Hôm nay,  

Những Lối Mòn Tôi Đã Đi Qua

30/08/202400:00:00(Xem: 1812)

Veteran-Park
The Korean War and Korean Defense Veterans Memorial (Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên và Quốc phòng Triều Tiên) 
 
Tác giả lầu đầu tham dự VVNM với bài “Một Ngày Thăm Trường Võ Bị West Point”. Bà hiện định cư ở Texas và làm việc trong ngành giáo dục. Bài viết sau đây kể về thú vui lành mạnh “hiking-đi bộ” qua những “trails-lối mòn” thật đẹp và ý nghĩa.
*
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng Năm, sau khi tuần lễ biết ơn thầy cô giáo (Teachers’ Appreciation Week) kết thúc, lòng tôi lúc nào cũng nôn nao mong đợi mùa hè.

Những ngày cuối của tháng Năm là những ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi tạm xa đồng nghiệp, xa học trò, xa trường lớp trong vòng ba tháng. Tôi sẽ nhớ những em học trò chào tôi bằng tiếng Việt mỗi buổi sáng dù các em không nói được tiếng Việt nhiều.

Mỗi mùa hè đến, tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi vì không phải đi làm mỗi ngày, tôi thường lên mạng để tìm kiếm các lối mòn (trail) để khám phá.

Vào những ngày cuối tuần, những ngày trời đẹp của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, hoặc những ngày không quá lạnh hoặc không quá nóng, tôi thích lang thang trên những lối mòn trong công viên hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên.

Những buổi sáng mùa hè, khi những tia nắng đầu tiên vừa ló dạng, tôi đã có  mặt ở lối mòn. Buổi sáng đi trail, tôi được hít thở không khí trong lành, được phơi nắng để có được một làn da rám nắng mà không phải mất tiền đi tanning, được nghe tiếng chim hót ríu ra ríu rít trong những lùm cây trong rừng.

Hôm nào may mắn, tôi sẽ được ngắm một vài chú chim trong bộ cánh sặc sỡ chuyền thoăn thoắt trên cành hoặc chiêm ngưỡng những cánh bướm rập rờn trên những luống hoa dại hai bên đường. Có hôm tôi còn bắt gặp vài chú thỏ đây đó tung tăng trong các lùm cỏ. Người Việt có câu thành ngữ: ”Nhát như thỏ đế” nhưng những chú thỏ mà tôi gặp ở các lối mòn rất dạn dĩ. Chúng nhìn tôi tò mò và cho phép tôi tha hồ chụp ảnh chúng.
 
Gần nhà tôi có một lối mòn khá dài. Lối đi này đưa tôi đến một hồ nước nhỏ và những vạt hoa vàng bên cạnh một công viên có nhiều sân tennis, sân bóng rổ và sân chơi cho bọn trẻ con.
 
Bây giờ là mùa xuân, hoa dại  Texas mọc đầy trong các bìa rừng và hai bên đường của lối mòn. Nào là bọn paintbrush màu đỏ cam chen lẫn với bọn pink primrose tím hồng, nào là lũ poppy trắng khoe sắc bên màu nâu hồng của loài Indian blanket. Đây đó tôi bắt gặp vài cụm bluebonnet tím thẫm, loài hoa biểu tượng của Texas. Những vạt hoa vàng trên cỏ xanh, đôi ngỗng trời dạo chơi trên mặt hồ, tiếng chim hót trong bụi cây, cảnh vật thật yên bình và thư thái. Một cây hoa anh đào lẻ loi đứng bên đường, cao vút hơn hẳn đám lau sậy đang đong đưa theo gió.
 
Những buổi chiều đẹp trời, sau khi đi làm về, tôi lại đi ra trail để nghe rừng hát. Thiên nhiên ôm ấp vỗ về tôi, xóa tan những nỗi mệt nhọc của tôi sau một ngày làm việc.
 
Cảnh vật trong rừng luôn  thanh bình và yên ả. Tôi say mê ngắm hoàng hôn và cảnh rừng chiều, ngắm cảnh mặt trời đỏ rực như một khối cầu lửa từ từ biến mất sau những rặng cây. Mặt trời lặn rồi, tôi vẫn còn nấn ná một hồi lâu rồi mới quay về nhà. Lang thang trên các lối mòn đã trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.
 
Có một vài lối mòn không để lại ấn tượng nào sâu sắc trong tôi, nhưng có một số ít làm cho tôi hết đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một vài lối mòn dạy cho tôi những bài học về thiên nhiên, cây cối và động vật. Một số khác đưa tôi về với lịch sử nước Mỹ từ thời lập quốc.
 
Tôi đặc biệt có ấn tượng với các lối mòn trong khu bảo tồn thiên nhiên Cedar Ridge thuộc hạt Dallas, Texas. Những lối mòn trong khu bảo tồn này được bình chọn là những lối mòn đẹp nhất của hạt Dallas.
 
Có khoảng 13 lối mòn trong khu bảo tồn này với mức độ từ dễ tới khó để cho tôi khám phá. Mỗi lối mòn dài khoảng một mile. Có những đoạn tôi phải leo lên dốc cao, có đoạn tôi phải vượt qua những hòn đá gập ghềnh, nhưng những công sức tôi bỏ ra đã được đền bù xứng đáng vì chặng cuối của lối mòn dẫn ra cổng chính có một cái hồ lớn nhiều nước và gần đó có một cánh đồng hoa dại tuyệt đẹp. Ngay sát cổng chính của khu bảo tồn là khu vực trồng hoa Pale Yucca, những bông hoa trắng ngà gợi nhớ đến loài hoa ngọc lan được trồng rất nhiều tại nơi này.
 
Về hạt Tarrant, tôi đến công viên Cựu Chiến Binh (Veteran Park) ở thành phố Arlington,Texas để đi trail và ngắm hoa ở công viên này vài lần.
 
Công viên này để lại trong tôi nhiều cảm xúc vì nơi đây có tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ được khánh thành vào năm 2015. Đây là tượng đài Việt-Mỹ thứ sáu tại xứ cờ hoa. Năm nay trở lại công viên này, cách tượng đài chiến sĩ Việt-Mỹ không xa, tôi thấy có thêm các đài tưởng niệm dành cho những người lính Mỹ đã hy sinh ở chiến trường Iraq, Afghanistan, Korea, và Thế chiến thứ hai. Những lối mòn trong công viên này rất dễ đi. Hai bên lối mòn có nhiều hoa bluebonnets và nhiều loại hoa dại khác. Ngoài ra, một số loài hoa đẹp khác cũng được trồng trong công viên này.
 
Pioneer Trail nối liền khu bảo tồn River Legacy Park với khu di tích lịch sử Village Creek ở thành phố Arlington. Lần đầu tiên đi trail này, tôi đâu biết mình đang đạp xe trên lãnh thổ của các bộ tộc thổ dân da đỏ cách đây vài trăm năm. Đã từng có rất nhiều bộ tộc da đỏ sống hai bên bờ con lạch dài     7 mile này. Con lạch này ngày xưa được gọi là Village Creek và tên gọi ngày nay của nó là Caddo Creek. Có nhiều thổ dân da đỏ đã ngã xuống trong trận đánh năm 1841, với kết quả là Tướng Edward. H. Tarrant đã đánh bật người thổ dân ra khỏi khu vực này và buộc họ phải di chuyển về phía tây.
 
Từ đó về sau, khi chọn một lối mòn để khám phá, tôi đều tìm hiểu về  lối mòn này trước khi đến. Tôi học được rất nhiều điều về khoa học thiên nhiên khi lang thang trong khu bảo tồn thiên nhiên  River Legacy Park.
 
Bạn có bao giờ nghĩ rằng các loài cây có khả năng giao tiếp với nhau? Ấy vậy mà theo các nhà khoa học thiên nhiên, các loài cây giao tiếp với nhau theo cách riêng của chúng để bảo vệ lẫn nhau khỏi bị côn trùng tấn công hoặc để chia sẽ nguồn nước dự trữ của chúng trong mùa khô  hạn. Chẳng hạn như khi một cái cây bị loài sâu ăn lá tấn công, cây này sẽ tự động tiết ra những hóa chất để bảo vệ lá. Và bằng cách giao tiếp riêng của các loài cây, cây này sẽ báo cho các cây bên cạnh biết sự có mặt của loài sâu bọ.
 
Tôi cũng học được nấm và cây cối có mối quan hệ cộng sinh và hiểu được vì sao khi một cái cây bị đốn cành, cây sẽ tự động tiết ra nhựa ở chỗ nhát chém, tất cà là nhờ tính chất sát khuẩn và chữa lành của nhựa cây. Khi một cái cây bị đốn, cây sẽ tự động tiết ra nhựa cây để chữa lành vết thương do con người gây ra. Tôi tin rằng cây cỏ cũng biết đau như con người.
 
Đời sống Mỹ với nhiều bận rộn và lo toan. Ai ai cũng có vẻ tất bật và vội vã. Sống chậm lại một chút là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc sống chậm lại một chút, đối với phần đông người lao động ở nước Mỹ, là một điều xa xỉ. Một vài người bạn của tôi phải làm hai công việc để trang trải cuộc sống. Hai trong số bạn bè của tôi là chủ tiệm nail. Họ đi làm không có ngày  nghỉ trong nhiều năm vì tiệm thiếu thợ.
 
Nếu thích, tôi vẫn tìm được công việc cuối tuần dễ dàng. Nhưng thay vì chọn đi kiếm tiền vào cuối tuần, tôi chọn lang thang trên những lối mòn. Nói cách khác, tôi chọn sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Những lối mòn tôi đã đi qua không những dạy cho tôi những bài học khoa học tự nhiên và lịch sử mà còn dạy cho tôi một bài học về triết lý sống: biết đủ thường vui. Tôi chọn lối sống tối giản để có thể sống chậm lại để tận hưởng những gì đất trời ban tặng cho con người.
 
Ở xứ cờ hoa này, chủ nghĩa tiêu thụ đã ăn sâu vào da thịt của người Mỹ. Ai cũng mua sắm thật nhiều đồ đạc, vật chất nhưng tôi nhận thấy việc sở hữu, mua sắm nhiều không mang lại cho tôi hạnh phúc. Vì thế, tôi chỉ mua những thứ thật cần thiết.
 
Vào những ngày cuối tuần, sau những phút giây lang thang trên những lối mòn, tôi luôn dành chút ít thời gian để làm những việc mình yêu thích như viết lách, đọc tài liệu về văn học và lịch sử để mở rộng kiến thức của mình. Tôi nhận ra tôi còn có quá nhiều đều cần phải học. Bởi biển học là mênh mông, tôi có học cả đời đi nữa thì kiến thức của tôi cũng chỉ là hạt cát trong vùng bán sa mạc Texas.
 
Cuối tuần này trời mát, tôi có hẹn với những lối mòn gần nhà, và tôi thuộc týp người không thích lỗi hẹn.
 
Tháng Năm, 2024
 
Nhị Độ Hoàng Mai
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,256
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám và giải Danh Dự năm 2023. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới nhất của tg, về việc ông bà trông giữ cháu ở Mỹ.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. Bài viết này MTTN viết về giọt nước mắt người Mẹ, là tác giả Phương Hoa, một cây viết đoạt giải Chung Kết VVNM được yêu mến. VVNM và Việt Báo một lần nữa xin chia buồn cùng tác giả và tang quyến.
Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn “hay “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em” …mà nếu đôi mắt đó che bằng một cặp kính dày thì làm sao mà “thấy” được cái tâm hồn đầy thơ mộng và lãng mạn để…sa vào đôi mắt đây? …nên tôi nhất định không đeo kính cận khi đi học hay đi chơi để mong có cơ hội chớp được anh chàng nào đó lỡ dại sa vào đôi mắt mơ huyền của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra mình bị cận thị khi học trung học vì không thấy rõ được chữ thầy cô viết trên bảng, ngay cả khi ngồi trên ghế bàn đầu trong lớp. Nhà nghèo, không có tiền đi bác sĩ để lấy toa và mua kính nên tôi thường mượn sách của bạn xem lại những thiếu sót. Và cứ như thế tôi học xong trung học, đỗ Tú tài và vào học đại học.
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Ở những thành phố tại miền Nam Cali mà tôi đã ở thì mỗi tuần một lần, xe đổ rác sẽ đến từng nhà để mang rác đi. Tại thành phố tôi đang cư ngụ, thứ tư hàng tuần là ngày đổ rác. Khoảng 7:30 sáng thì xe đổ rác xanh (cỏ, lá, vỏ trái cây) sẽ đến lấy rác đi. Khoảng giữa trưa thì đến lượt xe đổ rác tái sinh (recycle). Đến năm giờ chiều thì xe đổ rác đồ ăn và những thứ rác còn lại sẽ chạy chuyến chót. Tất cả mọi nhà trong xóm, trừ gia đình hai ông bà Mỹ già bên kia đường, đều kéo các thùng rác ra lề đường mỗi tối thứ ba để cho các xe rác đến đổ vào ngày hôm sau. Hai ông bà Mỹ già luôn đợi đến khoảng 7 giờ sáng thứ tư mới kéo thùng rác ra. Điều này làm tôi rất bực mình, nhất là vào các tháng mùa đông, vì tiếng động kéo thùng rác của hai ông bà đánh thức tôi dậy.
Đã bao giờ bạn cầu nguyện một điều gì chưa? Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng chắp tay cầu nguyện một điều gì vì lòng trắc ẩn khi nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở dải Gaza, vạn gia đình bồng bế nhau chạy giặc, những nấm mộ ven đường gợi nhớ quê xưa. Bạn thầm cầu nguyện bình an cho những người khốn khổ được trở về nhà. Tôi nhìn những người lính trẻ dưới giao thông hào tuyết đá lầy lội của trận chiến đang cam go giữa Ukraine và Nga, tôi nhớ chiến tranh ở quê nhà nên thầm cầu nguyện ơn trên che chở cho những người lính vì họ còn quá trẻ. Bạn cầu nguyện cho những người không quen biết đang bị động đất ở đâu đó trên địa cầu được bình an trở về nhà. Tôi cầu nguyện cho cơn sóng thần khủng khiếp tiếp diễn đổ vào hoang đảo, đừng đổ vào những thành phố ven biển đông dân cư, nơi tôi chưa từng nghe hay biết đến địa danh đó trước khi xem tin tức trên tivi… Nhưng đã bao giờ tôi và bạn suy nghĩ về hành vi của mình với những người không quen biết, những nơi chưa từng nghe tên hay đến đó bao giờ.
Với tôi hình ảnh đẹp nhất thế giới không phải là hoa hậu hoàn-vũ đăng-quang, hoặc siêu mẫu chân dài, hoặc siêu cầu thủ túc-cầu, hoặc tân tổng-thống siêu cường, hoặc tân giáo-chủ nào đó; mà là đôi uyên-ương dắt tay nhau chậm rãi, rất chậm rãi đi bộ dọc phố Bolsa sầm-uất. Chàng đi khập khiểng, nàng dựa vai nghiêng. “Đây là vợ em mười mấy năm rồi,” Tâm giới thiệu Diệu khi họ bước vào văn phòng tôi. Có lẽ bạn đã nghe nhiều chuyện về con lai. Năm mươi năm từ 30/4 rồi còn gì. (Không cần phải thêm 1975 vì ai cũng tự hiểu. Có không hiểu thì chỉ là giả bộ.) Nhưng chuyện của Tâm, Việt lai Mỹ Đen, thì tàn nhẫn. Phải dùng chữ tàn nhẫn. Càng tàn nhẫn, càng đượm yêu thương khi tình yêu đến.
Những điểm tốt đẹp hấp dẫn của Little Sài Gòn, Nam California (mà người Việt hải ngoại mình hay gọi ngắn gọn là Khu Bolsa), đã được nhiều người nói đến. Nào là khí hậu ôn hoà, nhiều bờ biển nổi tiếng, nhiều phong cảnh đẹp xinh, cây trái hoa lá tốt tươi và nhất là “thiên đường ẩm thực” của người Việt khắp nơi đổ về thưởng thức. Tôi không phản đối điều này, mặc dù tôi đã bị vào vài ba quán không hề ngon tại Bolsa, khỏi cần kể tên ra đây làm gì (kẻo bị... guýnh sao, ngu gì!). Sự thực, kiểm lại những quán ăn Việt Nam ở nhiều thành phố tôi đã từng ghé qua, có nơi nhiều lần, từ Canada qua Mỹ thì thấy rằng, nơi nào cũng có thức ăn ngon. Nhưng ở Little SaiGon vì dân số đông, mức độ canh tranh nhiều, nên thức ăn đa dạng hơn, và có thể ngon hơn, còn ngon nhất hay nhì hay ba, thì tuỳ vào khẩu vị từng người, có phải ? Thôi thì “điểm cộng” người ta nói hết rồi, bữa nay tôi nói về những điểm “chưa tốt”, hay còn gọi là “điểm trừ”, nha!
Tác giả tên thật Trần Đình Phước, Sanh năm 1947, Cựu Trung Úy Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992. Danh sách HO-13. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2023 Hiện đang sống tại San Jose. (Ghi lại cuộc nói chuyện giữa một học sinh và một nhân viên Crossing Guard tại ngã tư Curtner Ave và Booksin, Ave, thuộc Thành Phố San José trong lúc em chờ phụ huynh đến đón.)
Cánh cửa ngăn cách giữa hải quan và người chờ thân nhân vừa mở ra tại phi trường Norman Y. Mineta San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, mọi người đổ xô háo hức đứng lên, cặp mắt ai nấy mở thật to với những bó hoa, bong bóng đủ màu trên tay sẵn sàng chào đón người thân từ xa đến. Riêng tôi… cũng có hoa tươi, bong bóng hình gấu, hình trái tim… nhưng vai trò của tôi thật bất đắc dĩ. Tôi đi đón… vợ của người ta! Phải rồi, vợ của tên bạn thân, Chương lúc nào cũng bận rộn đi gặp khách hàng, không có thì giờ đi đón vợ trở về từ tiểu bang Pennsylvania sau bốn tháng đi tu nghiệp chuyên sâu về bác sĩ nhi đồng.
Nhạc sĩ Cung Tiến