịa:
 
- Robert, ông ra trận vậy đã bắn bao nhiêu người rồi?
 
- Tôi chưa bắn người nào.
 
- Ra trận mà không bắn thì quân địch nó bắn chết mất.
 
- Tôi chỉ là lính hậu cần,  dĩ nhiên là ra trận hai bên chĩa súng vào nhau thì phải bắn chứ! Lúc đánh nhau thì không thể nhân đạo, nhân đạo là ứng xử sau khi đánh xong.
 
Dường  như ông Robert hiểu xa quá, thật tình thì Steven chỉ khịa cho vui chứ không có ý nói chuyện thiện – ác, đúng – sai về chiến tranh và nhân đạo. Tâm tư Steven còn đang độc thoại và nghĩ ngợi linh tinh nên chưa nói gì thêm thì ông Robert thủng thẳng:
 
- Tôi không biết địa ngục có thật không và như thế nào, nhưng tôi nghĩ sự khủng khiếp của địa ngục cũng cỡ như ở chiến trường là cùng. Những người như anh chưa từng ra chiến trường, chưa biết chiến trường là gì thì có nói  hay giải thích thế nào đi nữa anh cũng không thể hình dung được sự khủng khiếp của nó đâu! Phim ảnh hay sách báo có mô tả cũng chỉ là một sự mờ nhạt mơ hồ về hiện thực của chiến trường.
 
Steven hoàn toàn đồng ý với lời nói của ông Robert, những gì đọc được qua sách báo hay xem qua phim ảnh chỉ là một sự phản ảnh qua cái nhìn, qua ngòi bút, qua sự dàn dựng phim ảnh hay qua những nét vẽ… thì làm sao nói lên hết được mức độ tàn khốc của bom rơi đạn nổ, thịt nát xương tan, đầu rơi máu chảy… Steven gật đầu và giơ ngón tay cái lên thể hiện sự đồng tình với nhận xét của ông Robert.
 
Ông Robert tuy là dân da đen nhưng rất khác với đám bạn đồng chủng của ổng, cái đám bạn giỡn như giặc dậy, chơi khăm như Scooby-Doo và Gaby. Ông Robert nghiêm chỉnh, đạo mạo và rất đứng đắn, việc gì ổng cũng quan trọng hóa vấn đề giống hệt mấy tay da trắng. Nhiều tay da trắng rất trẻ, thậm chí còn ở tuổi thanh niên cũng cứ nghiêm nghị như ông nghị hay chính khách ở nghị trường. Thì ra sự trưởng thành và chừng mực trong ứng xử không phải ở tuổi cao hay thấp, thực tế cho thấy nhiều người lớn tuổi vẫn rất trẻ con, cà khất cà khịa trong khi đó có những người trẻ tuổi lại chững chạc vô cùng. Steven thuộc loại người hay thích đùa, chẳng mấy khi nghiêm chỉnh, bởi vậy nhiều lúc bị chửi “đồ trẻ con”, “ đồ hời hợt”… Có những lúc kiểm thảo lại mình, thấy mình hổng nghiêm chút nào nên toan sửa đổi, khổ nỗi tính nết đã hình thành như vậy, khí chất như vậy khó mà thay đổi được. Bởi vậy người ta mới nói: “giang san dễ đổi bản tánh khó thay”.
 
Steven cà khịa ông Robert:
 
- Hey Robert, ở chiến trường không có vợ con, không bồ bịch, thiếu đàn bà  vậy chuyện thèm khát tình dục thì sẽ ra sao?
 
Cả đám bạn làm chung cười sằng sặc và nhảy loi choi, đứa thì ôm đầu, đứa lõ mắt. Riêng ông Robert vẫn bình thản mỉm cười nhẹ như bản tánh cố hữu:
 
-Lúc ấy mọi người tự khắc biết thôi, vấn đề đó chẳng cần học hỏi cũng chẳng cần ai dạy bảo!
 
Ông Robert trả lời rất khôn khéo, rất lịch lãm và cũng đầy ý nhị. Ai muốn hiểu sao cũng được, thay vì nói huỵch toẹt ra là tự xử, đi bar, đi nhà thổ thanh lâu… vì tất cả những nơi mà Mỹ đóng quân luôn có đầy đủ dịch vụ hậu cần vui chơi, giải trí do dân địa phương nhanh trí nhạy bén kinh doanh: Quán bar, quán nhậu, tiệm rượu, phòng trà, phòng trọ, thanh lâu, mát xa… và dĩ nhiên là đội quân bướm đêm không thể thiếu được.
 
Theo thói thường người ta thường nói những người có đôi mắt sáng thường nhanh trí, sáng suốt thông minh. Không biết điều ấy chính xác bao nhiêu phần trăm, riêng với ông Robert quả là khá đúng. Ông ấy thông minh, luôn nói và trả lời lém lỉnh, ai hiểu sao cũng được nhưng vẫn không sai lệch vấn đề. Có một lần ông Robert nói với Steven:
 
- Tôi làm thêm vài năm nữa, khi già hơn tôi sẽ về lại quê hương Virginia của tôi. Tôi muốn chết ở nơi tôi sinh ra.
 
Lời tâm sự của ông Robert khiến Steven chột dạ và nghĩ thầm: “ Mai này mình cũng già, liệu mình có quay về nơi chôn nhau cắt rốn của mình không?”. Ông Robert sinh ra và lớn lên ở Mỹ, Mỹ là quê hương của ổng, ổng lang bạt kỳ hồ khắp các tiểu bang nhưng trong tâm của ổng vẫn in sâu hình ảnh của miền quê Virginia, nơi chôn nhau cắt rốn của ổng. Ở Mỹ này thì các tiểu bang đều na ná như nhau, nơi nào trên đất Mỹ chẳng phải là quê hương? Ấy vậy mà trong tim ông Robert vẫn có một quê hương tự thuở ban đầu. Lời ông Robert làm cho Steven nhớ một câu ngạn ngữ phương đông: “cáo chết ba năm  còn quay đầu về núi” hay “ quê hương mỗi người có một”.
 
Steven giờ sinh sống ở xứ Cờ Hoa, những người Việt đang sinh sống ở đây hay những nơi khác trên thế giới, liệu có mấy ai có cơ hội quay về quê hương khi tuổi gần đất xa trời? Quê hương mình dù có nghèo khổ, có bị độc tài toàn trị, có bị thể chế chính trị khắc nghiệt cai trị… nhưng tục ngữ có câu: “quan nhất thời dân vạn đại” kia mà.
 
Ông Robert lang bạt khắp nơi nhưng cũng có một chốn để về, liệu Steven và những đồng hương mình có nơi nào để về chăng?
 
Tiểu Lục Thần Phong
 
Ất Lăng thành, 0824

Ý kiến bạn đọc
07/10/202421:53:26
Khách
Cam on tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,256
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến